Hàng năm, ngành điện đã đầu tư hàng tỷ đồng nhằm nâng công suất trạm biến áp, tu sửa các đường dây điện và cải tạo, sửa chữa lưới điện. Riêng năm 2004, nhằm cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố Lạng Sơn và hai huyện Cao Lộc từ 6-10 kV lên 22 kV, Điện lực Lạng Sơn đã dùng nguồn vốn vay FIO trên 100 tỷ đồng của Phần Lan. Bên cạnh đó một số công trình nhiệt điện và thuỷ điện nhỏ được xây dựng như: Na Dương và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ ở một số huyện trong tỉnh, riêng nhà máy điện Na Dương với công suất 100MW chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7-năm 2004 đã góp phần ổn đinh và tăng khả năng cấp điện của tỉnh lên rất nhiều.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình trọng điểm nêu trên, có thể thấy ngay là rất khó có thể phân chia rạch ròi là vốn đầu tư đã được phân bổ cho ngành nào, chẳng hạn ở đây công trình thuỷ lợi xã Chiến Thắng, khu tưới tiêu Hữu Lũng, kênh mương Tà Keo được xếp vào ngành Xây dựng nhưng nó được xây dựng lên để phục vụ tưới tiêu của ngành Nông nghiệp. Như thế, đầu tư cho ngành Nông nghiệp Lạng Sơn trên thực tế sẽ cao hơn.
Do có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản, một lượng lớn vốn đầu tư đã tập trung vào ngành khai thác và chế biến. Giai đoạn 2004-2009 tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, bổ sung thêm nhiều năng lực sản xuất mới như: dây chuyền sản xuất xi măng 28 tỷ đồng, sản xuất ván tre 5,6 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất gạch tuy nen 7,5 tỷ đồng, sản xuất bao bì của xí nghiệp gỗ giấy 3 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất bia hơi 15 tỷ đồng, xây dựng Nhà máy xi măng Đồng Bành công suất 91 vạn tấn/ năm, Nhà máy xi măng Hồng Phong công suất 8,5 vạn tấn/năm, Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100MW… Bên cạnh đó, đa dạng hoá quy mô và cơ cấu ngành nghề, đưa thêm vào một số ngành nghề mới như: lắp ráp điện tử, điện lạnh, sản xuất động cơ điện, linh kiện xe máy, đồ nhựa…
Như vậy cơ cấu đầu tư trong nội tại ngành Công nghiệp có những điều chỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả cao như sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp hàng cơ khí điện tử và hàng tiêu dùng. Tuy vậy, công nghiệp Lạng Sơn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh (21,4 % trong tổng GDP). Sản xuất chưa ổn định, quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu, hơn nữa các doanh nghiệp công doanh cỡ nhỏ của khu vực Nhà nước làm ăn còn kém hiệu quả và hoạt động cầm chừng. Do đó, hướng đầu tư sắp tới là phải đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cấp và tận dụng các cơ sở sản xuất đã có.
Trong giai đoạn 2004-2009, vốn đầu tư phát triển phân theo từng nội dung cụ thể của đầu tư được biểu hiện tại bảng 1.17:
Bảng 1.15: Vốn đầu tư phát triển phân theo tưng nội dung của đầu tư trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Sản xuất kinh doanh
1362.6
981.9
1175.7
2011.9
2583.4
3048.3
Khoa học kỹ thuật
1.8
0.7
0.9
1.1
1.7
2.1
Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật
101.5
98.9
177.7
254.5
333.2
426,7
Hạ tầng xã hội
790.1
684.5
598.7
592.5
911.7
1242
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Bảng 1.16: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo từng nội dung cụ thể của đầu tư trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Sản xuất kinh doanh
61
56
60
60
67
64,6
Khoa học kỹ thuật
0.08
0.03
0.05
0.05
0.04
0.04
Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật
4
5
9
9
9
9
Hạ tầng xã hội
35
39
31
31
24
26.32
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Trên cơ sở những số liệu ở trên, ta sẽ đi vào xem xét thực trạng đầu tư phát triển của từng nội dung cụ thể như sau:
Qua hai bảng số liệu trên, ta nhận thấy nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ở Lạng Sơn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trung bình là 61,3%/năm ), bên cạnh đó nguồn vốn này cũng có sự gia tăng liên tục về con số tuyệt đối: năm 2004 là 1362,6 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 3048,3 tỷ đồng. Đây cũng chính là khu vực đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đầu tư cho sản xuất kinh doanh gắn liền với đầu tư cho 3 ngành là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong phần cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành, ta đã phân tích khá chi tiết về đầu tư phát triển của các ngành trên, do đó ta sẽ chủ yếu tập trung phân tích hai nội dung còn lại là: đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của tỉnh giai đoạn 2004-2009 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ( chưa đến 0,01% ). Năm 2004, lượng vốn đầu tư đạt cao nhất với 1,8 tỷ đồng, còn lại các năm khác trung bình khoảng 0,9 tỷ đồng/năm. Trong hai năm gần đây, nguồn vốn này đã có xu hướng tăng lên: năm 2008 là 1,7 và năm 2009 là 2,1 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động khoa học công nghệ đã và đang được quan tâm nhiều hơn.
