Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đạon 2007 - 2010

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 9

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TCT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 9

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 9

1.1. 2. Những nhiệm vụ chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam 11

1.1.3. Cơ cấu tổ chức 14

1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty hàng không Việt Nam 14

1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Tài chính - Kế toán 17

1.1.4. Hoạt động của TCT 18

1.1.4.1. Vận chuyển hành khách và hàng hoá 18

1.1.4.2. Các chỉ tiêu tài chính 19

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TCT 22

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 22

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của TCT 23

1.2.2.1.Điểm mạnh 24

1.2.2.2.Điểm yếu 27

1.2.2.3. Cơ hội 29

1.2.2.4. Thách thức 32

1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của TCT 35

1.2.3.1. Thị phần của TCT 35

1.2.3.2. Đội bay và mạng đường bay 35

1.2.3.3. Năng lực tài chính của TCT 38

1.2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực 38

1.2.3.5. Giá tri tài sản vô hình 40

1.3. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở VNA TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2005 41

1.3.1.Tình hình đầu tư chung 41

1.3.2. Vốn đầu tư 43

1.3.3. Cơ cấu đầu tư 46

1.3.3.1 Đầu tư phát triển đội máy bay 46

1.3.3.2 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị 49

1.3.3.3 Đầu tư cho nguồn nhân lực 51

1.3.3.4 Đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại 53

1.3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư 55

1.3. 4.1. Những thành tựu đạt được 56

1.3.4.2. Những tồn tại trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở TCT 58

CHƯƠNG II GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 60

2.1.TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 60

2.1.1.Tình hình quốc tế 60

2.1.1.1 Những cơ hội phát triển 60

2.1.1.2 Những thách thức đối với sự phát triển 62

2.1. 2. Tình hình trong nước 63

2.1.2.1 Những điều kiện thuận lợi 63

2.1.2.2 Những thách thức TCT phải đối mặt 65

2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 67

2.2.1.Chiến lược phát triển chung 67

2.2.2. Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 69

2.3. GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở TCT GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 73

