MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU. .1
1.1. Tổng quan về Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(VINACCO) 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VINACCO 2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của VINACCO 2
1.1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của VINACCO 3
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( VINACCO ) thời kỳ 2005-2008 9
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển tại VINACCO 9
1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của VINACCO thời kỳ 2005-2008 10
1.2.2.1. Vốn và đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn tại VINACCO 10
1.2.2.2. Đầu tư phát triển của VINACCO phân theo nội dung 24
1.2.2.3. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư tại VINACCO 40
1.3. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINACCO thời kỳ 2005-2008 42
1.3.1. Kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO thời kỳ 2005-2008 42
1.3.2. Những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân 50
1.3.2.1. Những hạn chế còn tồn đọng 50
1.3.2.2. Nguyên nhân 55
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (VINACCO) 57
2.1. Định hướng phát triển của VINACCO trong thời gian tới 57
2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại VINACCO 58
2.2.1.Giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển 58
2.2.2. Giải pháp cho đầu tư phát triển máy móc thiết bị 61
2.2.3. Giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực 62
2.2.4. Giải pháp cho hoạt động đầu tư vào công tác thị trường 64
2.2.5. Giải pháp cho các dự án đầu tư mà VINACCO đang tiến hành đầu tư 65
Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty xây dựng nông thôn 69
Về phía Nhà nước : 69
Về phía VINACCO : 70
KẾT LUẬN. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 72
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO). Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2005 và năm 2007. Bởi vì đối với việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, VINACCO tiến hành nghiên cứu sự cần thiết phải bổ sung các loại thiết bị mới cần thiết, cũng như sự thay thế các máy móc đã gần lạc hậu, và tiến hành theo từng đợt chứ ko tiến hành thường xuyên hằng năm. Có hai nội dung của đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đó là mua sắm các loại trang thiết bị văn phòng và mua sắm các loại máy móc thiết bị thi công cơ giới.
- Năm 2005 : VINACCO tiến hành đầu tư mua sắm một loạt các thiết bị văn phòng cho khối văn phòng Tổng công ty. Các loại trang thiết bị này có thể kể đến như : Máy in, máy photocopy, điều hòa, các loại bàn ghế văn phòng, máy vi tính, máy scan, điện thoại bàn, các loại thiết bị trong văn phòng …. Tổng giá trị của gói thiết bị văn phòng đầu tư mới này là 10,058 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm 2005, với sự thiếu hụt một số máy móc thiết bị thi công , VINACCO đã tiến hành đầu tư mua sắm một gói thiết bị thi công, trị giá 28,826 tỷ đồng.
Bảng 1.2.11: Danh mục các thiết bị thi công cơ giới được đầu tư mua mới
năm 2005.
Số TT
TÊN THIẾT BỊ ĐẦU TƯ
THÀNH TIỀN
(Triệu đồng)
1
Xe tải thường
2 400
2
Xe bơm bê tông
1 500
3
Máy trộn bê tông
6 000
4
Máy ép cọc thủy lực
8 528
5
Máy bơm nước
2 478
6
Bộ giáo xây dựng, cột chống
7 920
Cộng
28 826
(Nguồn : Hồ sơ dự án đầu tư mua sắm thiết bị thi công cơ giới năm 2007)
- Năm 2007 : Với yêu cầu mới về nhiệm vụ xây lắp các công trình , cùng với đó là sự lạc hậu của một số loại máy móc, thiết bị thi công của VINACCO, Tổng công ty đã tiến hành mua sắm thêm một sô thiết bị thi công cơ giới cần thiết, nhằm đảm bảo số lượng máy móc cho nhiệm vụ xây lắp, cũng như đảm bảo yêu cầu về chất lượng cho các hạng mục công trình. Gói thiết bị máy móc thi công cơ giới được đầu tư mua mới năm 2007 có giá trị hơn 37 tỷ đồng .
Bảng 1.2.12: Danh mục các thiết bị thi công cơ giới được đầu tư mua mới
năm 2007.
