Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp

Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành công nghiệp tăng từ 5,04% năm 2001 lên 15,4 % năm 2008, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số nhà máy công nghiệp lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng về tỷ trọng của ngành dịch vụ từ 5,42% năm 2001 lên 10,6% năm 2008, đây cũng là nhóm ngành đóng góp rất lớn cho GDP của Lạng Sơn (Từ 30-40% GDP mỗi năm). Một số ngành có xu hướng sụt giảm về tỷ trọng là ngành nông nghiệp, giáo dục xã hội, y tế nhưng về số tuyệt đối thì giá trị tài sản cố định mà những ngành này tạo ra lại không hề giảm, trái lại còn gia tăng và tăng khá đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản, Còn với ngành giáo dục và y tế thì đó là kết quả của những chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ trường tranh tre nứa lá, nâng cao sức khoẻ cho người dân

doc83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g gia tăng hàng năm. Vốn được cung cấp từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, ODA, các chương trình mục tiêu, vốn do dân đóng góp… Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư cho lĩnh vực này đạt 900 tỷ đồng, năm 2008 tăng gấp 24 % so với năm 2001, bình quân mỗi năm tăng lên 17%. Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các khu vực như sau: - Khu vực I ( vùng có kinh tế - xã hội tương đối phát triển): 33% - Khu vực II ( vùng có kinh tế - xã hội tương đối khó khăn ): 21% - Khu vực III ( vùng có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ):46% Với lượng vốn đầu tư như vậy, trong tám năm qua, tỉnh đã nâng cấp và xây dựng mới các trường THPT như: Chu Văn An, Lộc Bình, Bình Gia, Bắc Sơn, trung học Y tế, Đình Lập, Sư phạm…Đồ dùng dạy học, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, tăng dần số trường học có phòng học ngoại ngữ, vi tính. Số phòng thí nghiệm, phòng thư viện và hệ thốn trang thiết bị đồng bộ cùng với số lượng phòng thí nghiệm, phòng thư viện và hệ thống trang thiết bị đồng bộ cùng với sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo ngày một tăng. b. Đầu tư phát triển lĩnh vực y tế Tổng vốn đầu tư chi cho y tế ngày càng được quan tâm đúng mức, vốn chi của năm sau luôn cao hơn năm trước, tổng vốn đầu tư cả giai đoạn đạt 1000 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách địa phương chiếm 77%, vốn từ các chương trình mục tiêu chiếm 8%, vốn Xây dựng tập trung chiếm 15%. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này được huy động từ các nguồn như: nguồn vốn của Bộ Y tế, nguồn vốn của tỉnh, vốn của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Nhờ vậy, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được bổ sung, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trong giai đoạn này, tỉnh cũng đã đầu tư mua sắm và lắp đặt một số trang thiết bị hiện đại như các máy xét nghiệm về sinh hoá, huyết học, hồi sức cấp cứu, X-quang, siêu âm… ở cả tuyển tỉnh và tuyến huyện; đầu tư thêm xe cứu thương, máy đo khúc xạ mắt, monitoring theo dõi bệnh nhân… Tuy nhiên, những trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của ngành y tế tỉnh vẫn còn thiếu và chưa hiện đại so với các tỉnh bạn, do vậy, công tác khám chữa bệnh vẫn chưa hoàn toàn triệt để và hiệu quả cao. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất khám chữa bệnh là những vấn đề đặt ra đối với tỉnh trong giai đoạn này. c. Đầu tư cho lĩnh vực văn hoá – thông tin - thể dục thể thao Lĩnh vực này trong giai đoạn 2001-2008 nhận được số vốn đầu tư vào khoảng 2000 tỷ đồng. Trong đó, hàng năm Thể dục - Thể thao được đầu tư khoảng 5-6 tỷ đồng, còn lại được tập trung đầu tư cho lĩnh vực văn hoá thông tin, đặc biệt là phát thanh truyền hình. Nhiều di sản văn hoá được đầu tư khôi phục và khai thác như: Thành Nhà Mạc, các động Nhất-Nhị-Tam Thanh,…Công tác phát thanh truyền hình được quan tâm đầu tư vào các trạm phát lại và phương tiện nghe nhìn. Xây dựng mới sân vận động Đông Kinh, nâng cấp trung tâm thể thao tỉnh, tổ chức các hoạt động thể thao… 1.3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư ở Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 