Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 2

1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 2

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2

1.1.1.1 Quá trình hình thành 2

1.1.1.2 Quá trình phát triển 2

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 4

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ. 4

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 4

1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ. 7

1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 trong thời gian qua. 7

1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 9

1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 9

1.2.1.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. 9

1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp xây dựng: 10

1.2.1.3 Nội dung hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. 10

1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. 11

1.2.2 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. 13

1.2.2.1 Vốn đầu tư cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh 13

1.2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn. 15

1.2.3 Đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất. 16

1.2.4 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 18

1.2.5 Đầu tư cho hoạt động tìm hiểu thị trường 19

1.2.6 Đầu tư xây dựng thương hiệu: 20

1.2.7 Hoạt động đầu tư khác 22

1.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 23

1.3.1 Những thành tựu đạt được 23

1.3.1.1 Năng lực máy móc thiết bị. 23

1.3.1.2. Nguồn nhân lực 26

1.3.1.3 Thị trường 29

1.3.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn. 30

1.3.1.5 Hiệu quả kinh tế xã hội 34

1.3.2 Những mặt hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 36

1.3.2.1 Hạn chế trong việc huy động vốn 36

1.3.2.3 Trong công tác đầu tư phát triển, tìm hiểu thị trường 37

1.3.2.4 Trong đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. 37

1.3.2.5 Trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực 37

1.3.2.3 Trong hoạt động đầu tư khác 38

Chương II: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 39

2.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty 39

2.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2011. 39

2.1.2 Mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2015. 39

2.1.3 Kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị và nguồn nhân lực. 40

2.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra cho Công ty trong thời gian tới. 44

