MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG 2
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương. 2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 2
1.1.1.1. Vị trí địa lý 2
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.1.2.1. Kinh tế 4
1.1.2.2. Văn hóa – xã hội 5
1.1.2.3. Dân số - Lao động 7
1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng 7
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 11
1.2.1. Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư phát triển 11
1.2.2. Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo nguồn 13
1.2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước 15
1.2.2.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước 16
1.2.2.3. Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước 17
1.2.2.4. Vốn đầu tư nước ngoài 17
1.2.3. Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo huyện, thành phố 19
1.2.4. Vốn đầu tư phát triển của Hải Dương phân theo ngành, lĩnh vực 21
1.2.4.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 24
1.2.4.2. Ngành công nghiệp – xây dựng 25
1.2.4.3. Ngành Dịch vụ - du lịch 26
1.3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 36
1.3.1. Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển 36
1.3.1.1. Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực 36
1.3.1.2. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 38
1.3.1.3. Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 38
1.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 42
1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 42
1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế 42
1.3.2.2. Hiệu quả xã hội 44
1.3.3. Một số hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương 45
1.3.3.1. Huy động vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu 45
1.3.3.2. Hiệu quả đầu tư chưa cao 46
Chương II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG 50
2.1. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2014 50
2.1.1. Quan điểm phát triển 50
2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2014 50
2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 50
2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 51
2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương 51
2.2.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển 51
2.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Hải Dương tạo tiền đề phát triển thị trường vốn của Hải Dương trong tương lai 51
2.2.1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 52
2.2.1.3. Huy động vốn ngân sách Nhà nước: 54
2.2.1.4. Thu hút nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 55
2.2.1.5. Thu hút nguồn vốn ODA: 56
2.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh 57
2.2.2.1.Chuyển dịch cơ cấu vốn hợp lý 57
2.2.2.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư 58
2.2.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào hoạt động vào cuối quý III/2009, nâng tổng công suất của Công ty từ 2,3 triệu tấn lên 3,5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát có quy mô 320.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất phôi thép vuông 295.000 tấn/năm của Công ty cổ phần B.C.H … Bên cạnh đó, đa dạng hoá quy mô và cơ cấu ngành nghề, đưa thêm vào một số ngành nghề mới như: lắp ráp điện tử, điện lạnh, sản xuất động cơ điện, linh kiện xe máy, đồ nhựa…
Như vậy cơ cấu đầu tư trong nội tại ngành Công nghiệp có những điều chỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả cao như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, lắp ráp hàng cơ khí điện tử và hàng tiêu dùng.
1.2.4.3. Ngành Dịch vụ - du lịch
Dịch vụ là khu vực nhận được vốn đầu tư ngày càng tăng. Qua bảng 1.10 và 1.11, ta nhận thấy trung bình mỗi năm, khu vực này nhận được hơn 4394 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ so với tổng vốn đầu tư của cả tỉnh ( tỷ trọng bình quân mỗi năm là 38,44% ). Nhìn chung, lượng vốn này khá ổn định và duy trì ở mức 30-40%.
Đối với ngành Thương mại, tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên cố với quy mô khá lớn các chợ, trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố, củng cố và xây dựng mới kiên cố và bán kiên cố các chợ ở thị trấn, trung tâm cụm xã và xã. Triển khai dự án xây dựng chợ đầu mối nông lâm sản trong đó, có 01 chợ đầu mối rau quả cấp vùng (Nam Đồng Thành phố Hải Dương), còn lại 04 dự án chợ đầu mối nông sản thực phẩm cấp tỉnh (chợ Đọ ứng Hoè Ninh Giang, chợ Đồng Gia Kim Thành, chợ nông sản Gia Tân Gia Lộc, Chợ Nại Thanh Xá Thanh Hà ). Tập trung đầu tư phát triển mạnh một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên lợi thế sẵn có của tỉnh, hàng thủ công mỹ nghệ và một số nông sản chế biến khác.
Duy trì và giữa vững các thị trường xuất khẩu truyền thống. Tích cực thâm nhập vào các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản và các thị trường mới có tiềm năng như Châu Phi và Trung Đông...Triển khai chương trình nâng cao chất lượng rau quả, thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế được phổ cập, tiến tới xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm
Tăng cường hỗ trợ thông tin, tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu như: thông tin thị yếu người tiêu dùng, chính sách và quy định của nước nhập khẩu, chủng loại, chất lượng, giá cả và điều kiện mua bán...
