MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HUYỆN TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2001-2007 2
1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2
1.1.1 Vị trí, chức năng phòng TC - KH huyện Tam Nông 2
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng TC - KH huyện Tam Nông 2
1.1.3. Công tác – hoạt động chính của phòng TC - KH 3
1.1.3.1 Về công tác tài chính ngân sách 3
1.1.3.2. Về công tác đăng ký kinh doanh- công tác kế hoạch và đầu tư 4
1.1.3.3. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư 5
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HUYỆN TAM NÔNG - TỈNH PHÚ THỌ 6
1.2.1 Vị trí địa lý 6
1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 7
1.2.2.1 Tài nguyên đất 7
1.2.2.2 Tài nguyên nước 8
1.2.2.3 Tài nguyên khoáng sản 9
1.2.2.4 Tài nguyên rừng 9
1.2.3 Dân số 9
1.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG 10
1.3.1 Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10
1.3.1.1 Ngành trồng trọt 11
1.3.1.2 Ngành chăn nuôi 13
1.3.1.3 Ngành lâm nghiệp 14
1.3.1.4 Ngành thuỷ sản 15
1.3.2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng 16
1.3.2.1 Ngành công nghiệp - TTCN 16
1.3.2.2 Ngành xây dựng 18
1.3.3 Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ - thương mại 19
1.4 THỰC TRẠNG ĐTPT HUYỆN TAM NÔNG 20
1.4.1 Thực trạng lập kế hoạch ĐTPT của huyện 20
1.4.1.1 Qui trình xác định ngân sách đầu tư 20
1.1.4.2 Xác định nội dung ĐTPT 25
1.1.4.3 Công tác lập dự án ĐTPT 26
1.1.4.4 Nội dung công tác giám sát ĐTPT 26
a) Giám sát chuẩn bị đầu tư 26
b) Giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư: 27
c) Giám sát của cộng đồng 28
1.4.2 Thực trạng huy động vốn 28
1.4.3 Thực trạng thực hiện ĐTPT 30
1.4.3.1 Thực trạng thực hiện công tác xây dựng 31
1.4.3.2 Thực trạng thực hiện công tác phát triển giao thông - thuỷ lợi 32
1.4.3.3 Thực trạng triển khai các dự án ĐTPT kinh tế 34
1.4.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT 35
1.4.4.1 Đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư 35
a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 35
b) Công tác XDCB 40
c) Công tác triển khai các dự án phát triển kinh tế 44
1.4.4.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư: 48
a) Hiệu quả kinh tế 48
b) Hiệu quả xã hội 50
1.4.5 Các hạn chế và tồn tại trong hoạt động ĐTPT của huyện 55
1.4.5.1 Thiếu qui hoạch trong công tác ĐTPT 55
1.4.5.2 Đầu tư dàn trải và tình trạng nợ đọng vốn ĐTPT 56
1.4.5.3 Hạn chế trong công tác huy động vốn 57
1.4.5.4 Hạn chế trong công tác quản lý, vận hành dự án 57
Chương 2 : PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐTPT HUYỆN TAM NÔNG 59
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN TAM NÔNG 59
2.1.1. Các mục tiêu cụ thể về kinh tế 59
2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 59
2.1.1.2 Cơ cấu kinh tế 59
2.1.2. Các mục tiêu về xã hội 60
2.1.2.1 Lĩnh vực giáo dục và đào tạo 60
2.1.2.2 Lĩnh vực y tế 60
2.1.2.3 Lĩnh vực dân số - lao động - việc làm và xoá đói giảm nghèo 60
2.2 PHÂN TÍCH SWOT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐTPT HUYỆN TAM NÔNG 60
2.2.1 Phân tích SWOT của huyện trong hoạt động ĐTPT 61
2.2.1.1 Strengths - Điểm mạnh 61
a) Vị trí địa lý 61
b) Đất đai 61
c) Lợi thế về hạ tầng 62
2.2.1.2 Weaknesses - Điểm yếu 62
a) Xuất phát điểm thấp 62
b) Cơ sở hạ tầng kinh tế 63
c) Nguồn nhân lực 63
d) Thiếu qui hoạch 63
2.2.1.3 Opportunities - Thời cơ 63
a) Xu hướng hội nhập kinh tế 63
b) Chiến lược phát triển kinh tế 64
2.2.1.4 Threats - Nguy cơ 65
a) Cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn 65
b) Tụt hậu trong quá trình phát triển 65
2.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT huyện Tam Nông 66
2.2.2.1 Các giải pháp huy động vốn 66
a) Đối với vốn đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế 67
b) Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông 69
c) Đối với dự án y tế, giáo dục 69
2.2.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT 70
a) Tiến hành qui hoạch phát triển KT-XH huyện 70
b) Tăng cường công tác cải cách hành chính 71
c) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, công chức 73
d) Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 74
e) Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 75
f) Về lĩnh vực tài nguyên - môi trường 75
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển huyện Tam Nông: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn vốn của tình và huyện nên không gặp vấn đề về nguồn vốn. Tuy nhiên một số công trình vẫn để chậm tiến độ thi công do gặp khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số địa phương. Xác định được những khó khăn đó UBND huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chỉ đạo lập và giao kế hoạch về công tác giải toả hành lang an toàn giao thông cho xã thị trấn ngay từ đầu năm để các đơn vị chủ động thực hiện. Thành lập ban an toàn giao thông, phối hợp với các ban ngành chức năng huyện vận động, tuyên truyền cán bộ và các tầng lớp nhân dân chấp hành lật an toàn giao thông, chủ trương chính sách của Nhà nước, không làm cản trở quá trình giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng. Đối với một số trường hợp chống đối không chịu di dời có hành động gây cản trở huyện chỉ đạo kiên quyết, kịp thời công tác cưỡng chế giải phóng mặt bằng và xử lý vi phạm. Do vậy công tác xây dựng đường giao thông những năm qua đã đạt kết quả tốt, góp phần tích cực thúc đẩy KT - XH huyện phát triển.
1.4.3.3 Thực trạng triển khai các dự án ĐTPT kinh tế
Các dự án đầu tư phát triển kinh tế được triển khai trên địa bàn trong thời gian qua tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và 1 vài dự án nhỏ tiểu thủ công nghiệp do nước ngoài tài trợ. Các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ đều là các dự án do tư nhân thực hiện mang tính chất nhỏ lẻ và manh mún. Các dự án kinh tế lớn của huyện là : Chương trình lương thực, chương trình chăn nuôi bò thịt, chương trình phát triển cây sơn. Các dự án này đề do UBND huyện làm chủ đầu tư, phòng tài chính kế hoạch thực hiện chức năng giám sát và phòng nông nghiệp nông thôn trực tiếp triển khai dự án. Hoạt động của các dự án tập trung chủ yếu vào các công tác hỗ trợ cây giống, con giống và hướng dẫn tập huấn kỹ thuật canh tác cho người dân, cán bộ cấp cơ sở. Các dự án đều được triển khai một cách hiệu quả, đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn nên so với mặt bằng chung của cả nước các dự án này đều là các dự án nhỏ, tổng vốn đầu tư đều dưới 10 tỷ đồng (trừ dự án phát triển cây sơn) nên chưa tạo được động lực phát triển mạnh mẽ cho địa phương. Dự án phát triển cây sơn là dự án cấp tỉnh giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư. Đây là một dự án lớn đã triển khai thực hiện được 3 năm (từ năm 2004) và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, góp phần quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo của huyện trong những năm vừa qua. Năm 2007 diện tích trồng sơn đã đạt tới 450ha. Trong những năm sắp tới cây sơn được coi là cây trồng chủ lực của địa phương trong phát triển kinh tế. Các dự án đầu tư phát triển trong khu vực tư nhân đều là các dự án rất nhỏ, không được thống kê đầy đủ.
Nhìn chung công tác triển khai, thực hiện, quản lý các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn huyện đã có những kết quả cụ thể, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhưng do chưa có sự qui hoạch đồng bộ cụ thể nên các dự án không có tính liên kết, đồng nhất với nhau để có thể phát huy hiệu quả KT-XH một cách tối đa. Để có thể thực hiện được quá trình CNH - HĐH, địa phương cần phải có những biện pháp tích cực nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển, bên cạnh đó là tiến hành công tác qui hoạch phát triển KT-XH. Từ có được các dự án lớn đặc biệt là các dự án phát triển công nghiệp, tạo ra động lực phát triển kinh tế cho cả vùng.
