MỤC LỤC
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội 3
1.1. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, vai trò và mô hình cung cấp nước đô thị điển hình: 4
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: 4
1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng: 4
1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: 7
1.1.2. Vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ cấp nước đô thị: 8
1.1.3. Các mô hình cung cấp đô thị điển hình: (em đang xin số liệu) 11
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: 11
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: 11
TP Hà Nội 13
Cầu Giấy 13
Khái niệm về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 17
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng dân số của người dân Hà Nội trong những năm qua: 20
1.2.3. Tiêu chuẩn dùng nước, cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân Hà Nội: 20
1.3.4. Tình hình cung cấp nước đô thị tại Hà Nội: 21
1.3.2. Tình hình thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: 26
1.3.2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: 28
1.3.2.2. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nguồn vốn : 31
1.3.2.3. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo dự án đầu tư : 35
1.3.2.4. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nội dung đầu tư : 40
1.3.3. Đánh giá tình hình đầu tư đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tại Hà Nội: 40
1.3.3.1. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước: 40
1.3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 48
Chương 2: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội 52
2.1. Phương hướng đầu tư phát triển cấp nước đô thị tại Hà Nội: 52
2.1.1. Cơ sở xác định phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: 52
2.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tại Hà Nội đến năm 2020: 52
2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển cấp nước đô thị tại Hà Nội: 57
2.2.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư 57
2.2.2. Giải pháp về sử dụng vốn 58
2.2.3. Giải pháp về quản lý quá trình sử dụng vốn 60
2.2.4. Giải pháp khác: 65
Sinh viên: Vũ Thị Bình Dương 67
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì đó là các khoản đầu tư cho việc xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các nhà máy nước sạch và các hệ thống đường ống dẫn nước…
Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng. Nó có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế và là nguồn vốn đối ứng để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm : Vốn ngân sách Trung ương và Vốn ngân sách địa phương
Theo Luật ngân sách hiện nay, việc cung cấp tài chính cho các hệ thống cấp nước đô thị thuộc trách nhiệm của các Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế thì ngân sách tỉnh không đủ để đáp ứng những nhu cầu nâng cấp cần thiết, do đó chính phủ trung ương phải hỗ trợ cung cấp vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Vốn ODA
Vốn ODA là vốn hỗ trợ phát triển của các đối tác tài trợ nước ngoài dành cho các nước nhận viện trợ, thường là các nước đang phát triển. Vốn ODA giữ vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nó là nguồn chủ yếu cho đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị.
Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi ( cho vay với lãi suất thấp…). Một khoản vay được coi là vốn ODA khi nó thỏa mãn các tiêu thức sau : một là, nó phải do chính phủ hoặc các tổ chức điều hành trực thuộc chính phủ cung cấp. Hai là, mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các nước đang phát triển. Ba là, với hình thức ODA cho vay ưu đãi phải có thành phần viện trợ không hoàn lại không dưới 25 % giá trị khoản vay. Việc huy động vốn ODA cho đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của những nhân tố như : quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và các bên tài trợ, việc thực hiện các điều kiện ràng buộc như giải ngân…
Các nhà cung cấp ODA cho cấp nước đô thị là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tổ chức DANIDA ( Thụy Điển), JICA ( Nhật Bản)…
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước cho vay theo lãi suất ưu đãi ( lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng ), Nhà nước dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.
Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế.
Vốn đầu tư tư nhân:.
Bên cạnh nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn ODA thì vốn đầu tư tư nhân cũng đóng một vai trò rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Nguồn vốn này có một tiềm năng rất lớn nó bao gồm vốn của dân cư, vốn của các doanh nghiệp, tổ chức... trong nước cũng như là Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay nó cũng góp phần rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội:
Trong những năm qua, tình hình cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở nước ta đã được cải thiện đáng kể. Hầu hết các thành phố, thị xã trong toàn quốc đều đã có được các dự án đầu tư cải tạo mở rộng và xây dựng mới các hệ thồng cấp nước. Kể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã đầu tư xây dựng khoảng 1 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị với mức độ đầu tư khác nhau, tính tổng cộng trên toàn quốc có khoảng 240 nhà máy nước. Hầu hết các thành phố, thị xã trong toàn quốc đều đã có được các dự án đầu tư cải tạo mở rộng và xây dựng mới các hệ thống cấp nước. Các dự án cấp nước được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp. Chất lượng và số lượng cấp nước được thực hiện bởi các dự án này đã đáp ứng phần nào nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của người tiêu dùng.
Quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước:
Để không ngừng nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nước sạch ở đô thị, ngành kinh doanh nước sạch đô thị đã chú trọng quan tâm đặc biệt đến việc huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư. Kết quả thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 1.11 : Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
giai đoạn 2002-2007
Đơn vị : Tỷ đồng,%
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn ĐTPT
CSHTĐT
Quy mô
24498
33887
44474
55606
69500
79600
Tốc độ tăng liên hoàn
16,78
16,33
18,73
21,82
17,46
14,53
Vốn ĐTPT
CSHTCNĐT
Quy mô
2198
2631
3200
4500
3900
4600
Tốc độ tăng liên hoàn
17,91
19,69
21,62
40,62
-13,33
17,94
Tỷ trọng vốn ĐTPT CSHTCNĐT/ vốn ĐTPT CSHTĐT
8,97
7,76
7,19
8,09
5,61
5,80
Nguồn :, Bộ kế hoạch và đầu tư
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở hạ tầng đô thị có những bước phát triển đáng kể đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Trong giai đoạn 2002 – 2007, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị có tốc độ tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đạt 17,5%, năm 2002 vốn đầu tư vào đây là 24498 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã lên đến 79600 tỷ đồng, tức là tăng 55102 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng thêm là 224,92%, sở dĩ nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị tăng nhanh là do tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua, do đó kéo theo nhu cầu về sử dụng cơ sở hạ tầng đô thị nói chung ngày càng tăng.
Từ số liệu thống kê ở bảng 1.6 cũng cho thấy, nhìn chung vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có xu hướng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002-2007 về nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 7,23%, so với tốc độ tăng bình quân của cơ sở hạ tầng đô thị thì tốc độ tăng này nhỏ hơn 8,27%. Năm 2004, vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 3200 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng 1002 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng thêm là 45,58%. Năm 2005 tăng thêm 2302 tỷ đồng so với năm 2002, tăng 104,73%. Năm 2007 số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 4600 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng 2402 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 10,92%.
Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị năm sau so với năm trước có tốc đô tăng tương đối đều, tuy nhiên so với năm 2005 thì năm 2006 tốc độ này lại có xu hướng giảm, năm 2006, tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 3900 tỷ đồng, giảm 700 tỷ đồng so với năm 2005 hay là giảm 13,33%. Nguyên nhân của tình hình này sẽ được làm rõ ở phân tích sau.
1.3.2.1. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nguồn vốn :
Thực trạng quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Việc mở rộng quy mô và gia tăng thêm tốc độ của vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là do kết qủa đa dạng hóa các nguồn vốn. Điều này được thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 1.12: Tổng vốn đầu tư đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
giai đoạn 2001 – 2007:
Nguồn vốn
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn ngân sách nhà nước
423
509
610
658
600
350
690
Vốn tín dụng đầu tư phát riển của nhà nước
23
87
195
417
878
1138
1860
Vốn đầu tư nước ngoài
1332
1338
1434
1611
1722
1698
1360
Vốn đầu tư tư nhân
86
264
392
514
1300
714
690
Tổng
1864
2198
2631
3200
4500
3900
4600
Bảng 1.13: Quy mô tốc độ tăng định gốc và liên hoàn giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị : tỷ đồng, %
Nguồn vốn
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn ngân sách nhà nước
Tốc độ tăng
Định gốc
-
20.33
44.21
55.56
41.84
-17.26
63,12
Liên hoàn
-
20.33
19.84
7.87
-8.18
-41.67
97,14
Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước
Tốc độ tăng
Định gốc
-
278.26
747.83
1713.04
3717.39
4847.83
7986,95
Liên hoàn
-
278.26
124.14
113.85
110.55
29.61
63,44
Vốn ODA
Tốc độ tăng
Định gốc
-
0.45
7.66
20.95
29.28
27.48
2,11
Liên hoàn
-
0.45
7.17
12.34
6.89
-1.39
-19.9
Vốn đầu tư tư nhân
Tốc độ tăng
Định gốc
-
206.98
355.81
497.67
1411.63
730.23
702.3
Liên hoàn
-
206.98
48.48
31.12
152.92
-45.08
-3,36
Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị
Qua bảng số liệu trên, ta có thể rút ra nhận xét. Trong 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004, hầu như có sự gia tăng đồng thời của các nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nhưng giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 lại có sự biến động khác nhau giữa các nguồn vốn (có nguồn vốn tiếp tục tăng song có nguồn vốn lại giảm đi ), cụ thể như sau:
Trong 4 năm 2001- 2004, quy mô của 4 nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đều tăng, vốn ngân sách nhà nước tăng từ 423 tỷ đồng vào năm 2001 và tăng lên đến 658 tỷ đông vào năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng là 55,56%, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có quy mô vốn 23 tỷ đồng ở năm 2001, đến năm 2004 thì quy mô nguồn vốn này là 878 tỷ đồng, tức là tăng 3717,39% so với năm 2001…
Đến năm 2005, riêng chỉ có quy mô nguồn vốn Ngân sách nhà nước là giảm so với năm 2004, nguồn vốn này giảm từ 658 tỷ đồng vào năm 2004 xuống chỉ còn 600 tỷ đồng vào năm 2005, tương ứng với giảm 8,18% . Còn các nguồn vốn khác vẫn tiếp tục tăng, nên tổng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị vẫn tiếp tục tăng. Tiếp đến năm 2006, ta thấy quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị lại giảm xuống chỉ còn 3900 tỷ đồng, tức là giảm 600 tỷ đồng so với năm 2005, tương ứng với tốc độ giảm là 13,33%. Sở dĩ trong năm 2006 quy mô và tốc độ tăng vốn có xu hướng chậm lại là do khi cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã đạt đến một trình độ nhất định thì vấn đề đặt ra là cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn vì hiện nay cở sở hạ tầng cấp nước nông thôn còn lạc hậu và thiếu thốn nhiều, trước chủ trương đa dạng hóa các nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì đến năm 2005 cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã thu hút được nguồn vốn lớn từ tư nhân. Vì vậy sau năm 2005, với sự ra đời của một loạt các nghị định, văn bản mới thì nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA có sự chuyển dịch sang cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn. Thực tế hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn . Do đó khi hai nguồn vốn này chuyển sang cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn thì đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm sút về tổng nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị .
Nhưng đến năm 2007, do chính sách huy động của Nhà nước trong việc thu hút vốn đã phát huy hiệu quả, nên nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển tăng với quy mô và tốc độ rất cao, do đó nó đóng góp lớn vào việc tăng quy mô tổng nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
So sánh với tốc độ tăng của nguồn vốn cho thấy, trong giai đoạn 2001- 2007, nguồn vốn tín dụng là có tốc độ tăng cao nhất. So với năm 2001, năm 2002 tốc độ tăng là 278,26%, năm 2007 tốc độ tăng là 7986,95%. Tiếp đến là đến tốc độ tăng của vốn đầu tư tư nhân. So với năm 2001, thì năm 2002 tốc độ tăng là 206,98%, đến năm 2005 tốc độ tăng còn đạt đến 1411,63%. Sau đó là đến tốc độ tăng của vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA. Điều này cũng phản ánh đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc đa dạng hóa và tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngòai Ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị .
Dựa vào bảng 2.3 ta thấy nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nhìn chung là tăng dần lên qua các năm, năm 2001 nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn rất thấp, mới chỉ đầu tư 86 tỷ đồng, năm 2002 tăng lên 264 tỷ đồng tức là tăng 178 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 206,98% (so với năm 2001), và con số này liên tục tăng vào các năm 2003, năm 2004. Đến năm 2005, số vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đạt mức 1300 tỷ đồng, tức là gấp gần 15 lần so với năm 2001, và tăng 786 tỷ đồng so với năm 2004, tương ứng với mức tăng 152,925%. Sở dĩ có sự tăng nhanh vậy là do trong năm này chính sách xã hội hóa đầu tư được triển khai khá tốt, mở rộng về quy mô các kênh như phát hành trái phiếu, việc phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khóan vì vậy đã thu hút được một nguồn lực đáng kể cho đầu tư, đã có một số dự án lớn được triển khai như dự án cấp nước của nhà máy nước Bình An, nhà máy nước Thủ Đức…
Tuy nhiên, đến năm 2006, nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị lại giảm, so với năm 2005 số vốn đầu tư tư nhân giảm xuống chỉ còn 714 tỷ đồng, tức là giảm 45, 08 % . Và đến năm 2007 nguồn vốn này lại giảm so với năm 2006 là 3,36%. Nguyên nhân là do việc đa dạng hóa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị mới bắt đầu thực hiện, do đó có một số hạn chế trong việc thực thi. Tuy trong 2006 và năm 2007, nguồn vốn này có xu hướng giảm đi, nhưng cũng không thể khẳng định là xu hướng trong thời gian tới nguồn vốn này lại tiếp tục giảm xuống tiếp vì với những chính sách mà Chính phủ đưa ra như việc chuyển bớt đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị sang cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn, đồng thời sự giảm đi của nguồn vốn ODA, xu hướng nguồn vốn đầu tư tư nhân có thể sẽ tăng lên, có thể nó còn vượt xa con số 1300 tỷ đồng của năm 2005.
Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị như thế nào ta xem xét bảng sau:
1.3.2.2. Tình hình thực hiện sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo dự án đầu tư :
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói trên thường được thực hiện qua các dự án. Thời gian vừa qua, các dự án cấp nước đô thị được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 1.14 : Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007
Tổng
Dự án nhóm A
Dự án nhóm B
Dự án nhóm C
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Tổng dự án
703
100
85
100
190
100
431
100
Các dự án khởi công mới
290
41,25
39
45,89
75
39,47
179
41,53
Các dự án hoàn thành
245
34,85
27
31,76
66
34,74
152
35,27
Các dự án chuyển tiếp
168
23,90
19
22,53
49
25,79
100
23,20
Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị
Qua bảng số liệu trên, ta thấy các dự án nhóm C là chiếm số lượng dự án lớn nhất, với số lượng là 431 dự án và chiếm 61,3% tổng số dự án, dẫn đầu về cả các dự án khởi công mới, các dự án hoàn thành cũng như các dự án chuyển tiếp. Dự án nhóm A có số lượng các dự án nhỏ hơn, chỉ có 85 dự án, chiếm tỷ trọng 12,09% tổng số dự án. Tổng số dự án nhóm B có số lượng 190 dự án, tương ứng với tỷ trọng 26,61% trong số tổng số dự án. Như vậy so với số dự án nhóm C và dự án nhóm A thì dự án nhóm C đứng vị trí thứ 2 về số lượng. Điều này cũng dễ hiểu vì đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các dự án nhóm C thì số vốn đầu tư là nhỏ hơn, thường là dưới 20 tỷ đồng, mà thời gian triển khai là ngắn hơn, đó cũng là lý do tại sao mà con số dự án nhóm C đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước là nhiều hơn cả. Trong khi đó, dự án nhóm A với số vốn cần đầu tư là lớn hơn 200 tỷ đồng nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các dự nhóm nhóm A thường ít hơn. Với dự án nhóm B, thì số vốn đầu tư vào là từ 20 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng, do vậy mà việc đầu tư cho các dự án này chiếm vị trí thứ 2 trong số 3 loại dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Nhìn vào bảng ta cũng nhận thấy, số các dự án khởi công mới ở cả các dự án nhóm A, B, C đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2001-2007. Năm 2007, chiếm tỷ trọng là 41,25% , tiếp theo là số các dự án hoàn thành chiếm tỷ trọng 34,85%, đứng ở vị trí thứ hai. Số dự án chuyển tiếp sang kỳ sau chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 23,90% tổng số dự án. Số các dự án chuyển tiếp này là các dự án mới triển khai trong giai đoạn nhưng chưa kịp hoàn thành trong cùng kỳ nên phải chuyển sang giai đoạn sau
Qua phân tích ở trên đã phần nào sơ lược thực trạng vốn đầu tư và các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị hiện nay, qua đó cũng cho thấy phần nào sự đóng góp của vốn đầu tư tư nhân vào tổng số vốn đầu tư chung, vậy cụ thể thực trạng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị như thế nào?
Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Như trên đã nói, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị gồm có 4 loại vốn: vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, và các nguồn vốn khác (doanh nghiệp, cổ phần…). Để nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư tư nhân trong tổng nguồn vốn chúng ta sử dụng bảng số liệu và hình sau :
Bảng 1.15: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển CSHT CNĐT qua các năm từ 2001 – 2007
Đơn vị : %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Vốn Ngân sách Nhà nước
22,69
23,61
23,19
20,56
13,33
8,97
15
Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước
1,24
3,96
7,41
13,04
19,51
29,18
40,43
Vốn ODA
71,46
60,87
54,50
50,34
38,27
43,54
29.57
Vốn đầu tư tư nhân
4,61
12,01
14,90
16,06
28,89
18,31
15
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 1.16: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị 7 năm từ 2001- 2007
Đơn vị: tỷ đồng, %
Tổng vốn
Tỷ trọng (%)
Tổng số
22893
100
Vốn Ngân sách Nhà nước
3840
16.78
Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước
4598
17.29
Vốn ODA
10495
45.85
Vốn đầu tư tư nhân
3960
20.08
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư
Qua các năm, chúng ta xem xét xu hướng biến động của các nguồn vốn này dựa vào hình:
Hình 1.17 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị 7 năm từ 2001 – 2007:
Nguồn : Vụ kết cấu hạ tâng và đô thị. Bộ kế hoạch và đầu tư
Dựa vào bảng và hình trên, ta thấy nhìn chung tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân so với tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có xu hướng tăng, con số này năm 2002 là 12,01%, đến năm 2004 tăng lên 16,06%, tăng thêm 4,05% và tăng cao nhất vào năm 2005, chiếm tới 28,89%. Hai năm tiếp theo ( năm 2006 và năm 2007), tỷ trọng nguồn vốn này có sự giảm sút, năm 2006 chiếm 18,3%, giảm 10,59% so với năm 2005, đến năm 2007 tỷ trọng lại giảm xuống mức 15%, so với năm 2006 thì giảm đi là 3,3%. Nguyên nhân có sự biến động đó như đã phân tích ở trên, đó là do cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư tư nhân còn kém hiệu quả, bên cạnh đó còn do đặc điểm hoạt động kinh doanh và đầu tư trong ngành nước .
Qua bảng số liệu trên cho thấy, vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 22893 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng cao nhất là 45,85 %, vốn Ngân sách Nhà nước là 20.08%, vốn tín dụng đầu tư phát triển là 17,29%, vốn đầu tư tư nhân là 16,68%. Cụ thể tỷ trọng số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là :
Trong 4 năm đầu từ năm 2001 đến năm 2004 hai nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn ODA là hai nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, còn hai nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tư nhân …chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng đến mấy năm gần đây từ năm 2005 đến năm 2007, hai nguồn vốn này giảm dần, ngược lại hai nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tư nhân… có xu hướng tăng dần. Như vậy có thể thấy được sự chuyển biến về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Cụ thể sự chuyển biến thế nào, ta xem xét qua phân tích cụ thể sau:
Qua bảng và qua biểu đồ trên ta quan sát thấy tỷ trọng của vốn ODA ngày càng giảm dần, năm 2001 nguồn vốn này chiếm 71,46% về tỷ trọng nhưng đến năm 2007 nó giảm rất nhanh xuống còn 29,57%. Nguồn vốn ngân sách cũng giảm nhanh, từ 22,69% vào năm 2001, giảm xuống còn 15% vào năm 2007.
Nhưng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân thì lại khác. Năm 2001, tổng hai nguồn vốn nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tư nhân là 109 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,68%, tỷ trọng này rất nhỏ. Nhưng đến năm 2007 tổng hai nguồn vốn này đã lên tới 2550 tỷ đồng chiếm 55,43% tổng số vốn. Có thể dự đoán xu hướng hai nguồn vốn này còn tiếp tục tăng nữa do chính sách xã hội hóa đầu tư, cùng với việc chuyển dịch vốn Ngân sách và vốn ODA về cho vùng nông thôn.
