MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM. 3
1.1.Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm 3
1.1.1.Cạnh tranh 3
1.1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm 3
1.2.Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may 5
1.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam 5
1.2.2. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2008 12
2.1.Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 12
2.1.1.Tình hình tăng trưởng của ngành 12
2.2.2. Thị trường hàng dệt may xuất khẩu 13
2.1.3. Chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam 14
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam 16
2.2. Phân tích thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam. 18
2.2.1. Tình hình huy động vốn của ngành dệt may 18
2.2.2. Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may 23
2.2.3 Trường hợp phân tích sâu : đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may ở công ty cổ phần May 10. 36
2.3. Đánh giá chung về tác động của đầu tư tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dệt May 45
2.3.1.Những kết quả đạt được 45
2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY 56
3.1.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội - thách thức của ngành dệt may(ma trận SWOT) 56
3.1.1.Phân tích điểm mạnh điểm yếu của ngành Dệt may 56
3.1.2. Phân tích cơ hội và thách thức 60
3.2. Định hướng mục tiêu và quan điểm phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 63
3.2.1.Mục tiêu phát triển của ngành dệt may: 63
3.2.2.Quan điểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt May đến năm 2015 64
3.3 Một số giải pháp đầu tư chủ yếu nhằm nâng cao năng lực năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam 69
3.3.1. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69
3.3.2. Giải pháp đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và thiết bị: 71
3.3.3.Giải pháp đầu tư tăng cường hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm: 76
3.3.4.Giải pháp đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu 81
3.3.5.Các biện pháp về thu hút vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 83
KẾT LUẬN 88
Tài liệu tham khảo 89
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g từ năm 2005 đến năm 2008 có xu hướng giảm về tỉ lệ là do doanh nghiệp bắt đầu đầu tư phát triển công nghệ chiều sâu có chọn lọc. Cụ thể :
Trong 2 năm 2005 và 2006 , May 10 đã đầu tư có trọng điểm theo chiến lược phát triển với yêu cầu thị trường điển hình như : Đầu tư máy móc thiết bị chuyên dung mới nhằm tăng năng suất lao động, giảm thao tác của người công nhân vận hành đặc biệt là tại các dây chuyển sản xuất veston cao cấp, đầu tư phần mềm quản lý năng suất G.PRO thử nghiệp đầu tiên tại Xí nghiệp May 2. Đây cũng là 2 năm ngay sau cổ phần hóa nên tỷ trọng vốn cho mua sắm thiết bị của công ty luôn chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư của công ty.
Bước sang năm 2007, May 10 tiếp tục đầu tư các phần mềm quản lý, công nghệ để đáp ứng yều cầu quản lý và sự phát triển của Công ty: Modulle TCKT-Oracle, phần mềm quản lý thao tác, mã số mã mạch, chấm công điện tử,…
Năm 2008, May 10 đã tiến hành đầu tư rất mạnh cho mua sắm các thiết bị công nghệ . Công ty cổ phần May 10 đã đầu tư 2 triệu USD để bổ sung 961 thiếu bị hiện đại và công nghệ ới nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh ddosconf đầu tư 6 dây chuyền tại Xí nghiệp Bỉm Sơn, tăng 4 dây chuyền tại Xí nghiệp Hà Quảng,đầu tư thiết bị, nhà xưởng tại Xí nghiệp may Thái Hà tăng 6 dây chuyền may và chuyển sang làm 1 ca. Và tiếp tục đầu tư phát triển các phần mềm thao tác nhắm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn tại các đơn vị thành viên.Điều nay cho thấy sự quyết tâm của Công ty trong việc đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị để nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.13: Tổng hợp thiết bị Công ty may 10