1.4.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT
1.4.4.1 Đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư
a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2001 - 2007, kinh tế Tam Nông có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng ổn định và ở mức trung bình khá so với tỉnh (16,56%); Thu nhập bình quân đầu người liên tục có sự tăng trưởng phù hợp.
Bảng 1.12 Bảng quy mô và tốc độ tăng GTSX 2001-2007
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
I. GTSX (Giá CĐ)
165,16
210,83
260,27
287,20
322,04
367,09
414,28
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
95,66
117,94
132,97
151,30
158,87
155,39
158,42
Công nghiệp - Xây dựng
29,36
43,52
46,10
53,50
61,27
98,58
121,01
Dịch vụ
40,15
49,38
81,20
82,40
101,90
113,12
134,85
II. GTSX theo giá thực tế
212,23
273,42
359,01
434,74
483,56
573,78
636,10
III. GTSX/đầu người (Tr.đ/ng/năm, giá thực tế)
2,67
3,45
4,48
5,38
5,93
7,01
7,74
Đồ thị 1.2 Quy mô và tốc độ tăng GTSX 2001-2007
Tốc độ tăng trưởng của GTSX trong giai đoạn 2001-2007 là rất cao. Ngành công nghiệp và dịch vụ đều có sự tăng trưởng qua các năm. Từ năm 2003 đến năm 2007 GTSX nông nghiệp không có sự tăng trưởng, sự tăng trưởng của GTSX trong thời gian này do sự đóng góp của công nghiệp và dịch vụ. Xét trên góc độ GTSX, trong giai đoạn 2001-2007 ngành công nghiệp và dịch vụ có sự phát triển vượt bậc, chỉ trong vòng 6 năm GTSX ngành công nghiệp đã tăng gấp 4 lần, ngành dịch vụ tăng tới 3,3 lần, tốc độ tăng trưởng rất cao và được duy trì đều qua các năm. So với năm 2001, GTSX/đầu người theo giá thực tế đã tăng 2,9 lần, sự phát triển kinh tế đã giúp công tác xoá đói giảm nghèo của huyện đạt được hiệu quả cao.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tam Nông trong giai đoạn vừa qua là hợp lý, đúng định hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên tính ổn định chưa cao
Bảng 1.13 Bảng cơ cấu GTSX huyện Tam Nông 2001-2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Toàn nền kinh tế
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1. Nông nghiệp
49,98
50,49
46,88
45,99
47,14
44,14
39,60
2. Công nghiệp - xây dựng
21,94
20,61
16,93
14,72
15,49
24,20
26,22
3. Dịch vụ
28,08
28,90
36,19
39,29
37,36
31,66
34,18
Đồ thị 1.3 Cơ cấu GTSX huyện Tam Nông 2001-2007
Trong giai đoạn 2001-2007, ngành công nghiệp và dịch vụ đã có những bước phát triển lớn, tuy nhiên năm 2007 tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế vẫn chiếm tới 39,6% toàn nền kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Cơ cấu kinh tế không vững chắc, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp. Từ 2001-2004 tỷ trọng công nghiệp có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế, năm 2004 tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm có 14,72% trong cơ cấu. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng không thể hiện sự phát triển bền vững. Trong năm 2005-2007 tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ đã có sự tăng trưởng mà nguyên chính là do GTSX của ngành nông nghiệp đã không tăng trong thời gian này.
