MỤC LỤC
Những từ viết tắt 1
Danh mục các bảng biểu sử dụng .6
Lời nói đầu 1
Chương 1: 4
Một số vấn đề lí luận chung về đầu tư Ngân sách Nhà nước 4
cho sự nghiệp phát triển y tế 4
1.1. Đầu tư phát triển y tế cơ sở 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò và đặc điểm: 4
1.1.2.1 Vai trò 4
1.1.2.2 Đặc điểm: 4
1.2 Nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn: 5
1.2.1 Khái niệm nguồn vốn ngân sách nhà nước: 5
1.2.2 Mô hình quản lí của nhà nước đối với các cơ sở y tế bằng nguồn vốn NSNN 6
1.2.3 Đặc điểm vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế: 7
1.2.4 Vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế: 8
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế: 9
1.2.5.1 Kinh tế: 9
1.2.5.2 Chính sách nhà nước và trình độ quản lí: 10
1.2.5.3 Phạm vi, mức độ bao cấp của nhà nước cho sự nghiệp y tế 10
1.2.5.4 Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân: 11
1.2.5.5 Tình trạng xuống cấp của các công trình trạm xá y tế cũ: 11
1.2.5.6 Các nhân tố khác: con người, khoa học- công nghệ: 12
1.2.5.7 Mức giải ngân của ngân sách nhà nước: 12
1.2.6. Nội dung đầu tư phát triển y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: 12
1.2.6.1 Đầu tư theo chu kì dự án: 12
1.2.6.2 Đầu tư theo hình thức 13
1.2.6.3 Đầu tư phát triển y tế theo nội dung: 14
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: 15
1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư: 15
1.3.1.1 Chỉ tiêu khối lượng dịch vốn đầu tư thực hiện 15
1.3.1.2 – Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 16
1.3.2 Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển y tế nông thôn: 24
1.3.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội: 24
1.3.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả khác: 26
Chương 2 26
Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng vốn ngân sách nhà nước 26
2.1. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển y tế nông thôn: 27
2.1.1 Vị trí ngành y tế trong đời sống xã hội 27
2.1.2 Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển mạng lưới y tế cơ sở 30
2.1.3 Mục tiêu của nhà nước phát triển y tế cơ sở: 32
2.2 Khái quát tình hình của ngành y tế cơ sở trong những năm gần đây: 32
2.2.1 Đối với y tế thôn bản: 33
Nguồn: điều tra y tế quốc gia năm 2003 34
2.2.2 Đối với trạm xã y tế: 34
2.2.3 Đối với trung tâm y tế huyện: 37
2.3. Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001-2010: 39
2.3.1 Tình hình vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành y tế giai đoạn 2001-2010 39
2.3.1.1 Tình hình vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho toàn ngành y tế trong giai đoạn 2001-2005: 39
2.3.1.2. Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2006-2010 47
2.3. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển y tế bằng nguồn vốn NSNN 49
2.3.1 Kết quả, hiệu quả đầu tư: 49
2.3.2 Hiệu quả kinh tế- xã hội 51
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân: 53
2.3.2.1 Những tồn tại 53
2.3.2.2 Nguyên nhân 55
Chương 3 58
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 58
3.1 Các mục tiêu và kế hoạch của nhà nước trong đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2020 58
3.1.1 Các mục tiêu của nhà nước trong đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2020 58
3.1.2. Các mục tiêu và kế hoạch đầu tư phát triển y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2020: 60
3.1.2.1 Kế hoạch đầu tư phát triển y tế cơ sở giai đoạn 2010-2020 60
3.1.2.2 Nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ vốn: 63
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển y tế cơ sở bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 64
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển 64
3.2.2 Kiện toàn công tác tài chính - kế toán và công tác đào tạo cán bộ Tài chính trong ngành y tế 64
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí từ NSNN cho sự nghiệp y tế cơ sở 65
3.2.4 Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 65
3.2.5 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động y tế cơ sở 67
3.2.6 Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu 69
3.2.7 Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về đấu thầu 69
3.2.8 Bảo vệ môi trường 70
3.2.9 Tăng chất lượng nguồn nhân lực 70
3.2.10 Nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động quản lí: 72
3.2.11 Đưa ra các giải pháp về khoa học – công nghệ: 72
3.2.12 Tăng cường giải ngân vốn ngân sách nhà nước: 72
3.2.13 Nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước 73
3.2.13 Kết hợp chặt chẽ giữa nguồn ngân sách nhà nước với các nguồn tài chính khác cung cấp cho hoạt động Y tế cơ sở tạo nên nguồn lực tổng hợp phục vụ tốt cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân 73
Kết luận 74
Các tài liệu tham khảo 75
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 5874 thôn bản trong tổng số 21994 thôn bản, chiếm 26,7%. Bên cạnh đó, các nhân viên y tế thôn bản lại không được đào tạo đầy đủ về chuyên môn. Nhà trạm y tế của các thôn bản đã xuống cấp nghiêm trọng và cần được xây mới hoàn toàn cần tương đối nhiều. Đặc biệt là ở vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long cần đặc biệt quan tâm vì thiếu hụt về cả số nhiên viên y tế chưa được đào tạo chuyên môn và số cơ sở nhà trạm cần thiết xây mới.