TT
Tên thiết bị
Số lượng
1
(Máy một kim)
2814
2
( Máy 2 kim)
230
3
(máy 4 kim)
56
4
(Máy vắt sổ)
242
5
(Máy cuốn ống)
129
6
(Máy đính cúc)
142
7
(Máy chặn bọ)
81
8
(Máy thùa)
133
9
(Máy thùa đầu tròn)
33
10
(Máy vắt gấu)
22
11
(Máy dán đường may)
13
12
(Máy Ziczac)
9
13
(Máy bỏ túi cắt chỉ tự động)
2
14
(Máy dập Mếch)
26
15
(Máy ép Mếch)
41
16
(Máy ép lộn cổ)
19
17
(Máy lộn ép bác tay)
60
18
(Máy đột cúc)
16
19
(Máy là)
25
20
(Nồi hơi)
205
21
(Bàn là)
170
22
(Bàn gấp)
59
23
(Máy cắt vòng)
91
24
(Máy cắt tay)
3
25
(Máy thêu 24 đầu)
12
26
(Hệ thống giặt)
16
27
(Máy sấy)
4
28
(Máy vắt)
19
29
(Máy nén khí)
30
(Máy quay vải)
10
31
(Hệ thống giác mẫu)
7
32
(Máy dệt nhãn)
2
Nguồn: Công ty cổ phần May 10
- Đầu tư đào tạo đội ngũ
Bảng số liệu cho thấy tuy là một trong nhưng công ty có quy mô tương đối lớn trên thị trường, có những chính sách quan tâm đến đời sống cũng như đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty , quy mô vốn đàu tư cho phát triển nguồn nhân lực qua các năm tăng, đặc biệt năm 2008 vốn đầu tư là 500 triệu đồng tăng 320 triệu đồng so với năm 2005 song tỷ lệ vốn đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ của công ty cổ phần May 10 cũng còn rất hạn hẹp, chỉ chiếm khoảng 0.24% tổng vốn đầu tư . Trong đó cơ cấu vốn đầu tư phần lớn chỉ dành để đào tạo ở trong nước chiếm 80% tống đầu tư dành cho đào tạo cán bộ,thậm chí các năm 2005, 2006 công ty hoàn toàn mới chỉ quan tâm đầu tư đào tạo trong nước , tỷ trọng vốn đầu tư cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài còn rất ít chiếm 20% năm 2008.
Về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, mặc dù có lợi thế là có cơ sở đào tạo là trường dạy nghề Long Biên tiền thân là trường công nhân kỹ thuật may và thời trang – công ty cổ phần May 10 nhưng chất lượng lao động của công ty chưa thực sự đồng đều
Bảng 2.14: Số lượng lao động tăng thêm qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
Lao động bình quân
Người
5720
6360
7034
7885
Lao động tăng thêm
Người
-
640
674
851
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
1.45
1.465
1.48
1.51
Thu nhập tăng thêm
Triệu đồng
-
0.015
0.015
0.03
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần May 10
Hình 2.5: Biểu cơ cấu trình độ lao động tại công ty May 10
Nguồn: Phòng quản lý nhân sự May 10
Bảng số liệu trên cũng cho thấy tuy số lượng lao động gia tăng qua các năm nhưng đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, kinh nghiệm thực tiễn còn thấp chỉ chiếm 7% trong tổng số lao động còn lại hầu hết là lao động tay nghề thấp chiếm 58%. Vì vậy để đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động, ngoài việc đa dạng hóa trong công tác sử dụng và đạo tạo; kết hợp với chiến lược đầu tư hợp lý để đội ngũ nhân lực đủ năng lực để quản lý và sản xuất sản phẩm.
- Đầu tư phát triển cho nguồn nguyên liệu tại chỗ
Hiện nay Công Ty May 10 có xây dựng được xí nghiệp dịch vụ được đầu tư từ năm 1992 với vốn đầu 20 tỷ đồng cung cấp các sản phẩm thùng carton và bìa lưng, sản phẩm thuê, với hệ thống máy sấy khô sau giặt,và hệ thống máy thêu còn lại các nguyên vật liệu chính như vải, chỉ,cúc,... vẫn phải nhập khẩu từ Trung quốc Hồng Kông,… hoặc được tái sử dụng tiết kiệm từ nguồn vải thừa, vải tồn kho. Hoạt đồng đầu tư hàng năm mới chỉ dừng ở bảo trì máy móc, mua nguyên liệu làm bìa,…chưa thực sự liên kết được với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong nước để giảm giá thành
- Đầu tư phát triển hệ thống phân phối sản phẩm
Trong thời điểm nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm suy giảm thì việc tiếp cận và cung cấp cho khách hàng những điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiêu dùng hàng hóa đóng vai trò quan trọng để tiêu thụ được sản phẩm, cũng như cạnh tranh với sản phẩm khác. Hiểu rõ vấn đề này, Công ty May 10 đẩy mạnh đầu tư hình thành hệ thống đại lý , cửa hàng rộng khắp trên 13 tỉnh thành trên cả nước.