* Ngành nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2007 bình quân đạt 8,77%. Đóng góp cho tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp phải kể đến tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2001 - 2007 là 11,38%, lĩnh vực thuỷ sản là 15,49%. Lĩnh vực trồng trọt có tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,68%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chung của các nhóm lĩnh vực trong nông ngành nông nghiệp không đều nhau qua các năm
Bảng 1.14 Quy mô GTSX nông, lâm, thuỷ sản 2001-2007
ĐV : tỷ đồng (giá cố định 1994)
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Nông nghiệp
86,53
105,31
117,83
135,2
141,7
136,72
138,52
GTSX trồng trọt
59,44
70,47
75,99
87,91
87,56
81,71
87,63
GTSX chăn nuôi
25,64
33,42
40,35
45,66
52,41
53,12
48,95
GTSX dịch vụ NN
1,45
1,42
1,49
1,63
1,73
1,89
1,94
Lâm nghiệp
3,72
4,11
6,05
6,60
7,32
6,49
7,08
GTSX trồng,nuôi dưỡng rừng
0,5
0,6
0,70
1,13
1,42
1,16
1,2
GTSX khai thác lâm sản
3,01
3,26
5,32
5,27
5,50
5,00
5,8
GTSX thu nhặt SP từ rừng
0,10
0,12
0,15
0,03
0,15
0,08
0,08
GTSX dịch vụ LN
0,11
0,13
0,18
0,17
0,25
0,25
0,00
Thuỷ sản
5,40
8,52
9,09
9,50
9,84
12,18
12,82
GTSX thuỷ sản khai thác
0,76
0,96
1,39
1,38
1,53
1,45
1,45
GTSX nuôi trồng thuỷ sản
4,54
7,44
7,50
7,91
7,97
10,29
10,93
GTSX dịch vụ thuỷ sản
0,10
0,12
0,20
0,20
0,34
0,44
0,44
Tổng cộng
95,66
117,94
132,97
151,3
158,86
155,39
158,42
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp từ năm 2001 trở lại đây diễn ra nhanh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng GTSX lĩnh vực thuỷ sản, chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng lĩnh vực lâm nghiệp, trồng trọt. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Việc thâm canh tăng vụ và đưa vào sử dụng những giống lúa, ngô có năng suất cao vào sản xuất đã đem lại những hiệu quả to lớn trong ngành trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp tuy đã có những bước phát triển tốt qua các năm nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều khó khăn cần được tập trung giải quyết trong thời gian tới. Về cơ cấu trong nông nghiệp, sản xuất trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng chính, năm 2007 là 53,31% so với năm 2001 là 62,58%. Tuy có giảm nhưng nguyên nhân lại là do GTSX ngành trồng trọt trong những năm gần đây có dấu hiệu chững lại. Về cơ bản việc gia tăng GTSX trồng trọt từ năm 2007 so với năm 2001 là do việc thâm canh và áp dụng các giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất. GTSX ngành trồng trọt tăng nhanh từ 59,44 tỷ đồng năm 2001 lên 87,91 tỷ đồng năm 2004. Từ năm 2004 - 2007, GTSX trồng trọt có dấu hiệu " bão hoà ", không tăng thêm, GTSX ngành trồng trọt năm 2006 là 81,71 tỷ đồng, năm 2007 là 87,63 tỷ đồng. Để có thể tiếp tục phát triển ngành trồng trọt trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có những biện pháp đường lối cụ thể mới để.
Bảng 1.15 Cơ cấu các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản 2001-2007
ĐVT: %
Ngành
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng GTSX ngành NN
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1. Nông nghiệp
92,43
90,98
90,50
89,65
88,28
85,95
87,68
Trồng trọt
62,58
59,04
57,37
54,65
52,09
47,89
53,31
Chăn nuôi
28,31
30,79
32,16
34,18
35,43
37,31
33,20
Dịch vụ trong nông nghiệp
1,54
1,15
0,98
0,82
0,76
0,75
1,17
2. Lâm nghiệp
2,91
2,78
3,85
3,54
3,70
4,44
5,02
3. Thuỷ sản
4,66
6,24
5,65
6,81
8,02
9,61
7,30
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Nông
* Ngành công nghiệp