2.3.1. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư 73

2.3.1.1. Tăng khối lượng vốn đầu tư 73

2.3.1.2. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư 74

2.3.2. Cơ cấu đầu tư 74

2.3.2.1.Giải pháp đầu tư phát triển đội bay và mạng đường bay 74

2.3.2.2.Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 76

2.3.2.3.Giải pháp đầu tư cho công tác marketing, nghiên cứu thị trường 78

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đạon 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó 6 chiếc B777 thì tới năm 2006 đã tăng lên 10 chiếc, bên cạnh đó là sự góp mặt của 3 chiếc A321 mới được đưa vào khai thác từ năm 2006. Như vậy số lượng máy bay của TCT đã tăng lên đáng kể đồng thời tập trung vào các loại máy bay chở khách lớn với kỹ thuật hiện đại, độ an toàn cao như B777, A321 được nhiều hãng hàng không lớn tin dùng. Xét về cơ cấu đội máy bay, cũng có sự thay đổi lớn. Từ năm 2001 đến năm 2006, số máy bay thuộc sở hữu của TCT đã tăng lên đáng kể, biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó. Mạng đường bay và điểm đến Hiện tại, VNA phục vụ bay tới 18 tỉnh thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Mạng đường bay của VNA đã mở rộng so với giai đoạn trước đây, trải khắp từ miền Bắc qua miền Trung vào miền Nam, và có mặt trên bốn châu lục lớn. Tuy nhiên nếu so sánh với các hãng khác thì VNA đứng ở vị trí trung bình trong khu vực Bảng 1.10 Bảng số lượng điểm đến của một số hãng trong khu vực Singapore Airline 203 Cathay Pacific 136 Malaysia Airlines 79 Thai Airways 74 Vietnam Airlines 38 Royal Brunei 21 Laos Airlines 14 Nguồn 1.2.3.3. Năng lực tài chính của TCT Một doanh nghiệp được đánh giá là có năng lực tài chính là doanh nghiệp có khoản lợi nhuận cao hàng năm, một phần lợi nhuận này sẽ được sử dụng để tái sản xuất mở rộng, hay doanh nghiệp đó mạnh và phát triển sẽ được các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay và luôn huy động được lượng vốn lớn khi cần thiết. Xem xét khía cạnh tài chính của VNA thì đây hiện chưa phải là mặt mạnh của TCT vì nguồn vốn chủ sở hữu còn nhỏ bé so với nhiều hãng trong khu vực (vốn chủ sở hữu của VNA hiện là 305 triệu USD), lợi nhuận ròng của hoạt động kinh doanh chưa cao ( lợi nhuận năm 2006 đạt 513 tỷ đồng), một phần do doanh nghiệp phải trả lãi vay mua máy bay và một phần do chưa khai thác được hết tiềm năng của mình. 1.2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực vừa được coi là điểm mạnh lại vừa được coi là điểm yếu của TCT. Trước hết, là điểm mạnh vì TCT có một đội ngũ lao động dồi dào với gần 8.500 lao động ở tất cả các vị trí, bộ phận; đây là lực lượng lao động có tuổi đời trung bình trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và giàu sức sang tạo, lực lượng lao động chính là yếu tố quyết định cho sự thành bại của TCT vì đây chính là nơi đề ra các chiến lược chính sách, triển khai và giám sát thực hiện; với những ưu điểm trên, đội ngũ cán bộ và nhân viên luôn không ngừng nỗ lực vì sự phát triển của TCT. Số lượng lao động của TCT qua các năm được thể hiện qua bảng sau. Bảng 1.11 Số lượng lao động của TCT giai đoạn 2001 - 2006 Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động Người 7781 7965 8143 8267 8359 8526 Tốc độ tăng liên hoàn % 1,02 1,02 1,02 1,01 1,02 Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán Qui mô nguồn nhân lực của VNA tăng qua các năm với tốc độ tăng tương đối ổn định, trung bình cả giai đoạn khoảng 1,02%. Năm 2001 số lao động là 7781 lao động, đến năm 2006 số lao động tăng lên 8526 lao động, nhiều hơn đầu thời kỳ 745 lao động. Sự gia tăng về qui mô lao động một phần chứng minh rằng qui mô của TCT đang ngày càng tăng lên, không những thế TCT rất có tiềm năng phát triển, chính vì thế thu hút