MỤC LỤC
Lời mở đầu .4
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG 5
I. Tổng quan về hệ thống cảng biển . 5
1. Những vấn đề chung về cảng biển. 5
2. Cơ sở vật chất cảng biển. 7
3. Ý nghĩa và vai trò của cảng biển. 10
4. Chức năng của cảng biển. 11
5. Hoạt động khai thác cảng biển. 12
6. Phân loại cảng biển. 13
7. Mô hình quản lí cảng biển 15
II. Hệ thống cảng biển Việt Nam 17
1. Đặc điểm của hệ thống cảng biển Việt Nam. 17
2. Vai trò của hệ thống Cảng biển Việt Nam trong hội nhập kinh tế 18
3. Phân loại cảng biển Việt Nam 20
III. Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 20
1. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống cảng biển 20
2. Quản lí Nhà nước liên quan đến sự phát triển cảng biển 21
3. Vốn và nguồn vốn cho phát triển cảng biển Việt Nam 25
4. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển cảng biển 27
5. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cảng biển 29
6. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam 30
7. Những vấn đề bất cập liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 34
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG HẢI PHÒNG 41
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Cảng Hải Phòng 41
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Cảng Hải Phòng 41
2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí của Cảng Hải Phòng. 43
3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cảng 44
4. Bộ máy tổ chức, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng 45
5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng. 47
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 47
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng 47
2. Đánh giá tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 47
3. Đánh giá tổng sản lượng container thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 47
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CẢNG HẢI PHÒNG 47
1. Tổng quan về tình hình đầu tư phát triển đầu tư xây dựng cơ bản của Cảng Hải Phòng 47
2. Tình hình huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của Cảng 47
3. Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của cảng 47
4. Đánh giá về hoạt động đầu tư của Cảng Hải Phòng 47
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG 47
I. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam: 47
II. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ở Thành phố Hải Phòng .47
III. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng 47
1. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng đến năm 2020 47
2. Định hướng đầu tư của Cảng Hải Phòng 47
3. Kế hoạch đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2013 47
IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại Cảng Hải Phòng 47
1. Giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư 47
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng cảng 47
3. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47
4. Giải pháp đầu tư tăng cường công tác marketing 47
V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM 47
1. Đổi mới công tác quy hoạch hệ thống cảng biển 47
2. Cải tiến mô hình quản lí cảng biển 47
3. Xúc tiến việc xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế 47
4. Ban hành khung pháp lí của mô hình cho thuê cơ sở hạ tầng cảng biển 47
5. Một số giải pháp khác. 47
146 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, và tốc độ tăng liên hoàn qua các năm cũng đạt mức cao: năm 2007 tăng 24% so với năm 2006, năm 2008 tăng 46,8 % so với năm 2007.
BẢNG 10: QUY MÔ TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Đơn vị : tỷ đồng
STT
Nguồn vốn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Nguồn vốn chủ sở hữu
631.147
861.595
912.880
2
Nguồn vốn vay thương mại
24.820
31.403
36.811
3
Nguồn vốn vay ODA
166.402
126.707
547.254
4
Tổng nguồn vốn
822.370
1.019.706
1.496.946
Nguồn: phòng tài chính kế toán
BẢNG 11: TỶ TRỌNG TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-2008
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Nguồn vốn chủ sở hữu
76,75%
84,49%
60,98%
2
Nguồn vốn vay thương mại
3,02%
3,08%
2,46%
3
Nguồn vốn vay ODA
20,23%
12,43%
36,56%
4
Tổng nguồn vốn
100%
100%
100%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Có thể nhận thấy thông qua 2 bảng trên về quy mô cũng như tỉ trọng từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của Cảng Hải Phòng giai đoạn 2006-2008: nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ trọng lớn, từ 60% đến 85% tổng nguồn vốn của Cảng, trong khi đó vốn vay ODA sử dụng cho dự án đầu tư nâng cấp Cảng Hải phòng trong khoảng từ 12% cho đến 36% tổng nguồn vốn của Cảng và vốn vay thương mại chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, 2%-3% của tổng nguồn vốn. Do đó, ta có thể đưa ra kết luận rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng không phụ thuộc nhiều vào bên ngoài mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu của Cảng.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn sau:
- Thứ nhất là vốn góp: mà cụ thế là vốn Nhà nước. Mặc dù chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty TNHH 1 thành viên tuy nhiên vốn Nhà nước vẫn là nguồn vốn lớn, nắm vai trò chủ đạo trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, giúp Cảng Hải Phòng có thể tránh được sự phụ thuộc vào bên ngoài, nắm vai trò chủ động trong các quyết định đầu tư khai thác của mình.
- Thứ hai là lợi nhuận để lại của Cảng.
- Thứ ba là các quỹ của doanh nghiệp: bao gồm có quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn cho đầu tư XDCB.
Ta có thể nhận thấy rõ hơn về quy mô cũng như tỉ trọng của từng nguồn trong nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thông qua bảng sau:
BẢNG 12: QUY MÔ TỪNG NGUỒN TRONG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vốn góp của Nhà nước
703.974.138.023
744.367.473.023
744.367.473.023
Lợi nhuận chưa phân phối
21.334.080.640
41.577.773.422
81.805.338.414
Quỹ đầu tư phát triển
38.491.179.075
38.491.179.075
38.491.179.075
Quỹ dự phòng tài chính
24.360.728.692
24.227.078.310
24.248.820.185
Nguồn vốn đầu tư XDCB
22.782.321.676
30.764.945.501
30.764.945.501
Quỹ khen thưởng phúc lợi
50.652.795.514
33.451.853.458
29.604.309.729
Tổng
861.595.243.620
912.880.302.789
949.282.065.927
Nguồn: phòng tài chính kế toán
BẢNG 13: TỶ TRỌNG TỪNG NGUỒN TRONG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vốn góp của Nhà nước
81,71%
81,54%
78,41%
Lợi nhuận chưa phân phối
2,48%
4,55%
8,62%
Quỹ đầu tư phát triển
4,47%
4,22%
4,05%
Quỹ dự phòng tài chính
2,83%
2,65%
2,55%
Nguồn vốn đầu tư XDCB
2,64%
3,37%
3,24%
Quỹ khen thưởng phúc lợi
5,88%
3,66%
3,12%
Tổng
100%
100%
100%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Như vậy, có thể nhận thấy rằng quy mô vốn chủ sở hữu của Cảng Hải Phòng qua các năm có sự tăng lên rõ rệt, từ 861,6 tỷ đồng năm 2006 lên 912,8 tỷ đồng năm 2007 và 949,3 tỉ đồng năm 2008. Bên cạnh đó, tỉ trọng của vốn góp của Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn từ 78% - 82% trong tổng vốn chủ sở hữu.
+Nguồn vốn vay thương mại: từ các định chế tài chính mà chủ yếu là Ngân hàng Hàng Hải. Nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu cho hoạt động mua sắm máy móc, phương tiện thiết bị và được trả hết cả gốc lẫn lãi hàng năm.
Hàng năm, Cảng Hải Phòng vay vốn thương mại trong khoảng từ 25.000 tỷ đồng đến hơn 30.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng vốn liên hoàn từ 10-30%. Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng sau:
BẢNG 14: QUY MÔ VỐN VAY THƯƠNG MẠI CỦA
CẢNG HẢI PHÒNG
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vốn vay thương mại
24.820
31.403
36.811
31.758
Tốc độ tăng liên hoàn
-
26,52%
17,22%
8,19%
Tốc độ tăng định gốc
-
26,52%
48,31%
60,46%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
+Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật Bản: được sử dụng cho dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 09/01/1999 và số 944/QĐ-TTg ngày 28/9/2000, được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA đặc biệt của JBIC (Nhật bản) thông qua Hiệp định vay vốn số VNVII-1 ký ngày 29/03/2000 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Chủ đầu tư của dự án là Bộ Giao thông Vận tải và tổng hạng mức đầu tư đạt 1.772,251 tỷ đồng (tương đương 126 triệu USD).
Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của cảng
Hoạt động đầu tư phát triển của cảng xét theo từng nội dung
Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản
Tình hình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
Trong những năm qua, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giữ vững được vai trò chủ lực của Cảng biển khu vực miền Bắc, Cảng Hải Phòng đã ngày càng chú trọng đầu tư nâng cao giá trị tài sản cố định, trong đó bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện kĩ thuật hiện đại. Hàng năm, Cảng đều đầu tư một khối lượng vốn lớn nhằm mua sắm mới đồng thời sửa chữa, nâng cấp các phương tiện thiết bị hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh.
* Năm 2007, tổng mức đầu tư đã thực hiện là 254,2 tỷ đồng tăng 52,8% so với thực hiện năm 2006; trong đó cơ sở hạ tầng 163,8 tỷ đồng, phương tiện thiết bị 88,4 tỷ đồng, công nghệ thông tin 2 tỷ đồng. Cảng đã đầu tư thêm 2 cần trục chân đế 40 tấn cho Cảng Hoàng Diệu và Cảng Chùa Vẽ, 2 cần trục 40 tấn cho Cảng Đình Vũ giai đoạn 2, 01 tàu hỗ trợ 800CV, 2 sà lan chở container tự hành, 02 cần cẩu bánh lốp 35 tấn, 06 xe xúc đào cơ giới hầm tàu, 02 xe nâng hàng Reachstakerr, 300 vỏ container để phát triển dịch vụ container Lào Cai - Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh, bổ sung thêm hệ thống camera cho khu bãi mới của XNXD Chùa Vẽ và Hoàng Diệu.
Đặc biệt Cảng đã tiếp nhận và khai thác có hiệu quả hệ thống thiết bị của dự án nâng cấp Cảng Chùa Vẽ gồm 02 cầu tàu, 65,000 m2 bãi mới, 04 cần trục giàn cầu tàu, 08 cần trục giàn trong bãi và hệ thống máy tính không dây điều hành và quản lý cảng (giá trị 2 triệu USD).
*Trong năm 2008, tổng mức đầu tư thực hiện là 253,1 tỷ đồng tăng 53,9% so với thực hiện năm 2007. Trong đã cơ sở hạ tầng 132,4 tỷ đồng, phương tiện thiết bị 118,56 tỷ đồng, công nghệ thông tin 2,2 tỷ đồng.
Tình hình đầu tư xây dựng
Cảng Hải Phòng được hình thành từ năm 1886 với 90 m dài cầu bến và khả năng cho phép thông qua 100.000 tấn/năm để phục vụ nhu cầu cung ứng hậu cần cho quân đội Pháp thời bấy giờ. Theo thời gian cùng với sự phát triển của Thành phố Hải Phòng và các nhu cầu phát triển kinh tế khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam, cảng Hải Phòng không ngừng được nâng cấp, mở rộng để thỏa mãn nhu cầu thông qua hàng hóa không những thay đổi cả về loại, lượng, quy cách mà còn thay đổi về cả phương tiện chuyên chở. Trong những năm qua, Cảng Hải Phòng luôn chú trọng tới hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và giữ vững được vai trò là Cảng biển chủ lực khu vực phía Bắc. Cùng với sự đổi mới về cơ chế chính sách và đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đường bộ, luồng tàu và xu thế container hoá đã tạo nên sự tăng trưởng hàng hoá liên tục trong những năm gần đây với sản lượng thông qua Cảng đạt mức trên 10 triệu tấn/năm.
Do hiện nay thử thách lớn đối với Cảng Hải Phòng là vị trí Cảng hiện tại nằm trên Sông Cấm đã và đang phải đối mặt với vấn đề giao thông nội đô, sa bồi luồng tàu, trong đó việc giải quyết độ sâu luồng tàu mặc dầu đã được cải thiện và nâng cấp nhưng việc duy tu luồng tàu ra vào luôn là một gánh nặng dẫn đến chi phí dịch vụ vận tải cao, năng lực cạnh tranh với các Cảng trong khu vực hạn chế. Mặt khác Cảng nằm dọc tả ngạn sông Cấm cách phao số 0 khoảng 20 hải lý nên với sự xuất hiện tàu có trọng tải lớn kể cả tàu chuyên dùng chở container ngày càng nhiều trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại của Cảng chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì lẽ đó, Cảng đang xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển theo hướng “tiến dần ra biển”, thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lớn sau:
a. Dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng
Dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng với nguồn vốn ODA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã khởi động cho chiến lược đầu tư và phát triển “tiến dần ra biển”. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 1997 đến 2004; giai đoạn 2 từ 2005- 2010.
Trong giai đoạn thứ 1, Cảng Hải Phòng đã được đầu tư 40 triệu USD để nâng cấp, cải tạo Cảng container Chùa Vẽ, bao gồm xây dựng cầu tàu số 3 cùng với cầu số 1, 2 hiện có và bãi container chuyên dùng, đầu tư 2 cần cẩu giàn tiền phương, 4 cần cẩu khung bánh lốp RTG bốc xếp trên bãi và 2 xuồng cao tốc, 3 tầu hỗ trợ, hệ thống tin học quản lý và khai thác container hiện đại. Từ năm 1998 - 2004, cảng Hải Phòng đầu tư 444 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: lắp đặt sáu cần trục SOKOL hiện đại với sức nâng 32 tấn tại cầu cảng chính; hoàn thành nâng cấp hàng trục nghìn mét vuông kho chứa hàng thành kho tiêu chuẩn, đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng của việc lưu thông hàng hóa qua cảng. Qua gần 5 năm đưa vào khai thác, Cảng Hải Phòng đã sử dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng và thiết bị được đầu tư, đưa Cảng container Chùa Vẽ có sản lượng container thông qua lớn nhất khu vực phía Bắc với tốc độ tăng trưởng trung bình 15%/năm.
Giai đoạn thứ 2: để đón đầu những cơ hội mới với mục tiêu đưa công suất của Cảng lên hơn 15 triệu tấn/năm vào năm 2010 và tiếp tục đưa Cảng tiến dần ra biển, Cảng Hải Phòng đang thực hiện đầu tư giai đoạn II cùng nhiều kế hoạch mới có tính quyết định cho sự phát triển lâu dài, với tổng mức đầu tư ODA 126 triệu USD. Giai đoạn này gồm 2 nội dung:
(1) Nạo vét và mở tuyến luồng mới Cát Hải – Lạch Huyện với độ sâu cốt luồng - 7,2 m so với độ sâu - 4,5 mét toàn tuyến luồng như trước đây, cho phép tàu trên 20.000 DWT ra vào cảng dễ dàng. Độ sâu luồng tăng lên sẽ giúp cho thời gian chờ thuỷ triều được rút ngắn, hành hải thuận lợi, an toàn, tiết kiệm chi phí khai thác.
(2) Xây dựng tiếp 2 cầu tàu số 4 và 5 dài 350m về phía hạ lưu tại Bến container Chùa Vẽ nâng tổng chiều dài cầu tàu toàn bến là 845 m; lắp đặt thêm 4 cần cẩu giàn tuyến tiền phương, 8 cần cẩu RTG bãi hậu phương và hệ thống tin học quản lý khai thác container, hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác như đường nội bộ, điện, nước ...vv. Dự án hoàn thành sẽ đưa bến container Chùa Vẽ thành Cảng xếp dỡ container hiện đại và lớn nhất khu vực phía Bắc với công suất 500.000 TEUS container/năm
Hiện nay, Cảng đã hoàn thành xong giai đoạn 1 và đang tiến hành thực hiện giai đoạn 2.
BẢNG 15: TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN II
Hạng mục
Giá trị phê duyệt
VNĐ
USD
JPY
1.
Xây lắp (gói thầu 1)
301.009.292.485
37.368.822,29
1.1
cải tạo luồng tàu vào Cảng
191.675.310.258
28.498.647
1.2
Mở rộng bến Container Chùa Vẽ
109.333.982.227
8.870.175,29
2
Thiết bị
36.054.300
2.1
Tàu nạo vét (gói thầu 2)
8.700.000
2.2
Thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lí bến container(gói thầu 3)
27.354.300
3
Lãi vốn vay
270.000.000
4.
Kiến thiết cơ bản khác
182.532.388.000
883.825.000
4.1
Dịch vụ tư vấn
22.265.388.000
867.825.000
4.2
Dịch vụ kiểm toán
16.000.000
4.3
Chi phí ban quản lí dự án
2.919.000.000
4.4
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
16.540.000.000
4.5
Chi phí rà phá bom mìn
33.500.000.000
4.6
Chi phí bảo hiểm
8.918.651.000
4.7
Thuế các loại
97.069.349.000
4.8
Chi phí khác
1.320.000.000
5
Dự phòng
14.346.471.973
3.134.893,96
Tổng
497.888.152.458
76.558.016
1.153.825.000
Nguồn: Ban quản lí dự án ODA
Lúc đầu, khi được lập kế hoạch, việc thực hiện giai đoạn 2 dự kiến sẽ được thực hiện phân ra thành 3 gói thầu chính như sau:
Gói thầu 1 nhằm mục đích cải tạo luồng tàu vào cảng và mở rộng bến container Chùa Vẽ. Sau khi tiến hành tổ chức đấu thầu thì đơn vị trúng thầu là Liên danh Penta Ocean và TOA (Nhật Bản). Gói thầu này đã được tiến hành khởi công vào cuối tháng 4 năm 2004.
Gói thầu thứ 2 nhằm lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị xếp dỡ và hệ thống bến quản lí container.
Gói thầu thứ 3 với mục đích mua 1 tài nạo vét phục vụ công tác nạo vét duy tu luồng cho Cảng Hải Phòng.
Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng kế hoạch đấu thầu dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 như sau:
BẢNG 16: KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP
CẢNG HẢI PHÒNG
Tên gói thầu
Đơn vị
Giá gói thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Thời gian tổ chức đấu thầu
Thời gian thực hiện hợp đồng
Loại hợp đồng
1- Xây lắp luồng tàu và mở rộng bến
Tr. yên
7.300
Đấu thầu rộng rãi giữa các nhà thầu Nhật Bản theo phương thức 1 túi hồ sơ
từ 2/2002 đến 8/2002
30 tháng
Có điều chỉnh giá
2-Cung cấp tàu nạo vét
Tr. yên
1.166
Từ 10/2002 đến 4/2003
15 tháng
Trọn gói
3-Cung cấp thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lí bến
Tr. yên
3.667
từ 4/2003 đến 11/2003
15 tháng
Trọn gói
4-Dịch vụ tư vấn kiểm toán
Tr. yên
16
Chỉ
định
thầu
Theo tiến độ các gói thầu
Trọn gói
5-Bảo hiểm công trình
Tr. đồng
8.919
Theo tiến độ gói 1
Trọn gói
6-Rà phá bom mìn
tỷ đồng
33,089
Trọn gói
Tổng cộng
12.149 triệu yên và 42.008 triệu đồng
Nguồn: Ban quản lí dự án ODA
Tuy nhiên, khi dự án được hoàn thành bước 1 (vào năm 2005) do nhận thấy năng lực đội tàu nạo vét của Việt Nam đủ khả năng nạo vét duy tu luồng vào cảng Hải Phòng, mặt khác luồng vào Cảng do Cục Hàng hải Việt Nam quản lí và có trách nhiện duy tu, nạo vét, đồng thời năng lực nạo vét của các doanh nghiệp trong nước hiện tại đã đáp ứng yêu cầu, nên không cần thiết mua thêm tàu nạo vét. Bên cạnh đó, do nhu cầu lượng hàng hóa ra vào Cảng ngày càng lớn, để có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải tới 20.000 DWT, có mớ nước sâu hơn nhiều so với thời gian trước đây, giảm thiểu thời gian và kinh phí phải chuyển tải để làm vợi mớ nước, nhất thiết yêu cầu Cảng phải có độ sâu luồng cao hơn. Chính vì vậy, Cảng Hải Phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi nguồn vốn dự kiến đầu tư cho gói thầu thứ 3 ( mua tàu nạo vét với kinh phí ước tính 1,116 tỷ Yên tương đương 8,7 triệu USD) sang đầu tư bổ sung cho gói thầu 1 để thực hiện việc nạo vét sâu thêm luồng Bạch Đằng và kênh Hà Nam đến độ sâu (-7,0m) với tổng chiều dài đoạn luồng đề xuất nạo vét thêm là 15,5 km, từ lý trình km 9+800 đến km 25+300.
Đối với dự án này thì trách nhiệm quản lí dự án sẽ thuộc về Ban quản lí dự án. Ban quản lí dự án là do Cảng lập ra, lấy nhân viên từ các phòng ban của Cảng và hoạt động theo mô hình tổ chức chuyên trách quản lí dự án. Tuy nhiên, Ban quản lí không liên quan tới việc lập dự án cũng như thẩm định dự án mà chỉ tiến hành các hoạt động: tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng theo kế hoạch đấu thầu đã được Bộ Giao thông vận tải lập ra từ trước; tiến hành giám sát hoạt động thi công; và nghiệm thu bàn giao, thanh quyết toán công trình. Sở dĩ như vậy vì đây là dự án nhóm A, do trực tiếp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và nhiệm vụ lập dự án đã được giao cho Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) thực hiện từ trước. TEDI sẽ chịu trách nhiệm khảo sát, thiết kế, lập quy hoạch tổng thể và chi tiết cho toàn bộ dự án để trình Bộ giao thông vận tải phê duyệt. Sau khi được sự phê duyệt của Bộ giao thông vận tải, thì dự án sẽ được phía Nhật Bản tiến hành thẩm định lại: về nhu cầu đầu tư, khả năng thực hiện, thiết kế kĩ thuật, khía cạnh thị trường cũng như kinh tế xã hội của dự án… để quyết định có hợp lí để tiến hành cho vay ODA hay không. Sau khi được sự chấp thuận của Nhật Bản về việc cho vay vốn ODA đầu tư cho dự án, thì Cảng mới được bàn giao quản lí việc thực hiện đầu tư cho dự án. Như vậy, toàn bộ khâu chuẩn bị đầu tư, từ việc nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án đều do Bộ giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ, và đối tác Nhật Bản xem xét thực hiện mà Cảng không tham gia vào trong quá trình lập dự án cũng như thẩm định dự án.
b. Dự án khu cảng tổng hợp Đình Vũ
Bước đột phá quan trọng trong chiến lược đưa Cảng Hải Phòng tiến dần ra biển là dự án đầu tư Cảng Đình Vũ với qui mô 6 bến có công suất 7 triệu tấn/năm, tiếp nhận được tàu có trọng tải 20.000 DWT đầy tải cập cầu làm hàng.
Khu cảng tổng hợp Đình Vũ có vị trí địa lí 20050’25,7”N- 106046’16,8”E. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ hoạch định trong qui hoạch phát triển hệ thống Cảng biển Việt Nam. Từ năm 2001, Cảng Hải Phòng đã tiến hành khảo sát, lập dự án, gọi vốn và thành lập 1 Công ty cổ phần với vốn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Cảng Hải Phòng giữ cổ phàn chi phối) để đầu tư và khai thác Cảng trên bán đảo Đình Vũ, một khu công nghiệp tiềm năng sát biển của Thành phố Hải Phòng. Dự án sẽ xây dựng 5 cầu dài 980m gồm có 2 cầu tổng hợp và 3 cầu container. Cảng có diện tích sử dụng 47,54 ha, có độ sâu trước bến -10,2 m. Bến số 1 Cảng Đình Vũ đã chính thức đưa vào khai thác từ tháng 4/2005. Hiện tại Cảng Hải Phòng và Công ty Cổ phần Cảng Đình Vũ đang tiếp tục triển khai đầu tư thêm 5 bến còn lại với tổng mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng theo từng giai đoạn và dự kiến kết thúc vào năm 2010, với tổng chiều dài toàn tuyến cầu tàu là 1.300 mét trên diện tích 80 ha. Chủ tàu đưa tàu vào khai thác tại cảng Đình Vũ sẽ tiết kiệm được 30% phí hoa tiêu và hàng hải so với các Cảng trên sông Cấm, tàu vào Cảng Đình Vũ không hạn chế bởi độ rộng của vũng quay tàu, giảm thiểu mật độ giao thông cho khu vực nội thành, đặc biệt Cảng Đình Vũ sẽ phát huy tối đa hiệu quả của dự án của tuyến luồng tàu mới Cát Hải – Lạch Huyện với cốt luồng chạy tàu - 7,2 mét chưa tính thủy triều bình quân từ 2,5 ¸ 3,0 mét.
Sự ra đời của Cảng Đình Vũ cùng với việc đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, các nhà máy công nghiệp, các cơ sở dịch vụ trên 1500 ha của bán đảo Đình Vũ kèm theo hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống điện nước, thông tin đã và đang triển khai sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của thành phố Hải Phòng. Cảng Đình Vũ ra đời là sự nối dài và vươn ra biển của hệ thống Cảng Hải Phòng để rồi từ đây sẽ là tiền đề phát triển Cảng Cửa ngõ Lạch Huyện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
c. Dự án khu chuyển tải Bến Gót- Lạch Huyện
Với mục tiêu tăng cường nguồn hàng vào cảng và cho phép Cảng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, đồng thời bổ sung năng lực chuyển tải để hỗ trợ các vị trí chuyển tải hiện nay, khai thác lợi thế gần luồng mới, gần khu vực Cảng Hải Phòng hơn, Cảng Hải Phòng đang tích cực triển khai đầu tư khu vực chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện. Quy mô của dự án sẽ xây dựng 05 bến phao trong đó 02 bến cho tầu trọng tải 30.000DWT, 03 bến cho tầu trọng tải 50.000DWT và vũng quay tầu, khu bến tập kết phương tiện thủy với công suất 1,2 triệu tấn/năm; độ sâu trước bến sẽ đạt -10,8m. Cuối năm 2006 đã đưa vào sử dụng 2 bến phao, và 3 bến phao còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2009-2010.
d. Dự án khu Cảng nội địa ICD Lào Cai
Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, đúng vai trò là Cảng biến chủ lực khu vực phía Bắc, Cảng Hải Phòng cũng đang triển khai thực hiện dự án xây dựng khu Cảng nội địa ICD Lào Cai, có vị trí tại lô F9, F10 khu công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với tổng diện tích quy hoạch là 47,457 m2. Dự án được triển khai thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: với diện tích mặt bằng quy hoạch là 20.530 m2 trong đó sẽ tiến hàng xây dựng kho hàng CFS có diện tích 1.638 m2, còn lại là đường bãi, cây xanh và hành lang an toàn.
Giai đoạn 2: có diện tích mặt bằng mở rộng thêm là 8.793 m2 trong đó xây dựng kho hàng CFS có diện tích 1.638 m2
Giai đoạn 3: xây dựng kho hàng CFS có diện tích 3.150 m2 trên tổng diện tích mặt bằng là 18.134 m2.
Dự án đầu tư nâng cấp Cảng container Chùa Vẽ, dự án đầu tư Cảng Đình Vũ, dự án khu chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện và các dự án đầu tư khác mà Cảng Hải Phòng đang triển khai là những tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện, cảng nước sâu đầu tiên ở Hải Phòng trên cơ sở quy hoạch hệ thống Cảng biển Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2010 cho tàu chuyên dùng chở container và hàng tổng hợp có trọng tải lớn cập Cảng Hải Phòng.
Tình hình đầu tư khác
* Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, Cảng Hải Phòng hàng năm đều tiến hành đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên của Cảng, đồng thời luôn luôn chú trọng đầu tư nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động:
- Thu nhập bình quân đầu người của Cảng đều tăng qua các năm. Năm 2007, thu nhập bình quân là 4,3 triệu đồng người tháng, tăng 38% so với thu nhập bình quân năm 2006. Năm 2008, mặc dù do biến động suy thoái kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Cảng, tuy nhiên thu nhập bình quân mỗi lao động trong Cảng vẫn tăng 10,3% so với thu nhập bình quân năm 2007, đạt 5,4 triệu đồng người tháng.
- Chế độ chính sách đối với người lao động: Cảng cũng đã thực hiện tốt công tác chế độ chính sách đối với người lao động như: năm 2008 Cảng đã tích cực tham gia trợ giúp những lao động có hoàn cảnh khó khăn và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện là 675 triệu đồng, tổ chức các chuyến tham quan du lịch trong và ngoài nước cho 1.024 cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất với kinh phí 1.348 triệu đồng. Cảng cũng đã làm tốt công tác khám chữa bệnh và điều trị cụ thể như sau: khám bệnh cho 7.285 người, điều trị 889 người; triển khai phòng chống dịch kịp thời, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên của Cảng. Đồng thời, về chế độ lương bổng, Cảng đã ban hành 40 văn bản điều chỉnh sửa đổi bổ sung chế độ chính sách về lương và thu nhập, 2 văn bản về định mức lao động và đơn giá tiền lương; giao đơn giá tiền lương theo doanh thu cho các xí nghiệp, sửa đổi quy chế tạm thời nâng bậc lương và thi nâng bậc nghề, điều chỉnh đơn giá tiền lương sản phẩm và quỹ lương khoán theo định mức lao động, hoàn thành 2 quy chế quản lý nguồn lao động và hỗ trợ người lao động nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt hợp đồng lao động, hoàn chỉnh danh sách cho 323 cán bộ công nhân viên có đơn nghỉ hưu sớm, chấm dứt hợp đồng theo quy chế,
- Cảng cũng đã chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng công tác an toàn lao động tại Cảng:
Cảng đã xây dựng và ban hành các quy trình xếp dỡ, thường xuyên kiểm tra an toàn các thiết bị và công cụ xếp dỡ nhằm tránh những hư hỏng đáng tiếc gây ra tai nạn lao động. Điều kiện làm việc của người lao động cũng ngày được cải thiện như: 100% công nhân lao động được trang bị bảo hộ lao động theo đúng ngành nghề với số tiền 995 triệu đồng. Cảng cũng đã tiến hành tuyên truyền vệ sinh lao động, huấn luyện về an toàn lao động cho toàn bộ lao động trực tiếp tại Cảng. Tổng kinh phí trong năm 2008 phục vụ cho việc trang cấp bảo hộ lao động, tuyên truyền, huấn luyện là 2,8 tỷ đồng.
- Về công tác đào tạo.
Cảng Hải Phòng hàng năm đều tiến hành đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như kĩ năng quản lí, qua đó đội ngũ cán bộ của Cảng có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như vận hành thành thạo các máy móc kĩ thuật tiên tiến được áp dụng... Năm 2007, Cảng đã cử 729 người đi học trong nước và nước ngoài; năm 2008, Cảng cũng đã đào tạo được 594 người trên các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
* Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing:
Cảng Hải Phòng đã tiến hành nhiều buổi hội thảo để giới thiệu về các hoạt động dịch vụ Cảng có thể cung cấp cho khách hàng, cũng như lập một trang thông tin điện tử trong đó có đầy đủ các thông tin về lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức, ngành nghề hoạt động, thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư trong thời gian tới qua đó giúp cho mọi người có thể tìm hiểu nắm bắt được những thông tin cần thiết về Cảng.
Hoạt động đầu tư xét theo chu kì của dự án
Hoạt động đầu tư phát triển ở Cảng Hải Phòng chủ yếu được chia ra làm 2 mảng chính: đầu tư vào máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với đầu tư vào máy móc thiết bị, mọi vấn đề liên quan tới việc lập dự án, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tiến hành thực hiện, nghiệm thu và thanh quyết toán sẽ do phòng Kĩ thuật công nghệ thực hiện. Trong khi đó, đối với hoạt động đầu tư xây dựng thì phòng Kĩ thuật công trình sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan.
Đối với dự án đầu tư xây dựng
Do Cảng Hải Phòng hiện nay hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, nên ngay từ khi dự án được bước đầu hình thành thì đều phải trình chủ trương đầu tư lên Tổng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21713.doc