Bảng 2.4: Thực trạng về cơ sở nhà trạm năm 2003
T19
Tên
thành phố
Tổng số
thôn bản
(thôn bản)
Số thôn, bản
chưa có NVYT
(thôn bản)
Số NVYT chưa được đào tạo
(NVYT)
Nhu cầu đào tạo bổ sung và chuẩn hóa trình độ NVYT
(NVYT)
Nhu cầu
được đầu tư xây mới
(trạm)
1
2
3
4
5
6=4+5
7
I
Tây Bắc
617
112
258
22
280
II
Đông Bắc
2090
465
804
30
834
III
ĐB Bắc Bộ
2267
499
181
12
193
IV
Bắc Trung Bộ
1824
716
11
674
V
DH Miền Trung
947
256
369
19
388
VI
Tây Nguyên
708
119
459
17
476
VII
Đông Nam Bộ
977
237
340
18
358
VIII
DB Sông Cửu Long
1567
533
514
23
573
Cộng
10997
2937
3588
153
3740
Nguồn: điều tra y tế quốc gia năm 2003
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thực trạng về cơ sở nhà trạm, đặc biệt là về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được nâng cao, đảm bảo. Số cán bộ y tế thuộc định biên và bác sĩ thuộc định biên được bổ sung cao hơn so với các năm trước. Hầu hết các trạm y tế đều có nhân viên y tế và các bác sĩ đã được đào tạo, nâng mức bình quân cán bộ y tế/trạm lên.
Bảng 2.5: Thực trạng về nhân lực của trạm y tế năm 2008
Đơn vi: người
T
Tỉnh, thành phố
Tổng số xã,phường, thị trấn
CBYT thuộc
định biên
Bình quân CBYT/trạm
Trạm y tế có Bác sĩ
BS thuộc
Định biên
63 tỉnh
10977
56441
5.1
7159
6399
I
Tây Bắc
617
3359
5.4
200
172
II
Đông Bắc
2090
10100
4.8
1293
1288
III
ĐB Bắc Bộ
2267
11000
4.9
1599
1448
IV
Bắc Trung Bộ
1824
8948
4.9
1158
1018
V
DH Miền Trung
947
5076
5.4
567
477
VI
Tây Nguyên
708
3582
5.1
353
320
VII
Đông Nam Bộ
977
5234
5.4
743
614
VIII
DB Sông Cửu Long
1567
9142
5.8
1246
1122
Nguồn: thống kê nhân lực y tế năm 2008, Vụ tổ chức cán bộ, Bộ y tế
2.2.3 Đối với trung tâm y tế huyện:
Mô hình bệnh tật chủ yếu nước ta là bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các bệnh không nhiễm trùng và bệnh xã hội có tỉ lệ mắc và tỉ lệ chết có xu hướng tăng. Mặc dù lĩnh vực y tế dự phòng, đặc biệt là tuyến huyện mới thực sự được quan tâm trong những năm gần đây cả về tổ chức và đầu tư; 100% trung tâm y tế được thành lập ở cấo huyện, chức năng phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế theo các vùng miền, cơ sở vật chất, trang thiết bị đang được đầu tư, năng lực chuyên môn đang được củng cố để đủ khả năng kiểm soát bệnh tật và hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn có hiệu quả.