ngày càng nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm yếu của lực lượng lao động này là trình độ chuyên môn chưa cao, chưa quen với tác phong công nghiệp, Nguồn nhân lực được phân bổ ở tất cả các vị trí, tuy nhiên ở đây sẽ đề cập đến hai khối lao động đặc trưng cho lĩnh vực kinh doanh của TCT đó là phi hành đoàn và đội ngũ tiếp viên. Về phi hành đoàn, trên mọi chuyến bay, chất lượng chuyến bay phụ thuộc nhiều vào khả năng của phi hành đoàn. Song một thực tế đang tồn tại là năm nào VNAcũng phải thuê từ 130 – 150 phi công nước ngoài chiếm tới 1/3 đội bay với chi phí vô cùng cao, khoảng 400 tỷ đồng (30 triệu USD). Phi công người Việt Nam đòi hỏi chi phí thấp nhưng không đủ trình độ để thực hiện các chuyến bay dài ngày. Về đội ngũ tiếp viên, số lượng đội tiếp viên đang tăng dần theo thời gian, cùng với đó là những thay đổi đáng kể về chất lượng. Những cô gái Việt Nam trong tà áo dài truyền thống đang dần chinh phục được các vị khách trong nước và quốc tế. Tuy thế, đội tiếp viên của ta còn cần phải đào tạo bổ sung để đạt đẳng cấp quốc tế nhằm tạo dựng hình ảnh cho VNA theo như mô hình đã thành công ở Singapore. 1.2.3.5. Giá tri tài sản vô hình Một doanh nghiệp được đánh giá là mạnh khi nó có uy tín cũng như thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc té. Điều này được thể hiện qua giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Giá trị này đem lại cho doanh nghiệp nguồn lợi vô giá. Đó là tiêu chí để khách hàng nhận ra sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Việc doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị trường sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng trung thành sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính thương hiệu cũng như tên doanh nghiệp sẽ góp phần đem lại niềm tin cho khách hàng về những loại sản phẩm phù hợp, luôn được khách hàng quan tâm chú trọng. Như đã phân tích, ở thị trường trong nước, VNA được coi là một đại gia lớn, hầu như không có đối thủ. Kết quả này một phần là do chính sách của Nhà nước ta trước đây đã hạn chế sự hình thành các hãng hàng không tư nhân, một phần là do lĩnh vực này đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn mà đây lại chính là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, theo như lý thuyết kinh tế thì VNA được xem như là hãng độc quyền tự nhiên. Việc phân tích này khiến cho người ta đặt ra câu hỏi vậy VNA đã làm gì để có được thị phần lớn như vậy khi các nguyên nhân đều là yếu tố tất nhiên. Rõ ràng VNA có thuận lợi hơn những doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực khác, nhưng VNA không hoàn toàn dựa vào các yếu tố tự nhiên đó để duy trì hoạt động, VNA đã phát huy rất tốt những lợi thế sẵn có tạo ra thêm những giá trị mới nhằm khẳng định hình ảnh của mình. Trong quá trình phát triển TCT rất chú trọng đến nâng cao giá trị hình ảnh sản phẩm, quảng cáo. tuyên truyền, khuyến mãi, dịch vụ hậu đãi cho khách hàng,Những đổi mới trong nhận thức và trong hành động đã đem lại cho TCT những tài sản vô hình thực sự vô giá. 1.3. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở VNA TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2005 Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một cơ thể sống thực sự với rất nhiều quá trình liên tục diễn ra có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, chỉ cần một khâu yếu kém sẽ kéo theo cả một hệ thống tụt hậu đi. Hoạt động đầu tư nằm trong số những hoạt động then chốt của TCT bởi vì có tác động rất lớn tới sự vận hành của các khâu khác. 1.3.1.Tình hình đầu tư chung Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung và của TCT nói riêng được cấu thành từ rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố định tính và yếu tố