Chuyên đề Đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất: Thực trạng và giải pháp

Ta thấy, giá trị khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Khu kinh tế Dung Quất cao nhất là 343 tỷ đồng vào năm 2006. Năm 2006, giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành là 487 tỷ đồng = 147% so với vốn kế hoạch được cấp năm 2006; giá trị thanh toán đạt 100% kế hoạch giao. Như vậy, giá trị khối lượng thực hiện của năm 2006 vượt kế hoạch được giao là trên 157 tỷ đồng.

Điều này là do trong năm 2006, nhiều sự kiện quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất: Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Khu công nghiệp thành Khu kinh tế Dung Quất với những cơ chế thông thoáng, ưu đãi và rõ ràng. Chức năng, quyền hạn của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất được nâng cao và đủ thẩm quyền để từng bước giải quyết, quản lý, điều hành có hiệu quả một Khu kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Các gói thầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được triển khai thi công khẩn trương, đồng loạt đã tạo cho Khu kinh tế Dung Quất thế và lực mới trong đầu tư và phát triển; các công trình hạ tầng từng bước hoàn chỉnh và đang phát huy tác dụng phục vụ tốt cho thu hút đầu tư. Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất với hạ tầng hoàn chỉnh giai đoạn I, đã từng bước lấp đầy diện tích và đang triển khai đầu tư hạ tầng giai đoạn II để đáp ứng yêu cầu cho các Nhà đầu tư. Hệ thống giao thông, cảng biển tiếp tục hoàn thiện gắn với sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, Sân bay Chu Lai đi vào hoạt động tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của 02 Khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai. Năm 2006 tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng của đô thị Vạn Tường (giai đoạn I) theo hướng hiện đại có đủ các dịch vụ tiện ích thiết yếu phục vụ tốt cho hoạt động của toàn bộ Khu kinh tế Dung Quất.Đây là những tiền đề, cơ hội rất tốt cho KKT Dung Quất phát triển nhanh và bền vững.

 

doc90 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(5) (6) (7) (8) (9) KHU KINH TẾ DUNG QUẤT I Các Khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động 1 Phân KCN Sài Gòn - Dung Quất 90 52 118.25 101.75 101.75 70 Tổng 90 52 118.25 101.75 101.75 70 II Các Khu công nghiệp đã thành lập và đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản Tổng cộng: 90 52 118.25 101.75 101.75    Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất,2009.           Tính đến nay, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và xã hội, của cả Nhà nước và doanh nghiệp mới đạt khoảng trên dưới 1.600 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1% so với tổng giá trị các dự án đầu tư đã thu hút được vào đây (hơn 10,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 200.000 tỷ đồng).            Như vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển, từ nay đến năm 2020, KKT Dung Quất cần phải có những cơ chế phù hợp trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội để các dự án này thực sự khả thi, mang lại hiệu quả và trở thành động lực phát triển khu kinh tế. 1.4.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của khu kinh tế Dung Quất phân theo các nội dung đầu tư. 1.4.2.1  Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.            a) Ngành giao thông:             Đã hoàn thành dự án Đường ôtô nối tuyến Nam vào khu dân cư và chuyên gia Nhà máy lọc dầu số 1 dài 7 km.               Các tuyến đường trục vào KCN Dung Quất - phía Đông dài 10km với tổng vốn đầu tư là 161,0 tỷ đồng đã được triển khai xây dựng. Trong năm 2005 đã hoàn thành nền đường, hệ thống cống kỹ thuật, cống thoát nước, lớp cấp phối và đã hoàn thành 5 km mặt đường nhựa. Dự án đã kết thúc hoàn thành trong năm 2006.     Đã triển khai xây dựng các tuyến đường trục vào KCN Dung Quất - phía Tây dài 19,3km với tổng vốn đầu tư là 262,0 tỷ đồng. Năm 2005 đã hoàn thành nền đường, hệ thống cống kỹ thuật, hệ thống thoát nước, rãi lớp cấp phối, hoàn thành 11km mặt đường nhựa và chuẩn bị rãi nhựa tiếp một số tuyến trục quan trọng. Dự án hoàn thành vào năm 2007.          