Mục lục
Lời nói đầu 3
Chương 1: Thực trạng hoạt đồng đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà 1 4
1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 1 .4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển .4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty .5
1.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng .14
1.2.1. Năng lực thiết bị thi công, tình hình
tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp .14
1.2.2. Năng lực cán bộ chuyên môn và trình độ
công nhân kỹ thuật của Công ty cổ phần Sông Đà 1 16
1.2.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp.17
1.3. Tình hình hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1 .20
1.3.1. Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị
của công ty trong một số năm gần đây .20
1.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực.24
1.3.3. Đầu tư vào tài sản vô hình.26
1.3.4. Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.27
1.4. Đánh giá tính hiệu quả công tác đầu tư
của Công ty xây dựng Sông Đà.28
1.4.1. Về hiệu quả đầu tư vào máy móc thiết bị
nâng cao năng lực thi công của đơn vị.28
1.4.2. Hoạt động đầu tư tác động trình độ
năng lực cán bộ công nhân viên 37
1.4.3. Kết quả của hoạt động đầu tư tới tốc độ phát triển
và thị phần của Công ty cổ phần Sông Đà 1.40
Chương 2: Phương hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 1 .44
2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào máy móc
trang thiết bị, tài sản cố định .44
2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào nguồn nhân lực 44
2.3. Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào tài sản vô hình .45
2.4. Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư tài chính .45
Lời kết .47
Nhận xét của đơn vị thực tập 48
Tài liệu tham khảo 49
Phụ lục .50
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy móc mà từng nhà thầu sử dụng.
Với các dự án khai thác đá nổ mìn, xây dựng cao ốc, nhà máy thủy điện…thì sức người không thể đánh đổi bằng năng suất của máy xúc, vận thăng, máy trộn bê tông… hay sự chính xác của thiết bị quan trắc, đo đạc.
Chính vì giá trị máy móc thiết bị thi công có giá trị lớn, thường xuyên họat động không tập trung tại một địa điểm nên thông thường tại các doanh nghiệp xây dựng có thành lập phòng quản lý thiết bị cơ giới. Đây chính là bộ phận quản lý thiết bị, sắp xếp cân đối nhu cầu máy móc phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng hợp tóm tắt từ Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản cố định của doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 ta có các con số như sau:
TT
Tên loại TSCĐ
Giá trị theo sổ sách kế toán (đv: trđ)
Nguyên giá
Khấu hao 1 năm
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa vật kiến trúc
8.312
536
7.278
2
Máy móc thiết bị
88.192
12.148
26.319
Tổng
96.504
12.684
33.597
Bảng đánh giá giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp (tổng hợp từ Báo cáo kiểm kê định kì tài sản cố định vào ngày 31 tháng 12 năm 2008).
Nguồn: Phòng quản lý thiết bị cơ giới – Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Năng lực cán bộ chuyên môn và trình độ công nhân kỹ thuật của công ty.
Công ty là doanh nghiệp xây dựng đã được thành lập từ năm 1993, mặt khác đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đều được rèn luyện và trưởng thành từ Tổng công ty xây dựng Sông Đà- một doanh nghiệp lớn của nhà nước, đơn vị đứng đầu ngành xây dựng với bề dày kinh nghiệm qua các công trình lịch sử: Thủy điện Hòa Bình,Yaly, Vĩnh Sơn – Sông Hinh, sân vận động quốc gia Mỹ Đình… Do đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đều có bề dày thành tích và kinh nghiệm.
Với đặc thù sản phẩm của ngành xây dựng như: sản xuất ở ngoài trời, có tính lưu họat cao theo lãnh thổ, thời gian sản xuất kéo dài có khi lên tới nhiều năm…Do vậy để thích ứng với các điều kiện đó, công ty đã sử dụng một lực lượng lao động theo thời vụ của địa phương, số lượng và loại hình lao động theo thời vụ như vậy tùy thuộc vào loại hình và khối lượng công việc. Cách thức sử dụng thêm loại hình lao động như vậy có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm:
Tạo ra tính linh hoạt trong quá trình sản xuất: số lượng công nhân biến thiên tùy theo tình hình và chu kì sản xuất kinh doanh của đơn vị, dễ dàng điều động công nhân, đáp ứng nhu cầu công nhân tại các công trình ở xa (Sơn La, Tuyên Quang...).
