MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 3
I. Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hải Dương. 3
1. Nhân tố về mặt lí thuyết 3
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 3
1.2 Tình hình chính trị 3
1.3 Chính sách, pháp luật 3
1.4 Trình độ phát triển kinh tế 4
1.5 Đặc điểm văn hoá xã hội 4
2. Các nhân tố của tỉnh Hải Dương 4
2.1. Thuận lợi 5
2.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội 5
2.1.2 Cơ sở hạ tầng 11
2.1.3 Cơ chế chính sách 13
2.1.4 Trình độ, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương 15
2.1.5 Đặc điểm văn hoá xã hội của tỉnh 16
2.2 Khó khăn 17
II. Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương 18
1. Tổng quan chung về tình hình đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương 18
1.1 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo nguồn vốn 21
1.2 Cơ cầu đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ 23
1.3 Đối tác đầu tư 24
1.4 Mặt hàng sản xuất của các dự án đầu tư nước ngoài 25
2. Tnh hình huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài 25
2.1 Tình hình huy động vốn FDI 25
2.2 T ình hình huy động vốn ODA 30
2.3 Tình hình thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp 30
3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương 32
3.1 Lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương 33
3.2 T ình hình sử dụng vốn FDI 35
3.3 T ình hình sử dụng vốn ODA 37
3.4 Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh thực hiện các dự án đầu tư của tỉnh Hải Dương 37
IV. Nhận xét chung 38
1. Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Hải Dương 38
1.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh 38
1.3. GDP tỉnh Hải Dương phân theo thành phần kinh tế. 39
1.4. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ hoá, hiện đại hoá. 40
1.5 Tác động đến việc làm và chất lượng lao động 41
1.6 Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. 41
1.7. Tạo và tăng thu ngân sách cho tỉnh 42
1.8. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu. 43
1.9. Tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường 43
2. Những mặt còn tồn tại 44
2.1 Chưa thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao 44
2.2 Quy hoạch còn chậm, chồng chéo 45
2.3 Kết quả thu hút vào các khu, cụm công nghiệp còn thấp 45
2.4 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ còn ít 46
2.5 Tình trạng ô nhiễm môi trường báo động ở tỉnh Hải Dương 46
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI DƯƠNG 48
I. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010 48
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương 48
2. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội 50
3. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010 52
3.1 Quan điểm 52
3.2 Định hướng huy động vốn 53
3.2.1 Vốn đăng kí mới 53
3.2.2 Vốn thu hút 54
II. Các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương 54
1. Phát triển cơ sở hạ tầng 54
2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, vận động đầu tư 58
3. Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư 60
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 60
5. Hỗ trợ doanh nghiệp 62
6. Đào tạo nguồn nhân lực 63
7. Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh 66
8. Khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân 70
9. Đa dạng hoá các hình thức và lĩnh vực đầu tư 71
10. Phát triển các dịch vụ tư vấn 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích đất của giai đoạn 1. KCN này hiện có 13 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 156 triệu USD
KCN Nam Sách, diện tích 64 ha, đã có 14 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 48 triệu USD, diện tích đất thuê là 35 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN 80%. Một số nhà máy đã đi vào sản xuất. KCN Phúc Điền (Cẩm Giàng) tổng diện tích 87 ha, đã có 15 dự án đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký là 113 triệu USD. Diện tích đất thuê là 45 ha. Tỷ lệ lấp đầy là 78%. KCN Phú Thái (Kim Thành), diện tích 72 ha, đã cho các nhà đầu tư thuê hết diện tích đất. KCN Việt Hòa (TP Hải Dương) tổng diện tích 49 ha, do tập đoàn KenMark (Đài Loan) làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 40 triệu USD. Hiện tập đoàn cùng với các đơn vị thành viên triển khai xây dựng hạ tầng KCN cũng như các nhà máy. KCN Tân Trường (Cẩm Giàng) diện tích gần 200 ha. Hiện nay, chủ đầu tư đang khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. KCN tàu thủy Lai Vu (Kim Thành), diện tích 210 ha, được quy hoạch từ cụm công nghiệp tàu thủy do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng, phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu.