Nhằm giảm bớt tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn. Chủ trương đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế thiết yếu đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Ngày 02/4/2008, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 47/2008/QD-TTg phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cảo tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và đa khoa khu vực liên huyện sử dụng trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010.
Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có 60% trong tổng số hơn 10.300 trạm y tế xã, phường đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; trên 3.500 trạm y tế xã trong tình trạng xây dựng tạm bợ hoặc xuống cấp nghiêm trọng. Đây là tuyến phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, bao phủ tới 100% xã, phường trên toàn quốc nhưng 47.000 cán bộ y tế cơ sở đang phải chịu nhiều thiệt thòi như khối lượng công việc lớn, điều kiện làm việc eo hẹp, lương bị chậm, chế độ bảo hiểm xã hội chưa thoả đáng. Hiện, có nhiều chương trình tư vấn sức khoẻ ở trên đưa xuống yêu cầu mạng lưới cộng tác viên cùng tham gia nhưng y tế cơ sở lại không biết lấy kinh phí ở đâu để trả cho họ, dù chỉ là 30.000-40.000 đồng/tháng. Do vậy rất khó thành lập đội ngũ nhân viên sức khoẻ cộng động.
Hiện, mạng lưới y tế cơ sở đảm đương nhiệm vụ chăm lo sức khỏe, trực tiếp giải quyết những sự cố cho khoảng 75% dân số. Nhưng vẫn có tới 98,8% trạm y tế xã, phường hoạt động chỉ với 4-7 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ đại học là 8,5%; trung học 73,2% và sơ học 12,44%. Đây thực sự là một kẽ hở rất lớn trong hệ thống y tế cơ sở của nước ta. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, khó khăn lớn nhất của ngành là vấn đề con người. Mỗi năm, tuyến y tế cơ sở cần khoảng 16.000 cán bộ nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được một nửa.
2.3. Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2001-2010:
2.3.1 Tình hình vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành y tế trong giai đoạn 2001-2010:
2.3.1.1 Tình hình vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho toàn ngành y tế trong giai đoạn 2001-2005:
Trong năm 2000, trăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chấm dứt thời kì suy giảm,dần dần hồi phục trở lại sau một thời gian liên tục giảm từ năm 1996 và ở mức đáy năm 1999 (4,77%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. GDP tính theo giá thực tế của giai đoạn 2001-2005 đạt 3.159.717 tỉ đồng. Đó là một kết quả đáng mừng vì tăng trưởng kinh tế có mức quan trọng hàng đầu đối với nước ta, vì tăng trưởng nhanh mới có thể chóng được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, sớm đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, mà còn để thục hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội khác, trong đó có phát triển y tế. năm 2001: 1.12%; năm 2002:1,51%; năm 2003: 1,24%; năm 2004: 1,3%, năm 2005: 1,51%; bình quân cả 5 năm là 1,29%
Nguồn lực đầu tư phát triển y tế giai đoạn 2001-2005 là 59.783 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước và ODA là 40.734 tỉ đồng (bao gồm cả chi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, chi khám chữa bệnh cho người nghèo từ nguồn đảm bảo xã hội; chưa kể chi y tế cho lĩnh vực an ninh quốc phòng).
Cụ thể mức vốn đầu tư toàn xã hội nói chung và ngân sách nhà nước nói riêng phân bổ cho lĩnh vực y tế các năm thuộc giai đoạn 2001-2005 như sau:
Bảng 2.6: Vốn đầu tư toàn xã hội chi cho ngành y tế
giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Cộng 5 năm
GDP theo thực tế
481.295
536.908
613.443
713.071
815.000
3.753.9.717
Chi NSNN
129.773
148.208
172.202
206.050
229.750
885.983
Chi NSNN+ viện phí
7.617
8.786
11.243
14.267
17.870
56.783
Chi NSNN cho y tế
5.412
6.183
7.163
9.250
12.276
40.734
Viện phí
2.205
2.603
3.360
5.017
5.594
19.049
Chi NSNN cho y tế/GDP (%)
1,12
1,15
1,24
1,30
1,51
1,29
Chi NSNN cho y tế/chi NSNN (%)
4,17
4,17
4,42
4,49
5,34
4,6
Nguồn: Bộ y tế
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở y tế ở địa phương có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu.
