MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. Thị trường chứng khoán và các chủ thể trên thị trường 3
1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 3
1.1.2. Các chủ thể trên thị trường 5
1.1.2.1. Nhà phát hành: 5
1.1.2.2. Nhà đầu tư: 6
1.1.2.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: 6
1.1.2.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: 6
1.2. Công ty chứng khoán 7
1.2.1. Khái niệm và các loại hình công ty chứng khoán 7
1.2.2. Vai trò của các công ty chứng khoán 7
1.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản: 9
1.2.3.1. Nghiệp vụ môi giới 9
1.2.3.2. Nghiệp vụ tự doanh 10
1.2.3.3. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư 11
1.2.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 11
1.3. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 12
1.3.1. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán và sự khác biệt so với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh 13
1.3.2.1. Cơ sở vật chất, quy mô chí nhánh và công nghệ: 13
1.3.2.2. Nguồn nhân lực: 13
1.3.2.3. Các chỉ tiêu định tính: 14
1.3.2.4. Các chỉ tiêu định lượng: 15
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 15
1.3.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô 16
1.3.3.2. Các nhân tố môi trường vi mô 17
1.3.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 18
1.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 19
1.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 19
1.4.2. Nội dung đầu tư 19
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT THỜI GIAN QUA 21
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 24
2.1.2.1. Vài nét về tập đoàn mẹ - tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản IPA: 24
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của VNDirect: 25
2.1.3. Các sản phẩm mà VNDirect cung cấp cho khách hàng: 27
2.1.3.1. Khối dịch vụ đầu tư: 27
2.1.3.2. Khối dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp 29
2.1.4. Vị thế của VNDirect so với các công ty chứng khoán khác: 31
2.1.5. Tác động của thị trường đối với hoạt động của VNDirect và sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 34
2.2. Các hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 35
2.2.1. Môi giới chứng khoán: 35
2.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: 39
2.2.3. Nghiệp vụ tự doanh: 41
2.2.4. Nghiệp vụ tư vấn: 42
2.3. Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 43
2.3.1. Về vốn: 44
2.3.2. Về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: 45
2.3.3. Về công nghệ: 47
2.3.4. Về các sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing: 48
2.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect: 48
2.4.1. Về vốn: 48
2.4.2. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: 50
2.4.3. Đầu tư vào công nghệ 52
2.4.4. Đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ và Marketing 53
2.5. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VNDirect 55
2.5.1. Những kết quả đạt được: 55
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 61
2.5.2.1. Vốn dành cho đầu tư thấp: 62
2.5.2.2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và thiếu linh hoạt: 62
2.5.2.3. Về đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và công nghệ: 62
2.5.2.4. Chất lượng nhân sự và chính sách tuyển dụng chưa hợp lý: 63
2.5.2.5. Đầu tư cho marketing và nghiên cứu sản phẩm chưa thoả đáng 64
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNDIRECT TRONG THỜI GIAN TỚI 65
3.1. Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự phát triển của các công ty chứng khoán: 65
3.1.1. Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam: 65
3.1.2. Chiến lược phát triển và mục tiêu của VNDirect trong thời gian tới 67
3.2. Phân tích mô hình SWOT tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect 70
3.2.1. Điểm mạnh 70
3.2.2. Điểm yếu 71
3.2.3. Cơ hội 72
3.2.4. Thách thức 73
3.3. Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới 74
3.3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn 75
3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý 76
3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 77
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 78
3.3.5. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, trình độ công nghệ 80
3.3.6. Nghiên cứu thị trường, gia tăng số lượng khách hàng 81
3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 81
3.3.8. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 82
KẾT LUẬN 84
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Direct có thể giúp khách hàng mở tài khoản giao dịch ở 10 tỉnh thành khác nhau, hơn nữa VNDirect là công ty chứng khoán đi đầu trong dịch vụ mở tài khoản trực tuyến, khách hàng có thể mở tài khoản giao dịch trực tuyến thông qua dịch vụ của công ty tại trang web: www.vndirect.com.vn . Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù VNDirect là công ty chứng khoán trẻ, mới được thành lập vào cuối năm 2006, nhưng nhờ có những định hướng rõ ràng, những bước đi đúng đắn, trong hai năm 2007 và 2008, VNDirect luôn là công ty chứng khoán có số lượng tài khoản khách hàng tăng mạnh nhất(10.548 và 4.016), hơn nhiều so với các công ty chứng khoán có uy tín như VCBS, BVSC, SSI,…….Tuy nhiên về số lượng khách hàng thì VNDirect vẫn còn ít hơn nhiều so với các công ty chứng khoán có uy tín khác, tính đến cuối năm 2008 số tài khoản khách hàng tại VNDirect là 14.864 tài khoản, kém hơn nhiều so với BVSC (18.695 tài khoản), BSC(17.241 tài khoản), SSI (20.524 tài khoản),……..Hơn nữa nhận thấy mình là một công ty chứng khoán trẻ, gia nhập thị trường sau nên VNDirect đã xác định rõ nhóm khách hàng của mình là các các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Hầu hết khách hàng của VNDirect là các nhà đầu tư vừa và nhỏ, hiện nay VNDirect chỉ có 26 khách hàng là các tổ chức như công ty tài chính dầu khí-CN Nam Định, công ty CP XNK thủy sản Bến Tre, Công ty cổ phần lắp máy Việt Nam (LILAMA), Công ty cổ phần Vigracera, VN Capital,….
Về nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán VNDirect là công ty chứng khoán đầu tiên cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến VNDirect Online vào tháng 5/2007 nhờ có hệ thống công nghệ tốt nhất và một đội ngũ nhân viên môi giới và công nghệ thông tin có trình độ cao. Nhờ có dịch vụ này, khách hàng có thể đặt lệnh thông qua Internet mà không cần phải viết phiếu lệnh hay gọi cho nhân viên Tele, qua đó giúp cho lệnh của khách hàng nhập vào hệ thống nhanh và chính xác hơn, đây có thể nói là bước đột phá trong công nghệ của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. VNDirect luôn là công ty đi đầu trong việc áp dụng các giải pháp hệ thống của sở giao dịch và trung tâm giao dịch, là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên được thử nghiệm hệ thống giao dịch từ xa đối với HOSE, HASTC và hệ thống giao dịch thông sàn đối với sàn HOSE. Hiện nay, VNDirect đang là công ty chứng khoán duy nhất thực hiện tất cả các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng, từ mở tài khoản, nộp tiền, chuyển tiền, quản lý danh mục, đặt và huỷ sửa lệnh, ứng trước tiền bán chứng khoán,……..
Nhìn nhận thấy vai trò quan trọng của dịch vụ môi giới cùng với năng lực công nghệ khá tốt nên VNDirect đã xác định tập trung vào phát triển dịch vụ môi giới thông qua việc nâng cấp phần mềm, các giải pháp giao dịch, đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ Broker và đội ngũ Telesale với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng khớp lệnh của khách hàng. Bình quân một ngày giao dịch, VNDirect nhận 667 lệnh/ ngày trong đó có 360 lệnh qua Online, 237 lệnh qua Tele và 70 lệnh qua sàn. Tuy nhiên với sự phát triển của dịch vụ VNDirect online cùng với việc thực hiện thông sàn Hồ Chí Minh thì số lượng lệnh đặc qua kênh Online đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 80- 90 % số lệnh đặt của khách hàng.
Bảng 2.3. Thị phần môi giới của VNDirect
Nguồn:Công ty chứng khoán VNDirect
Tổng phí môi giới bình quân của VNDirect vào khoảng 1.6 tỷ đồng/tháng, tổng giá trị giao dịch thông qua VNDirect bình quân khoảng 800 tỷ/tháng. Tỷ lệ lệnh khớp của khách hàng thông qua VNDirect là 61.67%. Thị phần môi giới là yếu tố quan trọng quyết định năng lực của công ty chứng khoán vì nó là nguồn thu lớn và ổn định đối với các công ty chứng khoán. Mặc dù có số lượng tài khoản khá lớn, số lệnh đặt một ngày giao dịch cũng khá nhiều song do chủ yếu là các khách hàng vừa và nhỏ, giá trị đặt trên một lệnh nhỏ, nên thị phần của VNDirect chưa lớn. Thị phần môi giới của VNDirect đã tăng lên đáng kể, từ 1,9% vào thời điểm quý 3 năm 2007 lên đến 2.9% năm 2008. Tính đến cuối năm 2008, VNDirect đang nằm trong tốp 15 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên thị phần của VNDirect vẫn kém xa so với các công ty chứng khoán hàng đầu như SSI(14.5%), BVSC(7.9%), BSC(3.5%), ACBS(6.1%),…..Mục tiêu trong năm 2009, thị phần môi giới của công ty sẽ đạt khoảng 5% và lọt vào tốp 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất. Thị phần môi giới của VNDirect mới chủ yếu là cổ phiếu, trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng tập trung vào môi giới trái phiếu niêm yết, môi giới thoả thuận, môi giới cổ phiếu OTC. VNDirect hiện đang là nhà môi giới OTC cho nhiều định chế và các quỹ đầu tư lớn nhờ vào các mối quan hệ rất tốt.
Là công ty chứng khoán trẻ và năng động, VNDirect luôn đi đầu trong việc đưa các sản phẩm dịch vụ mới đến cho khách hàng. Đặc biệt nhận thấy vai trò của vốn đối với các nhà đầu tư nên VNDirect luôn cố gắng đem đến cho các nhà đầu tư cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn nhanh với chi phí thấp nhất. Hiện các sản phẩm hỗ trợ vốn của công ty cho khách hàng như là ứng trước tiền bán, nghiệp vụ Repo cổ phiếu, cho vay cầm cố chứng khoán, và mới nhất là sản phẩm cho vay cam kết tiền mua chứng khoán T+2. Đây là những sản phẩm có chất lượng, nhanh và có chi phí hợp lý, được các khách hàng đánh giá cao, hơn nữa một số sản phẩm khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ trực tuyến mà không phải trực tiếp đến công ty.
2.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc công ty chứng khoán tham gia tư vấn, giúp đỡ công ty đại chúng trong việc phát hành chứng khoán gồm cổ phiếu và trái phiếu. Đây là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này và lĩnh vực này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì vậy vốn pháp định mà UBCKNN quy định cho nghiệp vụ này là tương đối cao(165 tỷ đồng). Hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của VNDirect bao gồm có đấu giá IPO, tư vấn bảo lãnh phát hành và tư vấn cổ phần hoá.
Ngay từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển, đặc biệt là khi chính phủ có chủ trương thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, thêm nữa nhu cầu muốn xin niêm yết của các doanh nghiệp và nhu cầu tăng vốn khiến nhu cầu tư vấn, bảo lãnh phát hành càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên với tính chất phức tạp của hoạt động này nên các công ty chứng khoán nhỏ và non trẻ như VNDirect chưa dám đầu tư mạnh để tham gia mạnh mẽ trong nghiệp vụ này, chính vì vậy các công ty chứng khoán lớn như SSI, BVSC, VCBS, BSC,…..nắm giữ phần lớn thị phần trong hoạt động này.
Tuy nhiên với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với mối quan hệ tốt với các định chế tài chính có uy tín nên VNDirect cũng xác định sẽ đầu tư mạnh mẽ cho nghiệp vụ này. Với những nỗ lực bước đầu thì công ty cũng đã có một số kết quả nhất định như đã thực hiện đấu giá IPO thành công cho một số công ty, tập đoàn lớn như tập đoàn tàu thuỷ Việt Nam Vinashin (VSP), bê tông Châu Thới(BT6), công ty tài chính dầu khí PVFC (PVF),…….
Bảng 2.4. Doanh thu của VNDirect từ hoạt động tư vấn, bảo lãnh
phát hành
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
348.899
204.860
Doanh thu từ hoạt động tư vấn bảo lãnh phát hành
667
2.300
Nguồn: Báo cáo tình chính của VNDirect
Mặc dù đã có hơn hai năm hoạt động nhưng hoạt động tư vấn bảo lãnh phát hành của VNDirect vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, hiện tại công ty mới chỉ phục vụ bảo lãnh phát hành cho một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản, tài chính, năng lượng,…..và những doanh nghiệp cần huy động vốn dài hạn, hầu hết họ là những đối tác chiến lược của IPA, tập đoàn mẹ của VNDirect. Tính đến tháng 10/2007, tổng số vốn VNDirect đã tư vấn phát hành thành công lên đến hơn 1200 tỷ đồng, trong đó có những dự án lớn như dự án phát hành cho Công ty Thủy Điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh(VSH), Tổng Công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (Wiwaseen), Công ty cổ phần đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin(VSP). Về hoạt động bảo lãnh, VNDirect tham gia bảo lãnh cả phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu cho các công ty, tuy nhiên VNDirect vẫn chủ yếu tham gia bảo lãnh cổ phiếu cho các đối tác, đồng thời VNDirect cũng nhờ mối quan hệ của mình mà giới thiệu khách hàng với các đối tác tài chính uy tín của VNDirect như IPA, BIDV, PVFC,…..
Về loại hình bảo lãnh, VNDirect cung cấp tất cả các loại hình bảo lãnh cho khách hàng như “bảo lãnh với cố gắng cao nhất” đến “bảo lãnh cam kết”, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Việc tham gia bảo lãnh với các hình thức đa dạng như vậy cũng giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Ngoài ra, thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành, VNDirect đã trở thành cổ đông chiến lược của nhiều công ty, trong đó tiêu biểu là của Vinashin.
Theo quyết định của chính phủ về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì đến năm 2010 sẽ hoàn thành việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, điều này cũng dẫn đến nhu cầu tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. VNDirect sẽ thực hiện trọn gói cho khách hàng từ tư vấn trước cổ phần hoá, thực hiện cổ phần hoá và sau cổ phần hoá. VNDirect sẽ khảo sát đánh giá doanh nghịêp, xây dựng phương án cổ phần hoá, tư vấ và tổ chức cổ phần hoá, giới thiệu nhà đầu tư chiến lược và tư vấn tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp.VNDirect đã tư vấn cổ phần hóa thành công cho nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ Phần Thủy Điện Srepok, Công ty Cổ phần Thủy Điện Sesan 4, Công ty Cổ phần Thủy Điện Huội Quảng – Bản Chát, Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Mông Dương với quy mô 4.000 tỷ VND vốn điều lệ và 16.000 tỷ VND tổng tài sản cho mỗi công ty.
Trong thời gian tới khi nhu cầu niêm yết và nhu cầu cổ phần hoá tăng lên, cùng với sự phát triển một cách chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán Việt Nam, VNDirect sẽ tập trưng đầu tư cho nhân sự và cho công nghệ nhằm đẩy mạnh hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành, hoạt động có thể đem lại nguồn thu rất lớn cho công ty trong tương lai.
2.2.3. Nghiệp vụ tự doanh:
Nghiệp vụ tự doanh là việc các công ty chứng khoán dùng nguồn vốn của mình hoặc nguồn vốn đi vay mượn để tự mình đầu tư chứng khoán. Đối với các công ty chứng khoán trẻ như VNDirect thì việc có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng để tăng thu từ hoạt động môi giới là một điều hết sức khó khăn. Nhận thấy điều đó, cùng với những yếu tố thuận lợi khác như VNDirect có đội ngũ nhân viên nhiều năm làm việc trên thị trường chứng khoán, cùng với việc thành lập vào đúng thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nên VNDirect đã xác định sẽ tập trung nguồn lực cho hoạt động tự doanh. Tính đến thời điểm tháng 6/2007, giá trị danh mục tự doanh của tất cả các công ty chứng khoán là 9.667 tỷ đồng, trong đó riêng khối 14 công ty chứng khoán được thành lập từ lâu đã đạt giá trị 5.997 tỷ đồng, chiếm 60% giá trị. Mặc dù thời điểm này VNDirect mới được thành lập 6 tháng nhưng giá trị danh mục tự doanh của VNDirect đã đạt giá trị 587 tỷ đồng, chiếm 6% giá trị danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán.
Bảng 2.5. Doanh thu từ hoạt động tự doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
348.899
204.860
Doanh thu từ tự doanh
259.975
-118.800
Nguồn: Báo cáo tài chính VNDirect
Về hoạt động tự doanh của công ty, công ty có riêng bộ phận tự doanh, hoạt động độc lập với các bộ phận khác, bộ phận tự doanh chỉ cùng với bộ phận phân tích lập nên quy trình đầu tư và xác định danh mục đầu tư của công ty. Vào thời điểm năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhờ vậy hoạt động tự doanh cũng đem lại doanh thu lớn nhất cho VNDirect, các lĩnh vực mà VNDirect đầu tư vào thường là các lĩnh vực bất động sản, tài chính và năng lượng. Doanh thu năm 2007 từ hoạt động tự doanh của VNDirect là 259.975 triệu đồng, chiếm 75% tổng doanh thu của VNDirect. Tuy nhiên sang năm 2008 thì thị trường chứng khoán Việt Nam mất 66% giá trị, các công ty chứng khoán hầu hết thua lỗ, đặc biệt là hoạt động tự doanh. Trong các hoạt động của VNDirect năm 2008, chỉ có riêng nghiệp vụ tự doanh là nghiệp vụ bị thua lỗ, giá trị tự doanh của công ty mất 118.800 triệu đồng, đặc biệt trong đó VNDirect đã bán đi hơn 2.000.000 cổ phiếu của Vinashin(VSP) trong danh mục tự doanh của mình.
2.2.4. Nghiệp vụ tư vấn:
Hoạt động tư vấn của VNDirect bao gồm có hai mảng tư vấn chính là tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Tư vấn đầu tư là việc VNDirect thông qua đội ngũ nghiên cứu và phân tích của mình sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin tốt nhất về các công ty niêm yết, tư vấn đầu tư nhằm nâng cao giá trị danh mục cho khách hàng, kể cả khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức. Tư vấn tài chính doanh nghiệp là việc khách hàng là các doanh nghiệp nhờ VNDirect tư vấn cổ phần hoá, tăng vốn từ chào bán ra công chúng và chào bán cho đối tác chiến lược, tư vấn niêm yết, tư vấn mua bán và sáp nhập và các giải pháp tái cấu trúc.
Về hoạt động tư vấn đầu tư, hiện nay VNDirect có đội ngũ khoảng 10 nhân viên tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phân tích, lập các báo cáo gửi đến nhà đầu tư. Sản phẩm báo cáo thị trường của VNDirect hiện tập trung chủ yếu vào các hoạt động: Phân tích nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích chiến lược thị trường, nghiên cứu chuyên sâu thị trường và phân tích cổ phiếu. VNDirect cung cấp sản phẩm nghiên cứu và tư vấn đầu tư dưới các hình thức khác nhau như gửi báo cáo, thảo luận trực tiếp, qua điện thoại, qua email và hội thảo. Qua các phân tích của công ty sẽ giúp các khách hàng của VNDirect nhìn nhận được tình hình thị trường hiện tại và tương lai, qua đó giúp các nhà đầu tư tìm được các cơ hội mới.
Về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, nhờ có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm mà VNDirect có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành năng lượng, tài chính, kho vận, phân phối hàng tiêu dùng, giao thông vận tải, bán lẻ và công nghệ thông tin. VNDirect còn tham gia tư vấn bảo lãnh phát hành, tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp. VNDirect cũng tư vấn niêm yết cho các doanh nghiệp, sau khi các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, VNDirect sẽ tư vấn nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường tập trung với tiềm lực và khả năng tăng trưởng tốt nhất, VNDirect cũng thực hiện việc quản lý sổ cổ đông cho các công ty cổ phần. VNDirect cũng có dịch vụ tái cấu trúc cho các doanh nghiệp, đem đến cho doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hợp lý hơn, một nền tảng kinh doanh tập trung hơn, đây là một điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
2.3. Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect:
Năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán cũng như VNDirect là thông qua những điểm mạnh của các yếu tố hình thành nên công ty như vốn, máy móc thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân lực, sản phẩm dịch vụ và marketing. Vì vậy để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ta phải đi xem xét năng lực thông qua các yếu tố trên.
2.3.1. Về vốn:
Như chúng ta đã biết, vốn là yếu tố quan trọng và quyết định năng lực hoạt động của bất kỳ công ty nào, hoạt động trong lĩnh vực nào, do vậy việc huy động và sử dụng vốn hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng. VNDirect được thành lập vào ngày 7/11/2006 với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng và tham gia đầy đủ các nghiệp vụ mà UBCKNN cho phép. Trong quá trình hoạt động của mình, VNDirect đã tăng vốn điều lệ một lần vào tháng 10/2007, đến nay số vốn điều lệ của VNDirect là 300 tỷ đồng, VNDirect tham gia vào các nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên một đặc điểm khác biệt giữa VNDirect và các công ty chứng khoán khác đó là ngay từ khi thành lập VNDirect đã là công ty con của tập đoàn đầu tư tài chính bất động sản IPA nên không có cổ phần của VNDirect nằm ở bên ngoài. Điều này cũng có nhiều thuận lợi cho VNDirect, là công ty con của một tập đoàn lớn nên VNDirect có thể huy động và quản lý nguồn vốn của mình dễ dàng hơn.
Bảng 2.6. Vốn điều lệ của một số công ty chứng khoán
Đơn vị: triệu đồng
Công ty chứng khoán
Vốn điều lệ
Công ty chứng khoán VNDirect
300.000
Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
450.000
Công ty chứng khoán Kim long
600.000
Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI)
1.366.667
Công ty chứng khoán TP HCM
394.000
Công ty chứng khoán Đông Á
500.000
Công ty chứng khoán ACB(ACBS)
1.000.000
Công ty chứng khoán FPT(FPTS)
440.000
Công ty chứng khoán Sài Gòn Thương Tín
1.100.000
Công ty chứng khoán An Bình
397.000
Nguồn: Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, hiện nay VNDirect đã đáp ứng điều kiện để hoạt động trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của mình như môi giới, tự doanh, tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên về số vốn điều lệ, VNDirect chỉ xếp thứ 15 trong số các công ty chứng khoán về số vốn điều lệ. Trong đó có những công ty chứng khoán có số vốn lớn như SSI, ACBS, chứng khoán Sài Gòn Thương Tín,….
2.3.2. Về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị:
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng, có tác động đến việc thu hút khách hàng và các điều kiện cơ bản để phục vụ giao dịch của khách hàng. Cơ sở hạ tầng là bộ mặt của công ty thể hiện năng lực, ý chí và văn hoá của công ty. Đối với VNDirect nói chung và các công ty chứng khoán nói chung, đặt trụ sở chính ở đâu có ý nghĩa quyết định đến thành công của công ty. Chính vì vậy ban lãnh đạo của công ty xác định đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty ban đầu sẽ là các khách hàng vừa và nhỏ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Vì vậy công ty đã quyết định đặt trụ sở chính của mình tại số 100- phố Lò Đúc- Hà Nội, và sau đó đến tháng 5/2007 công ty đã thực hiện chiến lược “nam tiến” và mở chi nhánh tại 51 Bến Chương Dương- TP Hồ Chí Minh và 9 đại lý nhận lệnh tại Nam Định, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hoà, Vĩnh Phúc,…..
So với các công ty chứng khoán khác, VNDirect có những ưu thế khá rõ nét, đó là có địa thế khá thuận lợi với sàn giao dịch rộng và khá đầy đủ tiện nghi. Vào tháng 9/2008 công ty đã chính thức chuyển trụ sở chính từ phố Lò Đúc sang địa chỉ mới tại toà nhà IPA Building số 1- Nguyễn Thượng Hiền- Hà Nội. Đây là một địa điểm rất đẹp và thuận lợi cho các nhà đầu tư, trụ sở mới có hai mặt tiền trên phố Trần Bình Trọng và Phố Nguyễn Thượng Hiền, nằm ngay gần hồ Thiền Quang, đây có thể nói là một địa thế đắc địa.
Bảng 2.7. So sánh cơ sở vật chất của một số công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán
Cơ sở hạ tầng, máy móc
thiết bị
Những ưu thế đặc biệt
Công ty chứng khoán VNDirect
Sàn giao dịch rộng, đẹp, 4 màn chiếu, 3 TV LCD, 2 máy tính khách hàng
Địa thế thuận lợi, sàn giao dịch đẹp
Công ty chứng khoán
Hà Nội (HSSC)
Sàn giao dịch đẹp, sang trọng, nội thất đẹp, 2 màn hình
Công ty chứng khoán Tràng An
Sàn giao dịch rộng, 4 màn chiếu, 3 LCD và 3 máy tính PC cho khách hàng
Sàn giao dịch đẹp và khá sang trọng, thông tin khá đầy đủ
Công ty chứng khoán SBS
Sàn giao dịch rộng, tiện nghi, có 6 màn chiếu, có sàn niêm yết và sàn OTC riêng biệt
Sàn giao dịch rất rộng, có sàn OTC và sàn niêm yết riêng
Công ty chứng khoán
Kim Long
Sàn giao dịch rộng và thoáng mát, có nhiều máy tính cho khách hàng
Công ty chứng khoán VinCom
Sàn lớn, địa điểm đẹp, có 6 bảng chiếu lớn
Địa thế đẹp, trang thiết bị hiện đại
Nguồn: Thống kê các công ty chứng khoán
Ngoài cơ sở hạ tầng thì máy móc thiết bị cũng là yếu tố rất quan trọng, mặc dù là công ty chứng khoán mới thành lập nhưng VNDirect là một trong những công ty chứng khoán có hệ thống máy móc thiết bị tốt nhất thị trường, đặc biệt là các thiết bị trực tuyến, là công ty chứng khoán đi đầu trong lĩnh vực công nghệ. Sàn giao dịch của công ty có hệ thống WIFI mạnh với tốc độ cao, bảng giá DIRECT BOARD là sản phẩm hiện đại, có tốc độ truy cập giá nhanh nhất thị trường. VNDirect có các phòng ban hiện đại, các chi nhánh, đại lý nhận lệnh được nối kết với nhau bởi mạng LAND nội bộ. Phòng nhận lệnh TELE của VNDirect có khoảng gần 40 máy tính và 26 Line để nhận lệnh và chuyển lệnh vào hệ thống. Ngoài ra VNDirect còn có nhiều phòng ban khác nhau được trang bị đầy đủ máy tính cá nhân và các thiết bị phục vụ cho công việc như phòng phân tích, tự doanh, kế toán, công nghệ thông tin, Market Info, CS, BS,…..
2.3.3. Về công nghệ:
Trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt giữa các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, yếu tố công nghệ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Năng lực cạnh tranh thể hiện rõ nét thông qua khả năng cạnh tranh về công nghệ, nhận thức được vai trò đó, ngay từ khi mới thành lập VNDirect đã chú trọng vào phát triển đội ngũ công nghệ thông tin và thành lập ra một phòng riêng chuyên về các giải pháp giao dịch. Đây chính là nét khác biệt lớn nhất giữa VNDirect và các công ty chứng khoán khác tại Việt Nam, VNDirect là công ty chứng khoán duy nhất sử dụng phần mềm hệ thống do chính mình viết ra mà không phải đi mua ở các công ty phần mềm trong và ngoài nước khác, chính vì vậy công ty luôn chủ động trong việc thay đổi để phù hợp hơn với những thay đổi của thị trường cũng như thay đổi theo yêu cầu của sở giao dịch.
Hiện nay VNDirect đang sử dụng phần mềm hệ thống BO@DIRECT, là công ty chứng khoán duy nhất ở Việt Nam sử dụng phần mềm tự viết, trong khi đó hầu hết các công ty chứng khoán đều mua các phần mềm của các công ty phần mềm trong nước như FPT hay của các công ty nước ngoài với giá hàng triệu USD như công ty chứng khoán quốc gia(NSI) sử dụng phần mềm eBOS/eBETS của FORMIS BASS của Malayxia, công ty chứng khoán Thăng Long sử dụng phần mềm của Thái Lan, công ty chứng khoán Sacombank mua phần mềm của Anh, đặc biệt công ty chứng khoán FPT là công ty con của tập đoàn đầu tư công nghệ FPT cũng không sử dụng phần mềm FPT.INDEX mình mà lại sử dụng giải pháp NOVA của Ấn Độ và Australia. Sự chủ động với giải pháp công nghệ của mình khiến VNDirect luôn là công ty chứng khoán đi đầu trong các giải pháp công nghệ cũng như trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ có tính công nghệ cao. VNDirect là công ty chứng khoán đầu tiên cho ra mắt sản phẩm Online và hiện cũng đang là công ty chứng khoán có các dịch vụ Online đa năng nhất. VNDirect luôn đi đầu trong các giải pháp công nghệ, hiện nay VNDirect đang là công ty chứng khoán có tốc độ đưa lệnh vào sàn HOSE nhanh nhất với tốc độ 86 lệnh/giây và tối đa có thể đạt 500 lệnh/giây. Bảng giá DIRECT BOARD của VNDirect cũng là bảng giá có tốc độ truy cập gia nhanh nhất thị trường, cứ 3 giây là bảng giá sẽ cập nhật giá một lần.
2.3.4. Về các sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing:
Sản phẩm dịch vụ và chiến lược marketing chính là những yếu tố quyết định trực tiếp đến việc thu hút khách hàng đến với công ty. Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho các khách hàng của công ty những điều kiện tốt nhất trong các giao dịch của họ. Chính vì vậy việc thường xuyên nghiên cứu và phát triển sẽ giúp cho công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí sử dụng và phát triển thêm những sản phẩm dịch vụ mới. Hiện nay VNDirect đang rất mạnh trong các sản phẩm Online thông qua hệ thống máy móc và công nghệ thông tin hiện đại.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, marketing ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, VNDirect luôn chú trọng đầu tư cho hoạt dộng Marketing và đưa cái tên VNDirect đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những chiến lược phát triển đúng đắn như vậy mà chỉ với 2 năm thành lập và phát triển, VNDirect đã tạo dựng đuợc vị thế của mình trên trường chứng khoán Việt Nam, trở thành một trong 15 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam và lọt vào tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2008.
2.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect:
2.4.1. Về vốn:
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của mình nên ngay từ khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của mình, VNDirect luôn cố gắng tăng thêm vốn sở hữu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Năm 2007, vốn chủ sở hữu của VNDirect là 445.877 triệu đồng, trong đó VNDirect dành 13.440 triệu đồng cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm 3% vốn chủ sở hữu. Năm 2008, vốn chủ sở hữu của VNDirect đã giảm xuống còn 359.710 triệu đồng, nguyên nhân chính là do phần lợi nhuận chưa phân phối đã giảm từ 95.877 triệu đồng xuống còn 9.710 triệu đồng, trong đó VNDirect dành 14.705 triệu đồng cho việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm 3,6% vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này được xem là hợp lý đối với một công ty chứng khoán. Năm 2007 là năm đầu tiên mà VNDirect gia nhập thị trường do vậy khoản tiền hơn 13 tỷ dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác là lớn hơn khá nhiều, điều này thể hiện tham vọng và khả năng cạnh tranh của VNDirect. Năm 2008 là năm mà các công ty chứng khoán gặp khó khăn do thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm, mặc dù vốn chủ sở hữu giảm nhưng vốn mà VNDirect dành cho đầu tư vẫn tăng thêm 1.250 triệu đồng.
Bảng 2.8. Vốn đầu tư của VNDirect qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2007
Năm 2008
Vốn chủ sở hữu
445.877
359.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21970.doc