Với sự đầu tư kinh phí thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, sở Khoa học công nghệ đã phối hợp với các sở, ban, ngành khác nghiên cứu, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào nghiên cứu những giống cây con như giống thuốc lá, giống nấm ăn, nấm dược liệu, giống bạch đằng, giống keo lai (toàn tỉnh hiện có 82 vườn ươm nhân giống vừa và nhỏ trải đều các huyện, thị); lĩnh vực chế biến bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch như: bảo quản quýt Bắc Sơn, chế biến sữa đậu nành, khoai tây, khoai môn chiên chân không, bảo quản hồi sau thu hoạch, xây dựng mô hình kinh tế trang trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi…
Trong ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn này cũng được tỉnh đầu tư nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong công nghệ đúc gang, thép chịu mài mòn, tinh chế chì và tách vàng, bạc bằng phương pháp gia nhiệt; cải tiến máy cày, áp dụng cơ giới hoá sản xuất trên đồng ruộng; ứng dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho những vùng khó khăn chưa có lưới điện…
Với nhận thức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều dự án như dự án đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho hơn 100 cán bộ trong tỉnh; dự án tin học hoá quản lý Nhà nước; dự án nối mạng giữ Tỉnh uỷ với Trung ương Đảng và các huyện, giữa Uỷ bản nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính Phủ… Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng và duy trì Website nhằm giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ nhằm tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học – công nghệ, các quy trình kỹ thuật tiên tiến cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có nhu cầu.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì vốn đầu tư như vậy vẫn còn quá nhỏ bé, bởi khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vây, muốn cho khoa học kỹ thuật xâm nhập sâu hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống xã hội cần phải đầu tư hơn nữa cho các công tác nghiên cứu, ứng dụng đồng thời có những chính sách phù hợp thu hút nhân tài về làm việc và phục vụ cho tỉnh.
Trong những năm 2004-2009, vốn đâu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của tỉnh tăng qua các năm, tỷ trọng chiếm thường từ 7-8%, trừ hai năm 2004 và 2005 tỷ trọng tụt xuống chỉ còn 4-5%. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tăng cường và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác cho tỉnh.
a. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cần phải đi trước một bước. Lĩnh vực này phát triển sẽ góp phần kích thích sự phát triển của các lĩnh vực khác.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn 2004-2009 tỉnh đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giao thông vận tải.
Đối với lĩnh vực giao thông, trong giai đoạn này, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng động lực kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, cửa khẩu.
Biểu hiện là một loạt những dự án từ các nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư cho khu vực biên giới, vốn ODA, vốn do dân đóng góp… xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong tỉnh đã được triển khai trong giai đoạn này: dự án đường quôc lộ 1A,1B,4A,4B,279, đường Bà Triệu, cầu vượt ga Đồng Đăng, đường giao thông nông thôn, đường lên khu nghỉ mát Mẫu Sơn, đường Lũng Vài – Bình Độ, đường Pác Ve – Ba Xã, đường Cao Lộc – Ba Sơn, đường Pắc Luống – Tân Thanh,… đặc biệt là các con đường đi ra 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia. Một điểm nổi bật là kể từ năm 2001, tỉnh đã thực hiện cơ chế làm đường giao thông nông thôn bằng xi măng theo phương châm: Nhà nước cấp xi măng đến tận nơi, nhân dân đóng góp vật liệu xây dựng. Nhờ vậy, đã có rất nhiều con đường bê tông xi măng sạch đẹp ra đời, nổi bật nhất là các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn.