Xéy về cơ cấu chi NSNN thì chi cho lĩnh vực y tế thuộc chi thường xuyên. NSNN chi cho y tế bình quân giai đoạn này khoảng 4,6% tồng chi cân đối NSNN, có xu hướng tăng từ 4,17% năm 2001 lên 5,34% vào năm 2005. Nhìn chung chi cho lĩnh vực y tế trong chi tiêu của chính phủ chiếm tỉ trọng này có tăng hơn so với các năm. Điều này cho thấy chính sách chi NSNN đã có nhiều chú trọng tới lĩnh vực y tế hơn.
Bảng 2.7: cơ cấu vốn NSNN cho y tế phân theo cấp ngân sách
giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: tỉ đồng
Cấp NSNN
2001
2002
2003
2004
2005
Cộng 5 năm
Tổng chi NSNN
5.412
6.183
7.613
12.276
12.276
40.734
NSTW
1.595
1.810
1.853
2.588
2.588
10.105
NSDP
3.817
4.373
5.76.
9.688
9.688
30.629
Tỉ trọng NSNN/NSPD
29,47
29,28
24,34
21,08
21,08
24,81
Tỉ trọng NSDP/NSNN(%)
70,53
70,72
76,66
76,58
78,93
75,19
Nguồn: Bộ y tế
Theo mối quan hệ tài chính của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, ta thấy xu hướng phân cấp mạnh NSNN cho địa phương, hàng năm tỉ trọng NSNN cho địa phương quản lí chiếm trên 70%, bình quân cả giai đoạn 2001-2005 là 75,19%. Tỉ lệ này luôn tăng trong các năm và dạt tới 78,792% vào ănm 2005, với quy mô vốn đạt mức 9.688 tỉ đồng. Sở dĩ có sự gia tăng này là do chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng hơn cho phát triển mạng lưới y tế cơ sở nên trong cơ cấu chi NSNN cho y tế có sự gia tăng NS mạnh cho địa phương và thấy rõ vào năm 2005 là năm bắt đầu triển khai các đề án nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, trạm y tế.
Trong cả 5 năm thuộc giai đoạn 2001-2005, chi đầu tư phát triển chiếm 26,45% tổng chi NSNN cho y tế. Riêng năm 2005, vốn đầu tư phá triển đạt 3.830 tỉ đồng, tăng 38,3% so với năm 2004 do có 358 tỉ đồng ngân sách địa phương bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ các địa phương thục hiện đề án nâng cấp hệ thống y tế cơ sở và có khoảng 200 tỉ đồng đầu tư từ Chương trình 168, 186 cho các huyện khó khăn. Khoản mục có tỉ trọng lớn nhất trong tống chi NSNN là chi thường xuyên, chiếm 25.137 tỉ đồng (61,71%) gồm chi sự nghiệp y tế, chi khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi… đặc biệt năm 2005 thực hiện 6.9984 tỉ đồng, tăng 552 tỉ đồng so với dự toán được giao. Nguyên nhân là do:
Tăng chi khám cho trẻ em dưới 6 tuổi 250 tỉ đồng (200 tỉ đồng cho các địa phương thuộc ngân sách địa phương, 40 tỉ đồng của bộ y tế và 10 tỉ đồng của các Bộ, ngành khác)
Ngân sách bổ sung để thực hiện điều chỉnh chính sách tiền lương, phòng chống các dịch bệnh… thuộc chi ngân sách cho sự nghiệp y tế khoảng 482 tỉ đồng (469 tỉ đồng cho các địa phương; 129 tỉ đồng cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ y tế)
Chi từ nguồn viện trợ thuộc chi sự nghiệp y tế giảm 180 tỉ đồng do chuyển sang cho chương trình mặt trận quốc gia.
Ngoài ra là các khoản chi khác như chi CTMTWG (6,2%0), chi khám chữa bệnh cho người nghèo (5,58%) và thấp nhất là chi cho chương trình đầu tư quốc gia (0,06%).