định lượng. Đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT là sự đầu tư cho các yếu tố cấu thành đó. Chi tiết hoạt động đầu tư của VNA chia theo đối tượng đầu tư được thể hiện qua bảng sau. Bảng 1.21 Cơ cấu vốn đầu tư theo các nội dung của VNA giai đoạn 2001 - 2006 Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,70 918,80 4103,30 7676,80 1682,51 4348,10 19143,21 1.Phát triển đội Bay Giá trị Tỷ đồng 240,00 538,00 3809,40 7343,70 1166,40 2697,00 15794,50 Tỷ trọng % 58,01 58,55 92,84 95,66 69,32 62,03 82,51 2.XDCB và TTB Giá trị Tỷ đồng 88,20 272,30 114,50 115,20 225,30 1287,00 2102,50 Tỷ trọng % 21,32 29,64 2,79 1,50 13,39 29,60 10,98 3.Nhân lực Giá trị Tỷ đồng 45,30 56,70 91,80 115,40 159,11 185,90 654,21 Tỷ trọng % 10,95 6,17 2,24 1,50 9,46 4,28 3,42 4.Quảng cáo và Xúc tiến TM Giá trị Tỷ đồng 40,20 51,80 87,60 102,50 131,70 178,20 592,00 Tỷ trọng % 9,72 5,64 2,13 1,34 7,83 4,10 3,09 5.Khác Giá trị Tỷ đồng 72,20 54,60 43,50 100,70 40,20 151,00 462,20 Tỷ trọng % 17,45 5,94 1,06 1,31 2,39 3,47 2,41 Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán Qui mô vốn đầu tư nhìn chung tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư cuối thời kỳ đạt 19143,21 tỷ đồng.Hiện tại, hoạt động đầu tư của VNA được chia thành hai mảng lớn, đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư khác. Trong đó, đầu tư vào tài sản cố định bao gồm đầu tư phát triển đội bay và đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị, chính vì những tài sản này đòi hổi có nguồn vốn lớn nên đầu tư vào tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng đầu tư chung. Biểu đồ 1.13 Tỷ trọng vốn đầu tư theo các nội dung của VNA giai đoạn 2001 - 2006 Biểu đồ trên cho thấy rất rõ ràng vốn đầu tư cho phát triển đội bay luôn lớn nhất trong cơ cấu đầu tư, đứng thứ hai là đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị. Vốn đầu tư cho phát triển đội bay có xu hướng tăng và đạt cao nhất vào năm 2004, tiếp theo là năm 2003. Điều này có thể được lý giải là do trong hai năm này, TCT tăng cường vào đội bay bốn chiếc A321 khiến tổng đầu tư tăng lên đột biến. Trong cả thời kỳ, vốn đầu tư cho phát triển đội bay đạt 15.794,5 tỷ đồng chiếm 82,51% tổng đầu tư chung. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị đạt 2102,5 tỷ đồng, chiếm gần 11%. Vốn đầu tư cho nhân lực, quảng cáo và xúc tiến thương mại, các đầu tư khác chỉ đạt 1.708,41 tỷ đồng chiếm 8,9% tổng đầu tư chung, tương ứng 1/9 vốn đầu tư phát triển đội bay, thậm chí còn chưa bằng đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị. Một cách khái quát, vốn đầu tư của TCT tăng qua các năm, cơ cấu vốn phân bổ không đều, chủ yếu dành cho đầu tư tài sản cố định. 1.3.2. Vốn đầu tư Quá trình đánh giá vốn đầu tư của VNA giai đoạn 2001 – 2006 được xem xét trên hai khía cạnh, thứ nhất là qui mô vốn đầu tư và thứ hai là cơ cấu nguồn vốn. Qui mô vốn đầu tư quyết định rất nhiều tới quá trình đầu tư của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bảng sau cho thấy qui mô vốn đầu tư của VNA trong giai đoạn 2001 – 2006 Bảng 1.14 Qui mô vốn đầu tư của VNA giai đoạn 2001 - 2006 Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 Tốc độ tăng liên hoàn % 2,22 4,47 1,87 0,22 2,58 Nguồn : Ban Tài chính - Kế toán Giai đoạn 2001 – 2006 tổng đầu tư của VNA đạt 19.143,21 tỷ đồng, nếu so với các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì đây không phải con số nhỏ. Bảng trên cũng cho thấy, nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trung bình đạt 2,7%/năm. Năm 2001, vốn đầu tư ở mức 413,7 tỷ đồng nhưng đến cuối giai đoạn, tức là năm 2006, vốn đầu tư đã tăng lên 4348,1 tỷ đồng, gấp khoảng 10,5 lần. Đây quả là con số hết sức ấn tượng, chỉ trong vòng 6 năm vốn đầu tư đã tăng thêm 