Không chỉ đầu tư xây dựng những con đường chính mà nhiều cầu cống trên các trục đường giao thông vào đến trung tâm xã của tất cả các huyện, thành phố Lạng Sơn, trong đó có các xã vùng sâu, vùng xa và biên giới đều được xây dựng. Tiêu biểu là hệ thống cầu lớn vượt sông Kỳ Cùng như cầu Pò Lọi, cầu Khánh Khê, cầu Bản Trại, cầu Đông Kinh, Bình Độ, Bản Chu… Những cây cầu này đi vào hoạt động đã chấm dứt tình trạng ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Về lĩnh vực vận tải, trong giai đoạn 2004-2009, Lạng Sơn đã đầu tư củng cố các bến xe, nâng cấp chất lượng vận tải, hệ thống các trạm thu phí, trạm kiểm soát, trạm đăng kiểm... Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư củng cố 2 cơ sở đào tạo lái xe ô tô các hạng, tăng cường các phong trào tuyên truyền phổ biến an toàn giao thông cho dân cư trong tỉnh.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện theo hình thức đấu thầu và chủ yếu là chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa minh bạch, cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông vận tải vẫn còn rất lớn trong khi vốn đầu tư cho khu vực này hiện nay chỉ chiếm khoảng 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt khi đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được triển khai trong những năm sắp tới thì vấn đề huy động nguồn vốn cho lĩnh vực này lại càng trở nên cấp bách.
b. Đầu tư cho thuỷ lợi và thoát nước đô thị
Đối với lĩnh vực thuỷ lợi: Muốn nông nghiệp phát triển thì hệ thống thuỷ lợi là vấn đề phải quan tâm hàng đầu. Xác định rõ điều đó, trong những năm vừa qua, tỉnh có chủ trương tập trung đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu, kiên cố hoá một số hệ thống kênh mương, đê điều. Đặc biệt những vùng chuyên canh trồng chọt, chăn nuôi được ưu tiên đầu tư nhiều thuộc địa bàn các huyện như Hữu Lũng, Chi Lăng, Đình Lập, Bắc Sơn…
Bảng 1.19: Vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi của Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn đầu tư cho thuỷ lợi
3.8
4.5
6.9
7.7
7.8
8.2
Nguồn: Phòng Nông – Lâm, sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn
Vốn đầu tư của tỉnh cho thuỷ lợi giai đoạn 2004-2009 đạt 38,9 tỷ trung bình mỗi năm tỉnh đầu tư khoảng hơn 6,5 tỷ cho lĩnh vực này. Nguồn vốn được huy động từ: vốn đầu tư qua các Bộ, Ngành Trung ương, ngân sách địa phương đầu tư, vốn phục vụ sự nghiệp thuỷ lợi, vốn huy động dân đóng góp…
Những công trình được đầu tư xây mới, sửa chữa và nâng cấp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn này như: An Rinh- Lệ Minh huyện Cao Lộc, Văn An, Xuân Mai huyện Văn Quan; Hội Hoan, huyện Văn Lãng; Bản Nằm huyện Tràng Định; Kai Hiển, Xuân Giang huyện Hữu Lũng… đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình thuỷ điện mới, củng cố, nâng cấp, kiên cố hoá các công trình hồ đập đảm bảo nước tưới cho diện tích 56% cây lương thực
Đối với lĩnh vực cấp thoát nước, trong giai đoạn 2004-2009, tỉnh liên tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường ống dẫn nươc. Trong đó, đã hoàn thành dự án cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Lạng Sơn với tổng giá trị dự án là 8,9 triệu Franc bằng nguồn tài trợ ODA (Pháp). Đặc biệt, tỉnh còn đầu tư hàng tỷ động nâng công suất nhiều trạm bơm từ 1.100 m3/ngày đêm lên 1.900m3/ngày đêm, cải tạo lăp đặt 50km chiều dài đường ống các loại, thay thế cải tạo 3.500 đồng hồ đo nước. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động đầu tư kể trên thì cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống các công trình thoát nước ở Khu vực thành phố, thị trấn vẫn chưa thực sự đồng bộ, nhiều nơi hệ thống cống, vỉa hè, rãnh thoát chưa có hoặc xuống cấp. Hệ thốn thoát nước và xử lý rác thải ở Lạng Sơn chưa hoàn chỉnh gây nguy cơ ô nhiễm cao.
