Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 2

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

 

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 6

 

1.1. Những vấn đề lý luận chung về công ty chứng khoán. 6

1.1.1. Khái niệm. 6

1.1.2. Vai trò. 6

1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán. 7

1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. 7

1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoán. 8

1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. 8

1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán. 8

1.1.4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 8

1.1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 9

1.1.4.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. 10

1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 11

1.2.1. Khái niệm. 11

1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 12

1.2.2.1. Nhân tố khách quan 12

1.2.2.2. Nhân tố chủ quan 14

1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 16

1.2.3.1. Một số tiêu chí định tính. 16

1.2.3.2. Một số tiêu chí định lượng. 18

1.3. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 19

1.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 19

1.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 20

1.3.3. Đầu tư vào hoạt động PR, marketing, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. 20

1.4. Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 21

1.4.1. Hoạt động môi giới chứng khoán. 21

1.4.2. Hoạt động tự doanh. 22

1.4.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành. 22

1.4.4. Hoạt động tư vấn. 22

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 23

 

2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 24

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. 24

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25

2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 32

2.1.3.1. Môi giới. 32

2.1.3.2. Tự doanh. 34

2.1.3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. 35

2.1.3.4. Tư vấn. 35

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 36

2.1.4.1. Tình hình tài chính. 36

2.1.4.2. Cơ cấu doanh thu. 39

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42

2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42

2.2.2. Vốn và nguồn vốn. 43

2.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 45

2.2.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 45

2.2.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 48

2.2.3.3. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). 50

2.2.3.4. Đầu tư cho hoạt động PR, marketing. 52

2.3. Đánh giá tác động của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55

2.3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55

2.3.1.1. Tiềm lực về vốn. 55

2.3.1.2. Các sản phẩm - dịch vụ. 56

2.3.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin. 61

2.3.1.4. Đội ngũ nhân sự. 62

2.3.1.5. Mạng lưới 64

2.4.2. Mô hình Swot. 66

2.4.3. Những kết quả đạt được. 68

2.4.4. Một số tồn tại và nguyên nhân 72

2.4.4.1. Một số tồn tại. 72

2.4.4.2. Nguyên nhân. 74

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 76

 

3.1. Triển vọng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 76

3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 77

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 78

3.3.1. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý. 78

3.3.2. Đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm - dịch vụ 79

3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào tạo. 80

3.3.4. Đầu tư cho cơ sở vật chất một cách đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ thông tin và phát triển các phần mềm ứng dụng tiên tiến. 81

3.3.5. Xây dựng hệ thống quy trình thực hiện đối với từng nghiệp vụ. 82

3.3.6. Phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh. 82

3.3.7. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 83

3.3.8. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing. 84

3.4. Một số đề xuất kiến nghị. 85

3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 85

3.4.2. Từng bước phát triển các công cụ phái sinh, phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt. 87

3.4.3. Chính phủ, bộ tài chính không nên can thiệp quá sâu vào thị trường chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khoán. 88

3.4.4. Cho phép tiếp tục triển khai cho vay kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại. 88

 