Số TT
TÊN THIẾT BỊ ĐẦU TƯ
Đơn vị tính
Số lượng
THÀNH TIỀN
( 1000 VNĐ )
1
Máy xúc đào
Cái
7
11 683 800
2
Máy ủi
cái
6
8 026 904
3
Máy lu đầm
cái
6
7 719 500
4
Ván khuôn thép định hình
M2
600
210 000
5
Cừ thép Lasen
m
700
612 500
6
Ô tô tải Ben Hàn Quốc – 15T
cái
8
8 300 000
7
Máy toàn đạc điện tử - Nhật
Bộ
1
152 000
8
Xe ô tô bán tải
cái
1
450 000
Cộng
37 154 704
(Nguồn : Hồ sơ dự án đầu tư mua sắm thiết bị thi công cơ giới năm 2007)
3) Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố đóng một vai trò rất quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp quyết định đến kết quả cũng như hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan và rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm tạo thêm số lượng lao động cũng như nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho lao động. Dưới đây là tình hình vốn cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO thời gian qua
Bảng 1.2.13: Tình hình vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
Stt
Chỉ tiêu
Đv
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng chi phí nguồn nhân lực
Trđ
7 777,2
7 768,61
9 418,5
11 235,8
2
Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Trđ
1490
1941
2508
3144
3
Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư phát triển NNL
%
-
30.27
29.21
25.36
4
Tốc độ tăng định gốc vốn đầu tư phát triển NNL
%
-
30.27
68.32
111.01
5
Tỷ lệ Vốn đầu tư phát triển NNL/Tổng chi phí cho nguồn nhân lực
%
19.16
24.99
26.63
27.98
6
Tỷ lệ Vốn đầu tư phát triển NNL/Tổng vốn đầu tư phát triển
0.58
0.67
0.77
0.87
(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ phòng Tổ chức của VINACCO)
Nhìn vào bảng 1.2.13 ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tăng đều qua các năm trong thời kỳ. Nếu như năm 2005, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực là 1,49 tỷ đồng , thì qua các năm 2006 và 2007 con số này tăng lên lần lượt là 1,941 tỷ và 2,508 tỷ đồng. Và đến năm 2008 đạt giá trị 3,144 tỷ, cao nhất từ trước đến nay, tốc độ tăng định gốc năm 2008 đạt trên 100% (111,01% ). Con số này thể hiện sự tăng lên đáng kể của vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ở VINACCO. Sự tăng lên của vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua các năm làm cho tốc độ tăng liên hoàn các năm trong kỳ luôn dương và đạt ở những con số khá, cụ thể là 30,27% năm 2006, 29,21% năm 2007 và 25,36% năm 2008.
Tuy vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn tăng trong kỳ, nhưng nếu xét trên quy mô vốn thì vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO là thấp và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trên tổng vốn đầu tư nhỏ hơn 1%, chỉ đạt 0.87% năm 2008. Điều đó cho thấy đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO còn ở quy mô nhỏ, chưa tương xứng với vai trò cũng như tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trên tổng vốn đầu tư, ta thấy tỷ lệ tăng dần qua các năm, cụ thể 0,58% ( năm 2005 ); 0,67% ( năm 2006 ); 0,77% ( năm 2007 ) và 0,87% ( năm 2008 ). Mặt khác, tỷ trọng của vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng chi phí cho nguồn nhân lực cũng tăng dần qua các năm, thể hiện : năm 2005 tỷ trọng này là 19,16% thì năm 2008 là 27,98%. Điều này là một dấu hiệu tích cực đối với sự tăng lên của vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO thời gian tới.