Đối với ngành du lịch, nguồn vốn từ khu vực tư nhân đã tích cực đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí như khu sân golf và vui chơi giải trí, công viên,…tạo ra diện mạo mới trong phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó là việc đầu tư hình thành một số khu du lịch như. Khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo Cò ( Thanh Miện), khu du lịch An Phụ ( Kinh Môn)
Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề truyền thống như thêu Hưng Đạo, giầy dép da Tam Lâm, gốm Chu Đậu, gỗ mỹ nghệ Đông Giao...
Tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, gắn hoạt động du lịch của tỉnh với các tour du lichjcuar vùng và cả nước nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh.
Đối với ngành tài chính, ngân hàng, trong những năm vừa qua, lĩnh vực tài chính ngân hàng của tỉnh phát triển nhanh về quy mô và chất lượng. Tỉnh đã mở rộng và hiện đại hoá hệ thống tài chính, ngân hàng trên địa bàn tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới các chi nhánh hoạt động đến các huyện, các khu kinh tế cửa khẩu và các điểm dân cư tập trung. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung kiện toàn, củng cố, sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu, chi Ngân sách. Cách ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng đầu tư cho công tác tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng.
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: thanh toán điện tử, thanh toán quốc tế, chi trả tiền kiều hối,… đồng thời phát triển các dịch vụ mới như phát triển và mở rộng mạng lưới ATM, các loại thẻ thanh toán quốc tế.
Các ngành dịch vụ khác: Bên cạnh sự phát triển của các ngàng dịch vụ nêu trên, nhiều loại hình dịch vụ khác trong tỉnh cũng có bước phát triển đáng kể như dịch vụ y tế, giáo dục...
Dịch vụ giáo dục và đào tạo ngày càng được quan tâm với tính xã hội hóa cao. Trong những năm qua nhiều trường dân lập và tư thục được đầu tư xây dựng. Chất lượng giáo dục tại các trường dân lập ngày càng được cái thiện đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo phụ huynh và học sinh trong tỉnh.
Dịch vụ y tế có bước phát triển đáng khích lệ. Tỉnh đã đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng tuyến. Nhiều phòng khám và bệnh viện tư nhân được xây dựng và đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện, góp phần giảm tải cho một số bệnh viện công trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
* Ngoài ra, ta có thể phân vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng. Theo cách phân chia này vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
- Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ
- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Đầu tư phát triển hạ tầng xã hội
Bảng 1.13: Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực phát huy tác dụng trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Sản xuất kinh doanh
2812,9
3708,7
5488,5
6986,7
6740,7
Khoa học công nghệ
312,6
457,8
727,5
954,8
939,6
Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật
1250,2
1579,4
2552,3
4075,7
4031,2
Hạ tầng xã hội
1875,3
2651,1
3995,7
3508,8
3446,5
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương
Qua bảng trên, ta thấy, vốn giành cho sản xuất kinh doanh luôn đạt ở mức cao nhất và đây là lĩnh vực tạo ra nguồn thu cho tỉnh cũng như của các nhà đầu tư nên nhận được nhiều sự quan tâm. Đứng thứ hai là hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vì đây là những lĩnh vực tạo ra một môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư. Cuối cùng là vốn đầu tư vào khoa học công nghệ. Như đã giải thích ở trên, năm 2009 khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh, vốn đầu tư của tỉnh giảm nên trong năm 2009 vốn giành cho các lĩnh vực đều giảm. Còn thời gian những năm trước đó thì vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, hạ tầng kỹ thuật đều tăng. Riêng lĩnh vực hạ tầng xã hội lại có xu hướng giảm.
Bảng 1.14: Cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực phát huy tác dụng trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: %
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Sản xuất kinh doanh
45,0
44,2
43,0
45,0
44,5
Khoa học công nghệ
5,0
5,5
5,7
6,1
6,2
Kết cầu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật
20,0
18,8
20,0
26,3
26,6
Hạ tầng xã hội
30,0
31,5
31,3
22,6
22,7
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương
Trên cơ sở những số liệu ở trên, ta sẽ đi vào xem xét thực trạng đầu tư phát triển của từng nội dung cụ thể như sau
a. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Qua hai bảng số liệu trên, ta nhận thấy nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ở Hải Dương luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trung bình là 46,04%/năm ), bên cạnh đó nguồn vốn này cũng có sự gia tăng liên tục về con số tuyệt đối: năm 2005 là 2812,9 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 6819,5 tỷ đồng. Đây cũng chính là khu vực đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đầu tư cho sản xuất kinh doanh gắn liền với đầu tư cho 3 ngành là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong phần cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành, ta đã phân tích khá chi tiết về đầu tư phát triển của các ngành trên, do đó ta sẽ chủ yếu tập trung phân tích hai nội dung còn lại là: đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
b. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của tỉnh giai đoạn 2005-2009 chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ( chưa đến 10% ). Năm 2008, lượng vốn đầu tư đạt cao nhất với 954,8 tỷ đồng, còn lại các năm khác trung bình khoảng 588.9 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên vốn đầu tư cho ngành nay có xu hướng ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ hoạt động khoa học công nghệ đã và đang được quan tâm nhiều hơn, tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường từng bước. Các công trình khoa học công nghệ, phần lớn là các nhiệm vụ khoa học công nghệ được lựa chọn có ý nghĩa thiết thực, đã hướng vào giải quyết các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra.
Với sự đầu tư kinh phí thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, sở Khoa học công nghệ đã phối hợp với các sở, ban, ngành khác nghiên cứu, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Nhiều biện pháp canh tác tiến bộ đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở một số đại phương, Nhiều giống lúa lai, thuần, cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu… và nhiều giống gia súc, gia cầm, thủy sản có năng suất, chất lượng tốt đã đực nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, lựa chọn để bổ sung vào cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh.
Nhiều đề tài dự án than gia vào việc giải quyết các vấn đè bức xúc về môi trường như xử ký nước thải bệnh viện, chôn lấp rác thải sinh hoạt…Áp dụng lò gạch liên tục kiểu đứng thay thế lò gạch thủ công, phát triển phong trào năng suất xanh ở các làng nghề, địa phương trong tỉnh, được nhân dân đồng tình đã mang lại kết quả thiết thực.
Trong ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn này cũng được tỉnh đầu tư nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong công nghệ đúc gang, thép chịu mài mòn, xây dựng lò gạch liên tục kiểu đứng cho bà con trong tỉnh; cải tiến máy cày, áp dụng cơ giới hoá sản xuất trên đồng ruộng…
Với nhận thức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều dự án như dự án đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho các cán bộ trong tỉnh; dự án tin học hoá quản lý Nhà nước; dự án nối mạng giữ Tỉnh uỷ với Trung ương Đảng và các huyện, giữa Uỷ bản nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính Phủ… Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng và duy trì Website nhằm giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ nhằm tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học – công nghệ, các quy trình kỹ thuật tiên tiến cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có nhu cầu.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì vốn đầu tư như vậy vẫn còn quá nhỏ bé, bởi khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vây, muốn cho khoa học kỹ thuật xâm nhập sâu hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống xã hội cần phải đầu tư hơn nữa cho các công tác nghiên cứu, ứng dụng đồng thời có những chính sách phù hợp thu hút nhân tài về làm việc và phục vụ cho tỉnh.
c. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật
Trong những năm 2005-2009, vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của tỉnh tăng qua các năm, và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu vốn đầu tư. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tăng cường và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác cho tỉnh.
- Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cần phải đi trước một bước. Giao thông vận tải phát triển giúp việc lưu thông hàng hóa và việc đi lại thuận tiện hơn. Lĩnh vực này phát triển sẽ góp phần kích thích sự phát triển của các lĩnh vực khác.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn 2005-2009 tỉnh đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giao thông vận tải.
Đối với lĩnh vực giao thông, tỉnh đã quy hoạch tổng thể để đáp ứng được nhu cầu cơ bản về giao thông, kết nối hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong giai đoạn này, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng động lực kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, các huyện, xã. Các tuyến đường đã phát huy tối đa được hiệu quả.