c. Đầu tư phát triển hệ thống điện lưới quốc gia
Trong giai đoạn này, Lạng Sơn đã tiến hành đầu tư mở rộng hệ thống lưới điện quốc gia, cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố, triển khai mở rộng mạng lưới điện để có năng lực tương đương với hệ thống lưới điện của tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc ) và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh điện…
Hàng năm, ngành điện đã đầu tư hàng tỷ đồng nhằm nâng công suất trạm biến áp, tu sửa các đường dây điện và cải tạo, sửa chữa lưới điện. Riêng năm 2004, nhằm cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố Lạng Sơn và hai huyện Cao Lộc từ 6-10 kV lên 22 kV, Điện lực Lạng Sơn đã dùng nguồn vốn vay FIO trên 100 tỷ đồng của Phần Lan. Bên cạnh đó một số công trình nhiệt điện và thuỷ điện nhỏ được xây dựng như: Na Dương và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ ở một số huyện trong tỉnh, riêng nhà máy điện Na Dương với công suất 100MW chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7-năm 2004 đã góp phần ổn đinh và tăng khả năng cấp điện của tỉnh lên rất nhiều.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hệ thống điện lưới quốc gia đã mở rộng đến 223 xã, chiếm 99,1%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện tăng lên đến 91,5% năm 2009. Ngoài ra, đối với một số xã vùng xa, nơi gần sông suối, nhân dân được hỗ trợ sử dụng thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống khoảng 8610 hộ. Bên cạnh đó, để giúp các địa phương giảm giá bán điện, hàng năm, Điện lực Lạng Sơn đã đầu tư 100 triệu đồng mở lớp đào tạo thợ điện nông thôn; tuyên truyền, hướng dẫn về sử dụng an toàn điện tại các thôn, xã; quản lý hỗ trợ kiểm định công tơ…
Kết quả của những hoạt động đầu tư trên đã tạo được nguồn điện ổn định phục vụ đời sống dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh.
d. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính - viễn thông trong giai đoạn 2004 - 2009 được tập trung đầu tư đồng bộ và mở rộng để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân đặc biệt là các đồng bào vùng sâu vùng xa. Đến năm hết năm 2009, 100% xã trên địa bàn có máy điện thoại, đẩy mạnh phát triển cơ sơ hạ tầng mạng viễn thông nông thôn. Ngoài ra, mạgn viễn thông biên giới đã vươn ra 12/12 đồn biên phòng, 21/21 xã biên giới đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ an ninh quốc phòng.
Cùng với công tác đầu tư cho mạng lưới bưu chính viễn thông, công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nổi bật. Trong giai đoạn 2004-2009, hầu hết các công trình thuộc dự án mở rộng dung lượng hệ thống tổng đài VK thêm 15.488 line đã được hoàn thành. Các tổng đài vệ tinh được triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hoạt động ổn định, nâng cao năng lực mạng lưới, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu phát triển thông tin viễn thông trên địa bàn trong thời gian dài.
Nhiều dịch vụ mới được đầu tư triển khai có tốc độ tăng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh… Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao thông qua dự án cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính - viễn thông bình quân hành năm đạt trên 20%.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin – liên lạc vẫn còn thiếu và yếu, bình quân mỗi năm chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội.
Trong giai đoạn 2004-2009, đầu tư phát triển hạ tầng xã hội chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của tỉnh trung bình 31% một năm, chỉ xếp sau đầu tư phát triển sản xuất.
1.2.4.3. Ngành Dịch vụ - du lịch
Dịch vụ là khu vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong giai đoạn 2004-2009, điều này cũng dễ hiểu đối với một tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Với những lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên trục đường giao thông thuận lợi lại tiếp giáp với Trung Quốc – một đất nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ - nên Lạng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch.
Qua bảng 1.11 và 1.12, ta nhận thấy trung bình mỗi năm, khu vực này nhận được hơn 1100 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ so với tổng vốn đầu tư của cả tỉnh ( tỷ trọng bình quân mỗi năm là 45% ). Nhìn chung, lượng vốn này khá ổn định và duy trì ở mức khá cao, năm có tỷ trọng cao nhất là năm 2005 tuy nhiên năm 2004 là năm có tổng vốn cao nhất. Nhưng năm 2009 vốn đầu tư cho khu vực Dịch vụ giảm sút mạnh chỉ còn 846 tỷ đồng và chiếm 17,56 nguyên nhân do sự gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư dành cho công nghiệp và xây dựng.
Đối với ngành Thương mại, tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên cố với quy mô khá lớn các chợ, trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố và các khu vực cửa khẩu ( chợ Đông Kinh, Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Tân Thanh, Phú Lộc,….), củng cố và xây dựng mới kiên cố và bán kiên cố các chợ ở thị trấn, trung tâm cụm xã và xã. Triển khai dự án xây dựng chợ đầu mối nông lâm sản và hoa quả cửa khẩu Tân Thanh. Đến nay, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh vao gồm 65 chợ các loại, trong đó: 23 chợ kiên cố, chiếm 32,3%; 8 chợ bán kiên cố, chiếm 12,3 %; 12 chợ lều quán, chiếm 20% và 22 chợ ngoài trời, chiếm 35,4%; về cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của người dân địa phương và khách du lịch.
Tập trung đầu tư phát triển mạnh một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên lợi thế sẵn có của tỉnh, hàng thủ công mỹ nghệ và một số nông sản chế biến khác.
Đối với ngành du lịch, nguồn vốn từ khu vực tư nhân đã tích cực đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí như khu sân golf và vui chơi giải trí, công viên Hồ Phai Loạn,…tạo ra diện mạo mới trong phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó là việc đầu tư hình thành một số khu du lịch như cụm văn hoá du lịch Nhị - Tam Thanh, Thành nhà Mạc, cụm du lịch Mẫu Sơn, khu du lịch Đèo Giang – Văn Vỉ, khu du lịch sinh thái Hồ Nà Nầm và các tuyến du lịch biên giới.
Đối với ngành tài chính, ngân hàng, trong những năm vừa qua, tỉnh đã mở rộng và hiện đại hoá hệ thống tài chính, ngân hàng trên địa bàn tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới các chi nhánh hoạt động đến các huyện, các khu kinh tế cửa khẩu và các điểm dân cư tập trung. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung kiện toàn, củng cố, sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu, chi Ngân sách. Cách ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng đầu tư cho công tác tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: thanh toán điện tử, thanh toán quốc tế, chi trả tiền kiều hối,… đồng thời phát triển các dịch vụ mới như phát triển và mở rộng mạng lưới ATM, các loại thẻ thanh toán quốc tế, …
1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004 – 2009
1.3.1. Kết quản của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế.
1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Tình hình khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn trong giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.18: Khối lượng vốn đầu tư phát triên kinh tế thực hiện của Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Giá hiện hành)
Năm
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng vốn đầu tư
Tỷ đồng
2256
1800
2218
2860
3830
4826
Vốn đầu tư thực hiện
Tỷ đồng
1904.1
1471
1884
2523
3355
4256
Vốn đầu tư dở dang
Tỷ đồng
351.9
328.9
328.1
337.5
474.9
570
Tỷ lệ VĐT thực hiện/VĐT
%
84.4
83.3
87.2
88.2
87.6
88,19
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004-2009
của UBND tỉnh Lạng Sơn
Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư thực hiện ở Lạng Sơn có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên không ở mức cao. Bình quân trong tám năm qua, vốn đầu tư thực hiện đạt 84,6%, trong đó hai năm gần đây đạt mức cao nhất: năm 2008 đạt 87,6%, năm 2009 đạt 88,19%. Nhưng cùng với đó, vốn đầu tư dở dang cuối kỳ cũng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2004 là 351,9 tỷ đồng chiếm 15,59% thì đến năm 2009 là 570 tỷ đồng chiếm 11,81%. Mức tăng này là do năng lực xây dựng cơ bản của tỉnh có hạn không đáp ứng kịp với sự tăng của vốn đầu tư, hơn nữa khối lượng xây dựng dở dang năm trước chuyển sang lớn nên khối lượng vốn xây dựng cuối kỳ trong các năm lớn. Vì vậy, trong giai đoạn tới Lạng Sơn cần phải quan tâm tiến hành dứt điểm và nhanh chóng các công trình cần huy động nhanh để giảm vốn ứ đọng giúp vốn đầu tư nhanh chóng phát huy tác dụng.