Tính đến đầu năm 2006 các KCN đã có 46 dự án đầu tư được cấp phép, với số vốn đầu tư 437 triệu USD. Trong đó có 32 dự án 100% vốn nước ngoài (323 triệu USD); 9 dự án trong nước (68 triệu USD); 5 dự án liên doanh (45,5 triệu USD). Đã có 14 doanh nghiệp đi vào sản xuất, tổng vốn đầu tư hơn 13 triệu USD, thu hút 6.700 lao động. Trong những tháng đầu năm 2006 các doanh nghiệp trên đạt doanh thu 42,6 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu 37,5 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 162 nghìn USD.
Cùng với việc phát triển các KCN, thời gian qua tỉnh ta đã có chủ trương kế hoạch phát triển các CCN tại các huyện, các làng nghề trong tỉnh. Mục tiêu đề ra là ở mỗi huyện trong tỉnh sẽ quy hoạch phát triển CCN gắn với thị trấn, thị tứ, các làng nghề để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất TTCN có mặt bằng sản xuất, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế... Chính sách ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề... đã khuyến khích các nhà đầu tư vào các CCN. Đến nay toàn tỉnh đã quy hoạch 22 CCN, tổng diện tích quy hoạch 780 ha. Đã tiếp thu 102 dự án vào các CCN với diện tích thuê đất trên 141 ha, bằng 30% diện tích đất quy hoạch, số vốn đăng ký 1.797 tỷ đồng, dự kiến sẽ thu hút trên 22 nghìn lao động.
Sự hình thành và hoạt động của các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nên bộ mặt mới của công nghiệp tỉnh nhà, góp phần tập trung hoá sản xuất và sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vất chất kỹ thuật, đất đai, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Các KCN đã tạo nên thế mạnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào tỉnh trong giai đoạn tới.
Tình hình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tích cực tham gia vào việc đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả đồng vốn đ tư, tạo động lực quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển của các DN đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế (GDP), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. Tính riêng trong 5 năm (2001- 2005), toàn tỉnh đã giải quyết được gần 120.000 việc làm mới cho người lao động, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động nông thôn tăng lên gần 80% vào năm 2005. Cơ cấu lao động trong nông - lâm nghiệp 66%, công nghiệp và xây dựng 19%, dịch vụ và an ninh - quốc phòng 15%
Lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thường phần lớn là đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh mà trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đước dùng để phát triển công nghiệp. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư nươc ngoài là tiền đề vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.
Bảng 6: Vốn đẩu tư theo lĩnh vực sử dụng vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Lĩnh vực
sử dụng vốn
Xây dựng
cơ sở hạ tầng
Phát triển sản xuất
kinh doanh
Số vốn
376
4080
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Hải Dương
Bảng 7: Tổng hợp vốn đầu tư nước ngoài đăng kí và vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên địa bàn tinh Hải Dương
Lĩnh vực đầu tư
Đăng kí giai đoạn 2001 - 2005
Thực hiện giai đoạn 2001 - 2005
Dự kiến đăng kí 2006 - 2010
Dự kiến thực hiện 2006 - 2010
Tổng số
4516
4456
11420
7340
A. Xây dựng cơ sở hạ tầng
376
376
1120
1040
I. Nông - lâm - thuỷ sản
0
0
200
200
II. Giao thông
12
12
0
0
III. Hệ thống điện
0
0
210
210
IV. Y tế
0
0
180
180
V. Giáo dục đào tạo
10
10
0
0
VI. Văn hoá – xã hội, TDTT
10
10
20
20
VII. Quản lí nhà nuớc
0
0
0
0
VIII. Phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường
12
12
130
130
IX. Cấp thoát nước
332
332
300
300
X. Hạ tầng công nghiệp
0
0
0
0
XI. Phát triển đô thị và nhà ở
0
0
0
0
XII. An ninh - quốc phòng
0
0
0
0
XIII. Các ngành dịch vụ
0
0
80
0
B. Phát triển sản xuất kinh doanh
4140
4080
10300
6300
I. Nông lam thuỷ sản
0
0
300
300
II. Công nghiệp
4140
4080
10000
600 0
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy, vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương chủ yếu dùng cho phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu tổng vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001 – 2005 là 4516 tỷ đồng thì trong đó đã được dùng cho phát triển sản xuất kinh doanh là 4140 tỷ đồng. Và không thể không nhấn mạnh rằng Công nghiệp là lĩnh vực hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất ở tỉnh Hải Dương ở các giai đoạn đã qua và trong những giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2001 – 2005 toàn bộ vốn đăng kí và vốn thực hiện trong lĩnh vực phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh Hải Dương được dùng hoàn toàn cho phát triển công nghiệp. Có thể nói vốn đầu tư nước ngoài chính là ngọn nguồn của sự phát triển ngành công nghiệp Hải Dương, nó có vai trò quan trọng để đưa Hải Dương sớm trở thành một thành phố công nghiệp phát triển mạnh trong cả nước. Và trong nhưng năm tiếp theo tỉnh có định hướng sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm thuỷ sản. Đây là một trong những định hướng đúng đắn của tỉnh vì như vậy sẽ đa dạng hoá được các lĩnh vực đầu tư, phát triển toàn diện các ngành kinh tế để vốn đầu tư nước ngoài được sủ dụng một cách hợp lí và hiệu quả hơn. Còn trong xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu được dùng trong lĩnh vức giao thông, giáo dục đào tạo và cấp thoát nước nhằm cải thiện môi trương đầu tư giúp thu hút đầu tư trên địa bàn của tỉnh ngày càng mạnh hơn. Tuy nhiên nguồn vốn dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng cua tỉnh còn hạn hẹp nhất la trong điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh hiện nay vẫn còn chưa thực sự phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy tỉnh cần phải có biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.
3.2 T ình hình sử dụng vốn FDI
Tính đến thời điểm năm 2006, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 76 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dự án FDI có tổng số vốn đầu tư đăng ký 682 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 364 triệu USD. Khối DN FDI thu hút trên 15.000 lao động trực tiếp tại chỗ và hàng nghìn lao động gián tiếp khác.
Việc triển khai các dự án FDI bước đầu làm nóng lên không khí đầu tư, thúc đẩy các ngành kinh tế dịch vụ khác và làm tăng đáng kể lượng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chỉ trong năm 2004, có 12 dự án FDI được cấp giấy phép với số vốn thu hút 52,3 triệu USD; vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI đạt 116 triệu USD - nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của khối này đạt 50,6% vốn đăng ký, mức cao nhất từ trước tới nay tại tỉnh này. Trong 6 tháng đầu năm 2005, có thêm 7 dự án được cấp giấy phép với số vốn thu hút 51 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 40,3 triệu USD.
Tính đến thời điểm hết năm 2004, có 51 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp với số vốn 570,1 triệu USD - chiếm 87,4% tổng vốn đầu tư của khối FDI; trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông - lâm sản - thực phẩm có 12 dự án với số vốn 58,7 triệu USD - chiếm 9% tổng vốn đầu tư khối FDI ; còn lại là lĩnh vực dịch vụ có 7 dự án với số vốn 23,1 triệu USD - chiếm 3,6% tổng vốn đầu tư toàn khối.
Hiện có 41 trong tổng số 76 dự án FDI tại địa phương đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư của các DN FDI cùng với vốn ODA và NGO chiếm 20% tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất toàn xã hội.
Đến nay, có 28 dự án FDI đang trong quá trình triển khai xây dựng hoặc trong giai đoạn GPMB. Cty xi măng Phúc Sơn sau một thời gian chậm triển khai đã đầu tư lớn trong năm 2004 và gần đây đã hoàn thành xây dựng đồng bộ NM và đi vào hoạt động - cung ứng sản phẩm ra thị trường. Hiện Cty Oriental sport - một DN sản xuất giày xuất khẩu có quy mô lớn tiếp tục tăng thêm vốn đầu tư 5 triệu USD và khẩn trương xây dựng NM để sản xuất vào cuối năm 2005...
Những năm gần đây, khối DN FDI có những bước tăng trưởng vượt bậc. Nếu như giá trị sản xuất công nghiệp của khối này năm 1996 chỉ là 1,6% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại địa bàn thì năm 2001 đã đạt 17,5%, đến năm 2004 đạt 23% và ước năm 2005 đạt 30%. Điển hình là Cty TNHH Ford Việt Nam, chỉ trong năm 2004, Cty TNHH Ford Việt Nam đã nộp ngân sách gần 800 tỷ VND cho cả trung ương và địa phương, trong đó mức đóng góp ngân sách địa phương đạt 350 tỷ VND.
3.3 T ình hình sử dụng vốn ODA
Ngoài nguồn vốn FDI, Hải Dương còn đặc biệt quan tâm tới nguồn vốn phát triển chính thức ODA nhằm đầu tư vào việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho sự phát triển của các ngành sản xuất, các DN, các loại hình kinh doanh mới.
Tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép tiếp nhận và thực hiện một số dự án ODA bao gồm: Quốc lộ 5A (vốn Nhật Bản), Hệ thống cung cấp nước sạch thành phố Hải Dương (Nhật Bản), Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hải Dương (Đức), Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương (Tây Ban Nha), Sản xuất phân vi sinh từ chất thải chăn nuôi (Cộng hoà Séc), Hệ thống cung cấp nước sạch thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh (Nhật Bản)
3.4 Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh thực hiện các dự án đầu tư của tỉnh Hải Dương
Năm 2006, theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) thì Hải Dương xếp 29/64 tỉnh thành phố với chỉ số PCI đạt 52,70/100 điểm.
* Một số chỉ số thành phần đạt điểm thấp so với các tỉnh và điểm trung vị:
- Chi phí gia nhập thị trường: đạt 6,19 điểm,xếp hạng 57/64 (điểm trung vị 7,39 điểm) . Trong đó chỉ tiêu % DN phải mất hơn 1 tháng để tiến hành khởi sự kinh doanh đạt số điểm thấp (35/64); thời gian đăng ký kinh doanh là 22 ngày; số lượng giấy đăng ký thấp xếp thứ 54/64 trên toàn quốc.
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: đạt 5,81 điểm, xếp hạng 21/64 (điểm trung vị 5,43 điểm)
- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: đạt 4,23 điểm, xếp hạng 41/64 (điểm trung vị 4,42 điểm)
- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đạt 5,84 điểm, xếp hạng 18/64 (điểm trung vị 4,85 điểm)
- Thiết chế pháp lý: đạt 3,91 điểm, xếp hạng 20/64 (điểm trung vị 3,63 điểm)
- Đào tạo lao động: đạt 4,52 điểm, xếp hạng 45/64 (điểm trung vị 5,1 điểm)
- Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân: đạt 5,09 điểm, xếp hạng 30/64 (điểm trung vị 4,88 điểm)
* Một số chỉ tiêu đạt ở mức khá so với các tỉnh:
- Chi phí không chính thức: đạt 5,70 điểm, xếp hạng 53/64 (điểm trung vị 6,33 điểm)
- Ưu đãi đối với DNNN: đạt 7,28 điểm, xếp hạng 11/64 (điểm trung vị 6,48 điểm)
IV. Nhận xét chung
1. Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Hải Dương
Đầu tư nước ngoài có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Hải Dương, làm cho tỉnh Hải Dương ngày một tươi đẹp hơn,hiện đại hơn, đời sống nhân dân trong tỉnh ngày một cải thiện.
1.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GDP) của Tỉnh giai đoạn gần đây đạt tốc độ tăng bình quân 10,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 9- 10%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước. Giai đoạn tới Hải Dương đang phấn đấu để đạt mức tăng trưởng 12 % / năm.
Cùng với sự phát triển công nghiệp là việc thúc đẩy nhanh việc cải thiện và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, hình thành các khu, cụm dân cư thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá thành phố. Có thể nói FDI tại Hải Phòng đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội, từng bước góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.
1.3. GDP tỉnh Hải Dương phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 8: GDP tỉnh Hải Dương phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Tỷ đồng, %.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng GDP toàn tỉnh.
3211
3546
4082
4890
5391
Tổng tỷ trọng GDP
100
100
100
100
100
1.Kinh tế quốc doanh.
2055.04
2216.25
2494.1
2919.33
3142.95
Tỷ trọng trong nền kinh tế
64
62.5
61.1
59.7
58.3
2. Ngoài quốc doanh.
590.82
680.83
820.48
1022.01
1175.24
Tỷ trọng trong nền kinh tế
18.4
19.2
20.1
20.9
21.8
3.Đầu tư nước ngoài.
565.14
648.92
767.42
948.66
1072.81
Tỷ trọng trong nền kinh tế
17.6
18.3
18.8
19.4
19.9
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương.
Năm 2001: Kinh tế quốc doanh - Ngoài quốc doanh - Đầu tư nước ngoài là: 64% - 18,4% - 17,6% thì đến năm 2004 đóng góp trong GDP đã là: Thành phần kinh tế Nhà nước: 59.7%, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 20.9%, thành phần kinh tế đầu tư nước ngoài: 19.4%.