Nhược điểm:
Phần lớn lao động thuê ngoài tới từ các vùng nông thôn do đó vào những thời kì mùa vụ nông nghiệp, các dịp lễ tết... thì trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể huy động được số lượng công nhân cần thiết, do vậy dễ dàng dẫn tới tình trạng chậm tiến độ công trình.
Lao động thuê ngoài bên cạnh trình độ tay nghề còn hạn chế mà ý thức lao động chấp hành kỉ luật nội quy cũng kém, dễ dàng vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm các hình thức bảo hộ an toàn lao động.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Theo số liệu của 4 năm gần đây, doanh nghiệp năm nào cũng đạt lợi nhuận dương, tuy nhiên sự tăng trưởng lợi nhuận là không đều, có thể nói là chưa bền vững.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản
189,2
256
302,2
333,1
2
Tổng nợ phải trả
182,2
247,3
285,5
309,1
3
Vốn chủ sở hữu
7
7,8
15,9
24,1
4
Vốn lưu động thường xuyên
-36,7
-41,2
-20,25
-91,6
5
Doanh thu
104
184,9
204,8
249,3
6
Lợi nhuận trước thuế
5,920
5,7
2,7
5,1
7
Lợi nhuận sau thuế
5,92
4,13
2
2,63
Bảng tổng kết một vài số liệu tài chính qua các năm tại Công ty cổ phần Sông Đà 1
(đơn vị tỷ đồng Việt Nam). Nguồn: Phòng tài chính- kế toán qua các năm.
Như vậy, tổng tài sản của đơn vị trong 4 năm đã tăng 143,9 tỷ đồng, tính trung bình tốc độ tăng tài sản là: 19%/năm. Tuy nhiên, đi kèm vào đó là tốc độ tăng nợ phải trả cũng tương đương xấp xỉ 18%/năm.
Vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đáng kể vào cuối năm 2007 thời điểm doanh nghiệp chuyển đổi chính thức từ công ty TNHH nhà nước chuyển sang mô hình doanh nghiệp doanh nghiệp cổ phần. (Vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, vốn cổ phần là 15 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần là 9 tỷ đồng). Như vậy với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên gấp 3 lần trước đó. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì công ty là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng nên đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư cho tài sản cố định, hơn nữa vốn chủ sở hữu tăng cũng làm tăng hạn mức tín dụng của doanh nghiệp trong quan hệ vay mượn với ngân hàng.
Vốn lưu động thường xuyên được tính bằng hiệu số của nguồn vốn dài hạn và Tài sản dài hạn. Vốn lưu động thường xuyên nhận giá trị <0 phản ánh nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ bởi một phần nguồn vốn ngắn hạn, Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng nghiêm trọng (năm 2008 đã tới -91,6 tỷ đồng), doanh nghiệp phải dùng một phần Tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vậy giải pháp của doanh nghiệp là tăng cương huy động vốn ngắn hạn hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn. Và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp năm 2009 được đặt ra là thu hồi vốn và công nợ, cải thiện tình hình vốn căng thẳng như hiện nay.
Doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng 245,3 tỷ trong 4 năm, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm trung bình là 35%/năm. Tuy nhiên, việc tăng trưởng doanh thu với tốc độ cao như vậy lại không đi kèm với lợi nhuận tăng. Quan hệ giữa tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận không gắn kết mật thiết. Con số lợi nhuận trước thuế hàng năm khoảng 5 tỷ đồng (cá biệt năm 2007, lợi nhuận chỉ là 2,7 tỷ).
STT
Chỉ tiêu
Cách tính
A
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
0,66
2
Hệ số thanh toán nhanh
(Tiền + Phải thu)/Nợ ngắn hạn
0,31
B
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
3
Hệ số nợ tổng tài sản
Nợ phải trả/Tổng tài sản
0,92
4
Hệ số nợ vốn cổ phần
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
12,9
5
Hệ số khả năng thanh tóan lãi vay
(Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay
1,34
6
Hệ số cơ cấu tài sản
TSCĐ/Tổng tài sản
0,38
7
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
0,07
C
Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
8
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bq
2,29
9
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần/TSLĐ bq
1,21
10
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần/ TSCĐ bq
2,93
11
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản
Doanh thu thuần/Tổng tài sản bq
0,75
12
Kỳ thu tiền bình quân (đv: ngày)
Các khoản phải thu/doanh thu bq ngày
116
D
Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
13
Hệ số sinh lợi /doanh thu
LN sau thuế/doanh thu thuần
0,01
14
ROA
(LN sau thuế+Lãi phải trả)/∑ TS
0,053
15
ROE
LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu
0,108
16
EBITDA (đơn vị: tỷ đồng)
EBITDA = doanh thu - các khoản chi phí (trừ tiền trả lãi, thuế, khấu hao)
33,1
Bảng tính một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần Sông Đà 1
Tình hình hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây
Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị.