Hiện nay Công ty May 10 có 3 chi nhánh, 12 đại lý và 30 cửa hàng phân phối sản phẩm, tuy nhiên trong chính sách đầu tư cho các hệ thống phân phối sản phẩm mới dừng ở chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, đặc biệt ở Hà Nội có 26 đại lý và cửa hàng, còn các tỉnh phía Nam mới chỉ có thành phố Hồ Chí Minh với 3 cửa hàng và chi nhánh phân phối với đầu tư hàng năm chỉ đạt dưới 1 tỷ đồng. Đặc biệt so với các doanh nghiệp lớn khác đang cạnh tranh như Việt Tiến có hơn 600 cửa hàng và đại lý, Nhà Bè có hơn 100 cửa hàng thì hệ thống phân phối sản phẩm của May 10 hãy còn khá khiếm tốn.
Trong năm 2008-2009 Công ty May 10 cho khai trương 6 cửa hàng và 2 đại lý may đo veston với vốn đầu tư ban đầu hơn 2 tỷ đồng . Đặc biệt việc đưa vào hoạt động 2 cửa hàng may đo veston tại Sài Đồng, Long Biên - Hà Nội hồi tháng 10/2008 và cửa hàng May đo Veston thứ 2 tại Trung tâm Thủ đô, số 2B Lê Thánh Tông - Hà Nội tháng 4/2009 được xem là bước phát triển của công ty trong việc ngày càng đưa gần hơn các sản phẩm May10 đến với người tiêu dùng.
- Đầu tư phát tiển thương hiệu May 10
Đối với vấn đề thương hiệu, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt là kinh doanh các sản phẩm dệt may, công ty May 10 ngay từ ngày đầu thành lập đã chú ý đến việc hình thành và khẳng định tên tuổi trên thị trường. Đặc biệt sau năm 1996, công ty tổ chức cuộc thi sáng tác logo May 10 và tiến hành đăng ký bảo hộ, hoạt động đầu tư ngày càng được quan tâm chú ý hơn cho phát triển thương hiệu càng được chú ý hơn.
Bảng 2.15: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần May 10
Năm
Vốn phát triển thương hiệu (tỷ đồng)
Tổng vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Tỷ lệ so với VĐT (%)
Doanh thu ( tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn so với Doanh thu (%)
2005
15.86
70.49
22.50%
552.95
2.87%
2006
16.6
69.58
23.86%
554.672
2.99%
2007
13.86
51.33
27.00%
495.2
2.80%
2008
20.9
118.6
17.62%
614.9
3.40%
Hình 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư thương hiệu với doanh thu công ty May 10
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn:Báo cáo tổng hợp Công ty May 10 2005-2008
Theo Bảng số liệu có thể thấy vốn đầu tư cho xây dựng thương hiệu luôn chiếm khoảng 3% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và khoảng 17% tổng vốn đầu tư dành để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vào năm 2008.
Hoạt động đầu tư phát triển thương hiệu được thể hiện qua việc xây dựng và áo dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế : hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO1400 và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000 , do đó các sản phẩm May 10 được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng.
Bên cạnh đó, Công ty May 10 tiến hành các hoạt động bảo vệ thương hiệu thông qua các biện pháp dán tem chống hàng giả, sử dụng đề mã số mã vạch, và thường xuyên tổ chức việc kiểm tra các cửa hàng đại lý nhằm phát hiện và ngăn chặn hàng giả.
