MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HUYỆN VĂN YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2008 3
I. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội huyện Văn Yên. 3
1. Giới thiệu khái quát về huyện Văn Yên: 3
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Văn Yên: 3
1.1.1 Vị trí địa lý: 3
1.1.2 Đặc điểm địa hình: 3
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.4 Điều kiện khí hậu: 8
1.2 Dân số và nguồn nhân lực lao động: 8
2. Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại huyện Văn Yên . 9
II. Thực trạng đầu tư phát triển - xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008: 11
1. Đánh giá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 11
1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11
1.2 Cơ cấu kinh tế: 12
2. Vốn đầu tư phát triển: 13
3. Tình hình đầu tư phát triển vào huyện Văn Yên theo một số ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu thời kỳ 2005-2008: 15
3.1 Ngành nông, lâm nghiệp: 15
3.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 17
3.3 Ngành dịch vụ: 19
4. Lĩnh vực văn hóa - xã hội: 22
4.1 Dân số, kế hoạch hóa gia đình, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo 22
4.2 Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng: 23
4.3 Văn hóa, thế thao, phát thanh truyền hình: 24
4.4 Công tác giáo dục - đào đạo nguồn nhân lực: 25
5. Hiện trạng mạng lưới - kết cấu hạ tầng giao thông: 26
6. Tình hình đầu tư và phát triển: 28
7. Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: 28
8. Công tác an ninh quốc phòng: 29
III. Đánh giá tổng quát nền kinh tế - xã hội thời kỳ 2005 - 2008 30
1. Đánh giá chung: 30
2. Những thuận lợi: 31
3. Những khó khăn: 32
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN VĂN YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 35
I. Định hướng và mục tiêu phát triển của huyện Văn Yên trong giai đoạn tới: 35
1. Định hướng phát triển chung: 35
2. Định hướng về đầu tư phát triển của huyện Văn Yên: 36
2.1 Giao thông: 36
2.2 Thủy lợi: 37
3. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 38
4. Phát triển đô thị và các khu dân cư: 41
II. Một số giải pháp chủ yếu và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch: 42
1. Về huy động vốn đầu tư: 42
2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: 43
3. Làm tốt công tác quy hoạch: 44
4. Công tác giải phóng mặt bằng: 45
5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng: 45
6. Năng cao chất lượng nguồn nhân lực: 46
7. Thiết lập mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp: 48
8. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư: 48
9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: 52
III Một số kiến nghị: 52
1. Kiến nghị với Nhà nước: 52
2. Kiến nghị với Tỉnh: 53
KẾT LUẬN 54
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vùng sâu, vùng xa là những vùng các thành phần kinh tế khác chưa vươn tới. Đảm bảo cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân và thu mua hết nông lâm thổ sản của nông dân, kích thích sản xuất ở các vùng này phát triển.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoàn thiên hệ thống chợ nhằm làm tốt nhiệm vụ lưu thông hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2010 củng cố và nâng cấp hệ thống chợ đã có, đồng thời xât dựng mới một chợ xã Ngòi A, kiên cố chợ xã Xuân Ái, chợ xã Lâm Giang đưa tổng số lên 18 chợ, trong đó có 12 chợ xây kiên cố. Khuyến khích phát triển thêm cửa hàng, đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng may mặc, xe máy…tại thị trấn Mậu A, trung tâm xã An Binh, trung tâm xã An Thịnh đáp ứng nhu cầu thiết thực của nhân dân trong vùng. Năm 2015 xây dựng chợ bán kiến cố tại các xã Yên Thái, Hoàng Thắng, Yên Hợp….
Tại thị trấn Mậu A, đầu tư xây dựng 3 siêu thị kinh doanh xe máy, quần áo, giày dép, kinh doanh hóa mỹ phẩm; 2 của hàng tự chọn kinh doanh hàng tạp hóa…Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng Trung tâm Thương mại tại thị trấn Mậu A. Khuyến khích phát triển kinh doanh theo quy mô lớn ở các xã có tiềm năng phát triển như xã Đại Sơn, Xuân Ái…
Huyện Văn Yên tăng cường các dịch vụ tài chính tín dụng đẩy mạnh hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội; Tạo điều kiện cho HTX tín dụng nhân dân có điều kiện hoạt động tốt hơn, giảm thiểu việc nhân dân vay vốn của tư nhân với lãi suất cao.
Nâng cao chất lượng vận tải của các phương tiện đường bộ như vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, mở thêm các tuyến xe khách vào các xã vùng sâu như Xuân Tầm, Lang Thíp, Mỏ Vàng…khi hoàn thiện hệ thống đường bộ.
Nâng cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ…để thu hút, khai thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn.
Huyện Văn Yên tiếp tục đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, phối hợp với Sở thương mại du lịch từng bước xây dựng ngành du lịch là ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện để đảm bảo hiệu quả kinh tế và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các tập quán sinh hoạt truyền thống của nhân dân các dân tộc trong huyện.
4. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:
4.1 Dân số, kế hoạch hóa gia đình, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo
Hàng năm đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp lệnh dân số, đồng thời vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, hạn chế người sinh con thứ 3.
Thường xuyên quan tâm đến công tác giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách xã hội, người có công, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2005 đã xóa được nhiều hộ đói nghèo, số còn lại chủ yếu là đói giáp hạt về lương thực ở vùng cao ( thiếu từ 1-2 tháng trong năm). Số hộ nghèo hiện nay chủ yếu là người dân tộc thiểu số, một số hộ thuộc diện chính sách xã hội, người ốm đau tàn tật… Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,6%, đến năm 2008 giảm xuống còn 2,5%.
4.2 Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế từ huyện đến xã, phát triển và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở bền vững, phấn đấu để mọi người dân được cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Phấn đấu đến năm 2015 bệnh viện và Trung tâm y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh của nhân dân, 30% các trạm y tế xã có các trang thiết bị hỗ trợ cho công tác chuẩn đoán và điều trị.
Duy trì các xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, phấn đấu đến hết năm 2011 có 27/27 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đồng thời nâng cao chất lượng và duy trì bền vững trong những năm tiếp theo.
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở ổn định và phát triển, đưa các hoạt động y tế xã vào nề nếp, đúng các quy định chuyên môn theo mô hình mới. Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở làm việc của các đơn vị y tế, trung tâm y tế, trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa đáp ứng về cơ sở vật chắt đảm bảo đến năm 2020 bệnh viện có 170 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực với 30 giường bệnh điều trị.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế, phấn đấu đến năm 2010 có 59,3% trạm y tế có bác sỹ, đến năm 2020 có 100% số trạm y tế có bác sỹ và cán bộ làm công tác y học cổ truyền, đồng thời đào tạo cán bộ y tế thôn bản để bổ sung cho các thôn bản còn thiếu.
Nâng cao chất lượng hệ thống khám chữa bệnh, khuyến khích xây dựng các cơ sở y tế tư nhân, khám chữa bệnh theo nhu cầu…
Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ em.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, bướu cổ, phòng chống tích cực và quản lý tốt các bệnh xã hội như lao, mặt hột, tâm thần, duy trì kết quả thanh toán bệnh phong đã đạt được.
Trong 4 năm 2005-2008, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển; Đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế đẩy lùi. Dịch vụ y tế khám chữa bệnh ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân…
4.3 Văn hóa, thế thao, phát thanh truyền hình:
Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao trên địa bàn huyện trong thời kỳ 2005-2008 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, phát triển phong phú và đa dạng. Năm 2005 huyện có một nhà thư viện với 11.022 đầu sách các loại, nhà văn hóa ngoài trời, một sân vận động, một khu công viên cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp phục vụ cho Nhân dân trong huyện giải trí sau những ngày làm việc.
Có một trạm phát thanh, 11 trạm truyền thanh, hệ thống đường dây 18 km và trạm tiếp sóng truyền hình đưa diện phủ sóng phát thanh và truyền hình lên 27/27 địa bàn dân cư xã.
Số làng được công nhận làng văn hóa 78 làng, số gia đình đạt gia đình văn hóa 12.500 gia đình.
Thể dục thể thao là hoạt động thường xuyên ở Thị trấn, cơ quan và các xã hình thành những đội thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đá, thể dục dưỡng sinh…
4.4 Công tác giáo dục - đào đạo nguồn nhân lực:
Trong 4 năm 2005-2008, hệ thống giáo dục đã được củng cố, ổn định và phát triển vững chắc ở tất cả các ngành học, cấp học, các địa bàn. Tỷ lệ trẻ được đến trường ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tiến bộ và đặc biệt là giáo dục vùng cao có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra. Số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp và số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều góp phần tích cực đào tào nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước. Quy mô trường lớp được mở rộng và nâng cấp.
Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng; Nghị quyết XVI của tỉnh ủy Yên Bái; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thức XIII và những định hướng của ngành; Luật giáo dục sửa đổi; Chỉ thị số 06/CT/TƯ của Bộ chính trị về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh"; Chỉ thị số 33/2006/CT - TTg ngày 8/9/2006 của thủ tướng Chính phủ về "chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Trong những năm tới ngành giáo dục tiếp tục đi vào củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp ở các ngành học, cấp học đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân, chăm lo tốt hơn đối với giáo dục Mầm non, giáo dục vùng cao, giáo dục hòa nhập, nâng cao giáo dục toàn diện, nâng cao công tác dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển giáo dục góp phần xây dựng xã hội học tập.
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, công tác xây dựng Đảng, kỷ cương, nền nếp trường học, cải tiến công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và triển khai tốt đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở tất cả các ngành học, cấp học. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Xây dựng cơ sở vật chất trường học, trường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa.
Mở các lớp bổ túc văn hóa cho các đối tường từ 15 - 18 tuổi, duy trì các trung tâm giáo dục - dạy nghề của huyện, trung tâm học tập cộng đồng hiện có và chỉ đạo thành lập trung tâm học tập cộng đồng các xã còn lại để đến năm 2010 các xã đều có 01 trung tâm học tập cộng đồng nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động.
Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, hàng năm tạo điều kiện cho hàng trăm cán bộ đi đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trị đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa….
5. Hiện trạng mạng lưới - kết cấu hạ tầng giao thông:
Mạng lưới giao thông đường bộ: được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân các dân tộc trong huyện. Trong những năm qua hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đường giao thông liên tỉnh, liên xã, liên thôn được làm mới, nâng cấp sửa chữa tăng cả về số lượng và chất lượng, nhất là giao thông nông thôn tương đối hoàn thiện.
Hiện nay toàn huyện có 1314 km đường Tỉnh lộ, 222.6 km đường huyện, 501.3 km đường xã. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình miền núi khe, suối nhiều nên các tuyến đường lên xã, liên thôn còn gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa lũ. Nên ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và phát triển kinh tế. Hệ thống đường đã được kiên cố hóa mặt đường còn thấp, tải trọng tuyến đường không cao, tỷ lệ đường chưa vào cấp còn nhiều, tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn cấp A- B giao thông miền núi mới chỉ đạt gần 50%, nhưng đường hẹp, độ dốc lớn, bán kính tối thiểu còn nhỏ…Do đó trong giai đoạn tới cần quy hoạch phát triển hệ thống đường giao thông để dần dần từng bước đáp ứng nhu cầu về vận tải và sinh hoạt của nhân dân.
+ Giao thông đường sắt: có tuyến đường sắt chạy dọc theo chiều dài của huyện, dài gần 70 km nối từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai tới xã Báo Đáp huyện Trấn Yên là hệ thống giao thông quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa giữa các xã trong huyện với huyện bạn, với các huyện trong và ngoài tỉnh.