KẾT LUẬN 90

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có lãi. Năm 2002, tổng doanh thu đạt 9.67 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ là 1.665 tỷ đồng. Năm 2003 tổng doanh thu có tăng lên, đạt 13.29 tỷ đồng nhưng lợi nhuận vẫn chưa đáng kể, chỉ khoảng hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, kết quả kinh doanh của công ty không ngừng nâng cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, tổng doanh thu tăng gấp gần hơn 2 lần và lợi nhuận sau thuế tăng gấp gần 4 lần so với năm 2003. Năm 2005, tổng doanh thu tăng 64,92% và lợi nhuận sau thuế tăng 37.87% so với năm 2004. Năm 2006 và đặc biệt là năm 2007 là năm có bước nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của TSC với doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Năm 2006, tổng doanh thu tăng gấp 2.03 lần và lợi nhuận sau thuế tăng gần hơn 2.17 lần so với năm 2005. Năm 2007 là năm thực sự nở rộ với các CTCK nói chung và TSC nói riêng. Tổng doanh thu của Công ty đã tăng gấp 1.67 lần và lợi nhuận sau thuế tăng 2.44 lần so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng trong xu hướng tăng trưởng đó. Kết quả này đạt được là do sự tăng trưởng đột phá của thị trường chứng khoán với số lượng công ty niêm yết và số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng cao, quy mô thị trường mở rộng, hàng hóa đa dạng. Đúng theo quy luật của sự phát triển, sau giai đoạn tăng trưởng sẽ là giai đoạn suy thoái. Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu lâm vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.TTCK cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc suy thoái này. Chỉ số VN-Index từ trên 1000 điểm vào năm 2007 tụt xuống còn khoảng 300 điểm, thậm chí có lúc dưới ngưỡng 300 điểm. Rất nhiều nhà đầu tư đã bị thua lỗ nặng nề dẫn đến số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường giảm đáng kể. Kết quả là các CTCK cũng làm ăn thua lỗ. Đã có nhiều công ty phải tuyên bố phá sản hoặc phải bán lại cho một công ty khác. Là một trong các CTCK ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của TTCK, TSC có một bề dày kinh nghiệm với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và đặc biệt là có sự hậu thuẫn của ngân hàng Quân đội nên công ty có thể giảm thiểu được tác động của cuộc khủng hoảng. Năm 2008, công ty vẫn lãi hơn 2 tỷ đồng. Như vậy, sau 8 năm hoạt động tình hình tài chính của công ty đã không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Điều này, đã tạo điều kiện để công ty có thể tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và tăng thị phần của mình trên thị trường chứng khoán. 2.1.4.2. Cơ cấu doanh thu. Cơ cấu doanh thu của TSC có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của hoạt động tự doanh. Đặc biệt là vào năm 2006, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh trong tổng doanh thu của công ty tăng hơn hai lần, từ 22.81% lên 47.58%. Và sang năm 2007, con số này đã lên đến trên 50%. Đây chính là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho công ty Bảng 2.4: Doanh thu của TSC giai đoạn 2005-2008 Năm 2005 2006 2007 2008 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Môi giới 14.092 22.81 32.531 25.99 55.569 26.62 39.685 29.58 Tự doanh 28.951 46.86 59.556 47.58 112.41 53.85 57.125 42.58 Bảo lãnh 13.951 22.58 12.83 10.25 11.293 5.41 10.746 8.01 tư vấn Tổng DT 4.788 61.782 7.75 100 20.253 125.17 16.18 100 29.478 208.75 14.12 100 26.604 134.16 19.83 100 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long. Bên cạnh đó, hoạt động môi giới và tư vấn cũng đóng góp tích cực vào doanh thu của công ty. Tỷ lệ doanh thu của hoạt động môi giới chiếm trung bình khoảng 26% tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động tư vấn chiếm khoảng 14% trong tổng doanh thu. Có được kết quả này là do TSC đã không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và công tác đào tạo nhân sự. Hoạt động bảo lãnh phát hành cũng đóng góp một phần nhỏ vào tổng doanh thu của công ty, chiếm khoảng 6% tổng doanh thu. Sang năm 2008, do sự suy giảm chung của thị trường nên tỷ trọng doanh thu của các hoạt động có sụt giảm so với năm 2007, tuy nhiên không đáng kể.có thể quan sát biểu đồ sau để thấy được điều này. Biểu đồ 2.5: cơ cấu doanh thu của TSC năm 2007 Biểu đồ 2.6: cơ cấu doanh thu của TSC năm 2008 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long Nhìn vào hai biểu đồ trên ta thấy, năm 2008 cơ cấu doanh thu của công ty đã có sự dịch chuyển. Do sự suy giảm của thị trường đã tác động mạnh tới hoạt động tự doanh của các CTCK nói chung và của TSC nói riêng. Doanh thu từ hoạt động tự doanh trong tổng doanh thu của TSC đã giảm từ 53.9% xuống còn 42.6%. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tư vấn, bảo lãnh hay môi giới lại tăng lên để bù đắp cho sự thua lỗ do hoạt động tự doanh tạo ra. Doanh thu từ hoạt động môi giới tăng từ 26.6% lên 29.6%, doanh thu từ hoạt động tư vấn tăng từ 14.1% lên 19.8% và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng từ 5.4% lên 8.0%. 