Nội dung của đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO gồm : Đầu cho công tác đào tạo lao động và đầu tư cải thiện điều kiện làm việc. Nội dung của đầu tư phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở bảng dưới :
Bảng 1.2.14: Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
giá trị
(tr.đ)
tỷ trọng
(%)
giá trị
(tr.đ)
tỷ trọng
(%)
giá trị
(tr.đ)
tỷ trọng
(%)
giá trị
(tr.đ)
tỷ trọng (%)
Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1490
100
1941
100
2508
100
3144
100
Đầu tư cho đào tạo lao động
440
29.53
620
31.94
652
26
885
28.15
Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc
1050
70.47
1321
68.06
1856
74
2259
71.85
(Nguồn :Tổng hợp số liệu từ phòng tổ chức của VINACCO)
- Đầu tư cho đào tạo lao động : gồm đào tạo tay nghề cho công nhân kỹ thuật; cắt cử cán bộ quản lý đi học để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý ; cử các cán bộ chuyên viên về dự án tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ đấu thầu, tham gia các lớp bồi dưỡng về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . Tổng chi phí cho hoạt động đào tào nghề tăng dần qua các năm cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nếu như năm 2005, chi phí cho đào tạo nghề chỉ là 440 triệu đồng , thì đến năm 2008 là 885 triệu. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều công nhân kỹ thuật được tham gia đào tạo và nâng cao tay nghề, cũng như ngày càng có nhiều cán bộ, chuyên viên được nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình. Tính chung cho cả thời kỳ, tỷ trọng của đào tạo nghề trong vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực là khoảng 29%, với tỷ trọng thấp của vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thì quy mô của vốn dành cho đào tạo nghề rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư. Với sự tăng mạnh của tổng vốn đầu tư, cùng với đó là sự mở rộng sản xuất kinh doanh, ngày càng yêu cầu đào tạo nhiều hơn số lao động để đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của VINACCO. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng vốn cho đào tạo nghề trong thời gian tới.
- Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc: Phần lớn nhân lực của toàn Tổng công ty là công nhân kỹ thuật, cán bộ và chuyên viên hoạt động , làm việc ngoài công trường xây dựng nên việc đầu tư cải thiện làm việc cho lao động là rất quan trọng. Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc bao gồm trang bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giầy, kính, găng tay và các vật dụng cần thiết khác cho công nhân; huấn luyện về nghiệp vụ bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ; công tác chăm sóc sức khỏe người lao động…Tỷ trọng của vốn đầu tư cải thiện điều kiện làm việc chiếm khoảng 71% trong vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Biểu đồ 1.2.8: Sự tăng của vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VINACCO thời kỳ 2005-2008
Đơn vị tính : Triệu đồng
( Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Tổ chức của VINACCO)
4) Đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chính là xây lắp và đầu tư dự án như VINACCO,thì nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu, nắm thông tin và phân tích cơ hội kinh doanh ở các công trình thi công xây lắp để tiến hành tham gia đấu thầu xây lắp, cũng như là nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng các cơ hội đầu tư để tiến hành các dự án đầu tư. Với nhiệm vụ tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm nhiều những hợp đồng xây lắp, và tìm kiếm thêm những cơ hội đầu tư khả quan, bên cạnh đó, để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh khác trong thời gian tới, thì công tác đầu tư vào nghiên cứu thị trường là một hoạt động cần thường xuyên phải triển khai thực hiện. Công tác nghiên cứu thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự mở rộng thị trường , nhất là thị trường xây lắp của VINACCO và ảnh hưởng lớn đến việc khảo sát, tìm hiểu các cơ hội đầu tư cho chiến lược đầu tư dự án mà VINACCO đang tiến hành.
Bảng 1.2.15: Tình hình vốn đầu tư phát triển cho công tác nghiên cứu thị trường của VINACCO thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ)
258 793
289 022
326 139
361 969
Vốn dành cho công tác nghiên cứu các cơ hội đầu tư, tìm kiếm thị trường (tr.đ)
1 251
1 596
2 100.6
2 866.5
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
-
27.58
31.62
36.46
Tốc độ tăng định gốc (%)
-
27.58
67.91
129.14
Tỷ trọng trên Tổng vốn đầu tư phát triển (%)
0.48
0.55
0.64
0.79
(Nguồn: Báo cáo công tác nghiên cứu thị trường các năm từ 2005-2008 )
Chúng ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển dành cho công tác nghiên cứu thị trường của VINACCO tăng dần qua các năm. Năm 2005, con số này chỉ là 1,251 tỷ đồng thì qua các năm 2006, 2008 đạt 1,596 tỷ và 2,1 tỷ. Điều này làm cho tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư cho nghiên cứu thị trường các năm 2006, 2007 là 27,58 % và 31,62 % . Nhất là năm 2008, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường đạt 2,866 tỷ đồng, tăng 36,46% so với năm 2007 và tăng 129,14% so với định gốc năm 2005. Điều đó cho chúng ta rút ra được nhận xét là cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư phát triển, thì vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường của VINACCO cũng tăng dần lên, điều này là hợp lý và thực sự cần thiết đối với toàn bộ quá trình đầu tư phát triển của VINACCO. Sự tăng trưởng của vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường sẽ được minh họa rõ nét hơn qua biểu đồ dưới :
Biểu đồ 1.2.9: Sự tăng trưởng của vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường
(Nguồn: Báo cáo công tác nghiên cứu thị trường các năm từ 2005-2008 )
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ trọng của vốn đầu tư nghiên cứu thị trường trong tổng vốn đầu tư phát triển của VINACCO trong thời gian qua, chúng ta thấy tỷ lệ này là rất thấp,chưa đến 1%, cao nhất là 0,79% năm 2008, và rất thấp trong các năm khác. Điều đó chứng tỏ đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường chưa thực sự được chú trọng và quan tâm đúng mức , chưa tương xứng với vai trò của công tác nghiên cứu thị trường.
5) Đầu tư vào các dự án xây dựng mới
VINACCO là một nhà thầu xây dựng, chuyên tham gia đấu thầu và thi công xây lắp các công trình xây dựng về nông nghiệp nông thôn,điện đường trường trạm, cũng như các công trình giao thông và dân dụng khác. Nhưng bên cạnh đó, VINACCO vẫn thường xuyên thực hiện khảo sát các cơ hội đầu tư và tiến hành đầu tư vào các dự án nhằm mục tiêu thu về lợi nhuận bằng nguồn vốn có thể huy động được. Đầu tư dự án mới là một chiến lược phát triển chính của VINACCO thời gian qua và cả thời gian tới. Các dự án ở đây là các dự án đầu tư xây dựng công trình mà VINACCO chủ động thực hiện. Với tư cách là chủ đầu tư và cũng chính là đơn vị trực tiếp Lập dự án đầu tư, tiến hành thi công xây dựng công trình và quản lý dự án đầu tư, VINACCO đã và đang tiến hành nhiều dự án đầu tư xây dựng như :
Xây dựng Tòa nhà cao ốc cho thuê ;
Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp văn phòng , nhà ở và dịch vụ thương mại ;
Dự án khu du lịch và nghỉ mát ;
Dự án xây dựng biệt thự, nhà ở cao tầng ;
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới ;
Bảng 1.2.16: Tình hình Vốn đầu tư các dự án mới của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm
2007
Năm
2008
1
Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ)
258793
289022
326139
361969
2
Đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng mới ( triệu đồng)
176505.45
212985
225044.246
268980.5
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
-
20.67
5.66
19.52
Tốc độ tăng định gốc (%)
-
20.67
27.5
52.39
Tỷ trọng trên Tổng vốn đầu tư phát triển (%)
68.2
73.69
69
74.31
(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ các báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư hằng năm
của các dự án)
Biểu đồ 1.2.10: Vốn đầu tư các dự án mới của VINACCO thời kỳ 2005-2008
(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ các báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư hằng năm
của các dự án)
Chúng ta thấy rằng tỷ trọng của vốn đầu tư vào các dự án mới trên tổng vốn đầu tư lớn, luôn đạt trên 68% (năm 2005), tương ứng với giá trị là 176,50545 tỷ đồng. Tỷ lệ này còn đặc biệt cao vào các năm 2006 và 2008 với các con số 73,69% và 74,31% tương ứng với các giá trị là 212,985 tỷ đồng và 268,9805 tỷ đồng . Điều đó cho thấy rằng một lượng vốn đầu tư phát triển rất lớn huy động được dùng để đầu tư vào các dự án mới. Có một điều dễ nhận thấy nữa là quy mô vốn đầu tư cho dự án mới ngày càng tăng qua các năm. Nếu như giá trị vốn đầu tư dự án năm 2005 là 176,50545 tỷ đồng thì năm 2006 và 2007 đã tăng lên lần lượt đạt các giá trị là 212,985 tỷ đồng và 225,044 tỷ đồng . Đặc biệt năm trong năm 2008, số vốn đầu tư phân bổ cho các dự án là 268,981 tỷ đồng, tăng 92,471 tỷ đồng so với định gốc, đạt tốc độ tăng định gốc là 52,39%. Dưới đây là các dự án mà VINACCO đã tiến hành thực hiện trong kỳ và số vốn phân bổ cho từng dự án :
Bảng 1.2.17: Tình hình phân bổ vốn vào các dự án của VINACCO
trong thời kỳ 2005-2008
Đơn vị tính : Tỷ đồng
TT
Tên dự án ( thời gian xây dựng)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Khu du lịch -dịch vụ nghỉ mát Nghi Sơn-Thanh Hóa (2004-2008)
50.2
51.6
45
33
2
Khu đô thị mới Chiềng Sình-Sơn La (2004-2007)
85.5
46.385
40.044
-
3
Khu nhà ở và biệt thự Đại Mỗ-Hà Nội (2005-2008)
40.81
36.5
38.3
7.771
4
Tổ hợp văn phòng,nhà ở và dịch vụ thương mại Pháp Vân-Hà Nội
(2007-2012)
-
-
15
112.41
5
Tòa nhà cao ốc cho thuê Trường Chinh-Hà Nội (2008-2012)
-
-
-
5.8
6
Khu nghỉ mát Phú Quốc ( VINACCO-Phu Quoc Resort) (2006-2009)
-
78.5
86.7
110
Tổng vốn đầu tư các dự án
176.51
212.985
225.044
268.981
(Nguồn : Tổng hợp số liệu từ các báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư hằng năm của các dự án)
Chúng ta thấy rằng số dự án mà VINACCO tiến hành đầu tư xây dựng tăng qua các năm. Nếu như năm 2005, có ba dự án mà VINACCO đang tiến hành thực hiện gồm : Khu du lịch -dịch vụ nghỉ mát Nghi Sơn-Thanh Hóa; Khu đô thị mới Chiềng Sình-Sơn La ; Khu nhà ở và biệt thự Đại Mỗ-Hà Nội , thì sang năm 2006 ngoài ba dự án trên vẫn đang trong quá trình xây dựng thì Tổng công ty đã tiến hành thực hiện thêm 1 dự án nữa, đó là Khu nghỉ mát Phú Quốc ( VINACCO-Phu Quoc Resort), nâng tổng số dự án đang thực hiện lên con số 4. Các năm 2007 và 2008,ngoài các dự án đã thực hiện trước đó, VINACCO còn tiếp tục tiến hành đầu tư vào hai dự án Tổ hợp văn phòng,nhà ở và dịch vụ thương mại Pháp Vân-Hà Nội (năm 2007) và bước đầu thực hiện chuẩn bị đầu tư cho Dự án 68-Trường Chinh. Với sự tăng lên của các dự án, tăng nhu cầu vốn cung ứng để thực hiện xây lắp các hạng mục công trình cho các dự án, đã dẫn đến việc vốn cho các dự án tăng lên qua các năm.
Vốn đầu tư cho dự án bao gồm vốn dành để thực hiện các công việc sau :
+ Tiến hành Lập bản đồ hiện trạng khu đất của dự án,
+ Lập dự án, thuê tư vấn lập dự án,
+ Thẩm định dự án,
+ Đền bù giải phóng mặt bằng, trang trải chi phí hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án
+ Đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị
+ Tiến hành thực hiện đầu tư xây dựng : trả các loại chi phí nguyên vật liệu, máy móc thi công, nhân công thi công, quản lý quá trình thực hiện thi công công trình…
+ Và các công việc có liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án khác.
Như vậy, trong thời kỳ này, vốn đầu tư cho các dự án mới chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư và giá trị của vốn đầu tư vào các dự án cũng rất lớn. Các dự án mà VINACCO đang tiến hành thực hiện đầu tư đều có số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn đều trên 5 năm, đời của dự án kéo dài, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như chưa phát huy được các hiệu quả tài chính, kinh tế-xã hội trong kỳ. Nó đặt ra cho VINACCO một nhiệm vụ là phải nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh, các điều kiện có liên quan đến dự án để có những biện pháp đối phó, khắc phục khó khăn trong cả đời dự án. Công tác Lập và Thẩm định dự án , cũng như quản lý việc thực hiện dự án phải được chú trọng, nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.
1.2.2.3. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư tại VINACCO
Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo các nội dung đầu tư được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng 1.2.18: Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư theo các nội dung đầu tư của VINACCO thời kỳ 2005-2008
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng vốn đầu tư phát triển
258 793
289 022
326 139
361 969
1
Đầu tư XDCB
40662.55
72500
59331.45
86978
2
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
38 884
-
37 154.704
-
3
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
1 490
1 941
2 508
3 144
4
Đầu tư cho công tác thị trường
1 251
1 596
2 100.6
2 866.5
5
Đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng mới
176505.45
212985
225044.25
268980.5
(Nguồn : Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Tổng hợp các báo cáo tình hình thực hiện vốn các dự án của VINACCO thời kỳ 2005-2008)
Chúng ta thấy rằng tổng mức vốn đầu tư của VINACCO thời gian qua là tương đối lớn, và tăng dần qua các năm trong kỳ, điều này chứng tỏ VINACCO đã quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp cũng như quan tâm đến hoạt động đầu tư các dự án mới nhằm tăng tài sản ,nhằm mục đích tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp , tạo ra các dự án mới hứa hẹn thu về doanh thu lớn và lợi nhuận cao trong tương lai. Trong các nội dung đầu tư thì đầu tư vào các dự án mới chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm phần lớn giá trị của vốn đầu tư phát triển. Sau đó là đến vốn đầu tư tăng tài sản cố định cho Tổng công ty. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho công tác thị trường của VINACCO còn hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư.
Sau đây là tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư phát triển so với kế hoạch của VINACCO:
Bảng 1.2.19: Tổng vốn đầu tư thực hiện và kế hoạch của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư phát triển kế hoạch
270817
294890
314048
423702
Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện
258 793
289 022
326 139
361 969
Tỷ lệ VĐTPT thực hiện/Kế hoạch
95.56%
98.01%
103.85%
85.43%
(Nguồn : Báo cáo tài chính; Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh; Phương hướng nhiệm vụ năm tới của VINACCO thời kỳ 2005-2008.)
Hằng năm, VINACCO thường tiến hành hội nghị tổng kết các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm và xây dựng chiến lược, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ trong năm tới. Trong các chỉ tiêu được đem ra để đặt mục tiêu, ngoài sản lượng, doanh thu, lợi nhuận … luôn luôn có có mục tiêu huy động vốn cho đầu tư phát triển trong năm tới. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/vốn đầu tư kế hoạch của các năm 2005, 2006 và 2008 đạt dưới 100%, điều này chứng phản ánh một thực tế rằng tuy trong thời kỳ, VINACCO đã huy động được một lượng vốn lớn dành cho đầu tư phát triển song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của Tổng công ty. Chỉ có năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển thực hiện/kế hoạch đạt trên 100%. Còn năm 2008, do công tác dự báo của Tổng công ty không tốt, đã không tính đến tác động xấu của cuộc đại khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tới tình hình huy động vốn đầu tư phát triển nên vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch đạt tỷ lệ thấp, 85,43%.
Biểu đồ 1.2.11: Tổng vốn đầu tư thực hiện và kế hoạch của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
(Nguồn : Báo cáo tài chính; Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh;
Phương hướng nhiệm vụ năm tới của VINACCO thời kỳ 2005-2008.)
1.3. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINACCO thời kỳ 2005-2008
1.3.1. Kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO thời kỳ 2005-2008
Trong những năm vừa qua, với việc huy động vốn và tiến hành đầu tư phát triển, VINACCO đã thu được những kết quả và hiệu quả nhất định. Sản xuất kinh doanh được mở rộng về quy mô và tăng thêm về chiều sâu, tài sản của Tổng công ty tăng lên, tạo ra thêm được công ăn việc làm cho nhiều lao động, đào tạo thêm được lao động, tiến hành đầu tư nhiều dự án mới có tính khả thi và cho hiệu quả cao. Sau đây là các kết quả và hiệu quả cụ thể :
* Kết quả-hiệu quả tài chính của quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO
- Giá trị tài sản cố định mới huy động trong kỳ:
Bảng 1.2.20: Giá trị tài sản cố định mới huy động của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ)
258793
289022
326139
361969
Giá trị tài sản cố định mới huy động(tr.đ)
79546.55
72500
96486.154
86978
Đầu tư XDCB(tr.đ)
40662.55
72500
59331.45
86978
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị(tr.đ)
38884
37154.704
Tỷ lệ giá trị TSCĐ mới huy động/Tổng VĐTPT(%)
30.74
25.08
29.58
24.03
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008)
Biểu đồ 1.2.12: Giá trị tài sản cố định mới huy động của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008 )
Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hình thành nhiều tài sản cố định cho VINACCO. Bởi đây là giai đoạn mà VINACCO tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng, xí nghiệp, cũng như mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị. Tổng giá trị tài sản mới huy động vào sản xuất của VINACCO tính cho cả thời kỳ là 335,5107 tỷ đồng. Đây là một con số khá lớn và phản ánh đúng thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị của VINACCO thời gian qua. Trung bình một năm giá trị tài sản cố định mới huy động vào sản xuất của VINACCO là 83,8777 tỷ đồng. Tài sản cố định mới huy động vào sản xuất cao nhất là 96,486 tỷ năm 2007.
Trong giai đoạn này, với việc đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, VINACCO đã đưa thêm một số xí nghiệp đi vào hoạt động, chủ yếu là các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng để cung ứng vật tư cho các công trình mà VINACCO đang tiến hành xây lắp. Đó là hai xí nghiệp sản xuất bê tông được xây dựng vào các năm 2005 và 2007; một xí nghiệp khai thác đá, xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2006, một nhà máy sản xuất gạch Tuynel xây dựng và đưa vào sản xuất năm 2008. Những xí nghiệp, nhà máy này được xây dựng với nhiệm vụ là sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình mà VINACCO đang tiến hành. Trong thời kỳ này, VINACCO đã hai lần tiến hành đầu tư mua sắm các gói máy móc thiết bị, vào các năm 2005 và 2007, làm tăng thêm số lượng máy móc cho Tổng công ty. Bên cạnh việc có thêm những xí nghiệp, nhà máy mới, việc xây dựng thêm nhà xưởng, nhà kho, cải tạo và xây mới trụ sở cũng làm tăng thêm tài sản cố định mới cho VINACCO.
- Doanh thu tăng thêm trên Vốn đầu tư thực hiện:
Bảng 1.2.21: Doanh thu và Doanh thu tăng thêm / Vốn đầu tư thực hiện
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng vốn đầu tư phát triển(tr.đ)
258793
289022
326139
361969
Doanh thu
1702560
1892800
2141915
2524400
Doanh thu tăng thêm
-
190240
249115
382485
Doanh thu/VĐTPT
6.58
6.55
6.57
6.97
Doanh thu tăng thêm/VĐTPT
-
0.66
0.76
1.06
Doanh thu tăng thêm/giá trị TSCĐ mới huy động
-
2.62
2.58
4.4
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của VINACCO các năm từ 2005-2008)
Chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư thực hiện phản ánh khi một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì doanh thu tăng thêm bao nhiêu đồng. Qua bảng … chúng ta thấy rằng chỉ tiêu này là chưa cao ở VINACCO. Chỉ tiêu này chỉ đạt cao nhất là 1,06 năm 2008, còn lại các năm khác , chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1, cụ thể là 0,66 năm 2006 và 0,76 năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư thực hiện mang lại cho doanh thu trong thời kỳ này còn thấp. Điều này có thể giải thích là do vốn đầu tư vào các dự án của VINACCO chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư phát triển (trên 68%),
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21640.doc