Trong giai đoạn 2001-2007, GTSX công nghiệp của huyện Tam Nông tiếp tục tăng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 31,43%/năm giai đoạn 2001 - 2007. GTSX công nghiệp tăng dần từ 9,1 tỷ đồng năm 2001 lên 46,9 tỷ đồng năm 2007 (giá 1994). Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp - TTCN của huyện Tam Nông vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất TTCN. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là khai khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, đã hình thành được khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông, bước đầu đã thu hút được một số dự án vào đầu tư
Bảng 1.16 Quy mô và tốc độ tăng GTSX ngành công nghiệp 2001-2007
ĐVT: Triệu đồng, giá 1994, tốc độ BQ:%
TT
Chỉ tiêu
2001
2003
2005
2007
BQ 01–07
Tổng GTSX CN và XD
29,36
46,10
61,27
121,01
26,63
A
Công nghiệp và TTCN
9,10
19,60
30,07
46,90
31,42
1
Khai thác
0,85
2,22
2,20
2,87
29,65
2
Sản xuất thực phẩm, đồ uống
1,82
4,45
4,75
6,07
22,05
3
Sản xuất sản phẩm dệt may
0,07
0,14
0,23
0,30
27,48
4
Sản xuất trang phục
0,26
0,21
0,82
1,11
27,48
5
Sản xuất sản phẩm gỗ, tre, nứa
0,13
0,71
1,05
1,41
48,76
6
SX sản phẩm từ khoáng phi kim loại
2,88
4,61
7,73
18,90
36,86
7
SX sản phẩm bằng kim loại
0,26
0,84
0,82
0,92
23,47
8
Sửa chữa phương tiện vận tải
0,50
0,45
0,94
1,16
15,14
9
SX giường tủ bàn ghế
2,15
5,66
10,17
12,50
34,11
10
SPTTCN khác
0,18
0,33
1,37
1,66
27,75
B
Xây dựng
20,26
26,50
31,21
74,11
24,11
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Nông
* Ngành dịch vụ
Trong giai đoạn 2001 - 2007 ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,38%/năm. Tỷ trọng các lĩnh vực trong ngành dịch vụ không có sự thay đổi nhiều, dịch vụ khác vẫn chiếm trên 50% trong cơ cấu GTSX ngành dịch vụ. Các lĩnh vực dịch vụ chính như thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng, giao thông vận tải chưa có sự phát triển vượt bậc vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu ngành dịch vụ.
Bảng 1.17 Quy mô và tốc độ tăng GTSX các ngành dịch vụ 2001-2007
ĐVT: Tỷ đồng, giá 1994, tốc độ tăng BQ: %
Chỉ tiêu
2001
2003
2005
2007
Tăng BQ
GTSX ngành dịch vụ
40,1
81,2
101,9
134,8
22,3
1. Thương mại
8,68
15,44
21,45
36,2
26,87
2. Du lịch, KS, Nhà hàng
5,28
9,24
8,85
11,26
13,45
3. Giao thông vận tải
3,59
9,17
10,85
12,29
22,77
4. Dịch vụ khác
22,6
47,35
60,75
75,1
22,16
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Nông
b) Công tác XDCB
Công tác XDCB luôn được chú trọng trong những năm qua, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi và các công trình y tế giáo dục.Từ 2001-2007 công tác xây dựng cơ sở hạ tầng luôn chiếm phần lớn trên 70% trong tổng vốn ĐTPT, Trong phân bổ vốn ĐTPT công tác XDCB luôn chiếm trên 85% nguồn vốn ĐTPT sử dụng ngân sách nhà nước. Công tác huy động vốn cho công tác XDCB tuy đã có nhiều kết quả trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ tỉnh và trung ương. Từ năm 2001-2003 nguồn vốn được sử dụng chủ yếu vào công tác phát triển giao thông thuỷ lợi trên địa bàn. Do đó chỉ trong 3 năm hệ thống giao thông thuỷ lợi về cơ bản đã được hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Trong những năm gần đây từ 2004-2007 nguồn vốn cho công tác đầu tư XDCB tập trung vào công tác xây dựng các công trình y tế, văn hoá, giáo dục và trụ sở làm việc. Do huyện đã làm tốt công tác quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn nên đã không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn, lãng phí trong đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phát huy hiệu quả tốt đem lại bộ mặt mới cho địa phương.
Trong công tác xây dựng trụ sở làm việc từ 2001-2007 đã có 77 dự án đã được triển khai với tổng số vốn đầu tư đã thực hiện là 32,33 tỷ đồng. 100% các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố. Về cơ bản trụ sở UBND huyện, xã, thị trấn đã được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng tốt hoạt động của chính quyền các cấp. Tuy nhiên các công trình phục vụ cho lợi ích công cộng gần như chưa có.