Đường nối Dung Quất – Sân bay Chu Lai – Cảng Kỳ Hà được triển khai đầu tư từ năm 2003 với tổng dự toán là 136 tỷ đồng. Trong đó, vốn đã bố trí đến năm 2006 là 59,6 tỷ đồng = 43,8% so với tổng dự toán. Do vậy, đến  năm 2006 các hạng mục dự án đã cơ bản hoàn thành phần xây lắp chính và đến năm 2007 dự án đã hoàn thành và phục vụ tốt cho công tác thu hút đầu tư trong KCN Dung Quất. Đối với dự án Kè chắn cát Cảng Dung Quất đồng bộ với Đê chắn sóng phía Bắc, tiến độ thi công của dự án phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mưa bão Miền Trung và để phù hợp đồng bộ với tiến độ hoàn thành Đê chắn sóng Dung Quất, đảm bảo điều kiện khai thác và xây dựng các Dự án gắn liền với Cảng Dung Quất, trong đó đặc biệt là các Cảng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Cảng tổng hợp nên dự án Kè chắn cát Cảng Dung Quất kéo dài tiến độ đến năm 2008 mới kết thúc dự án. Dự án thành phần II đoạn Bình Long - Cảng Dung Quất thuộc dự án Xây dựng tuyến đường Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Dung Quất (giai đoạn I) nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ: được triển khai xây dựng và hoàn thành tháng 12/2007 phục vụ vận chuyển thiết bị xây dựng hoàn thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo tiến độ của Nghị quyết Quốc hội và yêu cầu của Chính phủ và phụ vụ các dự án công nghiệp nặng khác trong KKT Dung Quất.            b) Ngành công cộng: 1-Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư phía Tây KCN Dung Quất (giai đoạn II) với diện tích 21,4ha. Trong đó: + Tổng dự toán được duyệt:                  19,8 tỷ đồng. + Vốn cấp đến 2005:                               5,0 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:     5,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:            9,5 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán:                                5,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 52,6% giá trị khối lượng thực hiện. Đến năm 2005 dự án đã hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (đường, cấp nước, san nền, điện) và đưa vào sử dụng với diện tích 13ha, có 300 hộ dân đang sinh sống. Triển khai xây dựng các hạng mục hạ tầng giai đoạn II nhằm đảm bảo cho tái định cư cho 800 hộ ở khu vực Cảng. 2-Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư phía Đông KCN Dung Quất (giai đoạn II): Diện tích 36,9ha. Đã hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (đường, cấp nước, san nền, điện) và đưa vào sử dụng với diện tích 14ha, có 400 hộ dân đang sinh sống tái định cư. + Tổng dự toán được duyệt:                19,99 tỷ đồng. + Vốn cấp đến 2005:                               4,0 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:     4,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:            6,3 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán năm 2005:               4,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 63,5% giá trị khối lượng thực hiện. 3- Xây dựng Khu xử lý chất thải rắn KCN Dung Quất (giai đoạn I) với  Tổng dự toán được duyệt: 29,8 tỷ đồng.Tình hình thực hiên dự án qua các năm như sau : Năm 2005 đã hoàn thành đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn, đường vào thôn Trì Bình, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công tuyến đường vào Khu xử lý chất thải rắn và bãi chất thải 10ha. Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                             10,4 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:     5,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:            5,4 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán năm 2005:               5,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 92,6% giá trị khối lượng thực hiện. Năm 2006: Đã xây dựng hoàn thành để đảm bảo yêu cầu chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp của các nhà máy trong Khu kinh tế Dung Quất và phục vụ một phần cho các dự án thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai. Dự án đã hoàn thành vào năm 2007. 