Chuyên đề Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA 2

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 2

1. Điều kiện tự nhiên 2

1.1. Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị 2

1.2. Đặc điểm địa hình 3

1.3. Đặc điểm khí hậu 4

2. Các tài nguyên thiên nhiên chính 4

2.1. Tài nguyên đất 4

2.2. Tài nguyên rừng 5

2.3. Tài nguyên nước và thủy năng 7

2.4. Tài nguyên biển 7

2.5. Tài nguyên du lịch 8

2.6. Tài nguyên khoáng sản 9

3. Đặc điểm kinh tế xã hội 9

3.1.Về kinh tế: 9

3.2.Về xã hội 13

3.3.Dân số 14

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2009 14

1. Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa 14

1.1. Vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa 14

1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa 16

2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa 19

2.1 Quy mô đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa 19

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo lĩnh vực 23

2.3. Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng 32

2.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa 35

2.5. Đánh giá đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hoá 39

2.5.1 Các kết quả đã đạt được 39

2.5.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế 39

2.5.1.2. Tác động đến văn hoá - xã hội 43

2.5.1.3. Tác động đến môi trường đầu tư 44

Phát triển doanh nghiệp 45

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế 45

1.3.2.1. Hạn chế trong phân cấp quản lý đầu tư 45

2.5.2.2. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập 46

2.5.2.3. Hạn chế quản lý vốn đầu tư trong các khâu của quá trình đầu tư 47

2.5.2.4. Công tác thanh kiểm tra 48

2.5.2.5. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư 49

2.5.2.6. Nguyên nhân hạn chế 50

CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA 52

1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA 52

1.1. Quan điểm phát triển tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 52

1.2. Mục tiêu phát triển tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 53

1.2.1. Mục tiêu tổng quát 53

1.2.2. Các mục tiêu cụ thể 53

1.3. Quan điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước 55

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 56

2.1. Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư 56

2.2. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa 57

2.3. Cải cách, sửa đổi, bổ xung thủ tục hành chính trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư 60

2.4. Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư 62

2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án 63

2.6. Cải cách thủ tục nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán 64

2.7. Đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước 65

2.7.1. Thu ngân sách 65

2.7.2. Chi ngân sách 65

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 68

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch cực của tỉnh trong việc thu hút các nguồn vốn khác phục vụ quá trình phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, có thể thấy rằng mặc dù tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm nhưng nó vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, đây là một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh đã tận dụng nguồn vốn này cho các dự án kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng, hỗ trợ các doanh nghiệp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Với vai trò quan trọng như thế, trong thời gian tới đây nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ vẫn là một nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu huy động của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng NỘI DUNG Giai đoạn 05 - 09 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn ( Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 13 14 PHÂN THEO VÙNG 10,252,480 100 766,449 100 913,877 100 1,670,497 100 2,415,683 100 4,485,974 100 Vùng đồng bằng 3,227,787 31.5 278,497 36.3 310,035 33.9 470,205 28.1 623,447 25.8 1,545,603 34.5 Vùng ven biển 2,525,491 24.6 156,023 20.4 290,138 31.7 400,354 24.0 589,816 24.4 1,089,160 24.3 Vùng miền núi 4,499,202 43.9 331,929 43.3 313,704 34.3 799,938 47.9 1,202,420 49.8 1,851,211 41.3 Biểu 4 : Tỷ lệ % Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2009 phân theo vùng - Vùng ven biển : với tỷ lệ % gần như được giữ cân bằng trong các năm trung bình 25%/ và tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn là 2525491 triệu đồng đã tạo cho dải đất ven biển một sức sống mới. Kinh tế vùng ven biển liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 8,6% giai đoạn 1996 - 2000 lên hơn 12% giai đoạn 2001 - 2010, đứng đầu các vùng về tốc độ tăng trưởng. Tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền kinh tế cũng tăng dần từ 25,6% năm 1995 lên 29,7% năm 2005, khoảng 35% năm 2010. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, dự báo trong thời gian tới vùng này còn phát triển với tốc độ cao hơn. - Vùng Đồng bằng : Đây là vùng trọng điểm về kinh tế - xã hội , nơi tập trung nhiều khu vực hành chính quan trọng và được xem là bộ não của tỉnh, vì thế việc đầu tư phát triển vào khu vực này là không thể xem nhẹ. Tổng vốn đầu tư tù vốn ngân sách nhà nước trong toàn bộ giai đoạn 2005-2009 là 3227787 triệu đồng ; 645557.4 triệu đồng/ năm . Riêng trong năm 2009 con số này là 1545603 triệu đồng chiếm 34.5% tổng vốn đầu tư trong năm. Nhờ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ở mức 8-10%/năm. Tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao, trên 50%. - Vùng Trung du-Miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác về nhiều mặt như cơ sỏ hạ tầng, giáo dục, giao thông.... Tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng chỉ đạt 5-6%/năm thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả tỉnh. Nắm bắt được nhưng khó khăn đó tỉnh đã ưu tiên đầu tư vào khu vực nàylà 4,499,202 triệu đồng trong cả giai đoạn, chiếm 43.9% tổng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh ; trong những năm gần đây, thực hiện Quyết định 253 của Chính phủ, một số huyện miền núi đã có mức tăng trưởng trên 10%/ năm tăng 4% -5% , như : Thạch Thành, Như Thanh,.. Nhìn chung cơ cấu đầu tư của Thanh Hoá thời gian qua có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, tỉnh cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền vững giữa các vùng miền trong tỉnh. 2.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa Bảng 10: tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển phân theo tiến độ NỘI DUNG Giai đoạn 05 - 09 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn ( Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) PHÂN THEO TIẾN ĐỘ 10,252,480 100 766,449 100 913,877 100 1,670,497 100 2,415,683 100 4,485,974 100 Quy hoạch, chuẩn bị đầu t 158,262 1.5 12,787 1.7 33,355 3.6 65,514 3.9 32,616 1.4 13,990 0.3 Thực hiện dự án 10,094,218 98.5 753,662 98.3 880,522 96.4 1,604,983 96.1 2,383,067 98.6 4,471,984 99.7 Trong đó: 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Thanh toán khối lợng hoàn thành 1,155,867 11.5 127,099 16.9 111,853 12.7 276,379 17.2 128,596 5.4 511,940 11.4 Các dự án chuyển tiếp 4,699,371 46.6 321,830 42.7 386,122 43.9 588,515 36.7 1,200,011 50.4 2,202,893 49.3 Các dự án khởi công mới 4,238,980 42.0 304,733 40.4 382,547 43.4 740,089 46.1 1,054,460 44.2 1,757,151 39.3 Đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, quản lý vốn ngân sách và quản lý quy hoạch đô thị cho cán bộ cơ quan, dơn vị xã phường. Tuy vậy, đây là lĩnh vực khó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên việc quản lý tốt các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa đang còn một số hạn chế. Số cán bộ làm công tác trên lĩnh vực này còn thiếu và chưa được đào tạo chiều sâu nhiều. Công tác quản lý hoạt động đầu tư nói chung cũng như quản lý nguồn vốn ngân sách nói riêng trên địa bàn trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành quả. Các dự án đầu tư của bộ, ngành được lập và khởi công xây dựng càng nhiều, lượng vốn cũng tăng theo hàng năm. Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cũng được cải thiện hơn so với thời kỳ 2000 - 2004. Riêng trong năm 2009 số lượng các dự án đầu tư của bộ, ngành Trung ương được lập và khởi công xây dựng là 5 dự án với tổng mức vốn đầu tư là 4485974 triệu đồng, khối lượng thực hiện trong năm là 4471984 triệu đồng, bằng 99.7% so với tổng mức đầu tư, giá trị thanh toán là 511940 triệu đồng, băng 11,4% so với khối lượng thực hiện. Các dự án được khởi công mới có tổng vốn đầu tư là 1757151 triệu đồng chiếm 39.3% tổng khối lượng thực hiện. Các dự án chuyển tiếp chiếm 49.3% tổng khối lượng thực hiện. Số lượng các dự án đầu tư của Tỉnh được lập và khởi công xây dựng là 5 dự án trong năm 2005 với tổng mức đầu tư 766449 triệu đồng, khối lượng thực hiện trong năm là 753662 triệu đồng, bằng 98.3% so với tổng mức đầu tư; Giá trị thanh toán 127099 triệu đồng 16.9 % so với khối lượng thực hiện. Có 2 dự án được đầu tư chuyển tiếp từ năm 2003 sang năm 2004 với tổng mức đầu tư là 3,473 tỷ đồng. khối lượng thực hiện trong năm 2009 là 4471984 triệu đồng bằng 99.7 % so với tổng mức đầu tư , giái trị thanh toán 511940 triệu đồng, bằng 11.4 % so với tổng mức đầu tư và Bố trí vốn để trả nợ và thanh toán các dự án hoàn thành 217,6 tỷ đồng (chiếm 4,6%), bố trí cho các dự án chuyển tiếp 2202893 triệu đồng (chiếm 49.3%), bố trí cho các dự án khởi công mới 1757151 triệu đồng (chiếm 39.3%) và bố trí cho công tác chuẩn bị đầu tư 33 tỷ đồng (chiếm 0,7%). Năm 2009 được xác định là "năm đầu tư xây dựng cơ bản"; vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo với những giải pháp quyết liệt; các cấp, các ngành, các chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng và điều kiện khách quan có những thuận lợi cơ bản về thời tiết, giá cả nên tình hình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý có chuyển biến rõ nét so với kế hoạch và so với các năm trước, kết quả cụ thể như sau: - Các chủ trương đầu tư đảm bảo mục tiêu theo quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực tế và để tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương. - Công tác chuẩn bị đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều dự án đã được phê duyệt và có chủ trương đầu tư để chuẩn bị cho kế hoạch năm 2010 và những năm tiếp theo (khoảng 120 dự án đã được phê duyệt với tổng cộng TMĐT khoảng trên 4.000 tỷ đồng và 110 dự án đã có chủ trương đầu tư đang lập và trình duyệt dự án đầu tư). - Công tác kế hoạch đầu tư phát triển đã có chuyển biến tốt hơn nên tuy nguồn vốn lớn nhưng tiến độ và kết quả thực hiện đạt khá so với kế hoạch và so với cùng kỳ các năm trước. Các nguồn vốn, chương trình có tiến độ thực hiện và tốc độ giải ngân nhanh là nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh, vốn chương trình MTQG, chương trình 135, vốn thực hiện Nghị quyết 37, Nghị quyết 39, vốn đầu tư hạ tầng du lịch, vốn TPCP lĩnh vực y tế... - Tổng giá trị khối lượng thực hiện đến ngày 30/11/2009 ước đạt khoảng 3.514 tỷ đồng (bằng 75% kế hoạch); giải ngân đạt khoảng 3.012 tỷ đồng (bằng 64%KH) và dự kiến đến hết năm 2009 sẽ giải ngân đạt khoảng 4.442 tỷ đồng (bằng 95% kế hoạch), số vốn còn lại 249 tỷ đồng (bằng 5% kế hoạch) sẽ tiếp tục giải ngân trong quý I năm 2010, cụ thể là: + Vốn kế hoạch đầu năm: đến ngày 30/11/2009 giải ngân đạt khoảng 80% kế hoạch (tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2008 là 65%, năm 2007 là 58%); dự kiến hết năm 2009 sẽ giải ngân hết kế hoạch. + Vốn bổ sung kế hoạch: đến ngày 30/11/2009 giải ngân khoảng 40% kế hoạch; dự kiến hết năm 2009 giải ngân đạt khoảng 85% kế hoạch; số vốn còn lại khoảng 15% (vốn TPCP, vốn ứng thực hiện Nghị quyết 30a, vốn tạm ứng Kho bạc Nhà nước) sẽ tiếp tục giải ngân trong quý I năm 2010. + Vốn ứng kế hoạch năm 2010, 2011: đến ngày 30/11/2009 giải ngân đạt khoảng 35% kế hoạch; dự kiến hết năm 2009 giải ngân đạt khoảng 87% kế hoạch; số vốn còn lại khoảng 13% sẽ tiếp tục giải ngân trong quý I năm 2010. - Công tác đấu thầu trên địa bàn nhìn chung đảm bảo quy định của pháp luật, minh bạch hơn và rút ngắn được thời gian đấu thầu. Các sở, ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, thanh tra nên chất lượng các công trình xây dựng có chuyển biến tốt hơn. - Công tác giám sát đánh giá đầu tư đã được các chủ đầu tư quan tâm hơn nên bước đầu đã có những chuyển biến tích cực ở các chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. - Công tác quyết toán dự án đã được thường xuyên đôn đốc nên tiến độ quyết toán các dự án hoàn thành nhanh hơn các năm trước, nhất là các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịnh UBND tỉnh. - Sự phối hợp giữa các ngành, các ngành với các chủ đầu tư, các chủ đầu tư với các huyện, thị xã, thành phố có chuyển biến tiến bộ nên kết quả giải quyết công việc nhanh và hiệu quả hơn. - Năng lực mới tăng thêm của các ngành, các lĩnh vực do kết quả đầu tư năm 2009 từ nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý gồm: nâng cấp, làm mới trên 70 km tỉnh lộ và 900 km đường giao thông nông thôn; hoàn thành đưa vào sử dụng 73 công sở xã; tăng năng lực tưới, tiêu cho trên 5.000 ha; kiên cố hoá khoảng 47 km đê biển, đê sông; hoàn thành đưa vào sử dụng 2.453 phòng học; tăng thêm 320 giường bệnh; đầu tư nâng cấp cho 27/27 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; đưa vào sử dụng 195 km đường dây trung áp, 50 km đường dây hạ áp và 145 trạm biến