Song song với việc phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm thì các hoạt động khuếch trương cũng được tiến hành:
- Lắp đặt các biển quảng cáo tấm lớn trên đường quốc lộ 1 và 5 ( thuộc khu vực Hà Nội )
- Quảng bá hình ảnh thương hiệu trên các phương tiện vận chuyển, trên truyền hình, các báo và tạp chí Trung ương và địa phương.
-Tham gia các buổi trình diễn “ Tuần lễ thời trang Việt Nam” với hàng trăm mẫu mốt mới
-Tham gia các hội chợ trong nước và nước ngoài hàng năm
-Năm 2007, các sản phảm mang thương hieuj May 10 lần đầu tiên được chính thức tiêu thụ tại thị trường Đông Âu,..
Danh hiệu “top 5”, “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may“ nhiều năm liền là dấu ấn khẳng định thương hiệu của sản phẩm May 10. Đặc biệt trong năm 2008, khi mà thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao trong mọi chi tiêu thì doanh thu của May 10 ở tất cả các thị trường đều tăng trường, trong đó doanh thu nội địa tăng 30% so với 2007.
2.3. Đánh giá chung về tác động của đầu tư tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dệt May
2.3.1.Những kết quả đạt được
Những tác động tích cực của hoạt động đầu tư tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam được phản ánh thông qua việc cải thiện các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may được phân tích ở chương 1.Trong đó thể hiện rõ : doanh thu của sản phẩm dệt may tăng lên nhanh chóng, vị trí của sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế thông qua thị phần sản phẩm, khả năng đáp ứng đa dạng hóa sản phẩm
Thứ nhất, doanh thu sản phẩm dệt may tăng nhanh :
Doanh thu thể hiện thông qua kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may liên tục tăng. Kể từ năm 1995 đến 2006, giá trị xuất khẩu của sản phẩm dệt may luôn đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau xuất khẩu dầu thô.Đến năm 2007, xuất khẩu hàng dệt may đứng vươn lên đứng vị trí đầu tiên.
Bảng 2.16: Tình hình giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Năm
ĐV
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
Tỷ đồng
7852
9428
12257
15320
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may
Tỷ đồng
76358.4
96251.7
132328
159600
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tăng thêm
Tỷ đồng
19893.3
36076.3
27272
Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu
%
7.73%
22.25%
33.42%
17.17%
Giá trị xuất khẩu / VĐT
Lần
9.72
10.21
10.80
10.42
Giá trị xuất khẩu tăng thêm/VĐT
Lần
2.11
2.94
1.78
Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Hình 2.7 :Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2008
Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Xuất khẩu hàng dệt may luôn đóng góp khoảng 13% đến 17 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2008 luôn tăng đều và giữ được mức tăng trường khoảng 20-30% và mang lại một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước.Chỉ có riêng năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên giá trị xuất khẩu trên vốn đầu tư không giữ mức tăng so với năm 2007 là 10.80 lần song vẫn đạt ở mức tương đối cao là 10.42 vẫn cao hơn năm 2006.
Thứ hai, vị trí và thị phần sản phẩm dệt may tăng lên
Hàng dệt may Việt Nam đã nằm trong tốp 10 các nước và khu vực có giá trị xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Các nước đó bao gồm là Trung Quốc, EU,Thụy Điển, Ấn Độ, Mexico,Hồng Kông, Bangladesh, Indonesia, Mỹ và Việt Nam. Và mục tiêu là vươn lên top 5, và đây là một mục tiêu hoàn toàn có khả thi đối với dệt may Việt Nam.Do dó thị phần hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu đi các nước cũng tăng lên đáng kể, có thể xét đến 3 thị trường lớn hiện nay là Mỹ, Eu, Nhật .
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ, Eu và Nhật Bản
Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.Năm 2007,Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 4 vào thị trường Mỹ,sau Trung Quốc, Mexico, và Ấn độ. Còn ở thị trường Eu thì giai đoạn 2005-2008 chiếm 1,9 % thị phần tăng so với 0,8% thị phần giai đoạn 200-2004. Đây được coi là một thành tựu lớn của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm phát triển.