Hạ tầng khu công nghiệp Trung Hà: Giai đoạn 1, đã cơ bản hoàn thành việc san nền, làm đường giao thông, qui hoạch cấp điện, thoát nước, hiện đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Hạ tầng khu công nghiệp Cổ Tiết: Đang triển khai xây dựng qui hoạch, đồng thời đã thu hút được nhà máy May công nghiệp vào đầu tư, đang triển khai thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho nhà máy Gốm xứ Ba Triệu, Nhà máy sản xuất cồn rượu Tân Việt Hoa. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông hiện nay chậm, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Trên địa bàn huyện đã có thị trấn Hưng Hoá được công nhận là đô thị loại V, là trung tâm Kinh tế- Văn hoá- Xã hội của huyện; thị trấn được hình thành và phát triển trong nhiều năm qua, nhưng tốc độ đô thị hoá còn rất chậm, những cơ sở kinh tế- kỹ thuật, dịch vụ còn nghèo nàn; các xí nghiệp công nghiệp, sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng tạo sự hình thành và phát triển, là nội lực cần thiết đóng góp nhiều cho công cuộc công nghiệp hoá của thị trấn chưa có. Do đời sống của nhân dân còn nghèo, nguồn thu từ ngân sách huyện còn hạn chế, do vậy việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội ở khu vực trung tâm huyện lỵ như nhà ở, các công trình dịch vụ, thương mại, công cộng, y tế, văn hoá, giáo dục, cây xanh và các công trình khác còn mang tính chắp vá, chưa đồng bộ.
Trong công tác phát triển giao thông - thuỷ lợi trên địa bàn huyện, nguồn vốn đầu tư trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Nhìn vào khối lượng thi công cho thấy từ 2001-2004 nguồn vốn được tập trung cho công tác giải nhựa, bê tông xi măng và xây dựng hệ thống thuỷ lợi : cầu, cống. Những năm gần đây nguồn vốn được sử dụng chủ yếu trong công tác duy tu sửa chữa. Công tác huy động nguồn vốn đóng góp từ nhân dân cũng có kết quả tốt, tính trung bình mỗi năm đạt 3,7 tỷ đồng chủ yếu được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống đường bê tông xi măng nông thôn. Do được chú trọng đầu tư và làm tốt công tác quản lý trong những năm qua, nay hệ thống công trình giao thông thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã xây dựng khá hoàn thiện và đồng bộ, các công trình đều có chất lượng tốt, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế trên địa bàn.
Bảng 1.18 Kết quả xây dựng công trình giao thông - thuỷ lợi 2001-2007
ĐV: tỷ đồng
STT
Danh mục
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Đường duy tu (km)
100
100
70
350
350
250
300
2
Đường nâng cấp (km)
211,1
205
122
154,8
107
28
30
Mở nền,nâng cao
50
70
29
100
80
30,5
10
Đổ nhựa
101,1
76
60
25
12
4,5
5
Bê tông xi măng
60
50
30
15,8
10
21
6
Cấp phối
9
3
4
5
6
9
3
Cầu làm mới (cái)
6
4
4
9
7
3
4
4
Cống làm mới(cái)
54
34
49
60
40
53
21
5
Cống sửa chữa(cái)
11
18
21
54
36
3
12
6
Tràn làm mới
1
1
1
7
Khối lượng đào đắp(m3)
391
287
341
498
300
76
65
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Tam Nông đã bám sát và thực hiện được cơ bản các mục tiêu của quy hoạch giao thông đã được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, đổi mới bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mạng lưới giao thông của huyện phân bổ tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, hành khách nội, ngoại huyện. Sự liên kết giữa hệ thống đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ, đường xã và đường thuỷ tương đối hài hoà. Mật độ đường trong huyện so với trung bình của tỉnh và các huyện khác trong tỉnh khá cao. Toàn huyện có 702,5 km đường bộ, 56 km đường sông. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã. Ngoài ra còn có Cầu Trung Hà và cầu Phong Châu, Cầu Tứ Mỹ là cửa ngõ nối liền Tam Nông với các huyện lân cận và Thành Phố Hà Nội, tạo cho việc thông thương trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi. So với năm 2001 tỷ lệ đường nhựa, đường bê tông xi măng tăng trên 100%, hiệu suất sử dụng hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu tăng 46%.
* Chất lượng đường quốc lộ
Trên địa bàn huyện Tam Nông có 2 tuyến Quốc lộ chạy qua, tổng chiều dài: 28,2 km.
- Quốc lộ 32A: Chiều dài 20,2 km, trong đó đoạn Trung Hà - Cổ Tiết dài 14km đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn còn lại Cổ Tiết - Tề lễ dài 6,2 km đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa.
- Quốc lộ 32C: Dài 8 km điểm đầu từ Cầu Phong Châu đến điểm cuối Cầu cạn Tứ Mỹ, là đường cấp IV miền núi, mặt đường đá dăm láng nhựa.
+ Số lượng phương tiện tham gia giao thông trung bình 4.000 - 6.000 chiếc/ ngày đêm.
+ Quốc lộ 32A và 32C nối liền Thủ đô Tỉnh, Tỉnh Việt Trì với các tỉnh Tây Bắc , do vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông, tỉnh Phú thọ và khu vực Tây Bắc của đất nước.
* Đường tỉnh lộ:
Huyện Tam Nông có 38,6 km gồm 3 tuyến:
- Tỉnh lộ 315: Từ Ngã tư Cổ Tiết đi Vực Trường-Tứ Mỹ-Phương Thịnh-Bệnh viện đa khoa thuộc xã Cổ Tiết dài 35 km.
- Tỉnh lộ 316: Cầu Trung Hà đi Thanh Thuỷ dài 1,1km.
- Tỉnh lộ 316B: Thị trấn Hưng Hoá đi huyện Thanh Thuỷ dài 2,5 km.
Hầu hết là đường cấp IV miền núi mặt đường láng nhựa.
* Đường huyện lộ:
+ Toàn huyện có 42km/ 8 tuyến. Trong đó:
- Mặt đường bê tông nhựa: 4,5 km; Đường cấp V, VI miền núi mặt đường láng nhựa: 15,5km; Đường BTXM: 2km; Đường cấp phối chất lượng kém: 20 km.
* Đường liên xã, nội thôn: Tổng cộng có 71km/32 tuyến thuộc 20 xã thị trấn trong huyện. Trong đó: đường cấp IV miền núi: 0,6km; mặt đường láng nhựa. Đường cấp V miền núi: 9,2km; mặt đường láng nhựa. Đường BTXM: 10,3km; Đường đá dăm : 2,8km; Đường đất chất lượng kém: 48,1 km. Đường liên thôn nội thôn: Toàn huyện có 302,7 km; Trong đó có: 94,8 km đường BTXM; 5,2 km đường đá dăm; 202,7 km đường đất. Đường ra đồng, lên đồi: Toàn huyện có 220 km, gồm: 1,2 km đường BTXM; 218,8 km là đường đất, chất lượng xấu và rất xấu.
Hệ thống điện chiếu sáng đô thị, hiện tại mới chỉ xây dựng ở 2 trục đường chính theo Quốc lộ 32A và tỉnh lộ 316B, cột điện đi chung cùng với hệ thống cột điện chiếu sáng sinh hoạt, chưa có cột riêng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn mỹ quan và tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố.
Tuy nhiên mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Tam Nông còn một số tồn tại, hạn chế cần được sớm khắc phục trong giai đoạn quy hoạch tới như:
- Hệ thống đường bộ còn chưa cao cả về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng mặt đường, còn 64,2% đường xấu và 6,26% đường rất xấu, chủ yếu ở đường liên thôn xóm, ra đồng lên đồi.
- Lực lượng thực hiện bảo trì, duy tu sửa chữa còn chưa kịp thời.
- Phương tiện vận tải tham gia giao thông tăng nhanh, nhiều phương tiện vận tải có tải trọng lớn hơn tải trọng thiết kế của các tuyến đường hoạt động đã làm cho đường bị xuống cấp nhanh.
- Hệ thống bến bãi đỗ xe, cảng sông chưa được xây dựng.
- Ngân sách huyện, xã, nhân dân đóng góp cho ĐTPT giao thông còn hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ giao thông cấp xã không có chuyên môn, chưa qua đào tạo, không có định biên nên phụ cấp không ổn định, kiêm nhiệm nhiều công việc khác, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý.
Công trình phục vụ tưới, tiêu trong nông nghiệp: Đã nâng cấp và có dự án nâng cấp, cải tạo 11 trạm bơm, 5 hồ đập, xây mới 2 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tiêu, 20 km kênh đầu mối, 14,3 km cấp III (kênh mặt ruộng). Đến nay diện tích tưới chủ động 2 vụ tăng từ 379 ha năm 2000, lên 1.600 ha năm 2007. Trong đó tập trung đầu tư một số công trình thủy lợi trọng điểm như: hệ thống trạm bơm gò mít năng lực thiết kế tưới 620 ha, tổng vốn đầu tư 31 tỷ đồng, trạm bơm tiêu Hiền Quan năng lực thiết kế tiêu 96 ha tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng, trạm bơm tưới Hương Nộn, Dậu Dương...