Đối với quá trình đầu tư ở một doanh nghiệp xây dựng, đầu tư cho tài sản cố định đặc biết là đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công luôn giữ vị trí trung tâm và chiếm giữ tỷ trọng rất cao so với các lĩnh vực khác (đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết…). Khoản tiền đầu tư cho máy móc thiết bị ở các đơn vị trong ngành xây dựng thường chiếm 90% tổng đầu tư hàng năm.
Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công của đơn vị được thống kê trong bảng sau:
Năm
Đơn vị
Kế hoạch
Thực hiện
% thực hiện
2002
Triệu đ
45.517
9.449
20,8%
2003
Triệu đ
13.200
13.200
100%
2004
Triệu đ
24.655
4.016
16,3%
2005
Triệu đ
18.350
2.444
13,3%
2006
Triệu đ
14.647
11.746
80,2%
2007
Triệu đ
9.000
4.115
45,72%
2008
Triệu đ
37.600
7.967
21,2%
Bảng thống kê tình hình thực hiện và kế hoạch đầu tư các năm của Công ty cổ phần Sông Đà 1 từ năm 2002 tới năm 2008. (Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư. Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Công ty cổ phần Sông Đà 1).
Như vậy, trong thời kì 7 năm từ năm 2002 tới năm 2008 chỉ duy nhất có năm 2003 doanh nghiệp thực hiện được 100% kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công đã được lên kế hoạch và đây cũng là năm có giá trị thực hiện đầu tư cao nhất là 13,2 tỷ đồng, các năm còn lại đều không đạt kế hoạch. Chính vì vậy, như trên đã phân tích tình hình năng lực tài sản cố định và thiết bị thi công của đơn vị so với các doanh nghiệp cùng xây dựng cùng ngành khác các chỉ số TSCĐ/Nguyên giá ; TSCĐ/Tổng tài sản đều rất thấp. Chính việc đầu tư thấp không đạt được các mục tiêu như kế hoạch đã dẫn tới tình trạng năng lực thiết bị của đơn vị ngày một yếu hơn so với các đơn vị xây dựng khác. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới năng lực cạnh tranh và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Con số Tổng giá trị thực hiện đầu tư nâng cao năng lực thi công so với Tổng kế hoạch trong 7 năm là 32,4%. Đây là con số rất thấp, thể hiện năng lực tài chính của công ty hạn chế, thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Năm 2008, khi doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH nhà nước một thành viên sang loại hình công ty cổ phần, khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng gấp 3,1 lần tình hình thực hiện đầu tư so với kế hoạch cũng không được cải thiện. Giá trị đầu tư mới không đủ bù đắp cho khấu hao, do vậy quá trình tái sản xuất trong chu kì kinh doanh mới không thuận lợi. Máy móc thiết bị đầu tư mới không đủ đáp ứng cho các kế hoạch sản xuất trong năm theo kế hoạch, dẫn tới việc công trình thi công chậm tiến độ, vi phạm thời gian trong hợp đồng. Do đó, giá trị thực hiện sản xuất kinh doanh các hầu như không khả thi, chỉ duy nhất có năm 2003 là tỷ lệ thực hiện lên tới 92% (năm 2004 là 59%, năm 2005 là 62%, năm 2006 là 78%, năm 2007 là 71%, năm 2008 là 55%).