Thứ ba , đa dạng hóa chủng loại mẫu mã sản phẩm góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước:
Sự phát triển nhanh của ngành dệt may trong thời gian qua đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước hiện nay. Nhiều loại sản phẩm trước kia ta phải nhập khẩu hoàn toàn, thì nay trong nước cũng sản xuất được như các sản phẩm giả tơ tằm, giả len, các bộ quần áo thể thao, quần áo jean. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước đã được đáp ứng cao hơn, không chỉ cho các nhu cầu may mặc, mà cả cho các nhu cầu trang trí, lễ hội. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp như Dệt Long An, Dệt Việt Thắng, Dệt Phước Long, Dệt Hà Nội, Dệt Thái Tuấn…đã chẳng những đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu ra một số thị trường nước ngoài.
Thứ tư, Chất lượng sản phẩm gia công may mặc được đánh giá cao
Việc ngày cành nhiều doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 vào sản xuất ( Hiện nay có trên 70 doanh nghiệp được chứng nhận chiếm tỉ lệ 3% tổng số doanh nghiệp toàn ngành ) cùng với đó các doanh nghiệp này liên tục đổi mới thiết bị đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may gia công và được thị trường thế giới đánh giá cao như sản phẩm sơ mi nam của Công Ty May 10,An Phước, Bình Minh, hay các sản phẩm veston như Tổng công ty May Nhà Bè, Việt Tiến,...
2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, Doanh thu sản phẩm tăng nhưng chưa tương xứng với quy mô phát triển. Bởi xét trên bình diện thế giới với các đối thủ cạnh tranh, như ví dụ điển hỉnh là Trung Quốc: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong tháng 1/2005 - tháng đầu tiên sau khi Hiệp định Dệt may Đa sợi (ATC) kết thúc - đạt 8,41 tỷ USD, tăng 28,77% so với cùng kỳ năm 2004 trong khi Việt Nam chỉ tăng 14.71% .Như vậy có thể thấy, tuy các cơ hội đến với các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn chưa nắm bắt và tận dụng được hết những cơ hội đó.
Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu xa, đó là từ chính bên trong của các doanh nghiệp, ngành…như việc xoá bỏ quota của EU, ký kết hiệp EPA với Nhật Bản mặc dù thời cơ lớn vươn mình ra thị trường đã đến, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rất dè dặt bước chân vào thị trường vì khi đó, việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Chính bản thân các doanh nghiệp cũng nhận thấy khả năng cạnh tranh của họ về mặt hàng này so với các đối thủ cạnh tranh còn thua xa.
Thứ hai,Việt Nam rất khó có thể tiếp tục sử dụng được chiến lược giá cả trong việc nâng cao sức cạnh tranh bởi lẽ hầu hết giá bán sản phẩm thường cao hơn hoặc không phù hợp với chất lượng sản phẩm có, trong khi các nước cạnh tranh trực tiếp như Trung Quốc và Banglades cũng sử dụng chính sách hạ giá thành sản phẩm trong khi chất lượng sản phẩm của họ lại có ưu thế hơn sản phẩm Việt Nam
Nguyên nhân: Chúng ta chưa tự chủ được nguồn nguyên nhiên vật liệu, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phải nhập đến 80% nguyên vật liệu. Hoặc nếu có sử dụng nguồn nguyên liệu vật liệu trong nước thì chất lượng không đảm bảo với các yêu cầu về tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu .Bên cạnh đó, việc mất cân đối về năng lực công nghệ giữa ngành dệt và ngành may nên không tạo được tính liên kết giữa các sản phẩm dệt, vải làm nguyên liệu cho sản phẩm may mặc.