2.2.1 Điểm mạnh 45

2.2.2 Điểm yếu 45

2.2.3 Cơ hội 45

2.2.4 Thách thức 46

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 46

2.3.1 Giải pháp về huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 46

2.3.2 Giải pháp sử dụng vốn 47

2.3.3 Giải pháp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 48

2.3.4 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 49

2.3.5 Giải pháp về đầu tư tìm hiểu thị trường, phát triển thương hiệu 51

2.3.6 Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ. 52

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động trong công ty được tính đến tháng 8 năm 2008 như sau: Tổng số cán bộ công nhân viên dài hạn: 212 người trong đó: cán bộ có trình độ đại học và trên đại học : 137 người chiếm 64.6% Các cán bộ có trình độ Cao đẳng và trung cấp: 56 người chiếm 26.4% Công nhân: Đối với lực lượng công nhân các ngành nghề, Công ty ký hợp đồng lao động ngắn hạn, hiện tại một số công nhân có tay nghề cao, ngành ngề mang tính đặc thù ( thợ điện, thợ máy, thợ vận hành thiết bị…). Công ty đã ký hợp đồng dài hạn là 19 người chiếm 8.96% Bảng 1.11: Thống kê nguồn nhân lực TT Néi dung §V N¨m 2006 N¨m 2007 §· chuyÓn TuyÓn míi §µo t¹o Tæng cã ®Õn th¸ng 8/2008 Ghi chó I Về nhân lực 155 57 80 63 193 1 Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học Ng 121 45 61 137 Thạc sĩ Quản trị KD Ng 1 1 Thạc sĩ kỹ thuật Ng - 1 1 Thạc sĩ kinh tế Ng 2 2 Kỹ sư xây dựng Ng 64 30 35 37 69 Kiến trúc sư Ng 5 1 2 2 6 Kỹ sư kinh tế xây dựng Ng 6 2 6 7 10 Kỹ sư thuỷ lợi Ng 7 2 5 Kỹ sư trắc địa Ng 4 1 3 2 6 Kỹ sư ngành điện Ng 3 1 1 3 Kỹ sư cầu đường Ng 3 2 1 Kỹ sư đô thị Ng 1 1 Kỹ sư chế biến lâm sản Ng 1 1 Kỹ sư khoan thăm dò Ng 1 1 Cử nhân kinh tế Ng 22 4 7 6 29 Cử nhân Luật Ng 3 2 1 2 Cử nhân Quản lý KD Ng 1 2 3 Cử nhân khoa học Ng 1 1 1 Cử nhân ngành địa chất Ng 3 3 2 Cán bộ có trình độ cao đẳng trung cấp Ng 45 4 15 56 Trong đó: - Cử nhân cao đẳng Ng 16 2 2 16 Trung cấp kế toán Ng 3 1 2 4 Trung cấp xây dựng Ng 13 2 15 Trung cấp điện Ng 1 2 3 Trung cấp trắc địa Ng 1 1 3 3 Trung cấp chế tạo máy Ng 11 5 6 16 3 Công nhân Ng 16 8 3 19 Công nhân vận hành máy, thiết bị Ng 7 7 - Thợ điện bậc 3/7 Ng 1 2 3 Thợ điện bậc 5/7 Ng 2 2 Thợ điện bậc 6/7 Ng 2 2 Thợ nguội sửa chữa bậc 5/7 Ng 3 3 CN cơ điện bậc 3/7 Ng 3 3 Thợ lắp đặt ống Ng 2 2 CN sắt bậc 7/7 Ng 2 2 CN thợ điện bậc 3/7 Ng - Công nhân nề Ng - Công nhân mộc Ng 2 2 Nguồn : Phòng đầu tư và quản lý dự án. HUD1 Tỷ lệ số lao động có trình độ đại học và trên đại học trong tổng số lao động được ký hợp đồng ở công ty chiếm tỷ lệ lớn: 64.6%, cho thấy công ty cũng khá đầu tư vào mảng nhân lực chất lượng cao. Chiến lược đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao của công ty khá tốt vì từ đó công ty có thể mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại do có đội ngũ vận hành tốt, sẽ không xảy ra tình trạng máy móc đi trước con người. Kết quả là sẽ tăng được lợi nhuận và lại tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô hơn nữa. Do đặc điểm của ngành xây dựng cần rất nhiều lao động phổ thông để thực hiện thi công các công trình, còn lực lượng lao động có trình độ cao chỉ phục vụ lập kế hoạch, thiết kế công trình nên về số lượng không cần nhiều như lao động phổ thông. Ta có thể thấy công ty chỉ ký hợp đồng lao động dài hạn với một số rất ít công nhân có tay nghề cao, còn lại là những công nhân ký hợp đồng ngắn hạn. Do đó nếu như khi có nhu cầu xây dựng thì việc huy động công nhân có thể là một vấn đề lớn, có nhiều rủi ro xảy ra nếu như không đủ số công nhân hoặc là trình độ công nhân không đáp ứng được yêu cầu công việc thì có thế sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án. 1.3.1.3 Thị trường Hiện công ty có phòng Thị trường và đấu thầu chuyên về công tác tiếp thị và đấu thầu các dự án, công trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập hồ sơ mời thầu đối với các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. Hoạt động đấu thầu của công ty cũng được thực hiện khá tốt, giành quyền thực hiện rất nhiều dự án cho công ty. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã thực hiện được rất nhiều dự án với giá trị xây lắp lớn , triển khai nhiều dự án xây dựng nhà ở có hiệu quả. Dưới đây là những dự án công ty thực hiện từ năm 2005 đến nay: Bảng 1.12: Các dự án mà công ty thực hiện từ năm 2005 đến nay. Loại công trình Số lượng các dự án Tổng vốn đầu tư ( tỷ đồng) Đầu tư dự án 3 684,3 Thầu phụ thi công công trình 1 243 Các công trình dân dụng 11 317,6 Công trình văn phòng, trụ sở 14 257,1 Công trình xây dựng trường học 6 102,4 Công trình cải tạo sửa chữa 3 17,3 Công trình công nghiệp 5 192,4 Công trình thi công điện 5 65,5 Công trình cấp thoát nước 4 398,6 Các công trình hạ tầng 25 219,6 Tổng 77 2487,8 Nguồn: Tự tổng hợp 1.3.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện đồng vốn được công ty sử dụng có bảo toàn được nguồn vốn và đem lại lợi nhuận hay không, nó được thể hiện qua các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, giá trị tài sản cố định tăng thêm Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của HUD1 đã đem lại những kết quả như gia tăng TSCĐ huy động, nâng cao năng lực sản xuất, lợi nhuận thu được qua các năm liên tục tăng, giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu gia tăng đáng kết trong giai đoạn 2005-2008. Bảng 1.13: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Đơn vi: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT 32,056 46,205 90,235 96,628 Sản lượng 280 362 562 776 Doanh thu 177,820 263,036 443,397 529,313 Lợi nhuận 5,051 3,482 7,948 9,675 TSCĐ huy động 8,014 14,257 28,875 28,022 Doanh thu tăng thêm 85,216 180,361 85,916 Lợi nhuận tăng thêm -1,569 4,466 1,727 Nguồn: Phòng Đầu tư và Quản lý dự án.-HUD1 Giá trị sản xuất kinh doanh Nhờ đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã thực hiện tốt, hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh có sự gia tăng liên tục. Cụ thể, năm 2005 giá trị sản xuất kinh doanh đạt 280 tỷ đồng, năm 2006 đạt 362 tỷ đồng- tăng 29.3% so với năm 2005. Đặc biệt, năm 2007 giá trị sản xuất kinh doanh tăng 55.25% so với năm 2006, đây là mức tăng khá lớn. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do trong năm này, công ty khởi công nhiều dự án lớn, do đó giá trị sản xuất kinh doanh tăng. Đó là các dự án Khu đô thị mới Việt Hưng- Long Biên-Hà Nội, với tổng mức đầu tư lên tới 346.510 triệu đồng, đến nay dự án này đã hoàn thành và đang tiến hành giai đoạn đầu tư kinh doanh. Sang năm 2008, sản lượng tiếp tục tăng lên đến 776 tỷ đồng, đây cũng là năm có mức tăng tuyệt đối về lượng nhiều nhất: 214 tỷ đồng. Mặc dù năm 2008 có nhiều biến động trên thị trường như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đến cuối năm lại xảy ra khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vẫn giữ vững được đà tăng trưởng cao đáng kinh ngạc. Bảng 1.14: Giá trị sản xuất kinh doanh của HUD1 giai đoạn 2005-5008. Đơn vị tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 tổng giá trị SXKD(tỷ đồng) 280 362 562 776 Tốc độ liên hoàn (%) 29,3 55,25 38,07 Tốc độ định gốc 1 1,29 2,0 2,77 (Nguồn: Phòng Đầu tư và Quản lý dự án. HUD1) Doanh thu Doanh thu là chỉ tiêu thể hiện số tiền thu được từ việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Là công ty xây dựng, hoạt động chính của Công ty trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư dự án. Khối lượng các công trình xây lắp thường rất lớn, thời gian ứ đọng vốn lâu. Doanh thu theo từng thời kỳ phụ thuộc vào sản phẩm hoàn