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của TTCK Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các CTCK. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho hơn 100 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 21442,3 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 60 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Mặc dù số lượng CTCK đi vào hoạt động năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CTCK vẫn khá tốt, điển hình là các CTCK đã có thời gian hoạt động lâu như SSI - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, BVSC - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CTCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CTCK đàn anh như: CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CTCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng Trong quá trình hoạt động, các CTCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến cuối năm 2008, ngoài 83 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các CTCK gồm 48 chi nhánh, 65 phòng giao dịch, 76 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 56 chi nhánh, 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch và 24 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 30/6/2007). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CTCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), An Bình (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CTCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng). Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của các CTCK trên đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Các công ty cạnh tranh nhau trên tất cả các nghiệp vụ đặc biệt là môi giới và tư vấn. Đứng trước thực tế này thì việc đầu tư để nầng cao năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết. Có như vậy, TSC mới có thể đứng vững và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. 2.2.2. Vốn và nguồn vốn. Cùng với sự phát triển của TTCK thì quy mô về vốn của TSC không ngừng gia tăng. Khởi nghiệp từ một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội với vốn điều lệ 9 tỷ đồng, đến năm 2007 công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thành công ty cổ phần với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng ( tăng gấp 33 lần), và tháng 12 năm 2008 công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng. Điều này, thể hiện công ty đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư để mở rộng quy mô vốn. Bảng 2.7: Quy mô và tốc độ tăng VĐT của TSC giai đoạn 2005 -2008. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 1.65 7.8856 24.947 28.529 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 377.92 216.36 14.36 Tốc độ tăng định gốc (lần) - 4.8 15.12 17.29 (Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long) Vốn đầu tư được trích từ nguồn vốn góp của các cổ đông và một phần lợi nhuận giữ lại. Do công ty hoạt động hiệu quả nên nguồn vốn này liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2006 tăng gấp 4.8 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng 216.36% so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù thị trường khó khăn nhưng vốn đầu tư của công ty vẫn tăng 3.582 tỷ đồng, tương đương tăng 14.36% so với năm 2007 . Điều này chứng tỏ công ty có một tiềm lực tài chính vững mạnh. Sự gia tăng quy mô vốn đã tạo điều kiện để công ty mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường. Từ đó, từng bước mở rộng thị phần và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Biểu đồ 2.8: Tổng tài sản của TSC giai đoạn 2000 – 2008 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long. Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng tài sản của TSC không ngừng tăng lên. Từ xuất phát điểm 11 tỷ đồng khi mới thành lập vào năm 2000 và không có nhiều thay đổi trong hai năm tiếp theo thì bắt đầu tư năm 2003 tổng tài sản của công ty đã tăng lên một cách rõ rệt. Năm 2003, tổng tài sản là 44 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 2000, đến năm 2004 tăng lên là 53 tỷ đồng, năm 2005 là 71 tỷ đồng. Đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2007, tổng tài sản của TSC có bước nhảy vọt. Năm 2006 là 542 tỷ đồng, tăng gấp 7,6 lần so với năm 2005 và tăng gấp 49,3 lần so với năm 2000. Sang năm 2007, con số này đã lên đến 2440 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với năm 2006 và tăng gấp 221,82 lần so với thời điểm lúc mới thành lập công ty. Đây là một con số đáng ngạc nhiên, nó cho thấy tốc độ phát triển đáng của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 2.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 2.2.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. Về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng chính là bộ khung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vững thì cần có một bộ khung vững chắc. Do đó, cùng với quá trình hình thành và phát triển của mình, TSC đã không ngừng đầu tư, củng cố cho bộ khung thêm lớn mạnh và vững chắc. Kết quả là thị phần cùng với hệ thống trụ sở, chi nhánh và phòng giao dịch của công ty được phân bố rộng khắp. Đến nay, công ty đã có hội sở chính đặt tại Hà Nội, 1 trụ sở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 phòng giao dịch và 5 đại lý nhận lệnh. Các cơ sở của TSC đều được đặt tại các thành phố lớn. Với một mạng lưới cơ sở hạ tầng hiện đại và rộng khắp đã khẳng định được tiềm lực của công ty. Điều này tạo ra sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với công ty, đồng thời cũng tạo ra môi trường làm việc tôt nhất cho nhân viên, từ đó phát huy năng lực của họ trong công việc. Về nền tảng công nghệ Để có được mạng lưới cơ sở và nền tảng công nghệ hiện đại như hiện nay thì công ty đã phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư không hề nhỏ. Lượng vốn này thì tăng dần qua các năm, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9: VĐT vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ của TSC trong tổng VĐT giai đoạn 2005 – 2008. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT 1.65 7.8856 24.974 28.529 VĐT vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ (tỷ đồng) 0.961 6.032 20.223 22.587 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 527.68 235.26 11.69 Tốc độ tăng định gốc (lần) - 5.28 20.04 22.54 Tỷ lệ VĐT vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ trong tổng VĐT (%) 58.24 76.49 80.98 79.17 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long. Ta có thể thấy rằng, lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ liên tục gia tăng theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là vào giai đoạn 2006 – 2007. Năm 2005, lượng vốn đầu tư chỉ là 0.961 tỷ đồng, sang năm 2006, nó đã tăng lên 6.032 tỷ đồng ( tương đương tăng 527.68% so với năm 2005) và năm 2007 là 20.223 tỷ đồng ( tăng 235.26% so với năm 2006 và tăng gấp 21 lần so với năm 2005). Mặc dù tốc độ tăng của năm sau thấp hơn so với năm trước nhưng đây vẫn là những con số khá lớn. Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ của TSC giai đoạn 2005 – 2008 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, TSC luôn chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ. Tỷ lệ vốn đầu tư dành cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 50%) trong tổng VĐT. Đặc biệt là vào năm 2006 và 2007, tỷ lệ này chiếm 76.49% (năm 2006) và 80.98% (năm 2007). Sở dĩ như vậy là do, đây là năm TTCK thăng hoa, TSC thu được lợi nhuận cao nên đã quyết định đầu tư một lượng vốn lớn cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ, nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư trong tương lai. Hơn nữa, giai đoạn 2006 – 2007 có hàng loạt CTCK ra đời đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Chính vì thế mà việc tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Năm 2007, TSC đã hợp tác với Thái Lan để nghiên cứu và triển khai một phần mềm mới trong giao dịch. Do đó, nó đã tiêu tốn một lượng vốn khá lớn. Song năm 2008, nền kinh tế thế giới lầm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đã kéo theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Điều này đã khiến cho nhiều công ty lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thì sẽ phải tốn kém một lượng vốn khá lớn, nhưng bù lại có thể gỡ lại một phần. Còn nếu không thì chỉ có một kết cục duy nhất là thất bại thảm hại. Đứng trước tình cảnh này, TSC đã quyết định lựa chọn con đường tiến lên phía trước. Công ty vẫn quyết định đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ của mình để có thể theo dõi chính xác được diễn biến của thị trường, tạo chỗ dựa vững chắc cho nhà đầu tư. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng 79.17% tổng vốn đầu tư của công ty, giảm hơn 5% so với năm 2007. Nhưng đây vẫn là một con số khá lớn. 2.2.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. Có thể nói, nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường chứng khoán cũng như nhu cầu ngày càng lớn của các nhà đầu tư, TSC đã không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của mình. Có thể quan sát bảng số liệu sau để thấy được điều này: Bảng 2.11: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực của TSC trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005 - 2008 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT (tỷ đồng) 1.65 7.8856 24.974 28.529 VĐT vào nguồn nhân lực (tỷ đồng) 0.441 0.917 3.594 4.412 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 107.94 291,93 22.76 Tốc độ tăng định gốc (lần) - 1.08 7.16 9.01 Tỷ lệ VĐT vào nguồn nhân lực trong tổng VĐT (%) 26.72 11.63 14.39 15.46 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, vốn đầu tư của TSC vào nguồn nhân lực không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của công ty nói riêng và TTCK nói chung. Năm 2005, vốn đầu tư cho nguồn nhân lực của công ty là 0.441 tỷ đồng, năm 2006 tăng 107.94% so với năm 2005. Năm 2007, TTCK phát triển mạnh, công ty thu được lợi nhuận cao, do đó lượng vốn đầu tư dành cho nguồn nhân lực cũng tăng lên đáng kể, tăng 291.93% so với năm 2006 và tăng hơn 7 lần so với năm 2005. Con số này cho thấy, TSC cũng đang dần quan tâm hơn đối với nguồn nhân lực. Sang năm 2008 thị trường chứng khoán sụt giảm, công ty chỉ thu được một khoản lợi nhuận khiêm tốn. Do đó lượng vốn dành cho nguồn nhân lực cũng hạn chế hơn, chỉ tăng 22.76% so với năm 2007 và tăng hơn 9 lần so với năm 2005. Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực của TSC trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005 - 2008 Nhìn vào biểu đồ này ta có thể thấy mức độ quan tâm của TSC giành cho nguồn nhân lực. Mặc dù đây là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ nhưng lại chưa được quan tâm sát sao. Nếu như năm 2005 tỷ lệ vốn đầu tư vào nguồn nhân lực chiếm 26.72% tổng vốn đầu tư, thì đến năm 2006 tỷ lệ này đã giảm hơn một nửa xuống còn 11.63%. Và sang các năm 2007, 2008 thì con số này cũng gia tăng không đáng kể, 14.39% (năm 2007) và 15.46% (năm 2008). Sở dĩ như vậy là do giai đoạn 2006 - 2007, công ty thu được lợi nhuận cao nhưng lại giành một lượng vốn ít ỏi để đầu tư vào nguồn nhân lực. Tỷ lệ vốn đầu tư vào nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư của công ty chỉ chiếm trung bình khoảng 17%, chỉ bằng 1/3 tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ. Điều này đã cho thấy một cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý của TSC. Lượng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng cho việc đào tạo và tuyển dụng nhân sự. Kinh phí cho việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên được công ty xây dựng dựa vào doanh thu của năm trước và chiến lược phât triển công ty trong tương lai. Hiện nay, rất it công ty chứng khoán xây dựng được một quy trình đào tạo bài bản trong khi nhân lực phần nhiều chưa đủ chuyên môn nên chất lượng đào tạo chưa cao. Riêng đối với TSC, công ty đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích nhân viên nâng cao nghiệp vụ. Một trong số đó phải kể đến việc cho các nhân viên chưa có đủ ba chứng chỉ hành nghề do UBCKNN cấp đi học với học phí do công ty tài trợ; hay việc cắt cử nhân viên cũ có kinh nghiệm dẫn dắt nhân viên mới hòa nhập vào môi trường làm việc của công ty. Các ngày nghỉ lễ công ty luôn tổ chức các cuộc hội thảo và tham quan cho nhân viên có cơ hội tăng sự đoàn kết gắn bó vì sự phát triển chung của công ty … Năm 2008, để chống chọi với sự sụt giảm của thị trường, TSC đã quyết định cắt giảm 20% lương của tất cả các nhân viên. Tuy nhiên vẫn có cơ chế thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả. Đây là một biện pháp khá hay, nó vừa giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể mà lại không triệt tiêu động lực làm việc của đội ngũ nhân sự. 2.2.3.3. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Về nguyên tắc, bất kỳ sản phẩm nào cũng chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản phẩm đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng. Kinh tế càng phát triển thì những đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm ngày càng cao. Do đó, doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để cung cấp, cũng như phải thường xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng. Để làm được, doanh nghiệp phải chi phí nhiều tiền của, thời gian và công sức để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường. Giai đoạn này được gọi là R&D. Đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường. Hiểu rõ nguyên tắc trên cùng với thực tế cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK trên thị trường, TSC cũng đã quan tâm đến hoạt động R&D và dành một phần lợi nhuận hàng năm cho hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa được tổ chức một cách khoa học, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu. Thêm vào đó, chi phí cho hoạt động R&D của công ty cũng còn nhiều hạn chế. Do đó, mà nó chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Bảng 2.13: Vốn đầu tư cho hoạt động R&D giai đoạn 2005 - 2008 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT 1.65 7.8856 24.974 28.529 VĐT cho hoạt động R&D (tỷ đồng) 0.062 0.158 0.342 0.298 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 154.84 116.46 -12.87 Tốc độ tăng định gốc (lần) - 1.55 4.52 3.81 Tỷ lệ VĐT cho hoạt động R&D trong tổng VĐT (%) 3.76 2.01 1.37 1.04 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long Mặc dù, lượng vốn đầu tư cho hoạt động R&D cũng đã tăng lên qua các năm nhưng mức gia tăng của năm sau so với năm trước vẫn chưa đáng kể và tốc độ tăng giữa các năm có sự giảm sút. Cụ thể, năm 2005 vốn đầu tư cho hoạt động này chỉ là 0.062 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2006 – 2007 là giai đoạn phát triển của thị trường, công ty thu được doanh thu cao, năm 2006 là 59.646 tỷ đồng và năm 2007 là 208.750 tỷ đồng. Tuy nhiên VĐT cho hoạt động R&D cũng chỉ là 0.158 tỷ đồng chiếm khoảng 0.26% so với tổng doanh thu năm 2006 và năm 2007 là 0.342 tỷ đồng, chiếm khoảng 0.16% tổng doanh thu. Sang năm 2008, do tình hình thị trường sụt giảm nên lượng vốn dành cho hoạt động này cũng giảm, chỉ là 0.298 tỷ đồng, giảm 12.87% so với năm 2007. Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động R&D giai đoạn 2005 – 2008 Qua biểu đồ trên ta thấy, vốn đầu tư cho hoạt động R&D vẫn còn chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong tổng VĐT, chỉ chiếm khoảng từ 1% – 2% tổng vốn đầu tư và tỷ lệ này lại có xu hướng giảm dần. Đây thực sự là một con số quá nhỏ, nó cho thấy hoạt động R&D vẫn chưa được TSC quan tâm và đầu tư đúng mức. Chính vì thế mà đem lại hiệu quả chưa cao. 2.2.3.4. Đầu tư cho hoạt động PR, marketing. R&D giúp tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Còn PR, marketing lại là phương thức để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của công ty và cũng là một biện pháp hiệu quả để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Mà thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, là tài sản của công ty,và nó sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Còn khách hàng thì lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Chính vì thế, việc đầu tư cho hoạt động PR, marketing để góp phần gây dựng hình ảnh và thương hiệu cho công ty là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư cho PR, marketing của TSC vẫn còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Bảng 2.15: Vốn đầu tư cho hoạt động PR, marketing giai đoạn 2005 - 2008 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT 1.65 7.8856 24.974 28.529 VĐT cho hoạt động PR, marketing (tỷ đồng) 0.186 0.7786 0.815 1.232 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 318.6 4.68 51.17 Tốc độ tăng định gốc (lần) - 3.19 3.38 5.62 Tỷ lệ VĐT cho hoạt động PR, marketing trong tổng VĐT (%) 11.27 9.87 3.26 4.32 Nguồn: công ty chứng khoán Thăng Long Mặc dù có sự tăng lên theo thời gian nhưng tốc độ tăng của năm sau so với năm trước lại có sự giảm sút. Năm 2006 tăng 318.6% so với năm 2005 nhưng sang năm 2007 lai chỉ tăng 4.86% so với năm 2006, và năm 2008 tăng 51.17% so với năm 2007. Sở dĩ tốc độ tăng giữa các năm có sự tăng giảm thất thường là do biến động chung của thị trường. Biểu đồ 2.16: Tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động PR, marketing giai đoạn 2005 – 2008 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rõ rằng, tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động PR, marketing trong tổng vốn đầu tư của công ty giảm dần qua các năm, mặc dù giá trị thì tăng lên. Điều này cho thấy phần nào về sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư của TSC. Nếu như năm 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động này chiếm 11.27% trong tổng vốn đầu tư thì đến năm 2008 chỉ còn 4.32%, giảm gần 3 lần. Thậm chí trong giai đoạn 2006 – 2007, công ty thu được doanh thu cao thì lượng vốn này cũng chỉ là 0.7786 tỷ đồng vào năm 2006, chiếm 1.1% tổng doanh thu và năm 2007 là 0.815 tỷ đồng, chiếm 0.54 % tổng doanh thu. Đây thực sự là những con số quá nhỏ so với tiềm lực của công ty và cũng là một trong những hạn chế mà TSC cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, công ty cũng đã có một số hình thức marketing khá hiệu quả như: việc xây dựng website riêng của công ty để giới thiệu hình ảnh công ty và các dịch vụ tiên ích; hay việc hợp tác thực hiện bảng chứng khoán trực tuyến giữa công ty với Báo đầu tư chứng khoán. Đây là một hình thức quảng cáo khéo léo. Ban đầu, người truy cập có thể không quan tâm đến tên nhà tài trợ đặt cạnh những thông tin họ cần, nhưng sự xuất hiện thường xuyên được chứng minh có khả năng “xâm lấn” tiềm thức của khách hàng, cũng như gây dựng lòng tin và phản xạ: khi có vấn đề phát sinh, họ sẽ nghĩ ngay đến công ty. 2.3. Đánh giá tác động của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 2.3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 2.3.1.1. Tiềm lực về vốn. Năm 2000, là năm đánh dấu sự ra đời của những công ty chứng khoán lớn hiện nay như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), CTCK ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbanksc), CTCK ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agriseco) và CTCK Thăng Long … TSC được thành lập bởi ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng. Con số này so với thời điểm bây giờ là quá nhỏ, nhưng vào thời điểm năm 2000 khi thị trường chứng khoán mới thành lập thì không hề nhỏ chút nào. Bởi một CTCK lớn như công ty chứng khoán Sài Gòn thì vào thời điểm năm 2000 cũng chỉ có vốn điều lện là 6 tỷ đồng. Có thể quan sát bảng số liệu sau: Bảng 2.7: So sánh vốn điều lệ và tổng tài sản của một số CTCK Đơn vị tính: tỷ đồng CTCK Năm thành lập Vốn điều lệ ban đầu Vốn điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21711.doc
Tài liệu liên quan