Thứ ba, Thực tế là hình thức xuất khẩu sản phẩm dệt may chủ yếu hiện nay của Việt Nam vẫn là gia công. Hình thức xuất khẩu theo phương thức FBO chỉ chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu, tuy là theo phương thức FOB nhưng phần nhiều vẫn là FOB theo hình thức cấp 2, nhận mua nguyên liệu theo yêu cầu đơn đặt hàng chưa thực sự chủ động trong việc lựa chọn mua nguyên liệu bán thành phẩm.
Nguyên nhân: chủ yếu là do nguồn lao động dồi dào nhưng không có chất lượng và năng suất không cao.Theo thông kế của Hiệp hội dệt may Việt Nam thì năng suất lao động trung bình của khu vực dệt may chỉ đạt 38,437 trVND/người bằng 43,11% năng suất lao động trung bình tại khu vực công nghiệp là 89.162 trVND/người, do vậy hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ đáp ứng được những đơn đặt hàng đơn giản, dễ làm.
Thứ tư , Chất lượng các sản phẩm khi sử dụng vải trong nước thì không đáp ứng được yêu cầu khách hàng về vải. Bên cạnh đó có một số lượng lớn các doanh nghiệp dệt may chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất, cũng như chưa đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái nên chất lượng sản xuất ra không đồng đều, gây tâm lý không tốt cho khách hành
Nguyên nhân : Do chúng ta chưa xây dựng và hoàn thiện được hệ thống các tiêu chuẩn hoàn chỉnh, hiện tại có khoảng 258 tiêu chuẩn TCVN, 35 tiêu chuẩn ngành những ít quy định kỹ thuật đối với tất cả các sản phẩm, không kể đến các tiêu chuẩn không còn phù hợp với điều kiện hiện tại. Nguyên nhân nữa là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức rõ được việc tiến hành cải tiến chất lượng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào. Và hơn thế nữa là nguồn nhân lực trong ngành may mặc không được đào tạo bài bản, luôn phải làm tăng ca, thêm giờ lương thấp cũng ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm
Thứ năm, Giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may thấp.
Có một thực tế rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng nhanh, giá trị cao nhưng giá trị gia tăng thu được trên thực tế lại nhỏ, trung bình chỉ khoảng 25% đến 30%.
Hình 2.9 : So sánh kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm dệt may
(Đơn vị : triệu USD)
Nguồn:Báo cáo tổng kết Bộ Công Thương 2005-2008
Có thể thấy rằng dù giá trị xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao 9,12 tỷ USD vào năm 2008 thì giá trị nhập khẩu cũng đạt 8.05 tỷ USD, chỉ chênh lệch 1.065 tỷ USD còn thấp hơn năm 2007 khi chênh lệch giữa giá trị xuất và nhập là 1.118 tỷ USD.
Để làm rõ hơn hiện trạng giá trị gia tăng thu được ở các sản phẩm dệt may, chúng ta đi xem xét cụ thể ở một sản phẩm sơ mi của công ty May 10.
Bảng 2.17 :Kết cấu giá thành sản phẩm sơ mi nam tại công ty cổ phần May 10 giai đoạn 2005-2009
Đơn vị :USD
STT
Tổng hợp(bao gồm % hao phi)
2005
2006
2007
2008
2009
1
Vải+ dựng (nhập)
2.375
2.388
2.39
2.425
2.444
2
Phụ liệu ngoại
0.0075
0.0076
0.0076
0.008
0.008
3
Phụ liệu nội
0.72
0.74
0.732
0.77
0.769
4
Vận chuyển
0.0034
0.0034
0.0034
0.0036
0.0035
5
Giá CM
0.7
0.7
0.72
1.2
0.92
6
Chi phí
3.8059
3.839
3.853
4.4066
4.1445
(Tổng 1à5)
7
Hoa hồng
0.1263
0.1308
0.1362
0.1494
0.1434
(3% *Giá FOB)
8
Tổng chi phí
3.9322
3.9698
3.9892
4.556
4.2879
9