thành và nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư trong cùng thời kỳ đó, nên khối lượng sản phẩm dở dang là lớn. Ta có thể thấy doanh thu tăng mạnh qua các năm trong bảng số liệu bên dưới. Năm 2005 doanh thu mới chỉ là 177.820 tỷ đồng, thế nhưng đến năm 2007 thì doanh thu gấp gần 2.5 lần, đến năm 2008 doanh thu đã tăng gấp 3 lần. Trong năm 2008, có nhiều dự án được nghiệm thu quyết toán trong đó có dự án khu đô thị mới Việt Hưng- Long Biên, Hà Nội nên doanh thu cao nhất đạt 529.313 triệu đồng, tăng 19.38% so với năm 2007. Bảng 1.15: Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2005-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 177,820 263,036 443,397 529,313 - Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 47,92 68,56 19,38 - Tốc độ phát triển định gốc 1,00 1,48 2,49 2,98 Doanh thu/ Vốn đầu tư 5,54 5,692 4,915 5,478 Chỉ tiêu Doanh thu/ vốn đầu tư Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VĐT thực hiện hoạt động đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm đó. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện hiệu suất của vốn. Ta thấy chỉ tiêu này trung bình ở mức gần 5 lần, nó biến động khá ổn định qua các năm. Lợi nhuận. Bảng 1.16: Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2008. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 5,051 3,482 7,948 9,675 - Tốc độ liên hoàn -31,06 128,25 21,73 - Tốc độ định gốc 1,00 0,69 1,573 1,915 Lợi nhuận/ Vốn ĐT 0,171 0,075 0,088 0,1 Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án. HUD1 Đây là các khoản lợi nhuận mà công ty thu được sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.Ta có thể thấy lợi nhuận vào năm 2006 đạt 5.051tỷ đồng và giảm 31.06% so với năm 2005, năm 2007 thì lợi nhuận lại tăng lên đến 7.948 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006, đây cũng là một thành tựu đáng kể. Trong năm 2007 công ty đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2008 lợi nhuận lại tiếp tục tăng đến 9.675 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư cho biêt một đồng vốn đầu tư thực hiện đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong khoảng thời gian nghiên cứu. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động đầu tư càng đạt hiệu quả tài chính cao. Chỉ tiêu này biến đổi không đều qua các năm. Năm 2005, chỉ tiêu này là 0.171 có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0.171 đồng lợi nhuận. Sang năm 2006 và 2007 thì giảm đi một chút là 0.075 và 0.088. Năm 2008, chỉ tiêu này đã nhích lên là 0.1. Điều đó chứng tỏ khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư giảm đi so với năm 2005. Tài sản cố định huy động Tài sản cố định huy động chính là sản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư, là những hạng mục có thể đưa vào hoạt động ngay. Giá trị huy động tài sản cố định trên một đơn vị vốn đầu tư cho biết với một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo thêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động. Hệ số tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư phản ánh đồng vốn bỏ ra có hiệu quả hay không. Bảng 1.17: Giá trị tài sản cố định huy động Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT 32,056 46,205 90,235 96,628 TSCĐ huy động 8,014 14,257 28,875 28,022 TSCĐ huy động/ VĐT 0,25 0,309 0,32 0,29 Nguồn: Phòng Đầu tư và Quản lý dự án Giá trị tài sản cố định huy động tăng qua các năm, duy chỉ có năm 2008 thì có giảm 1 chút so với năm 2007. Tỷ lệ tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư có sự thay đổi tương ứng.Năm 2005, tỷ lệ này là 0,25 tức là một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,25 đồng tài sản cố định huy động được. Đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên đến 0.309, năm 2007 