4- Xây dựng các nghĩa địa phía trong  KCN Dung Quất: + Tổng dự toán được duyệt:                  10,8 tỷ đồng. + Vốn cấp đến 2005:                               1,5 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:     1,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:            1,5 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán:                                1,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 66,7% giá trị khối lượng thực hiện. Năm 2006 đã xây dựng hoàn thành đảm bảo yêu cầu di dời mồ mả trên mặt bằng xây dựng các Dự án trong Khu kinh tế Dung Quất. Đến năm 2007 dự án đã được hoàn thành.            5- Xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu dân cư và chuyên gia thành phố Vạn Tường với Tổng dự toán được duyệt: 63,2 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                             13,7 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:        5,0 tỷ đồng. + Giá trị  k.lượng thực hiện 2005:               9,0 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán năm 2005: 5,0 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 55,6% giá trị khối lượng thực hiện. Trong năm 2006, đã hoàn thành các hệ thống thu gom nước mưa, xử lý nước thải. Đồng thời, tiếp tục triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải và hoàn thành các hạng mục phụ trợ để đảm bảo vận hành đồng bộ toàn hệ thống. Vốn cấp đến năm 2006 là 23,2 tỷ đồng = 38% so với tổng dự toán. Dự án hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu dân cư và chuyên gia thành phố Vạn Tường đã xây dựng hoàn thành trong năm 2007.    6-Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư trong Khu kinh tế Dung Quất: Diện tích 109ha tổng mức đầu tư 195 tỷ đồng, bao gồm: Các khu Tây sông Trà Bồng, Bình Đông, Bình Thuận, Trung Minh, Mẫu Trạch. Đồng thời, triển khai san nền và hệ thống hạ tầng đồng bộ các khu để đảm bảo phục vụ kịp thời yêu cầu tái định cư đối với các hộ dân thuộc diện di dời để giải phóng mặt bằng các dự án trong Khu kinh tế Dung Quất. Trong năm 2006, đã hoàn thành tổng số diện tích khu tái định cư là khoảng 45ha để tái định cư khoảng 400 hộ; đến năm 2007 đã di dời, tái định cư trên 500 hộ dân.          Năm 2007, hoàn thành san nền và hệ thống hạ tầng đồng bộ các khu: Tây sông Trà Bồng (14,4ha - 335 hộ), Bình Đông (8,6ha - 210 hộ), Bình Thuận (16,8ha - 450 hộ), Trung Minh (11,86ha - 235 hộ), Trảng Bông mở rộng (7,5ha - 118 hộ) để đảm bảo phục vụ kịp thời yêu cầu tái định cư khoảng 1.300 hộ dân thuộc diện di dời để giải phóng mặt bằng các dự án trong Khu kinh tế Dung Quất. c) Ngành công nghiệp:            Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất: với tổng dự toán được duyệt: 119,3 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                             15,1 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:   10,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:          20,0 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán năm 2005:             10,0 tỷ đồng.             Như vậy, xây dựng hạ tầng kỹ thuật Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 50,0% giá trị khối lượng thực hiện năm 2005.  Đến năm 2006 dự án đã hoàn thành san nền, hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, xử lý nước thải, điện chiếu sáng … đảm bảo hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng các Dự án công nghiệp nhẹ tại Khu công nghiệp phía Tây Dung Quất. Dự án hoàn thành vào năm 2007. 1.4.2.2  Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội a) Ngành y tế, xã hội: Dự án xây dựng Bệnh viện Dung Quất bắt đầu triển khai vào năm 2005 với tổng dự toán được duyệt: 75,0 tỷ đồng. (giai đoạn I: 100 giường, với diện tích 5,5ha) và đã hoàn thành công tác đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn, san nền, thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhà khám đa khoa và nhà kỹ thuật nghiệp vụ (6.065m2), nhà nội trú bệnh nhân, tường rào - cổng ngõ. Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                             27,6 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:   10,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:          15,9 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán năm 2005:             10,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 62,9% giá trị khối lượng thực hiện. Dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ yêu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ, chuyên gia, công nhân đang công tác, lao động, làm việc tại KKT Dung Quất và nhân dân trong vùng vào năm 2007       b) Ngành văn hóa – thông tin:             Trạm Thu – Phát truyền hình Dung Quất với tháp anten 80m được triển khai xây dựng vào năm 2005 với tổng dự toán được duyệt là 26,8 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                             22,1 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:   14,0 tỷ đồng. + Giá trị khối lượng thực hiện 2005 :          9,2 tỷ đồng.                 + Giá trị thanh toán năm 2005          :          14,0 tỷ đồng .        Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005. Trong năm 2005 dự án đã hoàn thành công tác đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn, san nền; đang tổ chức thi công nhà điều hành, tháp anten, mua sắm thiết bị truyền hình...  Đến năm 2006 đã xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động với 3 máy phát, tổ chức tiếp phát các kênh truyền hình VTV2, VTV3, VTV4 phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá thu hút đầu tư của Khu kinh tế Dung Quất.  Đồng thời, triển khai xây dựng hệ thống mạng truyền hình cáp và hoàn thành trong quý IV/2007. c) Ngành thể dục – thể thao: Trung tâm Văn hóa – Thể thao Thành phố Vạn Tường nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa - thể thao, giải trí cho cán bộ, chuyên gia, công nhân đang lao động, làm việc tại KKT Dung Quất và nhân dân đã được triển khai xây dựng vào năm 2005 với tổng dự toán được duyệt (giai đoạn I): là 54,8 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                             20,0 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:     4,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:          15,8 tỷ đồng. + Gía trị thanh toán năm 2005           :         4,0 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005 và đạt 25,3% giá trị khối lượng thực hiện. Năm 2005 đã hoàn thành công tác đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn, san nền, và thi công nhà văn hóa – thể thao với diện tích  6.795m2. Đến năm 2007 dự án đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng      d) Ngành Lâm nghiệp:        Ngành lâm nghiệp với dự án xây dựng Lâm viên thành phố Vạn Tường để phục vụ giải trí, du lịch cho các nhà đầu tư và nhân dân với tổng dự toán 28,0 tỷ đồng đã hoàn thành công tác đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn, san nền, thi công một số hạ tầng kỹ thuật, đường vào Lâm viên … vào năm 2005 với giá trị khối lượng thực hiện 2005 là 4,7 tỷ đồng và giá trị thanh toán năm 2005 là 5,0 tỷ đồng đạt 100 % kế hoạch vốn. Đến năm 2006 đã hoàn thành hệ thống giao thông, triển khai xây dựng Đập dâng – Thác nước tạo cảnh quan để thu hút các dự án đầu tư giải trí, dự án hoàn thành trong năm 2007.         e) Ngành Nông nghiệp: Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp Dung Quất với tổng dự toán được duyệt: 17,7 tỷ đồng được triển khai xây dựng năm 2005 và đã hoàn thành công tác đền bù giải tỏa, rà phá bom mìn, san nền, thi công một số hạ tầng kỹ thuật, … Trong đó: + Vốn cấp đến 2005:                               2,2 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:     2,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:           2,0 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán năm 2005:               2,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005. Đến năm 2006 tiếp tục hoàn thành các hạng mục: Vườn ươm, nhà trình diễn kỹ thuật, … để phục vụ yêu cầu hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân tái định cư và nhân dân trong Khu kinh tế Dung Quất thực hiện làm kinh tế để ổn định đời sống, nhất là đối với các hộ dân tái định cư không còn đất để canh tác, dự án hoàn thành trong năm 2007. f) Thực hiện chương trình mục tiêu: 1-Chương trình 661: Với tổng mức đầu tư: 16,7 tỷ đồng. Dự án này góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong Khu kinh tế Dung Quất, tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng dự án. Trong đó: Năm 2005 thực hiện trồng mới 360ha, chăm sóc 878ha, bảo vệ 489ha với vốn đầu tư 1,8 tỷ đồng. Năm 2006 thực hiện trồng rừng phòng hộ, đặc dụng mới 550 ha; chăm sóc 880 ha; bảo vệ 490 ha; hỗ trợ trồng rừng sản xuất 400 ha; cây cảnh quan môi trường 10.000 cây. Với tổng mức đầu tư của chương trình là 16,7 tỷ đồng, thực hiện đến năm 2006 đạt  9,186 tỷ đồng = 55 % tổng dự toán (9,186/16,7 tỷ đồng). Năm 2007, thực hiện trồng rừng phòng hộ, đặc dụng mới 650 ha; chăm sóc 965 ha; bảo vệ 600 ha; hỗ trợ trồng rừng sản xuất 400 ha; cây cảnh quan môi trường 20.000 cây. Thực hiện đến năm 2007 đạt 9,96 tỷ đồng = 60 % tổng dự toán (9,96/16,7 tỷ đồng). 2-Chương trình tăng cường giáo dục dạy nghề: Tổng vốn đầu tư của dự án là 65 tỷ đồng, thực hiện năm 2005 là 1,2 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm. Thực hiện chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho Trường đào tạo nghề Dung Quất năm 2006 là 4,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm và vốn đã cấp đến năm 2007 là 14,5 tỷ đồng.        3-Chương trình 112: Tổng dự án được duyệt 18 tỷ đồng, thực hiện năm 2005 là 400 triệu đồng đạt 100% kế hoạch năm. 1.4.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực  Năm 2005 triển khai xây dựng Trung tâm đào tạo Lao động kỹ thuật KCN Dung Quất: Đảm bảo cho yêu cầu đào tạo nghề 2.000 học sinh/năm. Năm 2005 đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng toàn bộ công trình với tổng diện tích 24.000 m2. Trong đó: + Tổng dự toán được duyệt:                  78,8 tỷ đồng. + Vốn cấp đến 2005:                             57,7 tỷ đồng. + Kế hoạch vốn được giao năm 2005:   17,0 tỷ đồng. + Giá trị k.lượng thực hiện 2005:          10,1 tỷ đồng. + Giá trị thanh toán:                              17,0 tỷ đồng.  Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2005.            Đến năm 2008 đã triển khai các thủ tục xây dựng mở rộng khoảng 5,0ha để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu đào tạo, cung ứng nhân lực của Trường.            Như vậy, đến cuối năm 2007, hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội tại KKT Dung Quất giai đoạn I đã cơ bản hoàn thành; bao gồm hệ thống đường giao thông trục, hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính - viễn thông; trường đào tạo nghề, bệnh viện giai đoạn I (quy mô 100 giường), đài thu phát lại truyền hình … với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ VNĐ (trong đó vốn ngân sách nhà nước trên 800 tỷ VNĐ, chiếm 40 % - còn lại là vốn các doanh nghiệp đầu tư khác)            Năm 2008, 2009, KKT Dung Quất tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng mục tiêu phát triển. Trong đó, bao gồm các dự án chuyển tiếp và các dự án khởi công mới được thể hiện thông qua bảng sau: Biểu 1.17: KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XDCB NĂM 2009 TT Danh mục Năng lực thiết kế Thời gian khởi công, hoàn thành Tổng dự toán được duyệt Vốn đã cấp từ khởi công đến năm 2008 Kế hoạch năm 2009 Tổng số vốn Nguồn NSNN Nguồn tạm ứng KBNN I VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 913,400 266,600 84,015 78,515 5,500 a Dự án chuyển tiếp 853,400 266,600 74,015 68,515 5,500 1 Xây dựng Kè chắn cát cảng Dung Quất (giai đoạn I) 1km 2003-2008 99,400 79,300 8,000 8,000 2 Xây dựng các tuyến đường trục KCN Dung Quất phía Đông (giai đoạn II) 13,3km 2008-2011 384,000 18,800 25,515 25,515 3 Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư trong KKT Dung Quất 109ha 2005-2008 242,000 138,500 23,500 18,000 5,500 4 Cầu cảng cá Sông Trà Bồng phục vụ tái định cư 2008-2010 60,000 1,000 1,000 1,000 5 Trụ sở Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất 1,6ha 2007-2009 53,000 25,500 15,000 15,000 6 Nâng cấp thiết bị môi trường KKT Dung Quất 2007-2009 15,000 3,500 1,000 1,000 b Dự án khởi công mới 60,000 0 10,000 10,000 0 1 Hạ tầng Khu nhà ở công nhân và người lao động có thu nhập thấp tại Khu kinh tế Dung Quất 118,25ha 2009-2010 60,000 5,000 5,000 2 Đội cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Trung tâm Khu kinh tế Dung Quất 5ha 2009-2012 125,000 5,000 5,000           Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, 2009. 1.4.3.Tình hình thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất.              Sau 09 năm đi vào hoạt động 1997-2005, tình hình đầu tư – phát triển Khu công nghiệp Dung Quất (nay là Khu kinh tế Dung Quất) đã đạt được một số kết quả, đó là đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ về quy hoạch đầu tư và phát triển, tập trung đầu tư và cơ bản hoàn thành đáp ứng từng bước nhu cầu về điện, nước, thông tin liên lạc và hệ thống giao thông nối các cụm - Phân Khu công nghiệp, đô thị Vạn Tường và Cảng Dung Quất, xây dựng các Khu dân cư đáp ứng các yêu cầu tái định cư cho dân trong diện di dời giải toả. Tính đến cuối năm 2004,ban quản lý KKT Dung Quất đã cấp phép đầu tư 49 dự án; với tổng vốn đăng ký đầu tư 32.000 tỷ đồng; tương đương 2 tỷ USD.            Năm 2005 được đánh dấu bằng những sự kiện quan trọng đối với quá trình phát triển Dung Quất: Vận hành sân bay Chu Lai, công bố Quyết định thành lập KKT Dung Quất, ký kết hợp đồng và khởi công Gói thầu số 1+2+3+4 Dự án Nhà máy Lọc dầu. Môi trường đầu tư của Dung Quất đang dần ấm lại, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp đến khảo sát cho những dự định lâu dài.            Trong năm 2005, tình hình Dung Quất đang chuyển biến theo hướng rất khả quan. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phía Nam và doanh nghiệp từ Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc... liên tục đến khảo sát đầu tư thuộc các lĩnh vực như hoá dầu Cacbon Black, luyện phôi thép, chế tạo thiết bị, sản xuất - lắp ráp ô tô, chế biến đồ gỗ, dệt may, giày da, sợi thổng hợp, đầu tư phát triển đô thị và các khu dịch vụ - du lịch... Trong đó có nhiều dự án có mức vốn đăng ký hàng trăm triệu USD, có dự án 100% vốn FDI đang trình Thủ tướng Chính phủ đăng ký đầu tư nhà máy luyện phôi thép lò cao với số vốn trên 1 tỉ USD...         Việc thành lập KKT Dung Quất cùng với sự kiện ký kết hợp đồng gói thầu EPC số 1 + 4 (gói thầu quan trọng nhất của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, trị giá trên 1,5 tỉ USD, được ký kết giữa Tổng Công ty Dầu khí VN với Tổ hợp nhà thầu Technip, thực hiện theo hình thức chìa khoá trao tay, đến đầu năm 2009 cho ra đời các sản phẩm chính như xăng Mogas 90/92/95, LPG, Jet A1, Diezel ô tô, propylen... với doanh số hành năm ước đạt trên 35.000 tỉ đồng) là bước ngoặt quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, mở ra thời kỳ đầy triển vọng đề đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.           Cùng với việc thành lập KKT Dung Quất, Ban quản lý KKT Dung Quất đã trao giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận đầu tư cho 11 dự án vào KKT Dung Quất với tổng vốn 1.346 tỉ đồng. Trong 5 năm tới, KKT Dung Quất phấn đấu thu hút từ 5,5 – 6 tỉ USD vốn đầu tư, lấp đầy 70% diện tích đất dành cho đầu tư phát triển, tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp từ 30.000 – 40.000 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD, hàng hoá qua cảng  đạt 18 triệu tấn/năm, thu ngân sách hơn 2.500 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 1,5 – 2 vạn lao động...            Kết thúc năm 2005, công cuộc phát triển Dung Quất đã có bước tiến quan trọng: Hệ thống hạ tầng tiếp tục được củng cố với số vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và gần 500 tỷ đồng từ nguồn vốn doanh nghiệp. Đã có 20 dự án mới được cấp phép hoặc cấp chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn đăng ký 1.218 tỷ đồng và có 2 dự án FDI qui mô lớn đang triển khai bước lập dự án và hồ sơ xin cấp phép với số vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD. Cũng trong năm 2005, đã có thêm 10 nhà máy đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án hoàn thành lên 25.         Năm 2006, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất xác định là năm mở đầu giai đoạn tăng tốc phát triển. Nhiều nhà đầu tư và các tập đoàn kinh tế lớn đã quyết định đầu tư vào KKT này. Đặc biệt trong năm 2006, tình hình Dung Quất  có nhiều biến chuyển lớn. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển ổn định, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam đang trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của giới doanh nghiệp nước ngoài. Đây là điều kiện để Dung Quất tăng cường thu hút đầu tư. Thứ hai, Thế mạnh của Dung Quất là có cảng biển nước sâu với một hệ thống hạ tầng cảng biển đang hình thành,dựa vào tiền đề là việc triển khai mạnh mẽ Dự án Nhà máy Lọc dầu và Nhà máy đóng tàu Dung Quất. Thêm vào đó, một số Dự án qui mô lớn như luyện cán thép, chế tạo thiết bị nặng, hoá dầu - hoá chất... trong giai đoạn nghiên cứu khả thi đã mở ra triển vọng lớn cho sự hình thành một Khu Công nghiệp nặng thứ hai ở Việt Nam sau Bà Rịa – Vũng Tàu.            Hệ thống hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I ở Dung Quất khá tốt đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều dự án. Tính đến cuối năm 2006, Dung Quất đã có trên 100 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý là trong số này, ngoài Nhà máy lọc dầu 2,5 tỷ USD còn có hai dự án đầu tư 100% vốn FDI qui mô lớn là Nhà máy luyện cán thép của Tập đoàn Tycoons-Đài Loan, vốn đầu tư 1,056 tỷ USD có khả năng giải quyết 8.000 lao động và Nhà máy công nghiệp nặng của Tập đoàn Doosan-Hàn Quốc, vốn đầu tư 260 triệu USD cần gần 10.000 công nhân.....  Một dự án khác cũng khá nặng ký, đó là Nhà máy sản xuất PholyPropylen với vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD. Như vậy,Quảng Ngãi đã vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách các tỉnh thu hút đầu tư vốn FDI và là một trong ba tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư năm 2006. Chỉ trong năm 2006, Dung Quất đã thay đổi hẳn vị trí của mình suốt 10 năm qua nhờ hàng loạt các dự án vừa nêu. Thêm vào đó nếu như năm 2005, Quảng Ngãi chỉ thu trên 500 tỷ tiền thuế thì năm 2006, con số đã là 1.047 tỷ, trong đó các dự án tại Dung Quất góp 50%. Giá trị sản lượng công nghiệp 2 năm (2005 - 2006) đạt gần 1.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động, thu ngân sách trên địa bàn Dung Quất năm 2006 đạt 470 tỷ đồng. Năm 2007 Ban quản lý KKT và các doanh nghiệp trên địa bàn KKT Dung Quất đã thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đề ra. Trong đó, đã cấp giấy phép đầu tư cho hơn 20 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 5.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm. Nhờ vậy, tổng số dự án đầu tư vào KKT đến cuối năm 2007 được nâng lên 126 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 139.000 tỷ đồng, tương đương với 8,69 tỷ USD (Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn 83.694 tỷ đồng, tương đương với 5,23 tỷ USD; đã chấp thuận đầu tư 46 dự án với tổng vốn đăng ký 55.412 tỷ đồng, tương đương với 3,46 tỷ USD). Đến năm 2007, tại KKT Dung Quất đã có 40 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị sản lượng công nghiệp ước thực hiện năm 2007 đạt 600 tỷ đồng, giá trị dịch vụ đạt 50 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 30 triệu USD; giải quyết việc làm mới cho 4.000 lao động, đều đạt 100% kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn KKT thực hiện 550 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch; thu phí và lệ phí 6,8 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch. Riêng chỉ tiêu hàng hoá thông qua bến cảng số 1 Dung Quất ước thực hiện 600.000 tấn, đạt 80% kế hoạch với lý do tập trung nhập thiết bị cho dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.Tuy nhiên, KKT này còn nhiều khó khăn, nhất là công tác đền bù, giải toả cho các dự án; hạ tầng không đảm bảo cho yêu cầu phát triển; dịch vụ phục vụ cho các nhà thầu chưa đáp ứng; tình hình trật tự xã hội, an toàn giao thông, môi trường diễn biến phức tạp; nguồn nhân lực có chất lượng cao cung ứng cho các dự án quá thiếu..            Nếu phân chia các dự án đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất theo các dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thì tính đến thời điểm 30/9/2007 ta có bảng số liệu sau: Biểu 1.18: Các doanh nghiệp / dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong khu kinh tế tính đến 30/9/2007. STT Tên KCN/Khu chức năng Doanh nghiệp/Dự án đầu tư trong KCN/Khu chức năng Vốn đầu tư vào KCN/Khu chức năng (triệu USD) Số lao động đang làm việc (người) Tổng số D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan