Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty thuốc lá Thanh Hóa giai đoạn 2006-2008

Năm 2008 vừa khép lại với những ấn tượng khó quên trong mỗi chúng ta. Tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp và khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây một cú sốc lớn cho nền kinh tế thế giới và gây ành hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam . Cùng với các khó khăn chung của nền kinh tế đất nước như: Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt ảnh hưởng đến giá thành sản xuất , khó khăn lớn nhất của ngành thuốc lá trong năm 2008 là việc Nhà nước tăng mức thuế suất thuế TTĐB đã tác động bất lợi cho hoạt động của toàn ngành thuốc lá. Để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động ảnh hưởng của những khó khăn đặc thù trong năm 2008 – một trong những năm khó khăn nhất của ngành thuốc lá trong nhiều thập niên qua, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt và có hiệu quả, phấn đấu vượt qua khó khăn như: Tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm; tăng cường công tác thị trường và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống thuốc lá nhập lậu; nỗ lực đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhằm bù đắp sự sút giảm của sản lượng tiêu thụ nội địa; phối hợp, phân công trong sản xuất và hỗ trợ gia công để giúp các đơn vị đang gặp khó khăn; cắt giảm và giãn tiến độ đầu tư một số dự án chưa thật cần thiết để tập trung nguồn vốn đầu tư trọng điểm Với sự nỗ lực chung của toàn Tổng Công ty, đã vượt qua một năm nhiều biến động với những kết quả đáng khích lệ: Tổng doanh thu đạt 18.500 tỷ, tăng 17% so với năm 2007. Nộp ngân sách đạt 3.870 tỷ, tăng 25%. Lợi nhuận đạt được mức tăng trưởng 5%. Cùng với sự phát triển của Tổng Công ty trong năm qua liệu ở phía Công ty đã làm được những gì vào sự phát triển đó.

doc61 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty thuốc lá Thanh Hóa giai đoạn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người đứng đầu Công ty mong muốn.     Kinh phí đào tạo thể hiện qua bảng sau:  Bảng 2.10/  Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực                                                         Đơn vị tính: tr. đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí đào tạo 49,324 132,75 102,03 Chi phí đào tạo BQ 1 lượt người 1,121 1,125  1,13 Tỷ trọng so ∑VĐT 1,782% 1,275% 2,04%              ( Nguồn: Phòng tổ chức - Công ty thuốc lá Thanh Hoá ) Đối với đào tạo khi đầu tư công nghệ mới thì chi phí đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển. Chi phí quản lý do phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm.  Chi phí đào tạo của năm 2006 là thấp nhất chỉ 49,324 triệu đồng. Chi phí đào tạo 1 lượt người có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 1,121 triệu đồng, năm 2008 lên đến 1,13 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên tỷ trọng vốn dùng cho nâng cao trình độ nhân lực có tỷ lệ tương đối thấp so với tổng vốn đầu tư chỉ đạt cao nhất vào năm 2008 là 2,04% Với phương châm, sản xuất an toàn, năng suất, chất lượng, hiệu quả. Công ty đã tích cực vận động toàn thể cán bộ, công nhân viên đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tốt các phong trào thi đua nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động sản xuất, ý thức tự lực, tự cường, cần cù chịu khó, quyết tâm thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty đề ra. Bảng 2.11/ Tốc độ gia tăng VĐT bảo hộ lao động                             và phòng cháy, chữa  cháy                                                             Đơn vị tính: Tr.đ Năm 2006 2007 2008 VĐT bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy 186,813 235,312 215,016 Tốc độ tăng đinh gốc - 7,22% 15,09% Tốc độ tăng liên hoàn - 7,22% 7,34%                     ( Nguồn: phòng kế toán  - Công ty thuốc lá Thanh Hoá ) Không chỉ quan tâm bồi bổ cho cán bộ mà còn nâng cao tay nghề của công nhân như hàng năm vẫn tổ chức thi nâng bậc, thi an toàn lao động. Chúng ta cũng biết với mặt hàng sản xuất là thuốc lá vốn rất dễ gây nguy cơ cháy nổ; mật độ bụi và tiếng ồn từ các dây chuyền sản xuất tương đối cao, Công ty chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất và cho người lao động. Vốn đầu tư bảo hộ, phòng cháy chữa cháy năm 2007 là cao nhất 235,312 đến năm 2008 là 215,016  sau cùng là năm 2006 với 186,813. Điều này chứng tỏ càng ngày an toàn lao động càng được quan tâm nhiều hơn. Nếu thiếi đội ngũ công nhân này đặc biệt là công nhân lành nghề thì sản phẩm thu được sẽ không đạt như kế hoạch đề ra dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty. Mặt khác, cũng chẳng ai muốn làm việc trong một môi trường mà mạng người được coi là rẻ mạt không đáng để bận tâm, hay như không an toàn một tí nào. Giai  đoạn 2005 - 2008, mỗi năm công ty đã đầu tư gần 200 triệu đồng cho chi phí bảo hộ lao động như: thực hiện các biện pháp về an toàn, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy; các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động (quần áo, nón, giày, khẩu trang, nút chống ồn, mũ bảo hộ….); khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnh viện 103, 108 hàng năm vẫn về Công ty để kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân viên chức…). Các khoản BHXH, BHYT, chế độ lương hưu, ốm đau cho công nhân cũng được Công ty tham gia đầy đủ nghĩa vụ. Các hoạt động thăm hỏi những gia đình có công với cách mạng, với đất nước trong thời kỳ chiến tranh, cùng với sự thăm hỏi ân cần đối với những gia đình khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đã được xem như là một công việc thường niên của Công ty. Đời sống của công nhân, cán bộ cũng được chú ý quan tâm đáng kể. Có tổ chức đi tham quan, nghỉ mát khi hè đến, hay khi có số lượng người về nghỉ hưu được đi nghỉ dưỡng. Chi cho hoạt động này năm 2007 là cao nhất lên đến 46,812 triệu đồng. Việc chi cho các hoạt động này ngày càng cao là điều đương nhiên bởi đời sống của những công nhân cán bộ đang được cải thiện và nâng cao. Bởi khi đồng lương được cải thiện thì con người lại quan tâm đến đời sống tinh thần, vui chơi, giải trí Mỗi năm đến các ngày lễ, tết hay ngày kỉ niệm thành lập Công ty đều có tổ chức các chương trình văn nghệ - thể dục thể thao cho người lớn cũng như trẻ em thiếu niên. Các chương trình không phải là hình thức tượng trưng cho có mà là hoàn toàn được tham gia thi đấu biễu diễn công phu. Như hoạt động văn nghệ còn có cả thuê cả chuyên gia về hướng dẫn như nhạc, kịch, múa, có sự tập luyện bài bản và đầy hăng say. Hay như cuộc thi kéo co, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn diễn ra ở tất cả các phân xưởng các ban ngành, phòng ban trong toàn thể Công ty, được mọi người hưởng ứng bằng việc tập luyện vào các buổi sáng, chiều trong ngày một cách tích cực. Bảng 2.12/ Các khoản chi phí hàng năm cho các hoạt động vui chơi                                                                                                              giải trí                                                                  ( Đơn vị tính: triệu đồng ) Chi phí     Năm 2006     Năm 2007    Năm 2008 Chi cho hoạt động hè của thiếu nhi        7,438        8,126       8,067 Chi cho hoạt động cuộc thi chào mừng thành lập Công ty        16,538       18,532      17,930 Chi cho hoạt động văn nghệ         12,164       15,734      13,492 Chi cho công nhân đi tham quan, nghỉ mát         40,123       46,812      40,781                    ( Nguồn: phòng kế toán  - Công ty thuốc lá Thanh Hoá ) Công ty cũng vì thế mà quan tâm đến việc đầu tư trong các giải thưởng trong các cuộc thi được tổ chức. Con cái của công nhân, cán bộ cũng được tổ chức trại hè, vui chơi, tham gia các hoạt động thể thao, các cuộc thi được tổ chức trong khu tập thể của Công ty để các em có sân chơi riêng của mình khi hè đến tạo an tâm cho cha mẹ các em. Hoạt động này hang năm vẫn được đầu tư đáng kể, năm 2006 con số chi cho các hoạt động này là 7,438 triệu đồng, năm 2007 là 8,126 triệu đồng, và năm 2008 là 8,067 triệu đồng.  Trẻ em là mầm non tương lai là hi vọng của đất nước, giúp các em đến trường để có hành trang cho cuộc sống sau này thì Công ty quan tâm đến việc trao học bổng, hay phần thưởng đối với những em có thành tích cao trong học tập, hay như kì thi đại học cũng rất quan trọng, chẳng có gì nhiều như một lời chúc mừng các em đã đỗ đại học. Bằng những việc làm cũng không có gì to tác nhưng trước tiên đã làm cho sự gắn bó giữa nội bộ trong cùng một Công ty được trở nên than thiết với nhau hơn, sau đó là phía Công ty với người dân địa phương để từ đây Công ty có được sự ủng hộ nhiều hơn nữa để gia sức đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nói riêng, của đất nước nói chung 2.1.2.3/ Đầu tư chất lượng sản phẩm: Để tiến hành sản xuất thuốc lá, trước hết lá thuốc lá sau khi phân cấp được đưa vào lên men và được bảo quản tại kho sau khi lên men. Sau đó tại phân xưởng sợi lá thuốc lá được phối chế ( đúng theo công thức của mác thuốc do Phòng kỹ thuật Công Nghệ quy định ), làm ẩm tách mảnh, thái lá, bung nổ sợi, qua bộ phận máy sợi, qua bộ phận sấy sợi, làm dịu và phun hương liệu trực tiếp vào sợi bằng máy tự động. Sản phẩm cuối cùng tại phân xưởng sợi là sợi thành phẩm được đóng gói bảo quản tại kho và chuyển qua giai đoạn 2 là cuốn sợi thành điếu, giai đoạn 3 là đóng điếu thành bao, thành tút, thành thùng nhập kho thành phẩm. Tất cả các công đoạn thành phẩm đều được kiểm tra thành phẩm chất lượng sản phẩm theo đúng quy định kỹ thuật. Giai đoạn chế biến 2 là cuốn sợi thành điếu được thực hiện trên các dây chuyền, thiết bị tự động tại Phân Xưởng bao mềm và bao cứng. Hệ thống cân đo tự động sẽ ấn định lượng sợi trên điếu thuốc lá và được đóng thành một điếu thuốc lá hoàn chỉnh. Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn đóng bao sản phẩm được thực hiện trên các dây chuyền tự động, chẳng hạn thuốc lá Valentine cứ 20 điếu được đóng thành một bao, và 10 bao lại đóng thành một tút, 50 tút được đóng thành một thùng. Số lượng điếu trong bao, bao trong tút, tút trong thùng phụ thuộc vào từng quy định của từng mác thuốc. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trên các công đoạn dây chuyền sản xuất là một việc hết sức quan trọng, do nhân viên Phòng Quản Lý Chất Lượng trực tiếp đi ca hướng dẫn các kỹ thuật viên phân xưởng bao cứng thực hiện. Đó là những tiêu chuẩn về chất lượng nguyên vật tư phụ liệu đầu vào, và tiêu chuẩn bán thành phẩm và thành phẩm về hình thức và kiểu dáng bao bì... Nếu chưa đạt sản phẩm đó sẽ lại sữa chữa, tái sản xuất. Còn với những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được nhập kho thành phẩm. Công việc cuối cùng của quá trình sản xuất là vận chuyển thành phẩm về nhập kho. Hệ thống kho thành phẩm của Công ty được trang bị các thiết bị chuyên dùng nhằm bảo quản chất lượng sản phẩm ổn định cho đến khi nhận lệnh xuất bán. Đầu tư sản xuất các sản phẩm thuốc lá phải căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành thuốc lá trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo nguyên tắc: ·              Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt quá tổng năng lực sản xuất tại thời điểm ban hành Nghị định số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010”, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu. ·              Được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nồng độ các chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. ·              Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức. Nhà nước có chính sách hỗ trợ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mua lại các máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp của tổ chức, cá nhân không có chức năng sản xuất sản phẩm thuốc lá và của các địa phương, các liên doanh trong quá trình sắp xếp ngành thuốc lá. ·               Ngừng lập các dự án mới về hợp tác sản xuất, gia công hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu do Bộ Công nghiệp đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép, với điều kiện phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam chiếm từ lệ từ 51% trở lên trong các liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá. Công ty đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cơ sở theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành và Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”. Việc đầu tư hàng năm cho phòng KCS để kiểm tra chất lượng của sản phẩm cũng được thoả đáng bằng việc cho các cán bộ đi học thêm các lớp ngắn hạn đào tạo chuyên sâu hơn nữa về trình độ. Mặt khác, đó là cùng tham gia giao lưu với các cán bộ chuyên gia chất lượng hàng đầu của  Tổng Công ty để có thể có thêm nhiều kiến thức và ngày càng hoàn thiện mình hơn nữa. Một phần góp phần vào chất lượng của sản phẩm được củng cố mà sản phẩm tạo ra có nét hương vị riêng dần để cạnh tranh với các loại sản phẩm khác trên thị trường và mang dấu ấn riêng đối với khách hàng tiêu dung. Bảng 2.13/ Chi phí cho hoạt động chất lượng sản phẩm                                                                     ( Đơn vị tính: triệu đồng )  Nội dung      Năm 2006     Năm 2007      Năm 2008 Chi cho cán bộ phòng KCS đi bồi dưỡng kiến thức thêm         50,146        55,148        48,163 Chi cho công tác giám định kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm        45,182       47,820        46,194  Chi cho các hoạt động làm thêm ngoài giờ       61,427       67,571        61,721 Chi cho hoạt động phát hiện hàng giả, ăn trộm(khen thưởng )      21,755       26,715        25,498                        ( Nguồn: phòng kế toán  - Công ty thuốc lá Thanh Hoá ) Với sản xuất nguyên liệu cần thực hiện đầy đủ và đúng quy trình canh tác để tiết kiệm phân bón và các vật tư khác. Trong khi giá nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu tăng thì việc đầu tư phát triển nguyên liệu nội địa càng cấp bách và mang tính ổn định, giúp cho ngành công nghiệp thuốc lá  phát triển và có hiệu quả. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm sản xuất trong nước… Mục tiêu đạt được là đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát thuốc lá nhập lậu, sản xuất thuốc lá giả. Hoạt động này đã được Công ty chú trọng nhiều hơn nữa và năm 2008 đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm quy chế của Công ty 2.2/ Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá trong giai đoạn 2006 – 2008: 2.2.1/ Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: 2.2.1.1/ Kết quả: a/ Doanh thu và lợi nhuận: Năm 2008 vừa khép lại với những ấn tượng khó quên trong mỗi chúng ta. Tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp và khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây một cú sốc lớn cho nền kinh tế thế giới và gây ành hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam . Cùng với các khó khăn chung của nền kinh tế đất nước như: Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt ảnh hưởng đến giá thành sản xuất…, khó khăn lớn nhất của ngành thuốc lá trong năm 2008 là việc Nhà nước tăng mức thuế suất thuế TTĐB đã tác động bất lợi cho hoạt động của toàn ngành thuốc lá. Để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động ảnh hưởng của những khó khăn đặc thù trong năm 2008 – một trong những năm khó khăn nhất của ngành thuốc lá trong nhiều thập niên qua, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt và có hiệu quả, phấn đấu vượt qua khó khăn như: Tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm; tăng cường công tác thị trường và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống thuốc lá nhập lậu; nỗ lực đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhằm bù đắp sự sút giảm của sản lượng tiêu thụ nội địa; phối hợp, phân công trong sản xuất và hỗ trợ gia công để giúp các đơn vị đang gặp khó khăn; cắt giảm và giãn tiến độ đầu tư một số dự án chưa thật cần thiết để tập trung nguồn vốn đầu tư trọng điểm…Với sự nỗ lực chung của toàn Tổng Công ty, đã vượt qua một năm nhiều biến động với những kết quả đáng khích lệ: Tổng doanh thu đạt 18.500 tỷ, tăng 17% so với năm 2007. Nộp ngân sách đạt 3.870 tỷ, tăng 25%. Lợi nhuận đạt được mức tăng trưởng 5%. Cùng với sự phát triển của Tổng Công ty trong năm qua liệu ở  phía Công ty đã làm được những gì vào sự phát triển đó. Công ty cũng đạt được kết quả đáng mừng thông qua hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm vừa qua:   Bảng 2.14/ Doanh thu, sản lượng, lợi nhuận  trên 1 đơn vị VĐT                                                                         Chỉ tiêu    Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ∑Vốn đầu tư Triệu đồng 2.468,01 10.401,4 4.983,42 Sản lượng Triêu bao 111,634 113,587  116,253 Doanh thu (DT) Triệu đồng 356.196 437.165 465.012 Lợi nhuận Triệu đồng 4.500 5.122 5.735 Sản lượng/ VĐT Triệu bao 0,045 0,011 0,23 DT/VĐT Triệu đồng 128,68 42,03 93,31 Lợi nhuận/ VĐT Triệu đồng 1,82 0,49 1,15                     ( Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty thuốc lá Thanh Hoá )  Hoạt động đầu tư cũng mang lại cho doanh thu một phần đáng kể. Mặt khác, có sự tác động qua lại. Doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm sẽ làm nhà đầu tư tin tưởng vào tình hình kinh doanh của công ty, đồng nghĩa với việc đồng vốn họ bỏ ra thu được hiệu quả. Trong bảng cho thấy doanh thu trên một đơn vị vốn đầu tư  mỗi năm có sự thay đổi đáng kể năm 2006 là cao nhất với 128,68. Đ ối v ới Chỉ tiêu này được hiểu là 1 đồng vốn đầu tư  thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chẳng hạn như năm 2008, 1 đơn vị vốn đầu tư  thu được là 93,31 triệu đồng doanh thu. Doanh thu có những đóng góp như trên thì lợi nhuận cũng tham gia đóng góp vào công việc sử dụng vốn đầu tư mang lại.  Ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty ngày càng tăng từ năm 2006 là 4.500 triệu đồng lên 5.735 triệu đồng năm 2008. Có được kết quả vậy do doanh thu tăng đều qua các năm mặt khác doanh nghiệp lại tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận tương đối cao. Tuy nhiên lợi nhuận/ 1 đơn vị vốn đầu tư lại có xu hướng giảm năm 2006 là 1,82 lần , năm 2007 là 0,49 lần, năm 2008 là 1,15 lần. Ở bất kỳ doanh nghiệp hoạt động đầu tư là không thể thiếu, mà nhất là trong hiện nay vấn đề cạnh tranh đang từng được nhắc đến để tồn tại, không còn cách nào khác công ty phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty khác. Để thu hút thành công nhà đầu tư vào doanh nghiệp, trước hết, doanh nghiệp phải chứng minh với nhà đầu tư những ưu thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanh thu tăng mạnh qua các năm của mình. Những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng vào lợi ích đồng vốn họ bỏ ra. Sản phẩm độc đáo, chiếm ưu thế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn đưa tiền vào những công ty có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm mang những nét riêng, độc đáo. Vì vậy để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp cần chứng minh ưu điểm của sản phẩm bằng cách so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế. Sản phẩm của công ty có khả năng sinh lời cao. Tỷ lệ lợi nhuận là một trong những dấu hiệu về mặt tài chính cho thấy sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm đó cũng là một trong những cách để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tại thời điểm này như Hàm Rồng (Không đầu lọc ), AIRLINES, BS Lotus, Lam Kinh det, thuốc lá xuất khẩu ( Blue River menthol XK, Blue River MT mềm XK, DOKDO, MOVE, ROMANTIC )... Số lượng các sản phẩm ngày càng gia tăng làm doanh thu cũng tăng lên, cải thiện được kết quả kinh doanh mà Công ty mang lại. Dưới đây là sản lượng tiêu thụ của một số loại thuốc lá điển hình của Công ty: Bảng 2.15/ Sản lượng tiêu thụ thuốc lá giai đoạn 2006 – 2008  ( Đơn vị tính: triệu bao ) Loại thuốc   Năm 2006   Năm 2007   Năm 2008 Mild Seven      9,34       11,42      10,33 Valentine      15,52       17,17      16,67 Vinataba      32,74       36,18      34,13 Sea Horse      27,87       30,64       29,23 Thuốc xuất khẩu       4,76         6,51       5,45        ( Nguồn: Phòng tiêu thụ - Công ty thuốc lá Thanh Hoá ) Doanh thu và lợi nhuận có kết quả đáng mừng như vậy thì hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh này cũng làm cho sản lượng có những thay đổi rõ rệt. Sản lượng trên một đơn vị vốn đầu tư lại có sự thay đổi khác hơn cao nhất là năm 2008 với con số 0,23 sau đó là năm 2006 và năm 2007 là cuối cùng với con số 0,011. b/ Thị phần, thị trường : Thương trường quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất, nhất là trong điều kiện thuốc lá là ngành không được quảng cáo dưới mọi hình thức. Nhận thức được vấn đề này, để phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, Công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 đã có những bước đi nhằm đẩy mạnh và cải tiến hay như hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Sản xuất được ra sản phẩm được là khó nhưng để bán được hàng có được những khách hàng trung thành lâu năm và thân quen được với mình lại càng khó thêm. Vì vậy, muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị  trường thì Công ty đã không ít những trăn trở những lo ngại và quyết định đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh khoản mục này. Theo định kỳ hằng năm, Công ty đều tổ chức gặp gỡ khách hàng để trao đổi với các đại lý tiêu thụ sản phẩm, nhằm nắm bắt tâm lý chung và những biến động của thị trường để có biện pháp tháo gỡ khó khăn. Qua thu thập ý kiến của các đại lý trong hội nghị khách hàng và khảo sát thị trường, Công ty sẽ có những chính sách và điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và tiêu thụ.  Bảng2.16/ Số lần hoạt động cho công tác đầu tư nâng cao thị trường                                                                                      ( Đơn vị tính: số lần ) Chỉ tiêu       Năm 2006       Năm 2007    Năm 2008 Tham gia hội chợ          12                   20           21 Khảo sát thị trường     Theo từng quý Theo từng quý Theo từng quý Tăng đội xe chở hàng          15         22         19                             ( Nguồn: Phòng thị trường - Công ty thuốc lá Thanh Hoá) Trong bối cảnh Luật thương mại cấm quảng cáo, Công ty đã có nhiều nỗ lực xây dựng và củng cố thương hiệu. Thuốc lá Thanh Hoá thông qua hình thức tiếp thị những sản phẩm mới, tham gia hội chợ thương mại, duy trì các hình thức hỗ trợ các đại lý trong công tác phân phối sản phẩm, đồng thời tiếp tục phát triển đội ngũ bán hàng theo chiều rộng, chiều sâu và nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng... Việc đầu tư giữ vững thị trường truyền thống và tìm hiểu, mở rộng thị trường mới, nghiên cứu hoàn thiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó lợi ích trách nhiệm giữa Công ty, đại lý tiêu thụ với người tiêu dùng cũng được Công ty quan tâm. Đây có thể xem như là một yếu tố cạnh tranh với các Công ty khác, bởi dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng khá tốt tạo lòng tin khi mua hàng, thân thiện, dễ gần, nhanh nhẹn, tháo vát là đội ngũ luôn phải đặt những yêu cầu này trên hàng đầu. Hiện nay, Công ty có hệ thống tiêu thụ nội địa trải dài từ Bắc vào Trung với hơn 92 nhà phân phối và hơn 30 loại sản phẩm khác nhau, các nhãn thuốc lá cao cấp có giá trên là thuốc lá điếu đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng cao. Có mức giá bán từ 6000 đồng/bao trở lên.            Bảng 2.17/ Tốc độ gia tăng VĐT hoạt động marketing ( Đơn vị tính: Triệu đồng ) Chỉ tiêu  Năm 2006   Năm 2007 Năm 2008 VĐT hoạt động marketing 205,075 327,477 234 Tốc độ tăng định gốc - 59,68% 14,1% Tốc độ tăng liên hoàn - 59,68% -28,54% Tỷ trọng so ∑VĐT 7,4% 3,15% 4,69%                (Nguồn: Phòng kế hoạch - C ông ty thuốc lá Thanh Hoá) Vốn đầu tư cho hoạt động marketing này nhằm tìm kiếm thị trường và dần dần chiếm lấy chỗ đứng của mình trên thị trường hàng năm cũng tăng làm cho tốc độ tăng định gốc  có thể tăng đến 59,68 % vào năm 2007. Nhưng tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư lại thấp nhất trong ba năm chỉ bằng có 3,15%, cao nhất là năm 2006 lên đến 7,4 % ( gấp đôi so với năm 2007 ). Tỷ trọng này thấp như hiện nay con người càng biết đến sự tác hại của thuốc lá. Thuốc lá hiện nay không được quảng cáo nhưng hình thức hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ thì càng nhiều. Tuy nhiên dù không có quảng cáo nhưng doanh thu và lợi nhuận mang lại hàng năm thì điều đó thể hiện sự cố gắng đang hết mình của Công ty để hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho. Các nhãn thuốc lá nội địa chủ yếu phục vụ từ tầng lớp trung lưu, người lao động, nông dân. Thị trường cũng được chia theo nhiều phân khúc để theo dõi điều tiết hoạt động lưu thông phân phối, kiểm soát giá cả và các chế độ hỗ trợ bán hàng. Cùng với việc phủ kín hệ thống đại lý ở các tỉnh, thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội Công ty còn tiến hành phân cấp đại lý. Hệ thống đại lý tiêu thụ của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc. Trực tuyến, đa kênh. Một cách cụ thể, chặt chẽ với việc phân chia các đại lý thành 3 cấp: cấp 1, cấp 2 và cấp 3 và thành lập 3 chi nhánh tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để thực hiện công tác thị trường sát sao hơn. Cụ thể như sau: - Đại lý cấp 1: Là các đại lý lớn, có uy tín trong kinh doanh, có quan hệ tốt với Công ty trong nhiều năm, có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có mạng lưới tiêu thụ rộng, đạt doanh số tiêu thụ các sản phẩm của Công ty cao, ổn định. Đại lý cấp 1 được Công ty ký hợp đồng đưa hàng trực tiếp theo yêu cầu thực tế tiêu thụ, được giữ quyền phân phối các sản phẩm của Công ty trong phạm vi phủ sóng của mình. Hiện Công ty đã xây dựng được hệ thống trên 30 đại lý cấp 1 - Đại lý cấp 2: Là mạng lưới các đại lý chân rết thuộc phạm vi phủ sóng của các đại lý cấp 1. Đại lý cấp 2 có quan hệ trực tiếp và nhận hàng theo nhu cầu từ đại lý cấp 1; - Đại lý cấp 3: Là các đại lý ở cấp cơ sở, mạng lưới chân rết của đại lý cấp 2, có quan hệ với đại lý cấp 2 như quan hệ của đại lý cấp 2 với đại lý cấp 1.  Một mạng lưới rộng khắp thì công tác đầu tư nâng cao đại lý thì sẽ mở rộng được thị trường nhiều hơn nữa, tìm kiếm được thị trường ổn định, tăng khả năng cạnh tranh với các Công ty khác. Có thể nói, phòng thị trường là một phòng mới và là phòng có đội ngũ cán bộ nhiều người trẻ nhất trong Công ty. Việc quan tâm đến phòng này cũng là hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cán bộ trong phòng , thao tác nhanh gọn linh hoạt với tất cả các tình huống xảy là điều kiện cần của một nhân viên phòng này. 2.1.2/ Hiệu quả: a/ Hiệu quả kinh tế:        Bảng 2.18/ Tốc độ gia tăng mức đóng góp vào ngân sách, thuế TTĐB Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Nộp ngân sách Tr.đ 142.340 146.231 149.431

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá.doc
Tài liệu liên quan