là 0,32 và năm 2008 là 0.29. Ta có thể thấy các con số hiệu quả đầu tư đều chứng tỏ HUD1 là công ty khá thành công khi các chỉ số đều an toàn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi. Trên đây chúng ta đã phân tích các hiệu quả tài chính mà quá trình đầu tư mà công ty tạo ra, chúng ta hãy cùng đi xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư tạo ra để có một cái nhìn toàn diện nhất. 1.3.1.5 Hiệu quả kinh tế xã hội Bảng 1.18: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 tổng giá trị SXKD(tỷ đồng) 280 362 562 776 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 0,259 3,051 5,35 24,4 tổng số lao động (người) 128 150 180 189 Thu nhập bình quân tr.đ/ng/tháng 1,75 1,82 2,3 4,0 Lao động tăng thêm (người) 22 30 9 Thu nhập tăng thêm tr. đ/ ng/tháng 0,07 0,48 1,7 Nguồn: Phòng đầu tư và quản lý dự án Hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất mà công ty tạo ra đó là các công trình xây dựng do công ty thi công đi vào hoạt động và phát huy công năng cao. Hiện nay, tại các thành phố lớn thì nhu cầu về nhà ở dành cho người dân cũng như nhu cầu về văn phòng cho thuê rất cao. Tại các khu đô thị mới, các dự án đều được bán hết cho người dân có nhu cầu dù mới chỉ xây xong phần móng của chung cư. Do đó các công trình mà công ty xây dựng đã góp phần rất lớn vào việc tăng nguồn cung thiếu hụt của bất động sản nhà ở và văn phòng cho thuê hiện nay, ngoài ra, công ty còn thực hiện rất nhiều các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu như xây dựng trường học, uỷ ban nhân dân… góp phần tạo cuộc sống thuận lợi hơn cho người dân. Những dự án của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị làm chủ đầu tư mà công ty đã tham gia thi công có các công trình hạ tầng xã hội phục vụ cư dân sinh sống trong khu vực như: trụ sở UBND phường, trường học, nhà trẻ, nhà văn hoá, bể bơi, sân bóng, thư viện, câu lạc bộ, siêu thị…đi kèm là dịch vụ quản lý nhà ở và khu đô thị của chính chủ đầu tư đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các công trình mà công ty thi công đã đáp ứng được một lượng lớn nguồn cung về hạ tầng, các khu đô thị, nhà ở giúp cân bằng với nhu cầu về nhà ở bức xúc của người dân. Điều này đã khẳng định thêm thương hiệu uy tín HUD của tổng công ty trên thị trường bất động sản những năm qua được thể hiện qua các khu đô thị lớn của Thành phố Hà Nội như Khu đô thị mới Định Công- Hoàng Mai, Hà Nội, quy mô 16.4 ha; Khu đô thị mới Mỹ Đình II- Từ Liêm, Hà Nội, quy mô dự án 26,24 ha; Khu đô thị mới Pháp Vân-Tứ Hiệp- Hoàng Mai, Hà Nội, quy mô dự án 50,38 ha; Khu đô thị mới Việt Hưng- Long Biên, Hà Nội: quy mô dự án 302,5 ha v.v.. Trong đó nổi bật là khu đô thị Linh Đàm đã được Bộ xây dựng công nhận là Khu đô thị kiểu mẫu. Tiếp tục sau các dự án đã triển khai ở hai thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số dự án triển khai ở một số địa phương khác, hiện này Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị đã triển khai đầu tư dự án tại một số địa phương có tiềm năng và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước như: Cao Bằng, Thanh Hoá, Bình Dương, Đồng Nai…Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 được chỉ định là đơn vị nòng cốt để trỉên khai thi công tại các dự án này. Nộp ngân sách Nhà nước Hoạt động đầu tư xây lắp, kinh doanh của công ty đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng nền kinh tế đó là tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Nộp ngân sách tăng lên rất nhanh qua các năm và tăng lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận rất nhiều. Trong năm 2005 nộp ngân sách mới chỉ là 0,259 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã tăng lên 11.8 lần. Thật là một mức tăng kỷ lục đáng khâm phục! Đến năm 2007 mức