Bảng 2.8: Nội dung chi NSNN cho ngành y tế theo cấp ngân sách
giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: tỉ đồng
Nội dung chi
2001
2002
2003
2002
2005
Cộng 5 năm
1. Chi DTPT
1.197
1.525
1.454
2.769
3.830
10.775
NSTW
484
776
701
990
1.624
4.575
TSDP
713
749
753
1.779
2.206
6.200
2. Chi DTQG
4
2
2
3
16
27
NSTW
4
2
2
3
16
27
Chi thường xuyên
3.766
4.231
4.933
5.233
6.984
25.137
NSTW
812
824
956
1.076
1.162
4.830
NSDP
2.954
3.407
3.977
4.147
5.822
20.307
3.1 Chi sự nghiệp y tế
3.696
4.231
4.933
5.223
5.924
24.007
NSTW
796
824
956
1.076
1.084
4.736
NSDP
2.900
3.407
3.977
4.147
4.840
19.271
3.2 KCB cho trẻ em<6 tuổi
1.060
1.060
NSTW
78
78
NSDP
982
982
3.3 Nâng cấp
70
70
NSTW
16
16
NSDP
54
54
4. Chi khám chữa bệnh cho người nghèo
769
751
2.271
5. Chương trình mặt trận quốc gia
445
425
425
455
695
2.524
NSTW
296
239
239
265
447
1.528
NSDP
149
186
186
190
248
996
Nguồn: Bộ y tế
Theo thống kê của ngành y tế, tổng nguồn tài chính ngân sách Nhà nước chi cho y tế (không bao gồm viện phí, viện trợ và vay nước ngoài) hằng năm ổn định ở mức khoảng 5% tổng chi ngân sách Nhà nước (GDP). Mức đầu tư ngân sách Nhà nước cho y tế như vậy là thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 30% tổng chi y tế. Tuy nhiên, mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tối thiểu về chi thường xuyên của ngành y tế.
Bảng 2.9: Định mức chi phân bổ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế
Ðơn vị tính: đồng/người dân/năm
Vùng
Ðịnh mức phân bổ
Vùng
Ðịnh mức phân bổ
Ðô thị
32.180
Ðô thị
58.680
Ðồng bằng
35.400
Ðồng bằng
79.280
Núi thấp - vùng sâu
44.780
Miền núi-vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu
101.100
Núi cao-hải đảo
58.050
Vùng cao-hải đảo
140.700
Nguồn: Tổng điều tra y tế quốc gia 2001-2002
Giai đoạn 2003- 2006 được Thủ tướng Chính phủ quyết định định mức được xác định theo hệ số 1,1- 1,4 và 1,8, lần lượt cho các vùng đồng bằng; núi thấp/vùng sâu; núi cao/hải đảo so với vùng đô thị. Hệ số này chưa phản ánh được sự khác biệt về nhu cầu chi sự nghiệp cho y tế giữa các vùng, miền. Do vậy, đến năm 2007 Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng định mức và hệ số phân bổ ngân sách giữa các vùng rõ ràng hơn, ưu tiên hơn cho các vùng núi cao và hải đảo, theo đó hệ số lần lượt là 1,35 - 1,72 và 2,4.
Theo đánh giá của Bộ y tế, mức đầu tư cho y tế cơ sở còn rất thất và chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuyến huyện là tuyến được đầu tư thất nhất, hang năm chiếm khoảng 20% tổng số mức đầu tư cho toàn ngành y tế (trong khi đó số giường bệnh tuyến huyện chiếm khoảng 50% tổng số giường bệnh của cả nước)
Cụ thế mức chi cho mạng lưới y tế tuyến huyện như sau:
Bảng 2.10: Vốn NSNN đầu tư cho mạng lưới y tế nông thôn
giai đoạn 2001-2005
đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Cộng 5 năm
Chi NSNN
5.412
6.183
7.613
9.250
12.276
40.734
NSNN cho tuyến huyện
1.082,3
1.205,8
1.476,9
1.896,2
2.577,9
8.239,1
5NSNN DT cho y tế huyện/NSNN
20.00
19,50
19,40
20,50
21
20,23
Tốc độ tăng liên hoàn NSNN chi cho y tế huyện(%)
-------
11,46
22,47
28,37
35,97
----------
Nguồn: Bộ y tế
Qua số liệu thu thập được, ta thấy mức vốn đầu tư liên tục tăng lên mỗi năm. Cụ thể là năm 2002 tăng 11,46% so với năm 2001, năm 2003 tăng 22,47% năm 2004 tăng 28,37% và năm 2005 tăng 35,97%. Tổng mức vốn đầu tư cho tuyến huyện giai đoạn này đạt 8.239,1 tỉ đồng, chiếm 20,23% tổng chi NSNN cho toàn ngành y tế.
NSNN chi cho y tế cơ sở tăng theo cả về quy mô vẫn tỉ trọng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư vốn NSNN. Đặc biệt năm 2005, tỉ lệ vốn đầu tư cho y tế cơ sở tăng cao hơn so với mọi năm, đạt 21%. Nguyên nhân một phần là do năm 2005 là năm Nhà nước thực hiện đề án Nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện.
Bảng 2.11: Cơ cấu vốn NSNN đầu tư cho y tế nông thôn
phân theo cấp ngân sách
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Cộng 5 năm
NSNN cho y tế cơ sở
1.082,3
1.205,8
1.476,9
1.896,2
2.577,9
8.239,1
NSDP cho y tế cơ sở
1.082,3
1.205,8
1.476,9
1.896,2
2.577,9
7.796,1
NSTW cho y tế cơ sở
----
----
----
----
263
263
%NSTW cho y tế cơ sở/NSTW cho y tế
----
----
----
----
10,16
2,6
%NSDP cho y tế cơ sở/NSDP cho y tế
28.36
25,57
25,64
27,12
23,90
26,04
Nguồn: Bộ y tế
Đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở chủ yếu được lấy từ NSDP ( thông qua các chương trình, dự án đầu tư vào địa phương và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản). Qua bảng số liệu trên, ta thấy từ năm 2001-2004, 100% vốn đầu tư cho y tế cơ sở chỉ lấy từ NSDP. Qua các năm, mức đầu tư có tăng về quy mô nhưng tủ trọng lại có sự giảm sút nhỏ như năm 2001, tỉ lệ này là 28,36; đến năm 2002 giảm xuống 25,57%; năm 2003 là 25,34%; năm 2004 tăng lên là 27,12%. Các năm này không hề có sự hỗ trợ của NSTW. Năm 2005 do sự xuất hiện đề án nâng cấp BVDK huyện và khu vực huyện bêb chính phủ quyết định thực hiện theo phương án phát hành NSTW hỗ trợ vốn cho các địa phương thực hiện đề án nên ta thấy năm 2005, đã xuất hiện NSTW hỗ trợ cơ sở y tế là 263 tỉ đồng, chiếm 10,16% tổng mức vốn NSTW cho toàn ngành y tế. Chỉ trong vòng 5 năm (2001 - 2005), mặc dù ngân sách Nhà nước (NSNN) đã tăng chi y tế từ 5 USD lên khoảng 10 USD/người (tính trong tổng chi NSNN thì con số này đã tăng từ 4,2% năm 2001 lên 5,5%/tổng chi NSNN năm 2005.
Năm 2005, nhà nước bắt đầu thực hiện chủ trương chính sách khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí theoc ơ chế thực thanh chi với ngân sách dự toán khoảng 600 tỉ đồng thì dự toán ngân sách cho tuyến cơ sở khoảng 300 tỉ đồng và đã được các huyện triển khai rộng rãi có xấp xủ 5 triệu trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng lợi từ chính sách này của nhà nước. Theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg định mức chi sự nghiệp y tế: Đối vối Quận : 38.616 đ/người dân/năm. Đối với Huyện : 42.480đ/người/năm Tổng chi sự nghiệp y tế năm 2006 theo định mức nêu trên kể cả chi tăng lương khoảng 334 tỷ VNĐ.
2.3.1.2. Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2006-2010
Đối vối Quận: 38.616đ/người dân/năm, đối với huyện: 42.480 đ / người / năm. Tổng chi sự nghiệp y tế năm 2006 theo định mức nêu trên kể cả chi tăng lương khoảng 334 tỷ VNĐ. Ngân sách nhà nước chi cho y tế năm 2002 là 6.336 tỷ đồng, đạt 4,4%; năm 2007 tăng lên 20.710 tỷ đồng, đạt 5,6% tổng chi ngân sách. Theo dự toán năm 2008 sẽ chi 24.423 tỷ đồng, đạt 6,1%.
Nhà nước ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đủ khả năng thực hiện công tác y tế dự phòng, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ y tế ; dự kiến tổng mức đầu tư cho ngành y tế giai đoạn 2006-2010 khoảng 375 tỷ đồng, tăng 7,5 lần so với giai đoạn 2001-2005.