+ Giao thông đường thủy: Đường thủy trên địa bàn chủ yếu nằm trên sông Hồng, lòng sông có nhiều phiến đá ngầm, hàng năm đến mùa mưa lũ nước chảy xiết, phù sa bồi đắp, làm sạt lở nên nhiều đoạn bị thay đổi dòng chảy. Chính vì vậy nên giao thông đường thủy không được phát triển nhiều, trên địa bàn huyện ngoài bến phà trái hút có quy mô lớn ra thì hầu hết các phương tiện đò ngang, thuyền dọc có gắn máy với công suất nhỏ phục vụ đò ngang qua sông hoặc đò dọc không thường xuyên. Các phương tiện này chưa thực sự đảm bảo chất lượng như: bến bãi, trang thiết bị cứu sinh, giấy phép đăng ký, đăng kiểm…
6. Tình hình đầu tư và phát triển:
Trong 4 năm qua, 2005-2008, bằng chính sách đầu tư và huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư và phát triển nên tổng vốn đầu tư hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu vẫn là vốn ngân sách Nhà nước và vốn tự có trong nhân dân, các nguồn vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhu cầu cần đầu tư lớn so với vốn ngân sách, cho nên còn tình trạng đầu tư dàn trải trong xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2006 là 185.46 tỷ đồng; năm 2007 là 359.42 tỷ đồng tăng 174 tỷ đồng so với năm 2006. Đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa được một số công trình quan trọng như: đường giao thông liên tỉnh Yên Bái - Khe sang, Cầu qua sông hồng Mậu A - An Thịnh, đường Quy mông - Đông An, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, kiên cố hóa trường lớp học, trạm y tế, bệnh viện…
7. Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
Các hoạt động khoa học công nghệ đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác của đời sống nhân dân đã từng bước được tăng cường, góp phần tích cực vào việc đổi mới và phát triển trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế trên địa bàn. Nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã áp dụng vào sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảo vệ môi trường: Thực hiện chỉ thị 36 CT/TW và Nghị quyết số 41 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, huyện Văn Yên đã tích cực tuyên truyền tới toàn thể nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và hưởng ứng các chiến dịch bảo vệ môi trường. Đồng thời phê duyệt xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, chế biến nông sản thực phẩm. Tích cực thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, khu dân cư tập trung, khu có mật độ xây dựng lớn, khu chợ dịch vụ, trung tâm y tế. Ngoài ra, do địa hình chia cắt, lượng mưa lớn, độ che phủ thấp nên gây sói mòn, rửa trôi làm cho đất bị chai cứng, nghèo chất dinh dưỡng. Huyện đã có chủ trương chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện sử dụng hiệu quả đất canh tác trong sản xuất nông lâm nghiệp cũng như lựa chọn kỹ thuật công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng cây trồng, nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, và làm tăng thêm độ phì nhiêu của đất bằng cách trồng cây lâm nghiệp trên đỉnh đồi sắn, trồng cây công nghiệp ngắn ngày để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất, giữ nguồn nước, canh tác bền vững trên đất dốc để chống sói mòn, rửa trôi.
8. Công tác an ninh quốc phòng:
Với nhận thức sâu sắc nhiệm vụ an ninh quốc phòng là nhiệm vụ rất quan trọng, nó không những giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn bảo vệ để nhân dân an tâm phát triển kinh tế. Nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đã thực hiện tốt công tác củng cố quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị. Hàng năm huyện đã tổ chức làm tốt công tác rà soát, củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và duy trì hoạt động, sẵn sàng chiến đấu đảm bảo trị an, tiến hành tổ chức huấn luyện, diễn tập, luyện tập hàng năm nhằm củng cố lực lượng, bồi dưỡng kiến thực, nhận thức quốc phòng toàn dân.
An ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tăng cường tuần tra kiểm soát và có các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông, phòng chống tội phạm hình sự, tội phạm ma túy. An ninh nông thôn, tôn giáo ổn định, không có những diễn biến phức tạp, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân làm tốt công tác an ninh - trật tự xã hội, đẩy mạnh phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc.
III. Đánh giá tổng quát nền kinh tế - xã hội thời kỳ 2005 - 2008
1. Đánh giá chung:
Trong 4 năm 2005-2008, huyện Văn Yên với phương hướng, mục tiêu cụ thể, hướng đầu tư tập trung vào những chương trình, dự án trọng điểm để phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn huyện Văn Yên nên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đạt được một số kết quả nhất định như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng: tăng tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng và Thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông Lâm Nghiệp.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp Ủy chính quyền địa phương từ Huyện đến cơ sở. Trong những năm qua Nhân dân các dân tốc huyện Văn Yên đã nỗ lực phấn đấu phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh, của các cấp các ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào và phấn khởi. Đặc biệt là trong vấn đề phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Đã chủ động phát huy khai thác thế mạnh tiềm năng sẵn có của địa phương như: đất đai,lao động, tài nguyên rừng để phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi, đảm bảo ổn định tự cân đối được lương thực và có phần dư thừa bán ra ngoài huyện, ngoài tỉnh. Ổn định diện tích trồng quế đặc sản để xuất khẩu, trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã hình thành vùng sẵn công nghiệp mở ra tiềm năng phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
2. Những thuận lợi:
Văn Yên là một trong những huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất là tiềm năng đất đai lớn, trong đó đất trồng cây hàng năm và đất rừng trồng sản xuất là một trong những thế mạnh của huyện, điều kiện khí hậu phù hợp với trồng cây đặc sản quế.
