Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU . . . 1

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN

SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU . 4

I. Khái quát về công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng

xuất kh ẩu . . 4

1. Quá trình hình thành và phát triển . 4

2.Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp . . 7

3. Chức năng,nhiệm vụ hoạt động của Công ty . 8

II. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 9

1. Giá cả sản phẩm . 10

2. Chất lượng sản phẩm . 11

3. Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng . . 12

4. Thông tin và xúc tiến thương mại . 14

5. Năng lực nghiên cứu và phát triển . . 15

6. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp . 15

7. Trình độ lao động . 17

8. Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần . 17

9. Vị thế tài chính . 18

10. Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp . 19

III. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty

cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu . 20

1. Tổng quan về hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn 2004–2006 . 20

1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . . 20

1.2. Thuận lợi và khó khăn . 22

2.Tình hình đầu tư trong 3 năm gần đây của Doanh nghiệp . 24

2.1.Tình hình Tài sản và vốn kinh doanh . . 24

2.2. Các dự án đầu tư và quản lý đầu tư ngoài

 Doanh nghiệp . . . 36 3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại

công ty . 39

3.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực . 39

3.2. Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ . 43

3.3. Đầu tư cho hệ thống thông tin quản lý . 46

3.4. Đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường . 48

IV. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 49

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU . 51

I. Định hướng phát triển của công ty đến 2010 . 51

1. Mục tiêu cơ bản và Kế hoạch Đầu tư trong những năm tiếp theo . 51

1.1. Mục tiêu cơ bản những năm tiếp theo . 51

1.2. Kế hoạch Đầu tư những năm tiếp theo . 55

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của

công ty trong thời gian tới . . 58

1. Đổi mới toàn diện nhận thức về vai trò của đầu tư nâng cao

 năng lực cạnh tranh . 58

2. Một số giải pháp về huy động vốn . . 59

3. Một số giải pháp về sử dụng vốn . 60

4. Các giải pháp về đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62

5. Một số giải pháp về công nghệ . . 63

6. Xây dựng thương hiệu PROMEXCO thành một thương hiệu

 mạnh nhằm khẳng định vị thế của Công ty trên thương trường . 65

7. Các giải pháp về đầu tư mở rộng thì trường và xúc tiến hỗn hợp . 66

7.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường . 66

7.2. Các giải pháp về xúc tiến hỗn hợp . 67

8. Các giải pháp về chính sách giá của sản phẩm 69

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của

công ty trong dài hạn . 70

III. Một số kiến nghị về phía nhà nước . . 73

KẾT LUẬN . . 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76

 

 

 

 

 

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Từ bảng cân đối kế toán ta nhận thấy : trước tiên ta nhận xét về tài sản : - Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn : Cuối năm 2005 (đầu năm 2006 ) so với cuối năm 2006,tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ,giảm 1.385.622.519 đồng từ 40.451.503.227 đồng xuống 39.065.880.746 đồng,tức là giảm 3,42% so với đầu năm.mặc dù tiền mặt gửi quỹ tăng mạnh ( tăng 3.526.154.501 đồng,tức là tăng đến 208,12% từ 1.694.249.108 đồng lên đến 5.220.403.609 đồng ),tiền gửi ngân hàng cũng tăng ( tăng 354.216.637 đồng,tức là 92,59% từ 382.528.572 đồng đến 736.745.209 đồng ),và các khoản phải thu khách hàng cũng tăng đáng kể ( tăng 4.693.681.315 đồng,tức là 62,7% ),nhưng xét về mặt con số tuyệt đối thì tất cả chúng không thể tăng nhanh bằng việc hàng tồn kho giảm mạnh ( giảm 6.847.641.241 đồng,tức là 26,28% ),bên cạnh đó,tài sản lưu động khác cũng giảm ( giảm 1.232.566.771 đồng,tức là 48,14% ).Sở dĩ có điều này là do công ty vừa cổ phần hoá thành công,làm cho lượng tiền mặt tăng đáng kể, đặc biệt là tiền mặt tại quỹ.hơn nữa các sản phẩm tồn kho từ cuối năm 2005 đã được công ty tiêu thụ gần hết,nguyên liệu,vật liệu trong kho đã dần được đưa ra sử dụng,do đó dẫn đến nguyên,vật liệu tồn kho,và đặc biệt là hàng hoá tồn kho giảm đáng kể.Bên cạnh đó,có nhiều lô hàng công ty bán cho bạn hàng chưa được thanh toán đầy đủ, điều này dẫn đến các khoản phải thu tăng lên, đặc biệt là phải thu của khách hàng. - Tài sản cố định,Đầu tư ngắn hạn Cuối năm 2006 so với thời kỳ đầu năm,tài sản cố định,Đầu tư ngắn hạn cũng giảm mạnh.giảm 11.068.048.557 đồng,tức là 35,26% từ 31.387.368.979 đồng xuống 20.319.320.422 đồng so với đầu năm. Đây không phải là những con số chính thức bởi vì tại thời điểm này nhiều vấn đề còn chưa được hạch toán,nên con số cuối năm có phần hơi chênh lệch so với con số đầu năm. Điều đó có thể được chứng minh, đó là : tài sản cố định,cuối năm tăng mạnh so với đầu năm ( tăng 7.512.354.168 đồng,tức là 67,35% ),từ 11.153.078.764 đồng lên 18.665.432.932 đồng.sở dĩ có điều đó là vì đầu năm công ty đã Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,Đầu tư cho hệ thống thông tin trong công ty cũng như Đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng,chung cư cao tầng,biệt thự,nhà vườn… Về nguồn vốn : - Vốn vay Cuối năm 2006,về vốn vay giảm 11.865.275.253 đồng tức là 17,76%.Từ 66.803.224.449 đồng đến 44.467.117.882 đồng.Mặc dù vay ngắn hạn tăng 4.378.500.650 đồng ( trong đó vốn vay ngắn hạn tăng mạnh : tăng 14.558.642.403 đồng từ 13.699.938.082 đồng đến 28.258.580.485 đồng ),nhưng ngược lại,xét về con số tuyệt đối vay dài hạn lại giảm mạnh hơn : giảm 15.909.733.748 đồng từ 26.283.763.107 đồng xuống 10.374.029.359 đồng ( trong đó chủ yếu là sự giảm xuống của vốn vay dài hạn : giảm 15.909.733.748 đồng từ 24.488.006.298 đồng xuống 8.578.272.550 đồng ).Sở dĩ có điều đó,bởi vì giai đoạn đầu năm,công ty buộc phải tăng nguồn vốn bằng cách tăng vốn vay dài hạn,do phải thực hiện 4 Dự án Đầu tư lớn đó là : Dự án tại Km9 – QL 1A – Hoàng Liệt – Hoàng mai – Hà nội;Dự án xây dựng cơ sở mới tại khu công nghiệp ngọc hồi;Dự án khu đô thị mới tại Móng cái,Quảng ninh.và Dự án xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Móng cái - Quảng ninh. - Vốn chủ sở hữu So với đầu năm 2006,thì cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu giảm : giảm 588.494.785 đồng,tức là 11,68%,giảm từ 5.035.647.757 đồng xuống 4.447.152.972 đồng. Điều này cũng bởi vì giai đoạn đầu năm công ty phải thực hiện 4 Dự án Đầu tư lớn kể trên. 2.2. Các dự án đầu tư và quản lý đầu tư ngoài Doanh nghiệp Các dự án đầu tư và quản lý Đầu tư ngoài công ty trong thời gian qua là không nhiều,thời gian qua công ty chú trọng nhiều hơn vào việc tiến hành các Dự án Đầu tư theo chiều sâu như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ,Đầu tư phát triển nguồn nhân lực,cũng như là Đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.chỉ đến cuối năm 2005 công ty mới thực sự bắt đầu có ý định Đầu tư vào các lĩnh vực Đầu tư phát triển,cụ thể hiện nay Công ty đang cùng lúc theo đuổi 4 Dự án lớn đó là : Dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ cho công nhân sản xuất tại Km9 - Quốc lộ 1A - phường Hoàng Liệt - quận Hoàng mai – Thành phố Hà nội đã được UBND thành phố Hà nội và Bộ thương mại cho phép Dự án xây dựng cơ sở mới tại Khu công nghiệp Ngọc hồi đã được UBND thành phố Hà nội đồng ý Dự án khu đô thị tại thị xã Hải yến - thị xã Móng cái – tỉnh Quảng ninh, đã được UBND tỉnh Quảng ninh phê duyệt. Dự án xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Móng cái - Quảng ninh. Cả 4 Dự án Đầu tư do vừa mới được công ty triển khai,nên lượng vốn Đầu tư cho nó còn hạn chế,phần lớn tập trung vào khâu đền bù,giải phóng mặt bằng.Tại thời điểm này tổng vốn Đầu tư cho 4 Dự án là 10 tỷ đồng,cụ thể như sau : Dự án xây dựng nhà xưởng phục vụ cho công nhân sản xuất tại Km9 - quốc lộ 1A,tổng số vốn Đầu tư được dành hoàn toàn cho đền bù,giải phóng mặt bằng,trị giá : 1.847.251.000 đồng ; Dự án xây dựng cơ sở mới tại cụm công nghiệp Ngọc hồi - huyện Từ liêm – Hà nội : vốn Đầu tư đến thời điểm này là : 3.123.000.000 đồng.công ty dành phần lớn cho Đầu tư xây dựng nhà xưởng trên diện tích gần 7.000 m2 ở đây. qua đó nhằm ổn định sản xuất mặt hàng bao bì và đồ mộc của công ty . Dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu đô thị ở xã Hải yến – Móng cái - Quảng ninh.Tổng vốn Đầu tư được dành cho Dự án này đến thời điểm này là : 3 tỷ đồng,dùng hoàn toàn vào việc đền bù,giải phóng mặt bằng diện tích 29,1 ha. Để những năm tiếp theo có thể Đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng ở đây. Dự án xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Móng cái - Quảng ninh.Tổng vốn Đầu tư được dành cho Dự án này đến thời điểm này là : 2.029.749.000 đồng,và cũng dùng hoàn toàn vào việc đền bù,giải phóng mặt bằng cho diện tích 4.060 m2,công ty ký hợp đồng thuê đất với sở địa chính Quảng ninh là 50 năm. Bảng 9 : mục đích sử dụng vốn Đầu tư của 4 Dự án trong tổng vốn Đầu tư của công ty (đơn vị tính : đồng ) TT Dự án Đền bù,GPMB Xây dựng nhà xưởng Tổng 1 Xây dựng nhà xưởng tại Km9 – QL 1A 1.847.251.000 - 1.847.251.000 2 Xây dựng cơ sở mới tại khu công nghiệp Ngọc hồi - 3.123.000.000 3.123.000.000 3 Khu đô thị tại Quảng ninh 3.000.000.000 - 3.000.000.000 4 Xây dựng cơ sở gia công tái chế hàng xuất khẩu và dịch vụ tại Quảng ninh 2.029.749.000 - 2.029.749.000 Tổng vốn Đầu tư 6.877.000.000 3.123.000.000 10.000.000.000 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy : trong tổng số vốn Đầu tư của công ty ,nguồn vốn dùng cho công tác đền bù,giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ rất lớn : chiếm 6.877.000.000 đồng trong tổng số 10 tỷ,chiếm 68,77%,trong khi đó nguồn vốn dành cho xây dựng nhà xưởng chỉ chiếm 3.123.000.000 đồng,tức là chỉ chiếm có 31,23% trong tổng nguồn vốn. Điều này là do,cuối năm 2005 công ty mới triển khai Dự án,ngoài Dự án di dời địa điểm sản xuất ra khu công nghiệp Ngọc hồi – không phải quan tâm đến điều kiện về mặt bằng,còn lại các Dự án khác đều bắt đầu từ đầu,do đó khó tránh khỏi việc phải Đầu tư một khối lượng vốn lớn cho công tác đền bù,giải phóng mặt bằng.Nhưng sang các giai đoạn tiếp theo tỷ lệ này sẽ ngày càng thay đổi theo chiều hướng tăng Đầu tư xây dựng nhà xưởng,mua sắm máy móc thiết bị,và giảm Đầu tư cho công tác đền bù,giải phóng mặt bằng. Ngoài 4 Dự án được quyết định Đầu tư vào cuối năm 2005 đã nêu ở trên,thì những Dự án Đầu tư của công ty thực hiện trong năm 2004 cũng đã gần hoàn thiện. Đó là : Dự án xây dựng khu tập thể 10A Nghĩa dũng - phường Phúc xá - quận Ba đình – Hà nội với diện tích 2.017 m2.Công ty đang làm thủ tục bàn giao cho công ty kinh doanh nhà số 1. Dự án xây dựng khu tập thể cụm dân cư số 08 - phường Phương liệt - quận Hoàng mai – Hà nội với diện tích 8.225m2.Công ty đang làm thủ tục bàn giao cho công ty kinh doanh nhà số 2. 3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty 3.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là lực lượng có tính chất quyết định trong mọi tổ chức.Thật vậy : nếu nói về bộ phận quản lý Doanh nghiệp thì đây được coi là đầu não của doanh nghiệp,là lực lượng quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh,nhiệm vụ đặt ra và trả lời các câu hỏi sản xuất cái j ? sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào ?.Những quyết định của họ trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,nó liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp.Họ là người vạch ra kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ,và bằng các công cụ cạnh tranh nào để đạt được mục đích đó.Bên cạnh đó,nếu có một bộ máy tinh giảm thì sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý cho doanh nghiệp.Còn các công nhân - họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Muốn có sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu, đạt tiêu chuẩn,chất lượng cũng như tăng năng suất lao động thì đòi hỏi người công nhân phải có một sức khoẻ tốt,có trình độ lành nghề cao.Ngoài ra,lòng yêu nghề của mỗi người công nhân cũng giúp họ gắn kết với Công ty hơn,tinh thần làm việc hăng say hơn và cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chính vì vậy,Đầu tư nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là rất quan trọng : đó là việc tổ chức tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại,ngoài ra còn không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu luôn coi con người là nhân tố của mọi quá trình sản xuất,kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng,làm cho lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại.Xuất phát từ quan điểm đó,công ty từ khi thành lập đến nay luôn quan tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt trong những năm gần đây, đội ngũ lao động của công ty đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2006 Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã có tổng số là 500 lao động.trong đó : - Lao động Nam : 274 người - Lao động Nữ : 226 người - Lao động có trình độ đại học và trên đại học : 107 người - Lao động có trình độ cao đẳng : 07 người - Lao động có trình độ Trung cấp,Sơ cấp : 46 người - Công nhân kỹ thuật : 56 người - Trình độ khác : 284 người Trong năm 2006 Công ty đã tuyển dụng được 150 lao động mới,trong đó đa số là có chất lượng và có trình độ cao.Tuy nhiên vì đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất các sản phẩm bao bì và đồ gỗ,dựa nhiều vào máy móc và lao động,nên trong tổng số lao động đối tượng lao động phổ thông ( trình độ khác ) vẫn chiếm tỷ lệ lớn : chiếm tới 284 người tức là 56,8% trong tổng số 500 lao động của công ty,trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ vẫn còn hạn chế : chiếm 107 người,tức là 21,4% trong 500 lao động của công ty.Do đó ngoài việc tuyển dụng thêm đội ngũ lao động có chất lượng và có trình độ cao công ty cũng tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn ngày cho cho các cán bộ,nhân viên Công ty dưới nhiều hình thức như gửi tham gia các khoá học do các chuyên gia kinh tế đào tạo và Tổ chức tự đào tạo,gần đây nhất,năm 2006 có thể kể đến như trung tuần quý II công ty đã trích kinh phí gần 40 triệu đồng cho cán bộ quản lý tham gia khoá đào tạo ngắn ngày về “nâng cao năng lực quản lý và điều hành cho cán bộ quản lý” nhằm giúp cán bộ quản lý của Công ty nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý,cập nhật những xu hướng quản lý tiên tiến và đặc biệt là nâng cao năng lực kinh doanh quốc tế để từ đó quay về áp dụng vào thực tiễn của Doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.Hoạt động này được duy trì hàng năm,và tổng chi phí hàng năm lên đên gần 150 triều đồng.Cũng trong thời gian đó Doanh nghiệp còn Đầu tư cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động bằng nhiều hình thức khác nhau như mời thợ cả lành nghề về “cầm tay chỉ việc” cho một số lao động còn yếu về chuyên môn,luân phiên lao động được cử đi đào tạo tại các trường đào tạo tập trung nhằm giúp lao động nâng cao tay nghề và nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Để đảm bảo được công tác này mỗi năm công ty đã phải trích khoản kinh phí là gần 100 triệu đồng.Ngoài ra khi nhập khẩu công nghệ mới về,công ty cũng tổ chức các buổi toạ đàm,mời chuyên gia về giảng dạy cho cán bộ,công nhân viên của công ty để họ hiểu rõ về tính năng sản xuất của công nghệ,quy trình sản xuất cũng như yêu cầu kỹ thuật của công nghệ , để từ đó có thể vận hành,sử dụng công nghệ nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất. để thực hiện công tác này,công ty phải trích kinh phí mỗi năm gần 80 triệu đồng. Để rõ hơn về tình hình Đầu tư cho nguồn nhân lực của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chúng ta xem xét bảng sau : Bảng 10 : Nguồn vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ( đơn vị tính : triệu đồng ) TT Chi phí 2004 2005 2006 1 Mời thợ cả 0 40 60 2 Lao động đi đào tạo tập trung 30 40 40 3 Cán bộ quản lý đi học 60 100 150 4 Đào tạo sử dụng công nghệ mới 20 40 80 5 Tổng chi phí 110 220 330 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy : tổng vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty xét về con số tuyệt đối tăng đều qua các năm.Năm 2005 tổng vốn Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực tăng 110 triệu,tăng gấp đôi so với năm 2004,năm 2006 tăng 220 triệu ( gấp 3 lần ) so với năm 2004 và tăng 110 triệu gấp 1,5 lần năm 2005.Trong cái tăng đó,hầu hết các công tác cũng đều tăng với một tốc độ khá tốt,mời thợ cả : từ năm 2004 trở về trước công tác này không được chú trọng,bởi Công ty chỉ chuyên sản xuất những sản phẩm đòi hỏi hàm lượng chất xám không cao,dựa nhiều vào số nhân công,và cũng không đòi hỏi quá cao về trình độ của công nhân,nhưng từ năm 2005 trở đi công ty đã chú trọng tới phát triển sản phẩm, để chúng trở thành những sản phẩm tinh xảo hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như hàm lượng chất xám hơn,mà kinh phí Công ty cũng còn đang eo hẹp nên giải pháp mời thợ cả về “ cầm tay chỉ việc” là khả thi hơn cả,trong 2005 chi phí đó là 40 triệu đồng,và tăng lên 50% một năm sau đó.Về chi phí cho công nhân đi đào tạo bài bản tại các trường dạy nghề tập trung,công ty vẫn duy trì từ xưa đến nay và ngày càng có xu hướng tăng lên và ổn định : so với năm 2004 thì năm 2005 đã tăng lên 33,33% và được duy trì trong năm 2006.còn về chi phí dành để đào tạo cán bộ quản lý,thì hàng năm công ty trích kinh phí để họ được đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ,so với năm 2004 thì năm 2005 chi phí này đã tăng 40 triệu đồng,tức là tăng 66,66%,và năm 2006 tăng 90 triệu đồng,tức là 150% so với năm 2004.Về đào tạo sử dụng công nghệ,do năm 2005 và đặc biệt là năm 2006 Công ty đã chuyển giao được nhiều công nghệ tiên tiến từ nhật và hàn quốc,nên chi phí cho công tác này tăng nhanh qua các năm và tăng mạnh trong năm 2006,cụ thể : năm 2005 tăng 20 triệu đồng ( 100%) so với năm 2004,và 2006 tăng 60 triệu đồng ( tăng 300% ) so với năm 2004 và cũng tăng gấp đôi so với năm 2005.Qua đó chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của lãnh đạo công ty đến vấn để Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. 3.2. Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ Sự lạc hậu về khoa học và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn đinh làm cho Doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh,hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá Nhận thức được điều đó Trong những năm qua,Doanh nghiệp đã có những đổi mới,nhiều máy móc,thiết bị công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghệ phát triển,song thực tế là phần lớn công nghệ của Doanh nghiệp là cũ kỹ lạc hậu nên bên cạnh việc xúc tiến chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ phát triển,Doanh nghiệp cũng đã chủ động trích quỹ nhằm tạo điều kiện và khuyến khích mọi thành viên trong Công ty nghiên cứu cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đồng thời bồi dưỡng,nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ quản lý và tay nghề công nhân nhằm thích ứng với công nghệ mới để từ đó sử dụng tốt nhất những công nghệ này. Trong những năm qua,do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng,khách hàng của công ty ngày một tăng khiến cho sản phẩm của công ty nếu không thay đổi sẽ đứng trước nguy cơ bị đào thải khỏi thị truờng.Nhận thức được điều đó công ty đã quyết định Đầu tư 1 số máy móc thiết bị tiên tiến từ nhật bản và hàn quốc : Từ năm 1995 trở về trước công ty vẫn sản xuất trên hệ thống công nghệ VIRG do liên xô cũ chế tạo, đã quá cũ kỹ lạc hậu ( được mua từ những năm đầu khi công ty được thành lập ),phụ tùng mất mát nhiều và không đồng bộ,mặc dù công ty đã có chủ trương trích ngân sách khuyến khích cán bộ,công nhân viên khắc phục khó khăn,tự nghiên cứu chế tạo và bổ sung để sản xuất trên hệ thống này nhưng kết quả sản xuất vẫn rất thấp,sản lượng và chất lượng không cao,công ty đã mất đi một số bạn hàng do không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật, trước tình hình đó công ty đã đề ra mục tiêu Đầu tư cho công tác mua sắm trang thiết bị trong giai đoạn từ năm 1995 – 2005 nhằm tăng cường sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.Mở đầu cho công cuộc này là sự kiện đầu năm 1995 công ty được bộ thương mại đỡ đầu để được vay vốn với lãi suất ưu đãi và qua đó đã Đầu tư mua sắm được hệ thống máy bế tự động,công suất 5000 sản phẩm/giờ,tổng vốn Đầu tư cho hệ thống máy bế là 800 triều đồng,hệ thống được nhập khẩu, hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động ngay trong quý II của năm 1995,và trong năm 1996 công ty đã thương lượng và chuyển giao thành công máy trong offset 6 màu roland,khổ in 740 x 1040 mm,tốc độ tối đa : 15.000 sản phẩm/giờ,tổng vốn Đầu tư cho hệ thống này cũng là 800 triệu,hệ thống được chuyển giao trong năm 1996,sang đầu năm 1997 đã hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động. Trong năm 2001,nằm trong chương trình đổi mới công nghệ giai đoạn 1995 –2005,công ty đã Đầu tư 3,525 tỷ đồng để mua sắm 2 dây chuyền sản xuất tiên tiến,giúp tăng chất lượng của sản phẩm đó là : dây chuyền carton sóng khổ 1650,tốc độ tối đa 80m/phút,năng lực sản xuất 32.000 sản phẩm/8h,với vốn Đầu tư là 2,8 tỷ đồng,và máy phun keo UV,tốc độ tối đa : 10.000 sản phẩm/giờ,với vốn Đầu tư là 725 triệu đồng.Cả 2 hệ thống đã hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động trong quý I năm 2002. Năm 2005 cũng là một năm chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ của Công ty,khi liên tiếp chuyển giao thành công 2 hệ thống sản xuất thuộc loại tiên tiến bậc nhất hiện nay trong nghành sản xuất bao bì, đó là máy bồi duplex,tốc độ tối đa : 5.000 sản phẩm/giờ với vốn Đầu tư là 1,6 tỷ đồng và máy trong offset 6 màu Komori,khổ in 927 x 1270 mm,tốc độ tối đa : 8.000 sản phẩm/giờ,với vốn Đầu tư là 3,8 tỷ đồng.Máy bồi duplex đã được hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động vào đầu năm 2006,còn máy trong offset thì được hoàn thành vào quý III của năm 2006. Nằm trong chương trình Đầu tư đổi mới toàn diện công nghệ giai đoạn 2000 – 2010 công ty đang xem xét,cân nhắc và tiến hành thương lượng với đối tác bên phía Hàn quốc để nếu có thể vào quý II năm 2007 sẽ chuyển giao hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về quá trình Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chúng ta có thể xem xét bảng sau : Bảng 11 : Vốn đầu tư cho máy móc,thiết bị : TT Chỉ tiêu Đơn vị 1995-2000 2001-2005 2006-2010 1 Tổng vốn đầu tư Tr. đ 1.600 3.525 5.400 2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn Tr. đ - 1.925 1.875 3 Lượng tăng tuyệt đối định gốc Tr. đ - 1.925 3.800 4 Tốc độ tăng liên hoàn % - 120,31 53,19 5 Tốc độ tăng định gốc % - 120,31 237,5 ( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy : tổng vốn đầu tư tăng khá nhanh sau mỗi giai đoạn,giai đoạn 2001 – 2005 về giá trị tuyệt đối tăng 1.925 triệu đồng so với giai đoạn 1995 – 2000,tức là 120,31%,còn giai đoạn 2006 – 2010 ( mặc dù chưa hết giai đoạn ) cũng đã tăng 1.875 triệu đồng so với giai đoạn ( 2001–2005 ),tăng 53,19% và tăng tới 3.800 triều đồng so với giai đoạn 1995 – 2000,tức là tăng tới 237,5%.Nguyên nhân của việc tăng nhanh vốn đầu tư của công ty sau mỗi giai đoạn là do : trước đây công ty chỉ sản xuất dựa trên công nghệ,kỹ thuật lạc hậu,thời gian gần đây khách hàng của công ty ngày càng trở nên khó tính trước việc sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của công ty không được nâng cao,và cải tiến.Nên đã có một số chuyển nhà cung cấp.Mặc dù nguồn vốn dành cho sản xuất kinh doanh của công ty không mấy dồi dào nhưng trước tình trạng khách hàng ngày càng quay lưng với sản phẩm của Công ty,công ty đã quyết định đầu tư lớn cho công tác mua sắm máy móc thiết bị với quyết tâm làm thay đổi điều đó.Trong vài năm trở lại đây nhờ có sự đầu tư tích cực,hiện nay công ty đang làm chủ các dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bao bì hiện đại bậc nhất hiện nay ở Việt nam,và khách hàng đã dần dần quay lại với các sản phẩm của công ty,cũng vì thế công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng lớn và lâu dài. 3.3. Đầu tư cho hệ thống thông tin quản lý Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay,có một hệ thống thông tin nhanh nhạy và chính xác là một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp. Đó là các thông tin về các hoạt động,chỉ tiêu của công ty,thông tin về khách hàng,thị trường,về các đối thủ cạnh tranh,về các chính sách của nhà nước…tất cả các thông tin đấy dù lớn,dù bé đều không thể xem nhẹ.Thật không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xẩy ra nếu công ty không có đủ thông tin hoặc có thông tin không đầy đủ,thiếu chính xác và không kịp thời ?? nó sẽ dẫn đến việc ra quyết định sai lầm của người quản lý và sự thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên cũng sẽ lộn xộn và rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng,sản xuất của công ty sẽ bị rối loạn,các thông tin về thị trường và về đối thủ cạnh tranh không chính xác nên dễ bị đối thủ cạnh tranh chớp mất thời cơ,và doanh nghiệp đó sẽ sớm bị đào thải khỏi thị trường – nơi nổi tiếng với sự cạnh tranh khốc liệt. Nhằm đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường,Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống thông tin và dữ liệu tiên tiến,khoa học.Các thông tin về chất lượng sản phẩm,về tiêu thụ sản phẩm,về khách hàng,về đối thủ cạnh tranh của công ty luôn được phản ánh kịp thời cho các cán bộ chức năng để họ xử lý và ra quyết định kịp thời.Việc thực hiện thông tin của công ty có hiệu quả xuyên suốt từ lãnh đạo đến các cán bộ công nhân viên. Năm 2006 là năm thứ hai Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu hoạt động hoàn toàn trên phần mềm tin học mới. Đây là phần mềm đa tiện ích,hiện đại được công ty đầu tư mua bản quyền sử dụng với chi phí lên đến gần 500 triệu đồng,nên đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ của công ty.Ngoài việc công ty chủ động mua và sử dụng phần mềm có bản quyền hợp pháp,những năm qua công ty còn đầu tư cho hệ thống thông tin quản lý khá kỹ càng với chi phí hàng năm khoảng 40 triệu đồng,cụ thể đó là việc Công ty trích kinh phí để đào tạo cán bộ kế toán sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý Kinh tế,sử dụng tốt các ứng dụng của máy tính để phục vụ cho công việc chuyên môn, đầu tư duy trì,bảo dưỡng hệ thống thông tin thường xuyên,để từ đó tổ chức hệ thống thông tin từ công ty đến cơ sở một cách đồng bộ nhằm đảm bảo cập nhật nhanh thông tin,phân tích,xử lý thông tin,qua đó nhằm báo cáo kịp thời về Công ty thông qua hệ thống mạng chung của công ty. 3.4. Đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường Mặc dù là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nhưng do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ nên hoạt động nghiên cứu,mở rộng thị trường tại công ty còn nhiều hạn chế.Trước kia,còn là một công ty nhà nước,trực thuộc bộ thương mại,hoạt động điều tra,nghiên cứu thị trường hầu như là không có.Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là các chỉ tiêu của ngành ấn định,cán bộ nhân viên của công ty được hưởng lương theo chế độ của ngành.Từ sau khi cổ phần hóa,Công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường và phải cạnh tranh một cách thực sự với nhiều công ty khác sản xuất cùng mặt hàng,lúc này các hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường mới được công ty chú trọng đúng mức : Về mặt nghiên cứu thị trường : trong những năm qua,công ty đã tiến hành đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường về lĩnh vực xây dựng ( tập trung chủ yếu ở Hà nội và Quảng ninh ),thông qua các hội chợ,các diễn đàn doanh nghiệp,mặt khác cử người đi nắm bắt thông tin về cung cầu và giá cả trên thị trường,mỗi khu vực,mỗi phân đoạn thị trường đều có những nhân viên tiêu thụ quản lý.Ngoài ra,vấn đề tìm hiểu các thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng được quan tâm đúng mức,công ty thường xuyên theo dõi, đánh giá,phân tích các chiến lược giá,sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh để có thể nắm bắt tôt hơn nhu cầu thị trường,qua đó có sự đầu tư đúng hướng cho sản phẩm của mình.Năm 2006 chi phí cho những hoạt động này là gần 40 triệu đồng.Còn về việc mở rộng thị trường : Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu luôn chú trọng giữ vững,xây dựng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32135.doc
Tài liệu liên quan