Công trình đê điều phục vụ công tác phòng chống lụt bão: Các tuyến đê sông đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu ngăn nước, chống lũ, một số đoạn sạt lở bờ vở sông cũng đã được xử lý bằng biện pháp công trình (kè cứng, kè mềm) góp phần ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, đồng thời bảo vệ an toàn cho các công trình dân sinh kinh tế của Nhà nước và nhân dân. Các công trình như: Nâng cấp tuyến đê chậm lũ Tam Thanh, từ Hương Nộn đến Hồng Đà; tu bổ, nâng cấp tuyến đê hữu thao từ đoạn Thanh Uyên đến Cổ Tiết; nâng cấp tuyến đê tả, hữu Bứa; Kè cứng chống sạt lở bờ, vở sông tại xã Vực Trường: 2,5 km, Hiền Quan: 0,777km, Cổ Tiết: 1,5 km, Thượng Nông: 2,2 km, Hồng Đà: 2,9 km. Cùng với đê, kè, các cống dưới đê cũng đã thường xuyên được đầu tư tu sửa đáp ứng yêu cầu chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
c) Công tác triển khai các dự án phát triển kinh tế
Chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh và huyện đề ra trong những năm qua là thực hiện CNH - HĐH chuyển dịch cơ cấu dần sang công nghiệp và dịch vụ nhưng trong giai đoạn 2001-2007 các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn lại chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp. Nguyên nhân do hạn chế về nguồn vốn nên khó đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, mặt khác do xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo ở địa phương còn cao (năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 20%) các dự án ĐTPT vào nông nghiệp mang lại hiệu quả tức thì giúp cải thiện tốt đời sống của người dân trong những năm qua. 3 chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt hiệu quả bước đầu rất khả quan:
* Chương trình lương thực:
Mục đích của chương trình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các cây lương thực chính trên địa bàn gồm : lúa, ngô, sắn bằng cách đưa các giống mới năng suất cao và phương pháp canh tác khoa học vào sản xuất. Dự án được triển khai từ năm 2001 và hiện nay vẫn đang được tiến hành. Chương trình sử dụng chủ yếu nguồn vốn ngân sách huyện.
Hoạt động chính của dự án : UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp huyện nghiên cứu lập báo cáo tình hình phát triển cây lương thực trên địa bàn, đề ra mục tiêu phát triển và biện pháp cụ thể thực hiện qua các năm. Theo đó giao cho phòng nông nghiệp nghiên cứu tìm hiểu các giống cây mới năng suất cao đem thử nghiệm trên địa bàn, tổ chức tập huấn cán bộ cơ sở, trực tiếp quản lý việc sản xuất thí điểm ở một số địa phương.
Kết quả : chương trình được triển khai đã thực hiện có kết quả, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 27.022,9 tấn năm 2007 (tăng bình quân 7,44 %/năm). Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trong giai đoạn 2001 - 2007 tương đối ổn định, mặt bằng đất canh tác giảm do chuyển mục đích sử dụng cho các nhu cầu phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, được bù lại bằng diện tích tăng vụ. Cụ thể : so với năm 2001 diện tích sản xuất lương thực năm 2007 tăng 5,62% trong khi mặt bằng đất canh tác giảm 146 ha (giảm 8,1%), diện tích sản xuất tăng là do tăng vụ sản xuất. Về năng suất : do đã tích cực triển khai đưa nhanh giống mới có năng suất cao, nên đã đưa năng suất lúa từ 41,5 tạ/ ha năm 2001, lên 44,0 tạ/ ha năm 2007. Lương thực bình quân đầu người từ 321 kg năm 2001 lên 355 kg vào năm 2007, so với năm 2001 đã tăng 34,0 kg và gấp 1,1 lần.
* Chương trình chăn nuôi bò thịt:
Phú Thọ xác định phát triển đàn bò thịt là một trong sáu chương trình quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2010, toàn tỉnh có tổng đàn bò đạt từ 160.000 con trở lên, trong đó số bò lai, bò thịt chất lượng cao chiếm từ 40 đến 45%, sản lượng thịt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22147.doc