Về giao thông có tuyến đường sắt, đường sông, đường bộ liên tỉnh Yên Bái - Khe Sang và đường liên huyện Quy Mông - Đông An rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa trong và ngoài huyện, giữa miền xuôi và miền ngược tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Về kinh tế huyện đã quy hoạch khu công nghiệp phía Bắc, quy hoạch vùng nguyên liệu: bao gồm nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, một nhà máy giấy để xuất khẩu, một nhà máy chế biến tinh dầu quế xuất khẩu để tiêu thụ nguyên liệu nông lâm nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tiêu thụ nguyên liệu thuận lợi và tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Về kết cấu hạ tầng huyện Văn Yên có hệ thống giao thông khá đồng bộ được làm mới và nâng cấp, các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng cung cấp đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và đời sống của nhân dân. Hệ thống trường lớp học kiên cố 98%, mạng lưới điện quốc gia đến 25/27 xã thị trấn.
Văn hóa xã hội đã phổ cập giáo dục tiểu học 100% số xã, phổ cập trung học cơ sở 100% số xã, xây dựng được 4 trường chuẩn quốc gia. Đã xây dựng được 16 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia để nhân dân có điều kiệm chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Giáo dục tiếp tục phát triển quy mô, mở rộng mạng lưới trường lớp, số giáo viên có trình độ Đại học và trên Đại học ngày càng phát triển. Số người được đào tạo nghề tăng từ 17% năm 2005 lên 26% năm 2008. Tình hình chăm sóc sức khỏe của nhân dân càng ngày càng được nâng cao, y tế cơ sở từng bước được củng cố, từng bước được nâng cao về chất lượng cũng như về chuyên môn, y đức, tinh thần phục vụ bệnh nhân.
Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cơ bản đã xóa được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo đói năm 2008 giảm xuống còn 15,8%. Tuổi thọ trung bình người dân được nâng cao. Thực hiện tốt các chính sách xã hội.
Ngoài ra con người Văn Yên rất mến khách. Những ai đã từng đặt chân đến đất Văn Yên sẽ dễ dàng cảm nhận được điều đó. Văn Yên còn có Đền Đông Cuông là nơi mà mỗi độ xuân về người ở khắp mọi nơi đi hành hương cầu cho gia đình bạn bè an khang thịnh vượng và còn nhiều điểm du lịch khác nữa.
3. Những khó khăn:
Điều kiện tự nhiên tuy có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn cho việc phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, khó khăn chủ yếu do cơ sở hạ tầng thấp kém, địa hình bị chia cắt bởi các sông suối lớn, thường gây lũ, lụt về mùa mưa làm ngập úng hàng trăng ha lúa nước, hoa màu và phá hủy một số công trình giao thông, thủy lợi, đất đai bị sói mòn, bạc màu. Về mùa đông gây rét đạm, rét hạ kéo dài làm ảnh hưởng đến gieo trồng cây nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Huyện Văn Yên còn chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh một cách hiệu quả. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, sự quay vòng sử dụng đất còn thấp, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao, kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ ( chỉ tương ứng với kinh tế hộ gia đình). Sản phẩm sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa, sức cạnh tranh yếu, vẫn chủ yếu là bán nguyên liệu thô, bị động và lệ thuộc bởi kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó còn có những diễn biến về kinh tế thị trường làm cho một số sản phẩm truyền thống của địa phương như quế, lâm sản, đường mật…giá cả không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu thị sản phẩm.
Nền kinh tế của huyện điểm xuất phát thấp, sức cạnh tranh yếu, sản xuất còn manh mún, khả năng tích lũy vốn trong dân thấp, sử dụng mọi nguồn vốn hiệu quả chưa cao, vốn đầu tư vào sản xuất chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở hạ tầng xuống cấp, sản phẩm làm ra chủ yếu là bán nguyên liệu thô. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, năm 2007 cơ cấu nông lâm nghiệp vẫn còn cao chiếm trên 49% nền kinh tế, công nghiệp xây dựng thấp chiếm 23,7% nền kinh tế.
Do sự thay đổi tiêu chí chung theo quy định của Nhà nước như: tiêu chí hộ nghèo. Huyện đã huy động nhiều nguồn lực, tiến hành lồng ghép các chương trình dự án thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo nên đời sống nhân dân đã được nâng lên đáng kể, số hộ nghèo được giảm dần hàng năm: năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,6%, đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,2 % .
Trình độ dân trí thấp không đồng đều giữa các vùng trong huyện, phong tục tập quán còn lạc hậu vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chậm đổi mới, đời sống nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 23,26%, tỷ lệ người thất nghiệp vẫn còn lớn…
Trình độ sản xuất chưa đáp ứng với sự đòi hỏi của cơ chế thị trường. Kinh tế tập thể và quốc doanh trên địa bàn chưa đảm đương được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Quốc dân, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Trình độ dân trí thấp, thêm vào đó là những tập tục lạc hậu, tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước nên phần nào đã kìm hãm sản phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở những xã vùng cao chậm được đổi mới và cải thiện.
Những khó khăn trên là những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Do vậy cần phải có sự giúp đỡ của trung ương, của tỉnh đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như đầu tư cho phát triển sản xuất trong những thời kỳ tiếp theo.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN VĂN YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Định hướng và mục tiêu phát triển của huyện Văn Yên trong giai đoạn tới:
1. Định hướng phát triển chung:
Kinh tế - xã hội huyện Văn Yên là một thể thống nhất với nền kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, vì vậy quan điểm và định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh và phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển mạnh về kinh tế đồng thời phải thúc đẩy mạnh các tiến bộ công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái bền vững và trật tự an ninh quốc phòng.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể, đảm bảo được lợi ích trước mắt và lâu dài, giải quyết tốt các vấn đề về nông thôn. Trên cơ sở thực hiện cơ hiệu quả các chính sách đối với nông dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện tốt các chương trình như: Dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình đầu tư các xã đặc biệt khó khăn ( 134,135)…Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, du lịch góp phần cải thiện đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thực hiện tốt đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, đa dạng sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất và đời sống, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
2. Định hướng về đầu tư phát triển của huyện Văn Yên:
2.1 Giao thông:
Mạng lưới giao thông giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu từ 2005 đến 2020 cần tập trung đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp mở mới các tuyến đường theo yêu cầu vận tải từng tuyến trên cơ sở bền vững, tiết kiệm và hiệu quả. Đến năm 2020 hệ thống đường giao thông liên xã, thị trấn đạt 100% đường cấp VI trở lên, đường giao thông liên thôn đạt 100% đường cấp A giao thông miền núi trở lên. Cụ thể như sau:
Năm 2009: Mở mới và nâng cấp 19 tuyến đường, làm mới 4 cầu, ngầm tràn, và cống các loại; Vốn đầu tư 208,9 tỷ đồng.
Năm 2010: Mở mới và nâng cấp 45 tuyến đường, làm mới 23 cầu, ngầm tràn và cống các loại; Vốn đầu tư 331,2 tỷ đồng.
Năm 2015: Mở mới và nâng cấp 33 tuyến đường, làm mới 24 cầu, ngầm tràn, và cống các loại; Vốn dầu tư 650,1 tỷ đồng.
Năm 2020: Mở mới và nâng cấp 39 tuyến đường, làm mới 26 cầu, ngầm tràn, và cống các loại; Vốn dầu tư 966,5 tỷ đồng.
Nhu cầu vốn đầu tư cho Giao thông huyện Văn Yên
( Đơn Vị: Tỷ đồng)
TT
Danh mục đầu tư
Tổng vốn đầu tư
2010
2015
2020
Tổng số
2.156,7
540,1
650,1
966,5
1
Đường liên xã
1.215,0
330,0
370,0
51,5
2
Đường liên thôn
705,7
169,8
140,9
395,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21880.doc