1.3.1. Một số kết quả của hoạt động đầu tư phát triển 1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện Tình hình khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn trong giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 1.20 sau: Bảng 1.21: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn  giai đoạn 2001-2008 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư ( Tỷ đồng ) 1381 1744 2023 2256 1766 1953 2860 3830 Vốn đầu tư thực hiện ( Tỷ đồng ) 1132 1447.5 1723.6 1904.1 1471 1625 2523 3355 Vốn đầu tư dở dang ( Tỷ đồng ) 249 296.5 299.4 351.9 294.9 328.1 337.5 474.9 Tỷ lệ VĐT thực hiện/VĐT (%) 82 83 85.2 84.4 83.3 83.2 88.2 87.6  Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lạng Sơn các năm 2001-2008 Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư thực hiện ở Lạng Sơn có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên không ở mức cao. Bình quân trong tám năm qua, vốn đầu tư thực hiện đạt 84,6%, trong đó hai năm gần đây đạt mức cao nhất: năm 2007 đạt 88,2%, năm 2008 đạt 87,6%. Nhưng cùng với đó, vốn đầu tư dở dang cuối kỳ cũng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2001 là 249 tỷ đồng chiếm 18% thì đến năm 2008 là 474,9 tỷ đồng chiếm 12,4%. Mức tăng này là do năng lực xây dựng cơ bản của tỉnh có hạn không đáp ứng kịp với sự tăng của vốn đầu tư, hơn nữa khối lượng xây dựng dở dang năm trước chuyển sang lớn nên khối lượng vốn xây dựng cuối kỳ trong các năm lớn. Vì vậy, trong giai đoạn tới Lạng Sơn cần phải quan tâm tiến hành dứt điểm và nhanh chóng các công trình cần huy động nhanh để giảm vốn ứ đọng giúp vốn đầu tư nhanh chóng phát huy tác dụng. 1.3.1.2. Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho họat động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế a. Giá trị tài sản cố định huy động Bảng 1.22: Giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông-lâm-ngư nghiệp 51 37 30 53 83 61 92 115 Công nghiệp- xây dựng 40 69 40 49 224 145 362 382 Dịch vụ 43 53 26 41 174 88 141 263 Giáo dục - Đào tạo 28 14 10 12 10 28 34 39 Vận tải 115 236 44 49 98 247 296 310 Y tế - xã hội 29 87 3 4 3.7 11 14 12 Các ngành khác 488 665 399 469 1240 1077 1264 1362 Tổng số 794 1161 552 677 1832.7 1657 2203 2483 Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn Qua bảng 1.21, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2001 con số này mới chỉ dừng lại ở 794 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên đến 2483 tỷ đồng. Tuy vậy, giá trị này lại giảm trong những năm 2003 và 2004, nguyên nhân là do tài sản cố định chỉ được tính thêm khi bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn nhưng tài sản cố định mới tăng thấp do chưa hoàn thành công trình, vốn đầu tư thực hiện dở dang. Mặt khác ở những phần trước đã đề cập đến tình trạng nợ xây dựng cơ bản của Lạng Sơn trước năm 2005, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn này. Bảng 1.23: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 Đơn vị:% Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 6.42 3.19 5.43 7.83 4.53 3.68 4.18 4.63 Công nghiệp-Xây dựng 5.04 5.94 7.25 7.24 12.2 8.75 16.4 15.4 Dịch vụ 5.42 4.57 4.71 6.06 9.49 5.31 6.4 10.6 Giáo dục - Đào tạo 3.53 1.21 1.81 1.77 0.55 1.69 1.54 1.57 Vận tải 14.5 20.3 7.97 7.24 5.35 14.9 13.4 12.5 Y tế - xã hội 3.65 7.49 0.54 0.59 0.2 0.66 0.64 0.48 Các ngành khác 61.5 57.3 72.3 69.3 67.7 65 57.4 54.9 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành công nghiệp tăng từ 5,04% năm 2001 lên 15,4 % năm 2008, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số nhà máy công nghiệp lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng về tỷ trọng của ngành dịch vụ từ 5,42% năm 2001 lên 10,6% năm 2008, đây cũng là nhóm ngành đóng góp rất lớn cho GDP của Lạng Sơn (Từ 30-40% GDP mỗi năm). Một số ngành có xu hướng sụt giảm về tỷ trọng là ngành nông nghiệp, giáo dục xã hội, y tế nhưng về số tuyệt đối thì giá trị tài sản cố định mà những ngành này tạo ra lại không hề giảm, trái lại còn gia tăng và tăng khá đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành giáo dục và y tế thì đó là kết quả của những chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ trường tranh tre nứa lá, nâng cao sức khoẻ cho người dân… b. Năng lực sản xuất tăng thêm Trong ngành Nông nghiệp, sản lượng lương thực đều tăng qua các năm bình quân đạt 231,3 nghìn tấn/năm, cùng với nó là sự gia tăng của sản lượng cây công nghiệp như mía, chè, thuốc lá. Với các chương trình trồng rừng hàng năm được triển khai thực hiện cũng khiến cho diện tích rừng trồng mới mỗi năm tăng lên bình quân tăng 10915 ha/năm. Như vậy tuy tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm dần mỗi năm nhưng năng lực sản xuất vẫn tăng lên đáng kể. Vơi mức vốn đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đầu tư của tỉnh, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp cũng gia tăng qua các năm. Đáng chú ý nhất là ngành xi măng, ván sàn tre, gạch nung, đá xây dựng có năng lực sản xuất hàng năm tăng lên khá cao. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi một loạt những dự án đầu tư được triển khai, hoàn thành và đưa vào sử dụng cùng với nhiều dự án mua sắm những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp thì dịch vụ cũng nâng cao năng lực sản xuất của mình qua mỗi năm, biểu hiện ở một số chỉ tiêu về các lĩnh vực vận tải, du lịch, thương mại. Những nhận xét trên được thể hiện rõ trong những số liệu của bảng 1.23 như sau: Bảng 1.24 : Năng lực sản xuất tăng thêm của một số sản phẩm và lĩnh vực trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Nông nghiệp 1.1 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn 235.3 235.3 252.4 265.8 278.6 258.5 288.1 297.6 1.2 Sản luợng một số cây công nghiệp 1.2.1 Mía Nghìn tấn 11 11 9.5 7.3 7 6.6 8.5 9 1.2.2 Thuốc lá Nghìn tấn 4.3 4.4 3.8 3.4 4.7 7.4 6.3 6.7 1.2.3 Đậu tương Nghìn tấn 2.5 2.6 2.3 2.8 3.4 2.1 3 3.4 1.3 Thuỷ sản Tấn 741 780 830 884 896 950 984 1056 1.4 Diện tích rừng trồng mới Ha 7780 11193 14871 13311 10650 9650 9870 10000 2 Công nghiệp 2.1 Xi măng 1000 tấn 166.2 184.1 199.3 197.6 212 214 218 220 2.2 Gạch nung triệu viên 96 118 120 118 115 140 155 160 2.3 Gạch bê tông triệu viên 1.2 1.5 1.5 13.47 17 14 15 15 2.4 Đá xây dựng 1000 m3 630 742 901 633 750 850 915 950 2.5 Ván sàn tre 1000 m2 8 9 12.5 10 10 12 13 14 3 Dịch vụ 3.1 Khối lượng luân chuyển hảng hoá 1000 TKm 51428 77247 84435 80900 88982 90880 97685 105668 3.2 Tổng lượng khách du lịch 1000 lượt 215 520 543 721 935 1023 1199 1300 3.3 Mức bán lẻ hàng hóa tỷ đồng 1200 1595 1992 2394 2616 2985 3185 3640 Nguồn: Báo cáo tỉnh hình thực hiện kế hoạch phát triển  kinh tế-xã hội Lạng Sơn các năm 2001-2008 1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế a. GDP và nhịp độ tăng trưởng GDP  Tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Nó thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP có thể cho ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế: đang thu hẹp hay mở rộng, đang phát triển hay suy thoái… Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Trước hết, ta xem xét đến GDP và tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn từ năm 2001 đến năm 2008: Bảng 1.25: GDP của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP ( tỷ đồng ) 2468 2743 3077 3694 4323 5078 6027 7857 Tốc độ tăng (%) 10.75 9.13 10.02 10.03 10.26 10.34 11.58 11.31 Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước giai đoạn 2001-2008 và định hướng đầu tư trong giai đoạn tới Qua bảng trên ta thấy trong những năm vừa qua, GDP của Lạng Sơn liên tục gia tăng, nếu năm 2001 là 2468 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã đạt mức 7857 tỷ đồng ( gấp hơn 3 lần ). Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cũng khá ổn định và đạt mức khá cao trung bình 10,43%/năm, có xu hướng tăng theo thời gian. Đây là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế tỉnh nhà. Hình 1.2: Tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn so với cả nước từ năm 2001 đến năm 2008 Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới; Tổng cục Thống kê Nếu so sánh với tốc độ tăng GDP của cả nước có thể  thấy tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của cả nước. Đặc biệt trong năm 2008 khi mà GDP của cả nước sụt giảm chỉ còn 6,5% thì tốc độ tăng GDP của Lạng Sơn vẫn cao ( đạt 11,31%). GDP tăng lên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân rất quan trọng phải kể đến đó là sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư như đã nói ở trên. Theo nhận định của các chuyên gia thì trong ba yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng GDP của Việt Nam trong thời kỳ 1998-2002 thì vốn chiếm đến 57,4%, 2003-2006 vốn chiếm 52,7% ( theo Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế và Thời báo kinh tế Việt Nam ). Như vậy, có thế nói nếu không có một mức độ gia tăng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn cao như đã phân tích ở phần 1.2.1 thì Lạng Sơn khó có thể đạt mức tăng trưởng cao như vậy. b. Hệ số ICOR Hệ số ICOR ( Incremental Capital Ouput Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng ) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng trong kỳ. Như vậy, khi một đồng vốn bỏ ra để đầu tư có đạt được hiệu quả hay không sẽ được phản ánh trong hệ số ICOR. Bảng 1.26: ICOR của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (%) 0.56 0.64 0.66 0.61 0.41 0.38 0.47 0.49 Tốc độ tăng GDP (%) 10.75 9.13 10.02 10.03 10.26 10.34 11.58 11.31 ICOR 5.2 7.01 6.59 6.08 3.996 3.68 4.06 4.33  Nguồn: Tính toán từ số liệu trong báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy hệ số ICOR của tỉnh Lạng Sơn có sự biến động qua mỗi năm, nếu năm 2001 con số này dừng lại ở 5,2 thì đến năm 2002 đã tăng lên đến 7,01, năm 2002 tuy có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao là 6,59, năm 2004 là 6,08, đến năm 2005 ICOR của Lạng Sơn giảm xuống gần một nửa so với năm trước còn 3,996, tiếp đó lại giảm xuống còn 3,68, trong hai năm cuối của giai đoạn này ICOR tăng trở lại là 4,06 và 4,33 tương ứng với năm 2007 và 2008. ICOR trung bình từ 2001-2008 là 5,11, một con số khá cao. Hình 1.3: ICOR của Lạng Sơn so với cả nước giai đoạn 2001-2008 Nguồn: Báo cáo về tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới; bài viết Tiết kiệm - Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (tác giả Nguyễn Ngọc Sơn) Từ năm 2001 đến năm 2004, ICOR của Lạng Sơn ở mức cao so với cả nước, trong những năm tiếp theo của giai đoạn này, ICOR của Lạng Sơn lại giảm xuống và duy trì ở mức thấp so với cả nước. Nhìn vào đồ thị, nếu ICOR của cả nước không có nhiều biến động và tăng dần qua các năm thì ICOR của Lạng Sơn lại biến động khá nhiều và chưa định hình một động thái thật sự rõ rệt. Bây giờ ta sẽ phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự biến động của hệ số ICOR Lạng Sơn trong giai đoạn này. Trước hết ta nhắc lại phương pháp tính hệ số ICOR: ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm = Đầu tư trong kỳ/GDP tăng thêm ICOR của Lạng Sơn rất cao vào các năm 2002 - 2003 – 2004 ( với số liệu lần lượt là 7,01-6,59-6,08 ) đồng thời GDP của những năm này cũng tăng với tốc độ khá cao nhưng so với toàn bộ giai đoạn thì đây chưa phải là mức tăng cao nhất : tương ứng các năm là 9,13%-10,02%-10,03%. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư của tỉnh tập trung khá lớn vào những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là dự án xây dựng nhà  máy nhiệt điện Na Dương, đây là nguồn vốn đầu tư chưa thể phát huy tác dụng ngay trong kỳ. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động thì GDP của tỉnh tăng nhanh từ 10,03 lên 10,26 – 10,34 – 11,58 – 11,31 trong những năm tiếp theo. Đồng thời trong năm 2005 và 2006 vốn đầu tư lại sụt giảm khá nhiều, do tỉnh tập trung giải quyết nợ tồn đọng từ những năm trước đó dẫn đến nhiều dự án đang triển khai phải đình, giãn, hoãn khiến cho hệ số ICOR cũng giảm và ở mức thấp nhất trong giai đoạn này là 3,996 và 3,68. Đến năm 2007 khi những khoản nợ đã cơ bản được giải quyết, một số dự án trước kia bị đình hoãn nay tiếp tục hoạt động trở lại, đồng thời tỉnh cũng xúc tiến nhiều hoạt động thu hút đầu tư khiến lượng vốn đầu tư gia tăng trở lại và tăng cao vào năm 2008 khiến hệ số ICOR cũng tăng lên. Cũng cần lưu ý thêm là trong hai năm này, những dự án lớn cũng tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tẩng, hai nhà máy xi măng lớn là Đồng Bành và Na Dương cùng một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác. Như vậy, hệ số ICOR của tỉnh trong giai đoạn 2001-2008 chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của nguồn vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư thực hiện. Không thể phủ nhận một điều là ICOR tăng nhanh tức là hiệu quả đầu tư cũng sẽ sụt giảm mạnh và nếu ICOR giảm thì không đồng nghĩa với chất lượng đầu tư đã tăng lên. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đầu tư ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào “chiều rộng “ nên rõ ràng hiệu quả của nó sẽ không cao và không tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Lạng Sơn cũng không nằm ngoài điều đó. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng thì sự gia tăng của hệ số này vẫn là một điều đáng lo ngại. c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để thấy rõ tác động của hoạt động đầu tư phát triển ở Lạng Sơn, ta xét đến cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Đầu tiên là cơ cấu kinh tế phân theo ngành, lĩnh vực. Qua 8 năm, từ năm 2001 đến năm 2008, tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP giảm từ 49,7% vào năm 2001 xuống còn 39,34% vào năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 13,77% năm 2001 lên 21,39% năm 2008, ngành dịch vụ tăng từ 36,53% năm 2001 lên 39,27% năm 2008.     Hình 1.4: Cơ cấu GDP tỉnh Lạng Sơn phân chia theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-2008  Nguồn: Báo cáo về tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới Nhìn vào biểu trên có thể thấy cơ cấu các ngành kinh tế của Lạng Sơn trong những năm vừa qua đã có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như năm 2001, ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm đa số trong khi tỷ trọng của ngành công nghiêp – xây dựng lại rất nhỏ bé thì đến năm 2008 cơ cấu này đã thay đổi khá nhiếu, với sự tụt giảm của ngành nông nghiệp và sự vươn lên rõ rệt của hai ngành dịch vụ và công nghiệp. Tuy giảm về mặt tương đối nhưng con số tuyệt đối của các ngành vẫn gia tăng hàng năm: Bảng 1.27: GDP tỉnh Lạng Sơn phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001-2008                                                                                    (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP 2468 2743 3077 3694 4323 5078 6027 7857 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 1227 1291 1391 1574 1802.7 2000 2336.1 3091 Công nghiệp - Xây dựng 340 442 513 681 866 1123 1297 1681 Dịch vụ 902 1010 1173 1439 1654 1955 2394 3085  Nguồn: Tính toán từ báo cáo tình hình đầu tư xã hội và đầu tư từ Nhà nước của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới Như vậy, có thể nói cơ cấu kinh tế của tỉnh đã dịch chuyển đúng hướng và hợp lý. Kết quả trên có được là do sự thay đổi trong cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực của tỉnh: giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào nông – lâm – ngư  nghiệp ( từ 7,71% xuống còn 2,42% ), tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp – xây dựng ( từ 18 % lên 27,1% ) và dịch vụ ( từ 34,24% lên 35,9% ). Tiếp theo, ta xem xét đến cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Hình 1.5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn phân theo thành phần kinh tế qua các năm ( giai đoạn 2001-2008)  Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn Một điều dễ nhận thấy khi xem xét biểu đồ trên đó là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm ( trung bình là 66%/năm ). Tỷ trọng của hai khu vực còn lại là khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây: Khu vực Nhà nước năm 2001 chiếm 31,1% thì đến năm 2008 chiếm 35,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2001 chỉ chiếm 0.05% thì đến năm 2008 tăng lên đến 1.16%. Như vậy tuy tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tăng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn, điều này cũng dễ hiểu khi lượng vốn đầu tư vào khu vực này trong các năm còn nhỏ trung bình chỉ chiếm 8%/năm trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Trong giai đoạn này, nguồn