Chính sách đầu tư ngày càng hợp lý theo hướng phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, các chính sách huy động, khuyến khích, cởi mở, tạo điều thu hút tất cả các nguồn vốn tư nhân trong nước và nước ngoài. Điều này đã làm thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, có tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Biểu hiện ở số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh, đến tháng 6/2004 có 1005 doanh nghiệp đăng kí và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với số vốn 2128.7 tỷ đồng. Trong thời kì 2001 – 2005 ước tính thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng trung bình 15%, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 13.5%. Tỷ trọng 2 thành phần kinh tế này cũng tăng lần lượt là 3.2% và 2.4% đã nói nên sự phát triển rất mạnh mẽ của 2 thành phần kinh tế này.
1.4. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ hoá, hiện đại hoá.
Trên thực tế, tại Hải Dương, đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Kết quả thu hút và sử dụng các dự án đầu tư nước ngoài tại Hải Dương cho thấy:
Về cơ cấu ngành, đầu tư nước ngoài đã nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nói chung. Các dự án FDI chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp, góp phần đưa giá trị sản lượng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cao. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, năm 2000 nếu cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng -dịch vụ là 34,8% - 37,2% - 28% thì đến năm 2005, cơ cấu này là 27,5%-43%-29,5%.
Về cơ cấu địa lý, FDI đã chuyển một số vùng sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều cụm,vùng công nghiệp mới ở Hải Dương như: Khu công nghiệp Nam Sách; cụm công nghiệp Phú Thứ, Kinh Môn; Cum công nghiệp Đồng Tâm, Ninh Giang;… Các khu này đã có tác dụng lan toả đến các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm góp phần phân bố khu công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư.
1.5 Tác động đến việc làm và chất lượng lao động
Việc thu hút vốn đầu tư đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. 5 năm qua, đã tạo thêm việc làm mới cho 120.000 lượt người lao động - tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động nông thôn tăng lên 80% vào năm 2005.
Cùng với số lượng lao động tăng thêm thì chất lượng lao động ngày càng được nâng lên đáng kể. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài sẽ được đào tạo để nâng cao tay nghề để có thể làm việc được trong môi trường công nghệ hiện đại hơn, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài đáp ứng đựoc yêu cầu của nhà đầu tư. Vì vậy nên chất lượng lao động sẽ tất yếu được nâng lên.
1.6 Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
Việc tiếp nhận thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế vì các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt vấn đề lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh làm mục tiêu hàng đầu. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn kém xa các nước khá nhiều, nhất là các nước phát triển nên những công nghệ lạc hậu ở nước họ những khi sang nước ta thì nó vẫn là những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên nó là những ảnh hưởng nhất định khi công nghệ đã quá lạc hậu, nhất là về môi trường. Do đó, khi tiếp nhận công nghệ chúng ta cũng cần phải biết lựa chọn cẩn thận.
Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Không chỉ dừng lại ở khâu thiết bị, công nghệ mà phần vốn thực hiện trong các doanh nghiệp có vốn FDI còn giành 35 – 40% vốn cho việc xây dựng, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị. Công việc này phần nhiều do các chủ thầu nước ngoài thực hiện những thực tế thầu phụ là các đơn vị xây dựng, lắp máy Việt Nam thực hiện. Do đó, ngay ở khâu này, trình độ kỹ thuật công nghệ xây dựng, lắp máy của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên, từ đó có thể đảm nhận được các công trình xây dựng mới có quy mô lớn và hiện đại.
Đầu tư nước ngoài đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
1.7. Tạo và tăng thu ngân sách cho tỉnh
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của tỉnh Hải Dương.
Các dự án có vốn FDI khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra các nguồn thu Ngân sách cho tỉnh từ các khoản thuế: thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận nước ngoài.. Tuy nhiên, để thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, Luật đầu tư nước ngoài cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm một số thuế trong thời kỳ đầu nên khoản thu này có những năm đầu cũng hạn chế nhưng vẫn tạo ra các khoản thu đáng kể cho ngân sách tỉnh. Trong những năm tới, khi các doanh nghiệp đã có vốn FDI đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, khai thác hết công suất và hết thời hạn miễn giảm thuế thì chắn chắn các khoản thu này sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh
1.8. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu.