3934,4 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng thêm786,88 tỷ đồng. Tổng quát hơn, nếu làm một phép so sánh đơn giản với giai đoạn 1996 – 2000 thì qui mô vốn đầu tư giai đoạn này gấp giai đoạn trước hơn 12 lần (giai đoạn 1996 – 2000 tổng đầu tư là 1490 tỷ đồng). Năm 2004 đánh dấu sự gia tăng đột biến về vốn đầu tư với qui mô lên đến 7676,8 tỷ đồng, chiếm tới 40% tổng vốn đầu tư toàn giai đoạn. Một trong số những nguyên nhân có thể đưa ra đó là sự góp mặt của dự án mua Boeing của TCT. Năm 2003, do sự tác động của dịch SARS đã khiến cho số lượt khách quốc tế cũng như trong nước giảm đáng kể, chính vì thế nửa cuối 2003 và năm 2004, TCT đã tích cực đầu tư nhằm hiện đại hoá đội bay. Việc tăng vốn đầu tư như vậy giúp cho TCT có đủ khả năng đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Thứ hai về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư của VNA hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: vốn tự bổ sung bao gồm vốn từ quỹ đầu tư của TCT và quỹ khấu hao; vốn do Ngân sách Nhà nước cấp; và vốn vay bao gồm vay ưu đãi, vau hỗ trợ lãi suất, vay tín dụng xuất khẩu và vay thương mại. Số liệu cụ thể như sau: Vốn vay 13.591,68 tỷ đồng Vốn tự bổ sung 4.211,5 tỷ đồng Vốn NSNN 1340,03 tỷ đồng Biểu đồ 1.15 Biểu đồ thể hiên cơ cấu vốn đầu tư của VNA giai đoạn 2001-2006 Từ biểu đồ trên có thể rút ra nhận xét cơ cấu vốn của TCT bao gồm: nguồn đi vay 13.591 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 71% và nguồn ngân sách Nhà nước cấp 1340,03 chiếm 7% và nguồn tự bổ sung 4211,5 tỷ đồng chiếm 22%. Tổng lượng vốn từ hai nguồn vốn NSNN và vốn vay kém nguồn đi vay 8040,15 tỷ đồng tương đương với 42% tức là chưa được một nửa số vốn đi vay. Như vậy trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của TCT, nguồn vốn đi vay chiếm phần lớn, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình đầu tư của TCT vì không chủ động được về vốn, đồng thời cũng tác động tới kế quả sản xuất kinh doanh do phải trả một khoản lãi vay không hề nhỏ. Hiện tại, TCT đang cố gắng chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý hơn. 1.3.3. Cơ cấu đầu tư 1.3.3.1 Đầu tư phát triển đội máy bay Đội máy bay là tài sản hết sức quan trọng đối với các hãng kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không nói chung và hãng hàng không quốc gia Việt Nam nói riêng. Chính vì chi phí cho việc thuê mua máy bay rất cao nên hoạt đông đầu tư cho phát triển đội bay luôn được đặc biệt chú trọng. Vốn đầu tư cho thuê mua máy bay trong giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện ở biểu đồ dưới đây Bảng 1.16 Vốn đầu tư cho máy bay giai đoạn 2001-2006 Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 Phát triển đội bay Tỷ đồng 240 538 3809,4 7343,7 1166,4 2697 15794,5 Tỷ trọng % 58,01 58,55 92,84 95,66 69,32 62,03 82,51 Tốc độ tăng liên hoàn % 2,24 7,08 1,93 0,16 2,31 Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán Biểu đồ 1.17 Vốn đầu tư cho máy bay giai đoạn 2001 - 2006 Qui mô vốn đầu tư dành cho phát triển đội bay của TCT nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2001 vốn đầu tư dành cho phát triển đội bay là 240 tỷ đồng thấp nhất trong cả giai đoạn; năm 2002, lượng vốn đã tăng lên 538 tỷ đồng, gấp 2,24 lần so với năm trước với mức tăng thêm đạt 298 tỷ đồng. Năm 2003 vốn đầu tư tăng đột biến lên tới 3809,4 tỷ đồng, so với năm liền trước đó đã tăng 7,08 lần; đây là năm có tốc độ tăng huy động vốn cao nhất từ trước tới nay của VNA. Trong giai đoạn 2001 – 2002 vốn đầu tư tuyệt đối đạt giá trị cao nhất là năm 2004 với lượng vốn 7343,7 tỷ đồng chiếm gần 46,5% tổng đầu tư cho phát triển đội bay toàn giai đoạn; năm 2004 cũng chính là năm mà tổng đầu tư chung đạt cao nhât trong thời kỳ phân tích. Năm 2005 