Theo đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010, thấy nguồn vốn đầu tư vào y tế bằng nguồn vốn NSNN đã tăng lên đáng kể là 187 tỉ đồng, từ 202 tỉ lên 380 tỉ, gần gấp đôi so với giai đoạn 2001-2005. Tuy nhiên so với các lãnh vực khác thì số vốn đầu tư lại chiếm tương đối ít hơn, như thương mại- du lịch, hạ tầng giao thông… Mặc dù có thể thấy rằng Nhà nước đã quan tâm hơn tới sức khỏe của toàn dân, và đang cải thiện đời sống nhân dân nhưng như vậy là vẫn chưa đủ để thực hiện phát triển y tế, đặc biệt là phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
Năm 2009 Y tế kế hoạch là 60 tỉ đồng, giải ngân 4,1 tỉ đạt 6,83% kế hoạch. Nguyên nhân là do tập trung khối lượng thanh toán kế hoạch từ năm 2008 chuyển sang 55 tỉ. Trong thời gian qua, sự nỗ lực của địa phương cũng như các Bộ, ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, quý I năm 2009, trong tổng số 14.000 tỷ đồng tổng ngân sách trái phiếu Chính phủ, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện, đến cuối tháng 4/2009 đã giải ngân 57% và hoàn thành khối lượng tới 71%. Tuy nhiên, một thực tế được nêu lên là việc giải ngân còn chậm, giá cả của thị trường thay đổi, thủ tục về đầu tư cũng như đấu thầu ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện đầu tư, xây dựng bệnh viện. Đối với vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn giải ngân đến hết tháng 7/2009 ước đạt 10.300 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm 2009, trong đó: các dự án giao thông, thuỷ lợi giải ngân ước đạt 27,5% kế hoạch, các dự án ý tế giải ngân ước đạt 25,0% kế hoạch, các dự án giáo dục giải ngân ước đạt 43,0% kế hoạch.
Năm 2010, dự kiến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 791.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với 2009, bằng khoảng 41% GDP. Theo báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương, tới thời điểm này, nhìn chung nguồn vốn đầu tư đã được phân bổ và giao kế hoạch tới các đơn vị cơ sở. Kế hoạch vốn TPCP cũng đã sớm triển khai, như dự án ngành giao thông: 28.800 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng: 3.200 tỷ đồng, địa phương: 13.300 tỷ đồng; các dự án ngành Thủy lợi: 13.600 tỷ đồng, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 4.000 tỷ đồng, địa phương: 9.600 tỷ đồng; Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La: 1.500 tỷ đồng; các dự án ngành Y tế: 5.600 tỷ đồng; các dự án ngành Giáo dục: 6.500 tỷ đồng (trong đó chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: 4.500 tỷ đồng; xây dựng ký túc xá sinh viên: 2.000 tỷ đồng).
2.3. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển y tế bằng nguồn vốn NSNN
2.3.1 Kết quả, hiệu quả đầu tư:
Vốn đầu tư có thể thấy nguồn vốn NSNN đã ngày càng tăng chi cho các tuyến y tế cơ sở. Các mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được mở rộng và nâng cấp, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Ðến nay mạng lưới y tế cơ sở đã được xây dựng rộng khắp, từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã; từ đồng bằng trung du, các vùng xa xôi hẻo lánh đến biên giới hải đảo với 100% số xã và 90% số thôn, bản có cán bộ y tế hoạt động, hơn 70% số xã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Nhờ đó, nước ta đã thực hiện được nhiều mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới đề ra. Ði liền với mở rộng cơ sở vật chất là chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Các bệnh viện đều được trang bị các loại máy móc dùng trong chẩn đoán và điều trị hiện đại, các công nghệ mũi nhọn của y học thế giới đang từng bước được ứng dụng ở nước ta như ghép tạng, mổ nội soi, mổ tim, mổ tách trẻ song sinh, thụ tinh nhân tạo... Mạng lưới y tế cơ sở đạt nhiều thành tựu quan trọng. 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế ; trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia.
Chi đầu tư phát triển thực hiện tháng 7 ước đạt 8.190 tỷ đồng. Luỹ kế chi 7 tháng đạt 61.675 tỷ đồng, bằng 54,7% dự toán, tăng 10,5% so cùng kỳ năm 2008; riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ước đạt 53,7% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ 2008. Đối với vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn giải ngân đến hết tháng 7/2009 ước đạt 10.300 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm 2009, trong đó: các dự án giao thông, thuỷ lợi giải ngân ước đạt 27,5% kế hoạch, các dự án y tế giải ngân ước đạt 25,0% kế hoạch, các dự án giáo dục giải ngân ước đạt 43,0% kế hoạch. Có 11.663 cơ sở khám chữa bệnh đã có hợp đồng KCB có BHYT (trong đó bao gồm 9.446 trạm y tế tuyến xã và 227 cơ sở y tế tư nhân).
Tuyến quận huyện: Tổ chức và phối hợp với các chương trình y tế, chuyên khoa đầu ngành tập huấn 1211 lớp về cấp cứu điều trị, chống nhiễm khuẩn, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, sức khỏe tâm thần, sử dụng thuốc hợp lý an toàn, nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, báo cáo, thống kê, y tế thôn…. cho 110.288 cán bộ quản lý, y bác sĩ, cộng tác viên, đại diện ban ngành đoàn thể …. Phối hợp với các đơn vị, phòng ban xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về y học gia đình ( 27 cán bộ)
Về hỗ trợ trang thiết bị: Từ năm 2001 – 2003 mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục đầu tư hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường bằng nhiều nguồn kinh phí bao gồm: Chương trình Nâng cao chất lượng y tế cơ sở của Sở Y tế: hỗ trợ nhiều chủng loại trang thiết bị cho hệ thống y tế cơ sở: máy điện tim xét nghiệm nước tiểu, máy dopler tim thai, kính hiển vi, điện tim, máy xông khí dung, máy ly tâm, bộ khám ngũ quan, bộ tiểu phẫu, bảng thị lực, kìm nhổ răng, bàn tiêm xe đẩy, đèn clar, đèn gù, tủ thuốc, tủ sách, sách, máy bơm nước …. cho 100% lượt TYT xã, 98 trạm y tế phường, 10 Phòng khám đa khoa khu vực, 5 đội BVSKBMTE/KHHGĐ với tổng kinh phí 1 tỷ đồng. Trung tâm y tế quận, huyện: đầu tư 44.803,6 triệu đồng mua máy Xquang, điện tim, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ly tâm, máy ghế răng, máy nội soi, kính hiển vi, xe tiêm, giường inox, máy sấy, hấp … cho các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực , nhà hộ sinh và các trạm y tế xã.
Tính đến 30/6/2008, toàn quốc đã có 98,4% số xã, phường có trạm y tế xã, 66,5% số xã, phường có bác sĩ công tác. Với điều kiện công tác ở gần dân, có thể tiếp xúc trực tiếp với người dân, cán bộ y tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư cho y tế còn hạn chế, nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các cơ sở y tế tuyến xã, huyện, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn ở mức khiêm tốn. Cán bộ y tế vẫn phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, khó khăn. Nhưng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, nhiều cán bộ y tế cơ sở đã không quản khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển hệ thống y tế theo hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng; mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khỏe; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ; xây dựng và nâng cấp các bệnh viện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, từng bước đưa nền y học nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Ðổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách Nhà nước, bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp quy hoạch phát triển ngành.
2.3.2 Hiệu quả kinh tế- xã hội
Cả nước hiện có 13.439 cơ sở khám chữa bệnh công, 75 khu điều dưỡng, trên 1.000 phòng khám đa khoa và hộ sinh khu vực. Chỉ số giường bệnh tính trên 1 vạn dân năm 1954 là 1,2 giường cho 10 vạn dân thì nay là 19,3 giường (nếu tính cả trạm y tế xã là 27 giường). Hệ thống y tế tư nhân có gần 20.000 cơ sở, trên 14.000 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho tuyến huyện còn thấp so với nhu cầu tối thiểu; nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; nhiều bệnh viện huyện được đầu tư cải tạo, nâng cấp; trang thiết bị được đầu tư theo danh mục do Bộ y tế quy định phù hợp với quy mô; năng lực của các cán bộ được nâng cao đáp ứng việc đưa dịch vụ y tế có chất lượng về gần nhân dân và giải quyết được những kĩ thuật cơ bản theo phân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112070.doc