nộp ngân sách là 5.35 tỷ đồng và năm 2008 là 24,4 tỷ đồng. Năm 2008 có mức đóng góp cho ngân sách nhà nước gấp 94,2 lần so với năm 2005. Như vậy, công ty đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ xây dựng đất nước thông qua việc nộp đủ ngân sách và không ngừng tăng qua các năm. Tổng số lao động: Hiệu quả mà công ty đóng góp cho xã hội chính là tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Số lao động thống kê trên chỉ là số lao động chính thức mà công ty đã ký hợp đồng, ngoài ra còn rất nhiều lao động phổ thông khác được công ty thuê để thực hiện các dư án. Ta có thể thấy số lao động chất lượng cao của công ty tăng dần qua các năm. Trong 2 năm 2006 và 2007 có sự tăng mạnh về số lao động so với các năm còn lại. Năm 2008, lao động trong công ty tăng ít do nhu cầu thị trường sụt giảm nên khối lượng công việc không tăng so với năm trước, lượng cầu lao động giảm. Công ty luôn chú trọng nâng cao đội ngũ lao động chất lượng cao: kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sỹ để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Chỉ tiêu số lao động tăng thêm bình quân hàng năm cho biết hàng năm công ty đã tạo ra thêm bao nhiêu việc làm mới. Chỉ tiêu này tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2006, 2007 số lao động tăng thêm bình quân rất cao là 22 và 30 lao động hàng năm. Tuy nhiên, đến năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước suy giảm, công ty chỉ thuê thêm 9 lao động mới so với năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người: Ta thấy thu nhập bình quân đầu người của nhân viên được ký hợp đồng chính thức trong công ty tăng đều qua các năm qua biểu đồ dưới đây: Năm 2005 mới chỉ đạt 1.75 triệu/người/ tháng đến năm 2007 đã là 2.3 triệu người/tháng. Năm 2008 con số này đã tăng lên đến 4 triệu/người/ tháng. Đây là mức lương tăng khá nhanh không chỉ trong công ty mà còn khá cao đối với các công ty xây dựng cùng ngành. Điều đó chứng tỏ hiệu quả xã hội mà công ty tạo ra là hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy chế độ đãi ngộ đối với nhân viên ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống của nhân viên được cải thiện rõ nét. Chỉ tiêu thu nhập bình quân tăng thêm trong từng năm cho biết mỗi nhân viên được tăng thêm bao nhiêu thu nhập. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ nâng cao mức sống cho nhân viện trong công ty. Ta thấy chỉ tiêu này không ngừng tăng qua các năm chứng tỏ đời sống của nhân vịên ngày càng được nâng cao với mức năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. 1.3.2 Những mặt hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Hạn chế trong việc huy động vốn Ta có thể thấy tỷ lệ vốn tự có của công ty trong tổng nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ từ 8.9% đến 12% do đó gây khó khăn cho công ty trong việc chủ động trong việc thực hiện các dự án nếu như cần vốn gấp. Hơn nữa với vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ cũng đồng nghĩa với việc tiềm lực của công ty vẫn còn yếu. Vốn tự có nhỏ cũng gây khó khăn trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Ngược lại, nguồn vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ khá lớn, dẫn tới công ty phải chịu áp lực trả lãi lớn từ ngân hàng. Nếu như tình hình kinh tế có nhiều biến động lớn như khủng hoảng kinh tế và lạm phát thì việc trả lãi cho ngân hàng lại càng trở nên khó khăn hơn. Công ty chưa thu hút được nhiều kênh huy động vốn, sự tham gia góp vốn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang là một kênh thu hút vốn khá hấp dẫn, do đó công ty cần nghiên cứu để có thể tận dụng được nguồn vốn này. 1.3.2.3 Trong công tác đầu tư phát triển, tìm hiểu thị trường Tuy công ty đã đầu tư cho công tác tìm hiểu thị trường nhưng vẫn chưa có một chiến lược marketing cụ thể để quảng bá hình ảnh của công ty một cách rộng rãi đến khách hàng. Nếu như công ty quảng bá hình ảnh một cách hệ thống sẽ tạo được hiệu quả rất lớn đó là uy tín của công ty được nâng cao, từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh hơn. Phần lớn các công trình do công ty thi công đều do tổng công ty HUD làm chủ đầu tư đã tạo tâm lý chờ giao việc nên việc chủ động đi tìm các dự án khác vẫn còn hạn chế. 1.3.2.4 Trong đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Nguồn vốn đầu tư vào năng lực máy móc thiết bị chưa đáp ứng đủ cho thi công các dự án. Trong khi đó, máy móc thiết bị lại có một vai trò rất quan trong trong việc thể hiện năng lực thi công của công ty. Do đó, cần đầu tư mạnh mẽ vào máy móc thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn, giành được nhiều các dự án từ các đối thủ cạnh tranh. Mức độ hiện đại hoá máy móc thiết bị của công ty chưa phải là cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. 1.3.2.5 Trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực Công ty chưa chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, số lao động được gửi đi để đào tạo ở nước ngoài là rất ít. Ngoài ra, số lao động phổ thông, lao động thời vụ chỉ được huy động khi có dự án do đó đã gây ra một số khó khăn vì lực lượng lao động này không ổn định, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu công việc. Đặc biệt chưa có hoạt động đầu tư vào nghiên cứu khoa học công nghệ, đây cũng là một hạn chế rất lớn. Việc đầu tư khoa học công nghệ có thể tìm ra các biện pháp thi công mới hiệu quả hơn cách thi công truyền thống và tạo hiệu quả cao cho doanh nghiệp, tuy nhiên đầu tư vào khoa học công nghệ đòi hỏi một lượng vốn khá lớn vào trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu và nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể tìm ra các phương pháp mới. Để làm được điều này thì công ty cần có một tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể đầu tư vào lĩnh vực còn nhiều mới mẻ này. 1.3.2.3 Trong hoạt động đầu tư khác Tac có thể thấy công ty dành một lượng vốn rất lớn dành cho hoạt động đầu tư khác. Tuy nhiên cơ cấu đầu tư như thế là chưa hợp lý do đầu tư giàn trải vào các hoạt động sản xuất nguyên vật liệu phục vụ thi công. Hoạt động xây dựng nhà xưởng phục vụ thi công cũng tốn khá nhiều vốn đầu tư,. Do đó, cần rà soát lại quá trình quản lý trong cả khâu xây dựng để tránh thất thoát lãng phí xảy ra. Chương II: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 2.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty 2.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2011. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế có tác động xấu đến Việt Nam, đồng thời thị trường bất động sản Việt Nam gần đây rơi vào tình trạng suy giảm nhu cầu nhà ở, văn phòng cho thuê, năm 2008 công ty vẫn làm ăn có lãi và vượt chỉ tiêu đề ra. Do đó, căn cứ vào chủ trương định hướng phát triển của Tổng công ty, căn cứ tiềm năng, nội lực của Công ty HUD1, Hội đồng quản trị Công ty chủ trương tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế, xác định các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu cụ thể như sau: Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đến 2011 TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Sản lượng 768 tỷ đồng 921 tỷ đồng 1070 tỷ đồng 2 Doanh thu 540 tỷ đồng 648 tỷ đồng 708 tỷ đồng 3 Lợi nhuận trước thuế 14,4 tỷ đồng 17,28 tỷ đồng 18.72 tỷ đồng 4 Nộp ngân sách Nhà nước 7 tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng 5 Thu nhập bình quân /tháng 4.5triệu đồng 4.8 triệu đồng 5 triệu đồng 6 Cổ tức 16%/năm 18%/ năm 20%/năm (Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch) 2.1.2 Mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2015. Để thực hiện được những mục tiêu chiến lược phát triển của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 thấy cần phải tăng cường năng lực và quy mô của mình cả về mặt quản lý và năng lực tài chính để có thể thực hiện tốt các dự án mục tiêu trước mắt và lâu dài của Tập đoàn, do đó công ty có kế hoạch thành lập Tổng công ty đầu tư xây lắp và phát triển nhà trên cơ sở định hướng phát triển của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam. Tổng công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà xây dựng định hướng phát triển giai đoạn 2010-2015 theo những mục tiêu chủ yếu sau: Xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh, đồng bộ để có thể triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, nhận và tổng thầu đối với các công trình có quy mô lớn, phức tạp. Tập trung đầu tư mở rộng sản xuất cả về quy mô lẫn chiều sâu, nâng cao năng lực thi công xây lắp để các đơn vị thành viên tham gia thi công các hạng mục công trình tại các dự án của Tập đoàn đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả. Chú trọng phát triển các dự án khu đô thị vừa và nhỏ trên cơ sở quy hoạch đồng bộ hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và đất nước. Tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm tăng thêm năng lực của Tổng Công ty, tạo điều kiện để Tổng Công ty có thể đầu tư những dự án lớn và tiến tới có thể đầu tư, xây dựng và kinh doanh các dự án ở trong nước và khu vực. 2.1.3 Kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị và nguồn nhân lực. Trên cơ sở trong những năm tới mở rộng quy mô hoạt động, công ty cũng có kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực: B¶ng 2.2: KÕ ho¹ch tuyÓn dông vµ ®µo t¹o TT Néi dung §V kÕ ho¹ch 2009 KÕ ho¹ch 2010 TuyÓn míi §µo t¹o tuyÓn míi ®µo t¹o I Về nhân lực 23 34 20 25 1 Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học Ng 13 13 10 10 Thạc sỹ quản trị kinh doanh Ng Thạc sỹ kỹ thuật Ng Thạc sỹ kinh tế Ng Kỹ sư xây dựng Ng 8 10 5 5 Kiến trúc sư Ng Kỹ sư kinh tế xây dựng Ng Kỹ sư thuỷ lợi Ng Kỹ sư trắc địa Ng Kỹ sư ngành điện Ng 2 Kỹ sư cầu đường Ng Kỹ sư đô thị Ng 3 3 Kỹ sư chế biến lâm sản Ng Kỹ sư khoan thăm dò Ng Cử nhân kinh tế Ng 3 3 2 2 Cử nhân Luật Ng Cử nhân quản lý KD Ng Cử nhân khoa học Ng Cử nhân ngành địa chất Ng 2 Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp Ng 11 5 Trong đó: Cử nhân cao đẳng Ng 3 2 Trung cấp kế toán Ng 2 1 Trung cấp xây dựng Ng 6 2 Trung cấp điện Ng Trung cấp trắc địa Ng Trung cấp chế tạo máy Ng 3 Công nhân Ng 10 10 10 10 Công nhân vận hành máy, thiết bị Ng 2 2 2 2 Thợ điện bậc 3/7 Ng Thợ điện bậc 5/7 Ng Thợ điện bậc 6/7 Ng 2 2 2 2 Thợ nguội sửa chữa bậc 5/7 Ng Công nhân cơ điện bậc 3/7 Ng Thợ lắp đặt ống Ng CN sắt bậc 3/7 Ng CN cơ điện bậc 3/7 Ng Công nhân nề Ng 2 2 2 2 Công nhân mộc đóng đồ Ng 2 2 2 2 Công nhân cốp pha 2 2 2 2 Kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị: Để nâng cao năng lực xây lắp trong thời gian tới, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 lập kế hoạch đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Tổng mức đầu tư thiết bị, máy móc :19.416.738.729,đ 2. Nguồn vốn huy động dự kiến - Xin vay vốn TCT với lãi suất ưu đãi 12%/năm :10.000.000.000,đ - Vay vốn trung hạn và dài hạn lãi suất 20%/năm : 4.000.000.000,đ - Nguồn vốn tự có của Công ty : 5.416.738.729,đ 3. Thời hạn vay vốn dự kiến : 3 năm 4. Chi phí lãi vay : 4.300.000.000,đ 5. Tổng chi phí đầu tư thiết bị, máy móc (5=1+4) :23.716.738.729,đ 6. Số tiền thu từ kinh doanh cho thuê máy, thiết bị/năm : 8.340.768.000,đ Bảng 2.3:Kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị năm 2009 tt ThiÕt bÞ ®v kÕ ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31421.doc
Tài liệu liên quan