lượng đầu tư bằng 1/6 năm 2004 (vốn đầu tư phát triển đội bay năm 2005 là 1166,4 tỷ đồng); năm 2006 vốn đầu tư tăng 2,31 lần so với năm 2005, lưọng vốn đạt 2697 tỷ đồng. Như vậy xét cả giai đoạn 2001 – 2006 tổng vốn đầu tư phát triển đội bay có xu hướng tăng qua các năm. Qui mô vốn đầu tư phát triển đội bay của TCT tăng qua các năm là biểu hiện cụ thể cho những nỗ lực nhằm hiện đại hoá đội bay của TCT, một trong những vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất. Năm 2003, có bước đột biến về tốc đọ huy động vốn đầu tư là do có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức, TCT đã được Nhà nước chấp nhận chuyển đổi theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, từ một doanh nghiệp Nhà nước, TCT đã chuyển thành một doanh nghiệp kinh doanh thực sự, cho nên để tồn tại trong nền kinh tế thị trường đầy thử thách, TCT đã chú trọng đặc biệt tới đầu tư phát triển đội bay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong vòng hai năm 2003 và 2004 TCT đã hoàn tất dự án mua 4 chiếc Airbus A321, loại máy bay chở khách lớn và hiện đại nhất lúc đó, đây là lý do khiến cho tổng vốn đầu tư đạt cao nhất cả giai đoạn, số tuyệt đối là 11.153,1 bằng 70,6% tổng đầu tư đội bay. Tỷ trọng vốn đầu tư có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Năm 2001, tỷ trọng vốn dành cho phát triển đội bay chiếm 58,01% vốn đầu tư cả năm. Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên trong suốt giai đoạn 2001 – 2004 và đạt cao nhất vào năm 2004 chiếm tới 95,66% vốn đầu tư cả năm, sau đó tỷ trọng vốn đầu tư cho máy bay đã giảm xuống còn 69,32% vào năm 2005 và 62,03% vào năm 2006. Tuy nhiên, khái quát chung cả giai đoạn vốn đầu tư cho máy bay luôn chiếm khoảng 60% trở lên trong tổng đầu tư của VNA. Tỷ trọng đầu tư phát triển đội bay trung bình giai đoạn 2001 – 2006 là 82,51% - điều này khẳng định rằng đầu tư phát triển đội bay là hoạt động đầu tư chủ chốt của TCT. Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển đội bay luôn chiếm hơn nửa tổng vốn đầu tư không hoàn toàn là do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý mà đây chính là một đặc thù của ngành vận tải hàng không. Máy bay là tài sản có giá trị rất lớn, lên tới hàng chục triệu USD cho nên để có thể hiện đại hoá đội bay, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách cần phải huy động nguồn vốn rất lớn. trong bốn năm từ 2001- 2004, TCT phải nỗ lực tăng tỷ lệ sở hữu đội máy bay cho nên vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm. Riêng trong hai năm 2005 – 2006, sau khi đã hoàn thành cơ bản dự án mua A321, vốn đầu tư giảm đi và tỷ trọng đầu tư máy bay cũng giảm, cho thấy TCT đang đầu tư đều cho các lĩnh vực khác để tránh tình trạng mất cân đối đầu tư hướng tới một sự phát triển đồng bộ trong toàn công ty. Như vậy, qua phân tích tình hình đầu tư phát triển đội bay giai đoạn 2001 – 2006, có thể rút ra kết luận đầu tư cho máy bay là hoạt động đầu tư quan trọng nhất của VNA. Qui mô vốn đầu tư có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ trung bình khoảng 2,7%/năm, bên cạnh đó tỷ trọng đầu tư cho máy bay trung bình khoảng 82% tổng đầu tư chung. 1.3.3.2 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị Đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị đứng ở vị trí thứ hai trong danh mục đầu tư của TCT. Chi tiết về mức vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị được thống kê dưới đây. Bảng 1.18 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 XDCB và TTB Tỷ đồng 88,2 272,3 114,5 115,2 225,3 1287 2102,5 Tỷ trọng % 21,32 29,64 2,79 1,50 13,39 29,60 10,98 Tốc độ tăng liên hoàn % 3,09 0,42 1,01 1,96 5,71 Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư Thứ nhất, về qui mô vốn đầu