Một vài loại máy móc thiết bị tiêu biểu doanh nghiệp đã đầu tư:
TT
Tên máy móc thiết bị
Năm sử dụng
Số lượng
Nước sản xuất
Nguyên giá
(đv: trđ/chiếc)
1
Trạm nghiền đá PDSU 90
2002
1
Nga
2.264
2
Máy khoan cọc nhồi
2002
1
Nhật
2.662
3
Máy xúc Volvo
2002
1
Thụy Điển
2.122
4
Trạm trộn bê tông
2003
1
Việt Nam
1.430
5
Máy ủi CATERPILLAR
2003
2
Hoa Kì
2.039
6
Máy xúc KOBELCO
2003
2
Nhật
2.150
7
Máy khoan cọc nhồi đá
2003
1
Trung Quốc
1.279
8
Đầu búa KOBELCO
2003
2
Nhật
2.072
9
Ôtô tự đổ Huyndai
2003
15
Hàn Quốc
740
10
Máy ủi CATERPILLAR
2004
2
Hoa Kì
2.068
11
Máy đầm rung RAND
2004
1
Hoa Kì
1.500
12
Máy xúc KOMATSU
2005
1
Nhật
3.326
13
Máy khoan thủy lực
2005
3
Nhật
700
14
Máy bơm bê tông Zoomlion
2006
2
Trung Quốc
1.250
15
Trục tháp TC5616
2006
1
Trung Quốc
2.340
16
Ô tô chuyên trộn bê tông
2006
2
Trung Quốc
884
17
Giáo chống và cốp pha
2007
Việt Nam
3.800
18
Máy xúc VOLVO
2008
1
Thụy Điển
4.059
19
Cốp pha
2008
Việt Nam
3.066
Một vài máy móc, thiết bị tiêu biểu phục vụ thi công do Công ty cổ phần Sông Đà 1 đầu tư trong giai đoạn 2002-2008. Nguồn: Báo cáo Kiểm kê TSCĐ định kì 31/12/2008, Phòng Quản lý thiết bị, Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Nguồn vốn tài trợ cho đầu tư máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn tín dụng ngân hàng và vốn tự có (vốn tín dụng ngân hàng thường chiếm từ 30% tới 100% tổng giá trị đầu tư, chủ yếu các khoản vay đầu tư máy móc thiết bị chiếm khoảng 90%) với thời hạn trả nợ từ 3-5 năm. Nguồn trả nợ hàng năm được trích từ chi phí khấu hao thiết bị hàng năm. Do vậy với những thời kì thị trường vốn căng thẳng như trong năm 2008, sẽ rất khó để huy động vốn đầu tư từ ngân hàng, và nếu có vay được thì chi phí trả lãi vay khi này cũng sẽ rất cao. Thậm chí ngay cả khi công ty có những dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công có tính khả thi tốt nhưng ngân hàng không cho vay thì cũng không thể đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất được. Ví dụ như năm 2008 vừa rồi, công ty dự định đầu tư 2 máy xúc và 2 máy khoan tự hành có tổng trị giá là 22 tỷ đồng phục vụ thi công các công trình như: Nhà máy thủy định Nậm Công 3, kiến thiết mỏ đá vôi xi măng Nghi Sơn…các chỉ tiêu IRR, NPV được tính toán đều đưa lại hiệu quả tốt nhưng do không vay được vốn nên chỉ có thể đầu tư được 1 máy xúc trị giá 4,2 tỷ đồng.
Mặt khác, nếu nhìn vào các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như trong năm 2008, ROA của đơn vị là 10,8%, trong khi đó doanh nghiệp 80% trong tổng số tiền 7,9 tỷ đồng là từ vốn vay ngân hàng với lãi suất là 19%. Đây thực sự là một quyết định đầu tư không hiệu quả, nếu như xét theo các lý thuyết tài chính doanh nghiệp.
Con số thực hiện đầu tư thấp trong nhiều năm vừa qua trong có thể giải thích bởi 2 nguyên do:
Thứ nhất, năng lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế: thiếu vốn, vốn đầu tư hầu hết vay mượn từ ngân hàng với chi phí sử dụng vốn cao.
Thứ hai, chất lượng lập kế hoạch trong đầu tư thấp, đặt ra các mục tiêu quá cao trong khi năng lực của đơn vị có hạn. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng tuy giành được nhiều hợp đồng thi công, nhưng không thể hoàn thành tiến độ đúng thời hạn do năng lực thiết bị yếu và thiếu. Kết quả là giá trị xây dựng dở dang ngày càng tăng. Ảnh hưởng xấu tới tên tuổi uy tín của doanh nghiệp.