Biểu hiện là một loạt những dự án từ các nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn ODA, vốn do dân đóng góp… xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong tỉnh đã được triển khai trong giai đoạn này. Đó là nâng cấp các tuyến quốc lộ qua tỉnh đạt tiêu chuẩn từ cấp I đến cấp II; nâng cấp 30km đường tỉnh 17A cũ thành quốc lộ 37, nâng cấp 117 km đường huyện lên đường tỉnh, 160 km đường xã lên đường huyện. Triển khai đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ( đoạn qua tỉnh dài 40 km). Đầu tư xây dựng một số tuyến mới như: đường vành đai phía Đông, phía Tây thành phố Hải Dương, đường nối thành phố Hải Dương với các huyện phía Nam tỉnh. Nâng cấp tuyến đường sắt Lim - Phả Lại ( thuộc tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân ). Các tuyến đường tỉnh được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp IV, kết cấu đường nhựa, bê tông xi măng đạt 99%, có trên 100 xã trong tỉnh đã cứng hóa 100% các tuyến đường trong xã.
Về lĩnh vực vận tải, vận tải đã đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong giai đoạn 2005 - 2009, Hải Dương đã đầu tư củng cố các bến xe, nâng cấp chất lượng vận tải, hệ thống các trạm thu phí, trạm kiểm soát, trạm đăng kiểm... Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư nâng cao hiệu quả trong công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, tăng cường các phong trào tuyên truyền phổ biến an toàn giao thông cho dân cư trong tỉnh. Đã đưa vào khai thác 15 tuyến xe buýt, nâng tổng số xe buýt đang khai thác lên 16 tuyến từ thành phố Hải Dương đến các huyện và tỉnh lân cận. Mở mới 22 tuyến xe khách cố định đến các tỉnh. Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng, năm 2009 đã có 9704 phương tiện trong đó có 8850 phương tiện vận tải đường bộ, 854 phương tiện vận tải đường thủy...
Khai thác tốt tiềm năng vận tải thủy nội địa. Cải tạo và nâng cấp theo hướng hiện đại, nâng năng lực xếp dỡ hàng hóa tại các cảng: Cốn Câu, Tiên Kiều, Lai Vu, các bến xếp dỡ thủy nội địa, các cơ sở đóng mới, sữa chữa phương tiện thủy.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện theo hình thức đấu thầu và chủ yếu là chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa minh bạch, cần phải khắc phục trong thời gian tới.
- Đầu tư cho thuỷ lợi và thoát nước đô thị
Đối với lĩnh vực thuỷ lợi: Muốn nông nghiệp phát triển thì hệ thống thuỷ lợi là vấn đề phải quan tâm hàng đầu. Xác định rõ điều đó, trong những năm vừa qua, tỉnh có chủ trương tập trung đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu, kiên cố hoá một số hệ thống kênh mương, đê điều như xây dựng mới 15 cống qua đê, 4 nhà quản lý đê, cải tạo và xây dựng 60 điểm canh đê, cải tạo và cứng hóa 95 km mặt đê. Xây dựng và nâng cấp 10 trạm bơm, mỗi năm nạo vét khoảng 1 triệu m³ các tuyến kênh mương nội đồng, tăng thêm năng lực tưới tiêu chủ động cho đồng ruộng.
Đối với lĩnh vực cấp thoát nước, trong giai đoạn 2005-2009, tỉnh liên tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường ống dẫn nước. Trong đó, đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng mở rộng Nhà máy nước Cẩm Thượng công suất 50.000m³/ngày, hệ thống cấp nước sạch cho các thị trấn: Gia Lộc, Thanh Miện, Thanh Hà, Minh Tân, đảm bảo cấp nước theo tiêu chuẩn cấp đô thị. Hoàn thành dự án cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Hải Dương, khắc phục tình trạng ngập úng trong thành phố. Tập trung đầu tư mạng đường ống cấp nước sạch cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động đầu tư kể trên thì cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống các công trình thoát nước ở Khu vực thành phố, thị trấn vẫn chưa thực sự đồng bộ, nhiều nơi hệ thống cống, vỉa hè, rãnh thoát chưa có hoặc xuống cấp. Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải ở Hải Dương chưa hoàn chỉnh gây nguy cơ ô nhiễm cao.
- Đầu tư phát triển hệ thống điện lưới quốc gia
Trong giai đoạn này, Hải Dương đã tiến hành đầu tư mở rộng hệ thống lưới điện quốc gia, cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố, triển khai mở rộng mạng lưới điện và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh điện…
Hàng năm, ngành điện đã đầu tư hàng tỷ đồng nhằm nâng công suất trạm biến áp, tu sửa các đường dây điện và cải tạo, sửa chữa lưới điện. Trong giai đoạn 2005 – 2009, tỉnh đã xây dựng mới trạm 220 KV Hải Dương I ( Đức Chính - Cẩm Giàng ), triển khai đầu tư trạm 220 KV Hải Dương tại Kinh Môn. Triển khai xây dựng các trạm 110 KV cấp điện cho các khu công nghiệp và dân sinh như: trạm 110 KV Đại An, Nhị Chiểu; nâng công suất các trạm Phả Lại, Chí Linh; chuẩn bị đầu tư các trạm 110 KV còn lại trong quy hoạch. Xây dựng gần 300 trạm biến áp phân phối, xây dựng mới 102 km đường dây 110 – 220 KV cung cấp điện cho các trạm và tạo mạch vòng cấp điện ổn định. Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng và cải tạo 742 km đường dây hạ áp nông thôn tại 60 xã trong tỉnh thuộc dự án năng lượng nông thôn II, bàn giao lưới điện nông thôn về ngành quản lý. Chuẩn bị đầu tư trạm 110KV của tập đoàn thép Hòa Phát, nhà máy chạy than 1200 MVA tại Phúc Thành ( Kinh Môn).
Kết quả của những hoạt động đầu tư trên đã tạo được nguồn điện ổn định phục vụ đời sống dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính - viễn thông trong giai đoạn 2005-2009 được tập trung đầu tư đồng bộ và mở rộng để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân đặc biệt là các đồng bào vùng sâu vùng xa. Đến năm hết năm 2009, 100% xã trên địa bàn có máy điện thoại, đẩy mạnh phát triển cơ sơ hạ tầng mạng viễn thông nông thôn.
Cùng với công tác đầu tư cho mạng lưới bưu chính viễn thông, công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nổi bật. Các đài phát thanh huyện, thành phố đều được nâng cấp. Hệ thống truyền hình cáp được mở rộng tới 70% số hộ trên địa bàn thành phố Hải Dương, các thị trấn: Phả Lại, Sao Đỏ ( Chí Linh ), Phú Thái ( Kim Thành ), Nam Sách; cơ sở vật chất Đài Truyền hình Hải Dương cơ bản được hoàn thiện, hoàn thành và đưa vào sử dụng trường quay đa năng, đảm bảo tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Các tổng đài vệ tinh được triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hoạt động ổn định, nâng cao năng lực mạng lưới, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu phát triển thông tin viễn thông trên địa bàn trong thời gian dài.
Nhiều dịch vụ mới được đầu tư triển khai có tốc độ tăng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh… Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao thông qua dự án cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính - viễn thông bình quân hành năm đạt 5%
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin – liên lạc vẫn còn thiếu và yếu, bình quân mỗi năm chỉ chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư xã hội. Vì thế trong thời gian tới, tỉnh cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này.
d. Đầu tư phát triển hạ tầng xã hội
Trong giai đoạn 2005-2009, đầu tư phát triển hạ tầng xã hội chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của tỉnh trung bình 27,6 % một năm, chỉ xếp sau đầu tư phát triển sản xuất.
- Đầu tư phát triển Giáo dục – Đào tạo
Giáo dục và Đào tạo luôn được coi là lĩnh vực quan tâm hàng đầu của tỉnh hàng năm Vốn đầu tư cho ngành Giáo dục và Đào tạo được cung cấp từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, ODA, các chương trình mục tiêu, vốn do dân đóng góp. Trong năm năm qua, tỉnh đã kiên cố hóa cao tầng các nhà lớp học của các trường THPT công lập, xây mới trường THPT Nguyễn Trãi, Hoàng Văn Thụ, Bến Tắm. Nhiều trường dân lập và tư thục đã được đầu tư xây dựng. Năm 2006 có 6 trường dân lập và tư thục với tổng số 120 lớp, đến năm 2008 đã có 11 trường và 184 lớp học.