tư, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2001, vốn đầu tư là 88,2 tỷ đồng, là mức đầu tư thấp nhất trong cả giai đoạn; đến năm 2003, số vốn đã tăng lên tới 272,3 tỷ đồng gấp năm trước đó tới 3,09 lần. Trong vòng ba năm từ 2003 – 2005 vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị giảm đi nhưng vẫn ở mức cao hơn nam 2001 và xét về tốc độ thì vốn huy động vẫn tăng lên. Riêng năm 2006, vốn đầu tư bất ngờ tăng cao, lên tới 1287 tỷ đồng, so với năm trước gấp 5,71 lần ( năm 2005 vốn đầu tư là 225,3 tỷ đồng), đứng đầu cả về tốc độ tăng vốn và qui mô vốn tính cho đến thời điểm đó. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị của năm 2006 vì thế chiếm tới 61,2% tổng đầu tư cho hạng mục này trong cả thời kỳ. Xét một cách tổng thể, từ năm 2001 đến năm 2006 vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị đã tăng thêm 1198,8 tỷ đồng hay 14 lần trong vòng sáu năm. Biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi rõ rệt về qui mô vốn đầu tư trong giai đoạn này. Biểu đồ 1.19 Đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị Thứ hai, tỷ trọng vốn đầu tư giữa các năm cũng hêt sức khác nhau. Những năm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị đạt thấp nhất là hai năm 2003 và 2004 với tỷ trọng tương ứng là 2,79% và 1,5 % một con số cực kỳ khiêm tốn. Những năm còn lại, tỷ trọng vốn luôn đạt mức trên 13% và đặc biệt cao nhất vào năm 2002 và 2006. Tổng đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị trong sáu năm là 2102,5 tỷ đồng do đó chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 11%, tỷ trọng này thay đổi tuỳ từng năm, phụ thuộc nhu cầu đầu tư của TCT. Hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị là nửa thứ hai trong hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của TCT, cùng với đầu tư cho phát triển đội bay đây là hai mảng quan trọng nhất thuộc đối tượng đầu tư này, những đầu tư khác hầu như không đáng kể, chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé khoảng 1 – 2%. Nhìn chung, đầu tư vào xây dựng cơ bản và trang thiết bị không có biến động nhiều, chỉ trừ hai năm 2002, 2005và 2006. Sở dĩ có sự thay đổi này là do trong năm 2002, TCT đã xây dựng thêm một hanga nữa ở Hà Nội (hanga thứ nhất thuộc khu vực phía Nam) nhằm tạo thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; năm 2005 và 2006 VNA thực hiện hai dự án lớn nữa là xây dựng khu trung tâm thương mại Cầu Giấy và đường băng 11R/29L, Dự án đường băng 11R/29L hoàn thành đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hiện đại hoá, tiêu chuẩn hoá các chuyến bay của VNA, giải quyết vấn đề ùn tắc hành khách trong những ngày sương mù ở miền Bắc, góp phần nâng cao uy tín của TCT. Năm 2003 và 2004 tổng đầu tư chung tăng ngoạn mục nhưng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và trang thiết bị lại sụt giảm, nguyên nhân chính bởi vì chiến lược của TCT tập trung phát triển đội bay khiến cho vốn đầu tư cho máy bay tăng nhanh chóng kéo theo tổng đầu tư chung tăng lên, và do đầu tư máy bay đòi hỏi lượng vốn dồi dào nên các lĩnh vực đầu tư khác sút giảm. Tóm lại, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị chiếm vị trí thứ hai trong đầu tư của TCt với tỷ trọng trung bình là 10,98%. Nhìn chung tốc độ tăng của vốn phụ thuộc vào tình hình thực tế của TCT, trong cả thời kỳ, tốc độ này là 2,4%. 1.3.3.3 Đầu tư cho nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tài sản quý đối với mỗi công ty. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu một doanh nghiệp hiện đại với những máy móc tối tân mà người lao động không có đủ trình độ, không làm chủ được kỹ thuật thì doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài được. Thấu hiểu điều này, VNA đã rất quan tâm tới đầu tư cho nguồn nhân lực Bảng 1.20 Đầu tư cho nguồn nhân lực Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 Nhân lực Tỷ đồng 45,30 56,70 91,80 115,40 159,11 185,90 654,21 Tỷ trọng % 10,95 6,17 2,24 1,50 9,46 4,28 3,42 Tốc độ tăng liên hoàn % 1,25 1,62 1,26 1,38 1,17 Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán Từ các số liệu thống kê về mức đầu tư cho nguồn nhân lực của VNA, nhận thấy ngay vốn đầu tư luôn tăng trong cả giai đoạn nghiên cứu.Năm 2001 nguồn vốn này là 45,3 tỷ dồng; lượng vốn đầu tư tiếp tục tăng và đến cuối thời đoạn đã đạt 185,9 tỷ đồng gấp năm đầu tiên 4,1 lần. Trong sáu năm, lượng vốn đã tăng thêm 140,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trung bình của vốn đạt 1,3%/năm. Về tỷ trọng vốn đầu tư, như đã phân tích, do đặc thù của ngành vận tải hàng không, cơ cấu đầu tư có sự chênh lệch đáng kể mà vốn đầu tư cho tài sản cố định hầu như chiếm đa số. Tỷ trọng vốn đầu tư thay đổi qua các năm, tuỳ thuộc vào định hướng lâu dài ở TCT.Năm 2001, tỷ trọng vốn đạt cao nhất chiếm 10,95% tổng số vốn đầu tư tuy nhiên giá trị thực lại nhỏ nhất. Hai năm 2003 – 2004 tỷ trọng vốn ở mức thấp nhất lần lượt là 2,245% và 1,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư chung là 3,42% so với tổng đầu tư chung – đây là con số hết sức khiêm nhường đối với một TCT lớn như VNA. Những phân tích ở trên cho thấy lượng vốn đầu tư dành cho nguồn nhân lực của VNA liên tục tăng qua các năm mà không hề bị gián đoạn chứng tỏ sự cố gắng của TCT trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, mặc dù lượng vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm, vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của TCT. Vốn đầu tư cho đào tạo nếu so với tổng đầu tư chỉ chiếm trung bình khoảng 3,42%. Điều này một phần do đặc điểm riêng của ngành là đầu tư cho máy bay và động cơ dụ phòng quá lớn nên các nội dung khác đều bị hạn chế; thêm vào đó, nguồn vốn đầu tư thiếu hụt cũng là một nguyên nhân. Hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực của VNA chủ yếu tập trung vào huấn luyện đoàn bay, đào tạo đoàn tiếp viên. Riêng việc huấn luyện đoàn bay, TCT chưa tự mình đảm trách được nên chủ yếu thực hiện cử đi đào tạo ở các trung tâm nước ngoài, để thực hiện được đòi hỏi chi phí bỏ ra khá lớn 1.3.3.4 Đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, uy tín và tên tuổi của công ty là một tài sản vô giá. VNA có một lịch sử phát triển khoảng năm mươi năm nhưng với tư cách một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì còn rất mới mẻ trên thị trường. Chính vì lẽ đó việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại là vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn sáu năm trở lại đây TCT đặc biệt chú trọng tới đầu tư cho các hoạt động này. Bảng 1.21 Đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,7 918,8 4103,3 7676,8 1682,51 4348,1 19143,21 QC và xúc tiến Tỷ đồng 40,20 51,80 87,60 102,50 131,70 178,20 592,00 Tỷ trọng %% 9,72 5,64 2,13 1,34 7,83 4,10 3,09 Tốc độ tăng liên hoàn 1,29 1,69 1,17 1,28 1,35 Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán Biểu đồ dưới đây thể hiện đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại đã thay đổi như thế nào trong giai đoạn 2001 – 2006. Biểu đồ 1.22 Đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại Trong khoảng thời gian từ năm 2001 – 2006, vốn đầu tư cho quảng cáo và xúc tiến thương mại không ngừng tăng lên. Năm 2001, số vốn đầu tư khiêm tốn dừng ở mức 40,2 tỷ đồng, đến năm 2002 đã tăng lên 51,8 tỷ đồng, và cho đến cuối thời đoạn, lượng vốn đầu tư năm 2006 đã ở mức 178,2 tỷ đồng - mức cao nhất trong cả thời kỳ. Tốc độ tăng trung bình của vốn đạt 1,35%/năm, tốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4886.doc
Tài liệu liên quan