Tuy doanh nghiệp là một doanh nghiệp cổ phần, hoạt động hạch toán độc lập nhưng do một phần vốn lớn vẫn thuộc sở hữu nhà nước (Tổng công ty Sông Đà nắm giữ trên 60%) nên các hoạt động mua sắm trang thiết bị với giá trị lớn được điều chỉnh theo Luật Đấu thầu (các gói thầu lớn do tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định). Hình thức đấu thầu chủ yếu mà doanh nghiệp áp dụng là đấu thầu hạn chế: trước tiên khảo sát đánh giá một số nhà thầu đủ một số các điều kiện cơ bản: trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm, uy tín trong quá trình họat động…sau đó thông báo đấu thầu hạn chế trên các phương tiện đăng tải thông tin về đấu thầu. Hình thức đấu thầu hạn chế tiến hành ở doanh nghiệp như trên có một số ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm:
Tránh được việc ưu tiên của các quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp với bên ngoài để trục lợi.
Vì chỉ xét chọn thông thường 5,6 nhà thầu nên tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực. (Tổ xét thầu gồm nhiều thành viên ở nhiều phòng ban khác nhau: phó tổng giám đốc kĩ thuật, trưởng phòng tài chính kế toán, kinh tế kế hoạch, dự án đầu tư…).
Hạn chế:
Vì nhiều khi lạm dụng đấu thầu hạn chế nên nhiều khi chỉ những doanh nghiệp có “quan hệ” với lãnh đạo doanh nghiệp mới được tham gia đấu thầu, bỏ lỡ nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hợp lý hơn. Điều này vi phạm nguyên tắc: công bằng và hiệu quả.
Đầu tư vào nguồn nhân lực.
Như chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, chung quy lại mọi hoạt động là đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó, con người là nhân tố quan trọng nhất, trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Về nguồn nhân lực phải chú trọng đến chất lượng đó chính là trình độ, sự hiểu biết, năng lực tay nghề. Chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có quan hệ tương đồng.
Công ty cổ phần Sông Đà 1 là doanh nghiệp nhà nước lâu năm, do đó tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ và qua đào tạo so với các đơn vị cùng ngành khác luôn chiếm tỷ trọng cao (phần đặc điểm nguồn nhân lực đã có bảng so sánh). Với một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm và trình độ như vậy quỹ lương của doanh nghiệp và chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm của đơn vị ngày càng cao.
TT
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
1
Chi phí quản lý doanh nghiệp (đv: trđ)
-
4.633
13.191
16.420
17.428
2
Lương trung bình.
(đv: trđ/ng/tháng)
1,1
1,5
1,9
2,4
3,2
Bảng Chi phí quản lý doanh nghiệp và lương trung bình của người lao động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm và Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm, Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chính.
Như vậy trong 5 năm, lương của người lao động đã tăng 191%, trung bình mỗi năm tăng 38%. Các mức tăng trên tương đương với chủ trương chung của nhà nước trong những năm gần đây là nâng dần lương cho người lao động. Mặt khác, việc tăng lương cho người lao động cũng là để đảm bảo tính cạnh tranh của công ty trong việc thu hút lao động có trình độ và kinh nghiệm ở lại tiếp tục cống hiến cho công ty.
Phối hợp với việc tăng lương, công ty còn tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Chi phí đào tạo của doanh nghiệp trong 3 năm từ 2006 tới 2008 lần lượt là: 70 triệu, 85 triệu, 85 triệu. (chỉ tính chi phí đào tạo, chưa tính tới các khoản như : lương tháng, phụ cấp...người lao động vẫn được hưởng như đang công tác bình thường). Công ty cũng thường xuyên gửi người lao động đi đào tạo các khóa huấn luyện về an toàn lao động do Tổng công ty Sông Đà tổ chức định kì hàng năm.
Bên cạnh đó, trong 3 năm gần đây công ty cũng duy trì quỹ khen thưởng phúc lợi khá lớn: trên 700 triệu đồng. Theo báo cáo tài chính 2008, công ty đã dành 9,4 % lợi nhuận của năm trích vào quỹ khen thưởng phúc lợi, trị giá 249 triệu đồng.
Năm
Đơn vị
2003
2004
2006
2007
2008
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Triệu đồng
103
81
731
710
715
Bảng Thống kê giá trị quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Nguồn: Bảng cân đối kế toán hàng năm, Phòng Tài chính kế toán. (Con số đưa ra là giá trị trung bình của đầu kì và cuối kì của Bảng cân đối kế toán).
Cùng với các điều kiện về lương thưởng cho cán bộ nhân viên, công ty cũng thường xuyên duy trì một số vốn đầu tư không nhỏ hàng năm để mua sắm các thiết bị văn phòng: máy photocopy, bàn ghế, máy điều hòa, máy vi tính...để tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên văn phòng có được điều kiện làm việc tốt. Năm 2004, doanh nghiệp cũng đưa vào sử dụng tầng 13, 14 của tòa nhà Sông Đà (một công trình do chính công ty đầu tư xây dựng), điều này vừa tạo ra một hình ảnh tốt cho công ty trước các khách hàng, vừa tạo ra môi trường làm việc hiện đại, tiện nghi cho cán bộ nhân viên.
Đầu tư vào các loại tài sản vô hình.
Vì trước đây đơn vị là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc một tổng công ty lớn, cuối năm 2007 đầu năm 2008 mới chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp cổ phần, nên trong thời gian trước năm 2008 doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản vô hình (thực tế thì trong bảng cân đối kế toán từ năm 2003 tới nay chưa hề có giá trị tài sản trong mục tài sản vô hình do doanh nghiệp cũng không nắm giữ các tài sản như: quyền sử dụng đất, giấy nhượng quyền sử dụng phát minh sáng chế...). Doanh nghiệp cũng không chú trọng nhiều vào công tác marketing để quảng bá tên tuổi doanh nghiệp (cũng chính vì vậy nên rất nhiều khách hàng và đối tác nhầm lẫn Công ty cổ phần Sông Đà 1 với Công ty cổ phần Sông Đà 101- một doanh nghiệp xây dựng khác đã được niêm yết trên sàn chứng khoán). Theo đánh giá của cá nhân người nghiên cứu, chính thương hiệu Sông Đà 1 là tài sản vô hình hết sức có giá trị nhưng đó cũng chính là một trở lực lớn khi doanh nghiệp muốn phát triển vươn lên vị trí nổi bật trong số các công ty khác cùng hệ thống Tổng công ty Sông Đà. Chi phí marketing chủ yếu được biết trong đơn vị là: chi phí tiếp thị đấu thầu- tuy nhiên đây chủ yếu là chi phí tiếp khách...mỗi khi công ty dự định tham gia một gói thầu xây lắp nào đó. Tuy nhiên, chi phí này cũng tương đối nhỏ và thất thường nên khó nghiên cứu tìm hiểu.
Năm 2009 công ty có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tập trung trên trung tâm giao dịch chứng khóan Hà Nội nên đã thuê công ty cổ phần chứng khoán Sao Việt làm tư vấn cho quá trình niêm yết. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng theo kế hoạch (hiện nay vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 24 tỷ đồng).
Năm 2009, công ty dự tính đưa trang web: vào hoạt động, điều này tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tới cổ đông và khách hàng quan tâm.
Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.
Với đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng có sự tham gia của nhiều đơn vị trong một công trình (do tính chất công trình phức tạp, chi phí lớn). Do đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán phát triển và hàng loạt các công ty xây dựng chuyển đổi sang hình thức cổ phần việc công ty tiến hành các họat động đầu tư tài chính sang các doanh nghiệp xây dựng liên quan là phù hợp với hoàn cảnh và góp phần tìm kiém hợp đồng và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Công ty tiến hành đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết từ năm 2003.
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư tài chính dài hạn.
(đv: trđ)
5.100
9.950
6.200
7.650
Doanh thu từ hoạt động tài chính (đv: trđ)
52
678
5.984
5.615
Bảng tổng hợp một vài số liệu liên quan tới họat động tài chính dài hạn của công ty. (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán hàng năm- Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty cổ phần Sông Đà 1.)
Do việc đầu tư tài chính sang các doanh nghiệp xây dựng khác nên trong thời gian gần đây doanh nghiệp đã giành được nhiều hợp đồng đóng vai trò là chủ đầu tư thứ phát ví dụ: công ty đầu tư sang Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long từ năm 2003, thì nay trong dự án Khu đô thị Văn Khê- Hà Đông do Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư cấp 1, đơn vị cũng là chủ đầu tư thứ phát tòa nhà CT4 với giá trị gói thầu này là 329 tỷ đồng và một số các ví dụ khác như với công trình khu kí túc xá sinh viên 9 tầng, toà nhà HH4 Mỹ Đình. Chính với vai trò là cổ đông trong những công ty xây dựng khác, đã giúp doanh nghiệp giành được những hợp đồng trị giá như vậy (mặc dù năng lực thiết bị, năng lực tài chính của đơn vị trong nhiều trường hợp không được đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác).
Đánh giá kết quả công tác đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1
Họat động đầu tư tác động tới tình hình năng lực máy móc thiết bị phục vụ thi công của công ty.
Để đánh giá tình hình giá trị tài sản cố định của đơn vị qua các năm ta theo dõi bảng sau:
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng tài sản
147.398
158.052
162.967
222.612
262.939
333.139
Tài sản cố định
38.682
51.211
50.759
53.106
32.603
36.865
Nguyên giá
50.327
66.043
75.620
88.258
87.415
93.135
Hao mòn lũy kế
11.645
14.832
24.861
35.152
54.812
56.270
Vốn chủ sở hữu
7.558
7.376
6.973
7.789
15.930
24.428
Tỷ số Tài sản cố định/Tổng tài sản
26,26%
32,41%
31,15%
23,85%
12,4%
11,07%
Tỷ số Tài sản cố định /Vốn chủ sở hữu
5,12
6,94
7,28
6,82
2,05
1,51
Bảng tổng hợp một vài con số tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà 1 qua các năm (đơn vị: Triệu đồng Việt Nam). (Các con số được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán qua các năm, được tính bằng trung bình cộng của số đầu năm và số cuối năm).
Quan sát bảng tổng hợp ta có một số nhận xét như sau về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp:
Thứ nhất, trong thời kì 6 năm từ 2003 tới 2008, tài sản cố định của đơn vị có nhiều thay đổi bất thường. Nếu ta lấy năm 2003 là gốc (100%) thì tài sản cố định lần lượt theo các năm từ 2004 tới 2008 là:
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
%
100%
132,38%
131,22%
137,29%
84,28%
95,30%
Như vậy, có những năm như 2004, 2005, 2006 giá trị tài sản cố định của đơn vị tăng so với năm 2003 lên tới trên 30%, nhưng sau đó tới các năm 2007 và 2008 lại giảm so với mốc 2003. Điều này được lý giải là do trong 3 năm 2004-2006 đơn vị là chủ đầu tư của 2 công trình lớn là Tòa nhà Sông Đà 14 tầng và Ký túc xá sinh viên 9 tầng, đây là những dự án bất động sản có giá trị lớn do vậy lượng tài sản cố định của đơn vị tăng lên đáng kể. Sau khi thi công xong 2 công trình và bán xong hầu hết các tầng, các căn hộ thì lượng tài sản cố định của đơn vị sẽ giảm đi và trở lại quanh con số khoảng 35 tỷ Việt Nam đồng (đây là giá trị văn phòng và máy móc thiết bị của công ty). Đây là một đặc tính của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản: lượng tài sản cố định tăng giảm rất mạnh trong các thời kì và điều đó phụ thuộc rất lớn vào sức nóng của thị trường bất động sản.
Thứ hai, trong giai đoạn 6 năm vừa đề cập và báo cáo kiểm kê Tài sản định kì lượng tài sản đóng vai trò là năng lực thi công của đơn vị không tăng. Và đây là một dấu hiệu chứng tỏ khả năng đầu tư vào tài sản cố định của đơn vị trong thời kì này là rất thấp.
Thứ ba, căn cứ vào cơ cấu các loại tài sản cố định của đơn vị trong năm 2008, ta thấy giá trị các tài sản đóng vai trò quyết định ảnh hưởng tới năng lực thi công và khả năng cạnh tranh của đơn vị trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản cố định, nhưng đi kèm vào đó là chúng có giá trị khấu hao hàng năm rất cao vượt quá tổng đầu tư hàng năm của đơn vị.
TT
Tên loại TSCĐ
Nguyên giá
(đv: trđ)
Giá trị còn lại
(đv: trđ)
Khấu hao trung bình trong1năm
(đv: trđ)
GTCL / Nguyên giá (đv: %)
A
Bất động sản
8.312
7.278
536
87,56
B
Máy móc thiết bị
88.192
26.319
12.148
29,84
1
Máy móc thiết bị thi công
70.029
23.524
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21712.doc