Tỷ lệ phòng học kiên cố bình quân các cấp đạt 74,2%…Đồ dùng dạy học, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, tăng dần số trường học có phòng học ngoại ngữ, vi tính. Số phòng thí nghiệm, phòng thư viện và hệ thốn trang thiết bị đồng bộ cùng với số lượng phòng thí nghiệm, phòng thư viện và hệ thống trang thiết bị đồng bộ cùng với sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo ngày một tăng.
Trong những năm tiếp theo, tỉnh vẫn phải tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực này nhằm nâng cao trình độ dân trí cũng như trình độ lao động của tỉnh.
- Đầu tư phát triển lĩnh vực y tế
Vốn đầu tư cho lĩnh vực này được huy động từ các nguồn như: nguồn vốn của Bộ Y tế, nguồn vốn của tỉnh, vốn của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Nhiều phòng khám và bệnh viện tư nhân được xây dựng và đầu tư trang thiết bị hiện đại để phụ vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh có 207 cơ sở khám chuyên khoa và 20 cơ sở khám đa khoa.
Trong giai đoạn này, tỉnh cũng đã đầu tư mua sắm và lắp đặt một số trang thiết bị hiện đại như các máy xét nghiệm về sinh hoá, huyết học, hồi sức cấp cứu, X-quang, siêu âm… ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện; đầu tư thêm xe cứu thương, máy đo khúc xạ mắt, monitoring theo dõi bệnh nhân…Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng tuyến. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện lao, bệnh viện phổi mới.
Tuy nhiên, những trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của ngành y tế tỉnh vẫn còn thiếu và chưa hiện đại so với các tỉnh bạn, do vậy, công tác khám chữa bệnh vẫn chưa hoàn toàn triệt để và hiệu quả cao. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất khám chữa bệnh là những vấn đề đặt ra đối với tỉnh trong giai đoạn này.
- Đầu tư cho lĩnh vực văn hoá – thông tin - thể dục thể thao: ngày càng được quan tâm chú trọng.
Lĩnh vực này thể hiện được đời sống tinh thần của nhân dân. Đời sốn vật chất được nâng cao đòi hỏi việc giải trí cũng phải được đáp ứng đầy đủ. Trong thời gian qua, tỉnh quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở . Toàn tỉnh có 10/12 huyện, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn có sân vận động trung tâm. Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 736 Nhà văn hóa thôn, khu dân cư; đang thi công công trình Thư viện tổng hợp tỉnh.
Huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp, bảo toàn nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Đền thờ nhà giáo chu Văn An, Chùa Thanh Mai, Đền cao An Phụ…; xây dựng nâng cấp hạ tầng các khu du lịch khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ.
Xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao như: xây dựng nhà ký túc xá, nhà ăn cho vận động viên của Trung tâm đào tạo vận động viên của tỉnh; đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 7 bể bơi, 1 sân golf, hàng chục sân tennis…
1.3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
1.3.1. Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1.1. Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực
Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 được thể hiện trong bảng 1.15
Bảng 1.15: Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng giá trị sản xuất
29173
36082
46175
56974
61323
-Nông- lâm – ngư nghiệp
5988
6718
7353
10174
10265
-Công nghiệp – xây dựng
17479
22257
29603
34673
36793
-Dịch vụ
5706
7107
9219
12127
14265
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương
Qua bảng 1.15 ta thấy giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương trong giai đoạn 2005- 2009 có xu hướng tăng. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng có giá trị cao nhất vì đây là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất. Đứng thứ hai là ngành dịch vụ vì đây cũng là ngành nhận được vốn đầu tư đứng thứ hai trong tổng vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực.
Để thấy rõ được điều này, ta xét cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Bảng 1.16: Cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Đợn vị: %
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng giá trị sản xuất
100
100
100
100
100
-Nông – lâm – ngư nghiệp
20,5
18,6
15,9
17,8
15,7
-Công nghiệp – xây dựng
59,9
61,7
64,1
60,9
61,0
-Dịch vụ
19,6
19,7
20,0
21,3
23,3
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương
Tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26520.doc