Việc đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức thì hiệu quả thu được là khác nhau, tiếp theo ta xem xét xem thực trạng thu hút vốn đầu tư tư nhân ra sao? và hiệu quả đạt được từ việc thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân như thế nào?
1.3.3. Đánh giá tình hình đầu tư đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tại Hà Nội:
1.3.3.1. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước:
Trong những năm qua, việc đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thường được thực hiện qua các dự án. Cụ thể tình hình thực hiện các dự án được thể hiện ở bảng 5:
Bảng1.18 : Số dự án và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị :Số dự án, %
Dự án nhóm A
Dự án nhómB
Dự án nhóm C
Tổng
Tổng số
85
190
431
703
Tỷ trọng
100
100
100
100
1. Vốn NSNN
-
21
55
76
Tỷ trọng
-
11,05
12,76
10,81
2. Vốn tín dụng ĐTPT
35
62
121
218
Tỷ trọng
41,17
32,63
28,07
31,01
3. Vốn đầu tư nước ngoài
41
68
126
235
Tỷ trọng
48,23
35,79
29,23
33,03
4. Vốn đầu tư tư nhân
9
39
129
177
Tỷ trọng
10,50
20,52
29,94
25,15
Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị
Các hình thức đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
a/ Đầu tư tư nhân kết hợp với nguồn vốn ngòai nước theo hình thức BOT::
Khái niệm và đặc điểm của hình thức BOT:
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT- building operation transfer) là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định ( thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý ) sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng . Hầu hết các dự án BOT đều được thực hiện Chính phủ đề nghị. Thông qua các danh sách được đề xuất công bố, Chính phủ sẽ gọi thầu cho một số dự án cụ thể được thực hiện trên cơ sở BOT. Các dự án này được tài trợ trên cơ sở bảo lãnh có hạn chế và được xây dựng, vận hành như là một doanh nghiệp tư nhân theo một thoả thuận dự án với Chính phủ. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì chương trình đó được chuyển giao không bồi hòan cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử .
Tính chất của việc đầu tư theo dự án BOT là một nhà đầu tư được giao quyền đầu tư để xây dựng, khai thác và kinh doanh một công trình theo phương án đã được duyệt trong một thời gian cụ thể. Sau đó đến thời hạn thì quyền sở hữu công trình lại được chuyển giao cho cơ quan nhà nước, kết quả cuối cùng của dự án BOT là sẽ xây dựng nên được một công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế.
Thông thường thì quy trình để thực hiện một dự án đầu tư theo hình thức BOT phải trải qua 3 giai đoạn chính:
- Xây dựng công trình : đây là giai đoạn nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) sử dụng vốn của mình và vốn đi vay để xây dựng công trình. Theo đó nhà đầu tư sẽ phải tổ chức xây dựng và quản lý việc xây dựng công trình theo thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh doanh: Sau khi giai đoạn xây dựng công trình kết thúc, nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) sẽ tiến hành vận hành, khai thác công trình và thu phí sử dụng công trình ( hoặc giá bán sản phẩm của công trình) trong một khoảng thời gian như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thời gian vận hành công trình mà doanh nghiệp BOT được phép khai thác tùy thuộc vào từng tính chất của từng dự án, thường thì từ 10-50 năm. Đây là khoảng thời gian mà chủ đầu tư đã tính toán trong lúc lập dự án, thời gian này đủ để thu hồi đủ vốn và có lãi cho họ.
- Chuyển giao công trình : Sau khi kết thúc thời hạn vận hành, khai thác công trình BOT, doanh nghiệp BOT sẽ tiến hành xây dựng các thủ tục bàn giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước( không bồi hoàn vì doanh nghiệp BOT đã thu hồi đủ vốn và có lãi ). Nhưng trước khi bàn giao công trình BOT, doanh nghiệp BOT phải thực hiện đầy đủ công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị công trình, bảo đảm công trình sẽ tiếp tục vận hành trong trạng thái tốt nhất có thể.
Hình thức tài trợ BOT cho các dự án cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có vai trò rất quan trọng, đó là :
- Sử dụng được nguồn tài trợ của khu vực tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21639.doc