Dự phòng
0.0842
0.0872
0.0908
0.0996
0.0956
(2%* Giá FOB)
10
Số dư
0.1936
0.303
0.46
0.3244
0.3965
(Giá FOB- tổng chi phí- dự phòng)
11
Giá FOB
4.21
4.36
4.54
4.98
4.78
(Tổng 8 à 10)
Nguồn: Báo cáo phương án kết cấu giá thành của công ty cổ phần may 10
Với số liệu cho từ bảng kết cấu giá thành sản phẩm sơ mi của công ty may 10, có thể thấy hầu như toàn bộ các nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm sơ mi công ty đều phải đi nhập khẩu từ các nhà nhập khẩu đối tác là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, còn lại sự góp mặt của các nhân tố trong nước rất nhỏ trong cơ cấu giá trị của sản phẩm sơ mi chỉ là ở phụ liệu, một phần vận chuyển và giá nhân công.Do đó mặc dù doanh thu từ sản phẩm lớn nhưng giá trị gia tăng mà sản phẩm đem lại lại không đáng là bao. Đề tài sẽ tiến hành tính toán giá trị gia tăng của sản phẩm sơ mi thông qua sự thể hiện giá trị quốc gia để có thể thấy rõ hơn điều này
Theo quan điểm phân tích của đề tài:
Giá trị gia tăng của sản phẩm là giá trị được tạo ra từ việc sử dụng các nhân tố trong nước hoặc nội tại của doanh nghiệp, phát sinh trong tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm -khâu thiết kế,khâu chuẩn bị sản xuất, khâu sản xuất, khâu phân phối- theo đó mà hình thành nên giá trị quốc gia của sản phẩm đó .
Với quan điểm này cùng với kết cấu giá thành của sản phẩm thì giá trị quốc gia của sản phẩm sơ mi có thể được tính từ các yếu tố sau:
- Trong khâu thiết kế: do thiết kế phụ thuộc vào đối tác đặt hàng nên giá trị ở khâu này coi bằng 0
- Trong khâu chuẩn bị sản xuất:
Chi phí cho nguyên liệu chính là vải và dựng và phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông nên không tạo giá trị quốc gia, chỉ có chi phí cho phụ liệu nhập từ nhà sản xuất trong nước và do công ty sản xuất được cấu thành tạo giá trị.
- Trong khâu sản xuất : chi phí gia công sử dụng đội ngũ công nhân trong nước nên cấu thành tạo giá trị, các khấu hao máy móc đã tính chung trong giá CM.
- Trong khâu phân phối bán hàng: chi phí vận chuyển được tính cấu thành giá trị, còn chi phí hoa hồng với nhà tư vấn, trung gian bán hàng ở nước ngoài nên không cấu thành tạo giá trị, ngoài ra còn phần giá trị tạo ra từ chênh lệch giữa tổng chi phí và giá bán đem lại hay phần lợi nhuận trên một sản phẩm của doanh nghiệp.
Do sản phẩm bán hàng theo đơn đặt hàng nên giá trị thương hiệu của sản phẩm thuộc về nhà nhập khẩu nên giá trị quốc gia sản phẩm sơ mi dài tay làm gia công không có yếu tố này.
Theo phân tích ở trên áp dụng với số liệu của năm 2009 ta có được giá trị quốc gia của sản phẩm là
Giá trị quốc gia =Chi phí phụ liệu nội+ Vận chuyển+ giá CM + Dự phòng + Số dư
=0.769+ 0.0035+ 0.92 + 0.0956 +0.3965
= 2.1846(USD)
So sánh với giá FOB và tổng chi phí có
Giá trị quốc gia/Giá FOB =2.1846/4.78= 0.457(~ 45,7%)
Giá trị quốc gia/Tổng chi phí=2.1846/4.2879=0.509 (~50.9%)
Như vậy có thể thấy phần tạo ra nhiều giá trị nhất của sản phẩm sơ mi là vải chính và dựng thì công ty phải nhập chiếm đến trên 50% giá trị của sản phẩm, còn lại trong giá trị quốc gia của sản phẩm thì phần đem lại giá trị nhiều nhất thuộc về khâu gia công. Điều này minh chứng thêm, giá trị gia tăng mà các sản phẩm dệt may Việt Nam mới dừng ở gia công, sản xuất.
Sử dụng tính toán ở trên cho các năm ta có Bảng và biểu sau:
Bảng 2.18: Giá trị gia tăng của sản phẩm sơ mi
2005
2006
2007
2008
2009
Giá trị quốc gia của sơ mi (USD)
1.7012
1.8336
2.0062
2.3976
2.1846
Tổng chi phí (USD)
3.9322
3.9698
3.9892
4.556
4.2879
Giá bán (USD)
4.21
4.36
4.54
4.98
4.78
Giá trị quốc gia/Tổng chi phí(%)
43.26%
46.19%
50.29%
52.63%
50.95%
Giá trị quốc gia/ Giá bán (%)
40.41%
42.06%
44.19%
48.14%
45.70%
Hình 2.10: Giá trị quốc gia của sản phẩm sơ mi
Nguồn:Công ty cổ phần may 10
Như vậy nếu xét trên bình diện chuỗi giá trị của thế giới thì Việt Nam chỉ đảm nhiệm ở khâu sản xuất gia công- 1 khâu được coi là tạo giá trị thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Nguyên nhân : Đó là do năng lực thiết kế sản phẩm không phát triển tương xứng với sự phát triển của ngành, khả năng cung cấp nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng yêu cầu sản phầm, và phương thức và cách thức phân phối sản phẩm chưa được làm tốt.
Thứ sáu, đó là uy tín của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường chưa cao. Hiếm hoi lắm khi chúng ta tìm kiếm một nhãn hiệu Việt trên thị trường Mỹ hay EU, Nhật Bản- các thị trường được coi là chủ lực của sản phẩm xuất khẩu dệt may Việt Nam. Cho đến nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn bị nấp bóng sau các nhãn hiệu của các nước trung gian. Vậy thử hỏi, đến khi nào hàng hoá của Việt Nam mới trực tiếp đến được với tay người tiêu dùng, và đến khi nào người tiêu dùng trên, thị trường thế giới mới có được ý niệm về sản phẩm dệt may Việt Nam
Ngoài ra, những nguyên nhân cụ thể ở từng vấn đề tồn tại của năng lực cạnh tranh sản phẩm, thì có một nguyên nhân chung là do hoạt động đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may chưa thực sự hiệu quả và quá trình đầu tư còn thiếu vốn.Điều này được hiểu cụ thể là:
Khó khăn trong việc thu hút vốn
Cơ cấu sở hữu vốn đã có sự thay đổi trong giai đoạn vừa qua,nguồn vốn sử hữu Nhà nước giảm mạnh,các doanh nghiệp dều phải tự lo các vốn cố định và vốn lưu động bằng cách vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.Để có thể tiếp tục đầu tư cho tài sản cố định,các doanh nghiệp nhà nước đã phải dung các khoản vốn vay là chủ yếu.Thời gian do sự biến động của thị trường, làm lãi suất ngân hàng biến động rất lớn,quá cao so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp,khiến cho nhiều doanh nghiệp không tiến hành vay,dẫn đến năng lực đầu tư mới của Ngành nói chung bị hạn chế.
Trong khi đó các khoản tín dụng ưu đãi của Nhà nước không phải dễ dàng có được, nên cơ hội đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ ở các doanh nghiệp không có nhiều.Một số doanh nghiệp, vì không có nguồn vay dài hạn đã phải vay ngắn hạn và trung hạn để đầu tư, lãi không trả kịp đã dẫn đến tình trạng nợ lớn, có nguy cơ phá sản.
Tình trạng thiếu vốn còn trầm trọng hơn do các thủ tục thuế chấp nhận cho vay và giải nhân còn rườm ra, gây nhiền nhiễu làm mất cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp.Các doanh nghiệp quốc doanh rất khó tiếp cận với thị trường tài chính chính thức mà chủ yếu là huy động vốn từ thị trường tài chính phi chính thức nên rủi ro cao.Điều đó khiến doanh nghiệp thiếu thiết bị và công nghệ hiện đại,giảm khả năn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21632.doc