1.3.1.2. Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho họat động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.
a. Giá trị tài sản cố định huy động
Bảng 1.19: Giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
( đơn vị: tỷ đồng )
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nông-lâm-ngư nghiệp
53
83
61
92
115
164
Công nghiệp- xây dựng
49
224
145
362
382
423
Dịch vụ
41
174
88
141
263
298
Vận tải
49
98
247
296
310
406
Các ngành khác
485
1253.7
1116
1312
1413
1578
Tổng số
677
1832.7
1657
2203
2483
2869
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Qua bảng 1.19 ta thấy năm 2004 có tổng giá trị tài sản cố định huy động là thấp nhất 667 tỷ đồng đến năm 2009 con số này đã là 2869 tỷ đồng. Nhưng các năm khác tổng giá trị tài sản cố định lại tăng khá đồng đều không chênh lệch nhiều. Nguyên nhân do tài sản cố định chỉ được tính thêm khi bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn nhưng tài sản cố định mới tăng thấp do chưa hoàn thành công trình, vốn đầu tư thực hiện dở dang. Mặt khác ở những phần trước đã đề cập đến tình trạng nợ xây dựng cơ bản của Lạng Sơn trước năm 2005, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn này.
Bảng 1.20: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(đơn vị: %)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
7.83
4.53
3.68
4.18
4.63
5,72
Công nghiệp-Xây dựng
7.24
12.2
8.75
16.4
15.4
14,74
Dịch vụ
6.06
9.49
5.31
6.4
10.6
10,4
Giáo dục - Đào tạo
1.77
0.55
1.69
1.54
1.57
1,46
Vận tải
7.24
5.35
14.9
13.4
12.5
14,15
Các ngành khác
69.89
67.9
65.66
57.64
55.38
53,53
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Trong giai đoạn này các ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng tài sản cố định như ngành công nghiệp xây dựng từ 7,24% năm 2004 lên 14,74% năm 2009, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số nhà máy công nghiệp lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó là sự gia tăng của các ngành như dịch vụ và vận tải, đây cũng là nhóm ngành đóng góp lớn cho GDP của Lạng Sơn. Một số ngành có xu hướng giảm về tỷ trọng như ngành Nông Nghiệp, giáo dục, y tế xã hội… nhưng về giá trị tuyệt đối thì các ngành này không giảm mà tăng đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành giáo dục và y tế thì đó là kết quả của những chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ trường tranh tre nứa lá, nâng cao sức khoẻ cho người dân…
b. Năng lực sản xuất tăng thêm
Trong ngành Nông nghiệp, sản lượng lương thực đều tăng qua các năm bình quân đạt 231,3 nghìn tấn/năm, cùng với nó là sự gia tăng của sản lượng cây công nghiệp như mía, chè, thuốc lá. Với các chương trình trồng rừng hàng năm được triển khai thực hiện cũng khiến cho diện tích rừng trồng mới mỗi năm tăng lên bình quân tăng 10915 ha/năm. Như vậy tuy tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm dần mỗi năm nhưng năng lực sản xuất vẫn tăng lên đáng kể.
Vơi mức vốn đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đầu tư của tỉnh, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp cũng gia tăng qua các năm. Đáng chú ý nhất là ngành xi măng, ván sàn tre, gạch nung, đá xây dựng có năng lực sản xuất hàng năm tăng lên khá cao. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi một loạt những dự án đầu tư được triển khai, hoàn thành và đưa vào sử dụng cùng với nhiều dự án mua sắm những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất.
Cùng với nông nghiệp, công nghiệp thì dịch vụ cũng nâng cao năng lực sản xuất của mình qua mỗi năm, biểu hiện ở một số chỉ tiêu về các lĩnh vực vận tải, du lịch, thương mại.
Những nhận xét trên được thể hiện rõ trong những số liệu của bảng 1.21 như sau:
Bảng 1.21 Năng lực sản xuất tăng thêm của một số sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112069.doc