áp..., góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Về quản lý chất lượng đã có nhiều cố gắng, song vẫn còn một số điểm chưa đáp ứng được yêu cầu đó là: Quy hoạch chưa được đồng bộ, quản lý quy hoạch còn hạn chế, chồng chéo, lập quy hoạch còn bị động, thiếu tính định hướng, công tác đấu thầu và thẩm định dự án chưa được tốt và đúng với yêu cầu cũng như kịp thời về thời gian, tiến độ công việc. Sang năm 2009 với tình hình hiện tại, Thanh Hóa tiếp tục đầu tư và quản lý đầu tư đối với các dự án trọng điểm được Nhà nước ưu tiên đầu tư, các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư thời kỳ 2006 -2010. Năm 2009 những là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn cứ vào khả năng thu ngân sách năm 2009, mục tiêu và nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 là tăng 12% so với thực hiện năm 2008. Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, động viên huy động các nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách được cấp, nguồn vốn theo chương trình dự án của tỉnh, của Trung ương để đầu tư phát triển có hiệu quả. 2.5. Đánh giá đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hoá 2.5.1 Các kết quả đã đạt được 5 năm (2005 - 2009) trong thời kỳ nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường; các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được triển khai và đi vào cuộc sống, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Song bên cạnh thuận lợi cũng gặp phải không ít khó khăn do hậu quả của bão lũ, rét đậm, rét hại; dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; khủng hoảng của kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tận dụng các điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đã thu được những kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2005 – 2009 đạt 11%, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (KH 12% - 13%) nhưng tăng khá cao so với thời lỳ 2000 - 2004 (9,1%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP năm 2009 là: 25,5% - 39% - 35,5% (kế hoạch là: 23% - 40,6% - 36,4%). Văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; việc phát triển kinh tế được gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là công cuộc xoá đói giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Trong tổng số 19 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2005 – 2009), đến nay có 05 chỉ tiêu đã hoàn thành vượt mức kế hoạch (bao gồm: tổng sản lượng lương thực, phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mật độ điện thoại và tỷ lệ hộ đói nghèo); 11 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành kế hoạch; các chỉ tiêu còn lại như tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách, tuy chưa đạt mục tiêu kế hoạch nhưng cao hơn so với thời kỳ trước. Những kết quả chủ yếu đạt được trên các ngành, lĩnh vực như sau: 2.5.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp được dịch chuyển theo theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng những sản phẩm có lợi thế, có giá trị lớn và hiệu quả kinh tế cao. Đã hình thành vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng; tổng sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn, năm 2009 dự kiến đạt 1,6 triệu tấn, tăng 100 nghìn tấn so với kế hoạch. Diện tích, sản lượng các cây thực phẩm đều tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và bước đầu đã có sản phẩm xuất khẩu như: cà chua cô đặc, ớt, dưa bao tử. Diện tích các vùng nguyên liệu mía được duy trì ổn định, năng suất và sản lượng được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy đường; các vùng nguyên liệu sắn tiếp tục phát triển theo quy hoạch; cây cao su được quan tâm khuyến khích phát triển, năm 2009 đạt 13.800 ha, tăng 7.000 ha so với năm 2005. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được tổ chức theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh và gắn với các cơ sở chế biến tập trung, xử lý chất thải phát triển mạnh; chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng khá, năm 2009 tỷ lệ bò lai đạt 55%, tăng 13%; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 15%, tăng 3% so với năm 2005. Hoàn thành cơ bản việc tổ chức, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh; giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng cho các hộ và chủ rừng. Kết hợp giữa trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ đạt kết quả tốt, diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2005 - 2009 ước đạt 60.000 ha, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2000 – 2004. Độ che phủ rừng năm 2009 đạt 49%, tăng 6% so với năm 2005. Sản xuất thủy sản có bước phát triển khá trên cả 3 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Năng lực khai thác hải sản được nâng cao, các tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường cả về số lượng và thiết bị, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong khai thác. Sản lượng khai thác hải sản năm 2009 đạt 66.000 tấn, tăng 12.000 tấn so với năm 2005. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng; đã phát triển được nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng bền vững, mô hình trang trại tổng hợp gắn nuôi trồng thuỷ sản với trồng trọt, chăn nuôi. Các cơ sở chế biến thủy sản, hạ tầng nghề cá (Cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới, Hòa Lộc) được đầu tư, nâng cấp góp phần thúc đẩy dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm đạt 8,2%. Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, đã khắc phục được tình trạng hoạt động kém hiệu quả; đến nay, có 336 HTX có lãi (chiếm 74%), 71 HTX hòa vốn và 59 HTX bị lỗ vốn (11,8%). Kinh tế trang trại phát triển nhanh, đến cuối tháng 6/2009 có khoảng 3.748 trang trại, tăng 389 trang trại so với năm 2005; loại hình trang trại khá đa dạng, bao gồm: 1.532 trang trại trồng trọt, 853 trang trại chăn nuôi, 345 trang trại lâm nghiệp, 568 trang trại nuôi trồng thủy sản, 450 trang trại tổng hợp. Công nghiệp - Xây dựng Mặc dù, có những khó khăn do giá cả nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu tăng cao; khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước ... nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao so với giai đoạn 2000 - 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2005 – 2009 đạt 17,3% (bình quân 5 năm 2000 - 2004 là 16,8%). Cơ cấu các ngành sản xuất trong công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khai thác được tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn hoàn thành đưa vào sản xuất, đưa năng lực sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể như: nhà máy xi măng Công Thanh (giai đoạn 1); dây truyền 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, nhà máy gạch Ceramic (giai đoạn 2); nhà máy Bia Nghi Sơn, thuỷ điện Cửa Đạt ... Đồng thời cũng đã khởi công xây dựng một số cơ sở công nghiệp lớn, tạo tiền đề cho tăng trưởng trong giai đoạn sau như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, luyện cán thép Cao Ngọc, xi măng Thanh Sơn, Ferocrom Nam Việt, ... Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có quy mô lớn của tỉnh như xi măng, đường, bia, thuốc lá, vật liệu xây dựng luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong đó một số sản phẩm tăng gấp 2 lần so với năm 2005 như: xi măng, Bia, đáp ốp lát, gạch xây ... Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiện nay, toàn tỉnh có 01 khu kinh tế, 05 khu công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng với diện tích 615,6 ha; trong đó riêng KCN Lễ Môn và KCN Tây Bắc ga có tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Ngoài ra, còn có 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 572 ha, đã cho thuê 312 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 55%. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển; đã nhân cấy nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp có hiệu qủa kinh tế như: thêu ren đính hạt cườm, đan đèn lồng, thêu tranh, đá trang sức, dâu tằm tơ ... Ngành xây dựng có bước phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2005 – 2009 đạt 20% (thời kỳ 2000 - 2004 là 11,4%); năm 2010 dự kiến giá trị gia tăng ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt 6.960 tỷ đồng, chiếm 14,4% GDP toàn tỉnh. Các ngành dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến, đáp ứng cơ bản yêu cầu của sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Mạng lưới bán buôn, bán lẻ được mở rộng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Hệ thống các siêu thị, các trung tâm bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh ở các đô thị; đã đưa vào sử dụng 4 trung tâm thương mại và 9 siêu thị. Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2009 đạt 21.600 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23,6%. Sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại có chuyển biến tích cực, thị trường xuất khẩu ngày được mở rộng. Giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 27,2%; năm 2009 đạt 350 triệu USD, tăng 3,33 lần so với năm 2005, trong đó xuất khẩu chính ngạch đạt 220 triệu USD, tăng hơn 4 lần so với năm 2005. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm đã qua chế biến; giảm tỷ trọng hàng nông lâm sản. Công tác quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều tiến bộ, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, có chất lượng tốt hơn. Du lịch lễ hội và du lịch sinh thái bước đầu phát triển. Hạ tầng nhiều khu di tích lịch sử được trùng tu, tôn tạo và khai thác các giá trị văn hoá phục vụ du lịch; đã đưa vào sử dụng 110 cơ sở lưu trú, với 2.200 phòng nghỉ. Lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 22%; doanh thu du lịch năm 2009 đạt 1.050 tỷ đồng, tăng gấp 4,3lần so với năm 2005. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Đã đưa các tuyến xe buýt tại thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận vào hoạt động. Khối lượng vận tải hàng hoá và vận tải hành khách tăng nhanh. Tổng doanh thu ngành vận tải năm 2009 ước đạt 2.600 tỷ, tăng 3,8 lần so với năm 2005. Hạ tầng viễn thông được đầu tư ngày càng hiện đại và đồng bộ, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn có điện thoại; trong 5 năm đã phát triển thêm 275 trạm điện thoại cố định, tăng 3,8 lần so với năm 2005; mật độ điện thoại đạt 93 máy/100 dân (kế hoạch 20 máy/100 dân); trong đó máy cố định đạt 1.078 nghìn máy (mật độ 31,1 máy/100 dân). Hệ thống ngân hàng thương mại được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ; khai thác tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Tổng dư nợ trên toàn địa bàn đến 30/6/2009 đạt 19.397 tỷ đồng, tăng 11.880 tỷ đồng; huy động vốn ước đạt 13.016 tỷ đồng, tăng 7.825 tỷ đồng so với năm 2005. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, dự kiến thu ngân sách năm 2009 đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 1.130 tỷ đồng so với năm 2005 và tăng bình quân hàng năm 11,8%. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, đúng chế độ chính sách và định mức. 2.5.1.2. Tác động đến văn hoá - xã hội Giáo dục - đào tạo: Quy mô, ngành nghề đào tạo của các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không ngừng được mở rộng; số sinh viên tuyển mới vào đại học và cao đẳng tăng bình quân hàng năm 18,2%. Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh và chuyển đổi theo hướng tiếp cận với nhu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 ước đạt 40%, tăng 13% so với năm 2005 (KH đến năm 2010 đạt 38%). Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt kết quả khá; đến nay, đã có 23 trường tư thục, dân lập được thành lập (5 mầm non, 7 trường THPT, 11 trường trung cấp, cao đẳng) Khoa học công nghệ Hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong giai đoạn 2006 - 2010 đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm, tổ chức thực hiện 205 đề tài, dự án khoa học công nghệ với tổng kinh phí 143 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp khoa học 55,8 tỷ đồng chiếm gần 40% tổng kinh phí. Quỹ phát triển khoa học công nghệ được thành lập và đi vào hoạt động. Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, công nghệ và sở hữu trí tuệ được tăng cường. Y tế, dân số - gia đình - trẻ em Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, tăng cường. Cơ sở vật chất y tế tuyến tỉnh, huyện được đầu tư nâng cấp, đã thành lập mới 04 bệnh viện chuyên khoa trên cơ sở nâng cấp các đơn vị y tế dự phòng; tổng số giường bệnh công lập là 5.380 giường, tăng 860 giường so với năm 2005. Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, không để xảy ra các dịch bệnh lớn, các loại dịch bệnh nguy hiểm được phòng chống và ngăn chặn kịp thời, số bệnh nhân mắc các bệnh xã hội giảm. Xã hội hoá lĩnh vực y tế đạt kết quả khá: đã có 03 bệnh viện ngoài công lập đi vào hoạt động, 03 bệnh viện đang xây dựng; nhiều phòng khám tư nhân được thành lập, nhiều hình thức liên doanh, liên kết thiết bị khám chữa bệnh được thực hiện ở các bệnh viện. Năm 2010, dự kiến có 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tăng 43 % so với năm 2005 (KH là 75% vào năm 2010); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 25%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đã giảm xuống dưới 1%, đạt kế hoạch. Lao động, việc làm, các vấn đề xã hội và xoá đói giảm nghèo Các chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình 134, 135, 257…, các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả; cùng với đó là sự nỗ lực phấn đấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112080.doc
Tài liệu liên quan