Trong số các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Hải Dương, hiện có hang chục doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.Các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường Quốc tế và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Hải Dương.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường, đặc biệt là hàng hoá thay thế nhập khẩu như: xi măng, sắt thép, cáp điện.. sản phẩm của các đơn vị này có chất lượng tốt, giá cả phù hợp chỉ sau vài năm đi vào sản xuất kinh doanh đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thay thế khối lượng hàng nhập khẩu khá lớn trước đây. Đây là những doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng nội, đủ sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả với hàng hoá của các nước ASEAN khác sau khi Việt Nam gia nhập AFTA.
Mặc dù trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhiều lần so với kim ngạch xuất khẩu, do đó tác động tiêu cực đến cán cân thương mại nhưng điều đó là không tránh khỏi đối với các nước đang phát triển. Mặt khác, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nhập nhiều yếu tố của qúa trình sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp chủ nhà chưa đáp ứng được các nhu cầu này về mặt chất lượng cũng như số lượng.
1.9. Tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường
Một điều có thể để nhận thấy rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Tư tưởng ỷ lại, trì trệ tồn tại từ rất lâu và nó cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và nhận thức của người dân. Khi các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ thì Nhà nước chịu nên họ không có trách nhiệm và gắn trách nhiệm của mình với công việc. Nhưng trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay thì những điều này cũng đã hạn chế rất nhiều. Chủ trương của Nhà nước là tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp là rất đúng đắn. Khi quyền lợi gắn với trách nhiệm thì họ sẽ cố gắng làm tốt hơn và hiệu quả hơn. Hiện nay các Công ty tư nhân cũng được hình thành rất nhiều chứ chưa nói đến các doanh nghiệp có vốn FDI thì khả năng cạnh tranh là rất lớn. Trong khi đó thì các doanh nghiệp có vốn FDI có lợi thế là có số vốn lớn và trình độ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tốt và hiệu quả cao thì sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp có vốn FDI cũng cạnh tranh với nhau nếu cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, để có thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như mục tiêu xuất khẩu thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Để làm được điều đó thì họ phải không ngừng đổi mới kỹ thuật, tay nghề lao động và đầu tư chiều sâu. Như vậy, có thể nói FDI là động lực cho phát triển và tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường.
2. Những mặt còn tồn tại
Mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh giai đoạn gần đây tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tỉnh Hải Dương vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng và lợi thế của mình, tình hình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự hợp lí và có hiệu quả cao và vẫn còn những bất cập đáng kể chủ yếu dưới đây:
2.1 Chưa thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao
Tỉnh Hải Dương chưa thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao, các cơ sở thiết bị vẫn còn lạc hậu. Việc thu hút những dự án đầu tư nước ngoài có chiều sâu, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, những dự án có công nghệ nguồn còn rất hạn chế. Nhiều cơ sở sản xuất chưa chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, có dự án vẫn còn mua máy móc thiết bị cũ của nước ngoài đưa vào sử dụng, chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường.
2.2 Quy hoạch còn chậm, chồng chéo
Việc bố trí và triển khai lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển thị trấn, thị tứ, các khu dân cư còn chậm. Một số vùng quy hoạch chậm được lập và trình duyệt, hoặc chưa có quy hoạch, công tác bố trí mặt bằng cho các dự án đựoc chấp thuận đầu tư gặp nhiều khó khăn, tình trang các dự án phải chờ quy hoạch, vừa lập dự án vừa quy hoạch hoặc bố trí không theo quy hoạch còn nhiều.
Một số quy hoạch còn chồng chéo tính khả thi thấp, chưa tính hết các yếu tố về môi trường . Kết quả thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn thấp.
Các dự án nhà ở cho công nhân còn ít, hiện chỉ có 3 dự án nhà ở cho công nhân.
2.3 Kết quả thu hút vào các khu, cụm công nghiệp còn thấp
Mặc dù thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm nằng của vùng. Các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa được khai thác một cách triệt để. Hàng loạt vấn đề đang đặt ra với không ít khó khăn như: kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN (gồm điện, nước, giao thông...) đầu tư xây dựng chậm, thiếu đồng bộ để đón đầu trước khi các KCCN được 'lấp đầy'; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiếu nghiêm trọng; số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động chưa nhiều; công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn rất khó khăn; xử lý môi trường, nhất là xử lý nước thải, chất thỉa rắn, đang là vấn đề nổi cộm...làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực này.
2.4 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương Thực trạng và giải pháp.docx