vốn từ khu vực Nhà nước ( như vốn từ Ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước ) luôn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thế nhưng tỷ trọng của thành phần này trong nền kinh tế thì lại nhỏ hơn nhiều so với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Có thể nói hiệu quả đầu tư của khu vực quốc doanh là thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, mặc dù quy mô vốn lớn hơn so với khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực ngoài quốc doanh gắn liền với nhiều hoạt động khai thác khoáng sản và dịch vụ, đây là những lĩnh vực luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP của tỉnh, đây cũng là một nguyên nhân khiến khu vực này hoạt động có hiệu quả hơn so với khu vực Nhà nước. Trong khi vốn đầu tư của Nhà nước trong những năm gần đây chủ yếu tập trung vào kết cấu hạ tầng thì đồng thời việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước khiến cho nguồn vốn cho những doanh nghiệp này giảm sút. Vốn giảm, vốn tự đầu tư ít, khả năng đổi mới công nghệ kém, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,… Tuy nhiên trong bốn năm trở lại đây ( từ năm 2005 đến năm 2008 ) khu vực kinh tế Nhà nước có tỷ trọng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đó là do một số dự án của Nhà nước sau một thời gian triển khai đã đi vào hoạt động và phát huy tác dụng như dự án nhà máy khai  thác than ở Na Dương khiến nguồn thu cho Ngân sách từ khu vực này tăng lên khá nhiều. Trong những năm tới, với hàng loạt nhà máy đang xây dựng về các lĩnh vực sản xuất xi măng, thuỷ điện hứa hẹn sẽ còn làm tăng tỷ trọng của khu vực này lên thêm nữa. 1.3.2.2. Hiệu quả xã hội Bảng 1.28 : Một số chỉ tiêu xã hội của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Chỉ số HDI 0,639 0,664 GDP bình quân đầu người Triệu đồng/người 3.44 3.8 4.2 5 5.8 6.81 8.12 10.37 Tỷ lệ hộ nghèo % 29.07 25.16 21.82 19.32 Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 2.14 1.89 2.67 2.52 2.42 3.91 3.34 2.5 Tỷ lệ lao động đang làm việc % 45.03 45.1 45.24 46.39 53.41 53.25 61.31 69.54 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 13.5 16.37 17.3 19.6 22 23.9 26 28 Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn Trong giai đoạn 2001-2008, mức sống của người dân trong tỉnh đã có những cải thiện rõ rệt. Điều dễ nhận thấy nhất là GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm và tăng khá cao, năm 2008 đạt mức 10,37 triệu đồng/người gấp khoảng ba lần so với năm 2001. Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì số hộ nghèo của tỉnh cũng giảm dần qua các năm, hiện năm 2008 thì số hộ nghèo còn chiếm 19,32% tổng số hộ dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động được tạo việc làm cũng không ngừng tăng lên từ 45,03% lên 69,54%, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng từ 13,5% lên 28% qua 8 năm. Điều đó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm theo mỗi năm, số công ăn việc làm được tạo ra ngày càng nhiều hơn và chất lượng của lao động cũng ngày một nâng cao. Lượng vốn đầu tư gia tăng trên địa bàn của tỉnh đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân như: cung cấp nước sạch, nâng cấp hệ thống giao thông ở cả thành thị và nông thôn, nâng cao số lượng và chất lượng của các lĩnh vực y tế và giáo dục… Một vài con số cụ thể được thể hiện trong bảng 1.30 sau: Bảng 1.29: Một số chỉ tiêu xã hội khác của Lạng Sơn  giai đoạn 2001-2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ xã có đường ô tô đi 4 mùa % 75 77 79 79.6 80.97 81.86 86.63 84.07 Tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia % 69.9 83.2 85.4 88.9 94.69 94.69 94.69 97.79 Tỷ lệ hộ được sử dụng điện % 65.8 67.2 70.8 74.5 80.5 84 85.5 89.96 Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước hợp vệ sinh % 75 80 82 85 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh % 34 38 45 50 55 58 62 66 Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế % 56.6 64.2 70 75 Tỷ lệ thôn, bản, khối, phố đạt chuẩn văn hoá % 24.2 30 30 30 Sô trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020- Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan