MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 1
NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2009 1
I. Những đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội của Ninh Bình ảnh hưởng tới đầu tư phát triển du lịch của tỉnh. 2
1. Điều kiện tự nhiên 2
1.1 Vị trí địa lý: 2
1.2. Địa hình: 2
1.3. Khí hậu: 3
1.4 Thuỷ văn 4
1.5 Sinh vật 4
1.6. Đất đai: 4
1.7. Tài nguyên khoáng sản: 5
2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội: 5
3. Tài nguyên du lịch 6
3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 6
3.2 Những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán ảnh hưởng tới phát triển ngành du lịch của tỉnh. 14
3.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa 14
3.2.2 Các lễ hội 18
3.2.3. Các làng nghề truyền thống 19
3.2.4. Ẩm thực 20
4. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch 22
4.1. Những lợi thế: 22
4.2.Những hạn chế và nguyên nhân: 22
II. Tình hình đầu tư phát triển Ngành Du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009 23
1.Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành Du lịch Tỉnh Ninh Bình 23
2. Đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 26
3. Đầu tư xúc tiến, quảng bá du lịch 29
4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 33
5. Thực trạng đầu tư vào một số khu du lịch của Tỉnh 36
5.1. Đầu tư vào khu du lịch Suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch Lộng 36
5.2. Đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân: 38
5.3. Đầu tư vào khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư: 40
III. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009. 44
1. Kết quả từ hoạt động đầu tư của ngành du lịch. 44
1.1Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 44
1.2 Kết qủa đầu tư vào nguôn nhân lực 47
2. Hiệu quả từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009. 48
2.1. Số lượng khách du lịch đến Tỉnh giai đoạn 2004-2009 48
2.2.Sự đóng góp của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh 49
2.2.1. Đóng góp của ngành Du lịch vào Ngân sách Nhà nước 50
2.2. 2 Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân 51
2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Ninh Bình 52
IV. Đánh giá tình hình đầu tư của Tỉnh vào Du lịch giai đoạn 2006-2009 53
1. Những kết quả đạt được 53
2. Những khó khăn, hạn chế và vấn đề bất cập cần giải quyết: 58
CHƯƠNG II 61
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH 61
I. Quan điểm đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007-2015. 61
1. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 61
2.Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội 61
3. Phát triển du lịch dựa vào sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của Tỉnh 62
4. Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan 64
5. Phát triển du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực 64
6. Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi tích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch: 64
III. Giải pháp nhằm phát triển du lịch Ninh Bình 65
1. Nhóm các giải pháp quản lí vĩ mô của Nhà nước 65
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí: 65
1.2. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các địa bàn du lịch trọng điểm 65
1.3. Chuẩn bị định hướng cho hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch và cùng với các thành phần kinh tế xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch: 66
1.4. Mở rộng phạm vi liên kết giữa các tỉnh, thành trong cả nước để nâng giá trị gia tăng cho ngành du lịch: 67
1.5. Kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch 67
2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện của chính quyền Tỉnh 68
2.1. Tổ chức quản lí và thực hiện qui hoạch 68
2.2. Quản lí về cơ cấu đầu tư 70
2.3. Giải pháp về vốn 71
2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách. 73
2.5 Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch, hợp tác liên kết vùng và tìm kiếm mở rộng thị trường: 75
2.6. Giải pháp về đào tạo nguồn lực 78
2.7 Giải pháp và kiến nghị nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững: 79
2.8. Giải pháp ứng dụng tiến độ khoa học kĩ thuật và công nghệ 81
3. Nhóm giải pháp hoạt động của doanh nghiệp 82
3.1. Tăng cường đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng của địa phương 82
3.2. Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường 82
2.3. Chia sẻ với Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch marketing du lịch tạo các thị trường tiềm năng.
KẾT LUẬN 88
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a khu vực này với “hiện tượng” Vân Long trong những năm qua là yếu tố đặc biệt của du lịch Ninh Bình hiện nay. Với những nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lí, các giá trị tự nhiên, văn hóa của khu vực đã được “phát lộ” và nghiên cứu, đồng thời việc phát triển du lịch của khu vực đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đã gần tương đương với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư cho đến thời điểm hiện nay.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Vân Long: Dự án đá đầu tư xong đường, cầu cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét xong 2 tuyến đường thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long.
Một số vấn đề cần quan tâm đối với phát triển du lịch khu vực Vân Long là việc đầu tư của một số cơ sở công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của nhà máy xi măng nằm gần khu du lịch. Do đó đã xuất hiện một số dao động trong ý chí quyết tâm của các nhà đầu tư du lịch. Việc phối hợp với Hà Nam trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch cần được quan tâm.
Ngoài những dự án đầu tư trong nước như được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và bảo tồn đất ngập nước Vân Long còn có dự án FDI. Đó là dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn)
Bảng 2.4. Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư
Thời gian
1
Khu du lịch nước nóng Kênh Gà
CTCP Việt - Thái
180.000
2004-2012
2
XD cơ sở dịch vụ du lịch
CTNHH Thảo Sơn
22.250
2005-2006
3
XD khu du lịch dịch vụ thể thao văn hóa
DNTN Duy Quang
16.767
2006-2009
4
XD nhà hàng, khách sạn và khu giải trí
1.200.000
2005-2012
5
XD khu nghỉ dưỡng ANA MANDARA Nb Resort
CTCP Tân Phú
255.000
2008-2010
Tổng vốn đầu tư tư nhân
1.674.017
1
Trùng tu di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
UBND Tỉnh
19.323
2007-2008
2
Tu bổ di tích động Hoa Lư
UBND Tỉnh
12.000
2008-2009
3
Bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Thung Lá
UBND Tỉnh
11.966
2006-2009
4
Nạo vét sông Hoàng Long từ bế Đồng Chưa đến Kênh Gà
UBND Tỉnh
23.000
2009-2010
Tổng vốn đầu tư Ngân sách
43.289
Tổng vốn đầu tư vào Khu
1.717.306
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Đối với khu vực Đầm Cút, Kênh Gà, việc thu hút đầu tư du lịch còn nhiều khó khăn. Khu du lịch nước khoáng nóng hiện nay đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiên còn nhiều khó khăn do khả năng tài chính hạn chế. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ ý định đầu tư xây dựng những khu du lịch lớn nhưng việc triển khai cụ thể chưa được rõ ràng. Nếu hoạt động du lịch được khai thác bền vững, kết hợp với những giá trị tự nhiên cao của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, thì khi đó việc lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản thế giới cho Vân Long sẽ rất thuận lợi.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư Ban Quản lý khu du lịch Suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch Lộng đã tích cực kiểm tra giám sát đôn đốc các công trình thi công theo đúng tiến độ, và các công trình kinh doanh du lịch phải đầy đủ thủ tục đồng thời theo đúng quy hoạch của Tỉnh cũng như của khu. Với việc hoạt động tích cực của Ban Quản lý khu đã đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của khu. Bên cạnh đó năm 2009, ngành Du lịch Ninh Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010, định hướng đến 2015; Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố công bố công khai cho nhân dân biết Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long và Điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc – Bích Động; Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Tràng An. Cùng với Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, các khu du lịch như Kênh Gà - Vân Trình, Vân Long, Vườn Quốc gia Cúc Phương đầu năm cũng thu hút khá đông lượng khách đến tham quan, trong đó khách nước ngoài như Hàn Quốc, Pháp, Anh... chiếm số lượng nhiều. Riêng Khu du lịch Vân Long, từ ngày 29 đến mùng 5 Tết Nguyên đán đã đón trên 1.100 lượt khách, tăng 20% so với Tết Nguyên đán năm 2008, trong đó khách quốc tế chiếm trên 1.000 người.
5.2. Đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân:
Đây là khu du lịch trung tâm đóng vai trò điều phối hoạt động chung của du lịch Ninh Bình trên cơ sở sử dụng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch vốn tương đối phát triển của đô thị. Tại khu du lịch này, du khách còn có thể tham quan các điểm danh thắng nổi tiếng như: núi Dục Thúy, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Kì Lân. Với định hướng phát triển thành phố thành đô thị loại ba, việc xây dựng các khu du lịch này, kết hợp với các sản phẩm du lịch khác ở khu vực phụ cận theo qui hoạch, trong đó xác định vị trí trọng tâm của du lịch thì trong tương lai này có thể trở thành đô thị du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết được qui định theo Luật Du lịch.
Để đạt được những mục tiêu trên, thành phố cần có qui hoạch chung phát triển đô thị bền vững, với du lịch là trọng tâm phát triển làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các điểm tham quan, vui chơi giải trí phù hợp, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao trở lên.
Bảng 2.5. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình
Đơn vị : triệu đồng
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư
Thời gian
1. XD công trình NB Complex building
CT ĐTPTTM Hoàng Phát
199.053
2005-2008
2. XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch
CTTNHH Thiên Trường An
6.450
2006-2007
3. XD Khách sạn, khu công viên cây xanh Hồ Biển Bạch
DNTN Minh Đức
15.490
2006-2007
4. XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
DNTN Hoàng Sơn
27.987
2007-2009
5. XD khu dịch vụ du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản
CTTNHH Thái Thịnh
14.578
2007-2008
6. XD nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch
DNTN Chính Tâm
13.947
2007-2008
7. XD khu liên hợp khách sạn nhà hàng
CTCP Long Thúy Đằng
12.500
2007-2009
8. XD Trung tâm vui chơi giải trí và ẩm thực Minh Phố
CTTNHH Minh Phố
79.999
2008-2010
9. XD Khách sạn 5 sao Quang Dũng
DNTN Quang Dũng
553.092
10.XD Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp nhà nghỉ
CTTNHH Xuân Đạt
50.064
2007-2009
I.Tổng vốn đầu tư của dự án tư nhân
973.160
1. Khu du lịch công viên văn hoá Tràng An
UBND Tỉnh
1080.000
2009-2012
2. Tượng đài Đinh Tiên Hoàng và Quảng Trường
UBND Tỉnh
825.000
2009-2010
3. Khu công viên núi Thuý
UBND Tỉnh
32.000
2003-2007
II.Tổng vốn đầu tư ngân sách
1937.000
Tổng vốn đầu tư vào Khu
2.487.092
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn so với các khu du lịch khác trong tỉnh. Tuyến du lịch nội thành đã được qui hoạch đầu tư xây dựng đường xá, phố phường từ rất lâu, chính vì thế khu đã có một cơ sở hạ tầng ổn định, sẽ tiết kiệm được lượng vốn đầu tư rất lớn từ phía ngân sách tỉnh và Nhà nước. Lượng vốn đầu tư xây dựng ở đây trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần tư nhân và sản phẩm của những dự án này là khách sạn cao cấp, nhà hàng và nhà nghỉ và các khu.
Thời gian qua Tỉnh Ninh Bình đang tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện đúng các quy định của Nhà nước; giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhân dân về vị trí và vai trò, triển vọng phát triển và hiệu quả kinh tế xã hội của du lịch, tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động để tập trung đầu tư cho phát triển du lịch; tập trung huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch, đặc biệt là đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên; sửa chữa, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, ưu tiên đầu tư các khu du lịch trọng điểm như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, trung tâm thành phố Ninh Bình để kịp phục vụ cho lễ kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010; tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch; đa dạng hoá các loại hình du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất các hàng thủ công, mỹ nghệ có chất lượng cao, mang đậm dấu ấn quê hương Ninh Bình để phục vụ khách, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân địa phương. Với sự quản lý chặt chẽ của Ban Quản lý Tỉnh, khu năm 2009 khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân đã thu hút lượng khách lớn với doanh thu vượt ngoài mức dự kiến.
Năm 2007, khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân đã đón trên 276.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 20%, trong đó khách quốc tế 135.000 lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2006; thu phí đạt 7 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2006, nộp ngân sách 3,6 tỷ đồng. Theo đánh giá, lượng khách đến khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân so với toàn tỉnh chiếm 20%, trong đó khách quốc tế chiếm 29%. Năm 2008, khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân đã đón 338.786 lượt khách, tăng 25% so với năm 2007, trong đó đón trên 194 nghìn lượt khách quốc tế, thu phí và lệ phí đạt 12,05 tỷ đồng, nộp ngân sách 5,5 tỷ đồng. Năm 2009, có 460.572 lượt khách đến tham quan khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân . Trong đó khách quốc tế là 253.626 lượt, khách nội địa . là 206.946 tăng 36% so với cùng kỳ năm 2008
Doanh thu 14,53 tỷ đồng (đạt 83,5% kế hoạch năm 2009), nộp ngân sách 6,6 tỷ đồng.
5.3. Đầu tư vào khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư:
Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch Ninh Bình phát triển chính là khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Hoa Lư. Với đặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan, hiện khu du lịch này đang thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn khu du lịch chính là “ Thương hiệu du lịch” của khu du lịch này đã được khẳng định. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt đã xác định Tam Cốc – Bích Động là một trong 17 khu du lịch chuyên đề quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Việc phát hiện ra các giá trị di tích lịch sử văn hóa và hệ thống các hang động (đến nay bao gồm 21 hang) tại Tràng An đã nâng vị trí và sức hấp dẫn của khu du lịch này và càng khẳng định ảnh hưởng có tính quốc gia của khu.
Nhận thấy được ý nghĩa của khu Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư trông quá trình phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt gắn với sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thời gian gần đây Chính phủ đã có sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch ở khu vực này, đặc biệt là khu Tràng An. Dự án xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: Các hạng mục đã được đưa vào phục vụ khách du lịch như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc – Suối Tiên. Đang tiếp tục thi công đường vào Bích Động, điện Thái Vi.
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính: Hiện đang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ Thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính, các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy của 9 tuyến du lịch trong hang động, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành công Chương trình Đại Lễ Phật Đản – Liên Hiệp quốc, năm 2008. Đây là tuyến đường có cảnh quan hấp dẫn, góp phần nâng cao rõ rệt vụ trí và thay đổi hình ảnh của du lịch Ninh Bình
Bảng 2.6. Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2009
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư
Thời gian
1.XD Khu du lịch Hồ trung tâm Tam Cốc- Bích Động
CTCP Du lịch Ninh Bình
2.946
2004-2005
2.XD Nhà nghỉ, dịch vụ, ăn uống khu Tam Cốc, Bích Động
CTTNHH Long Hải
3.760
2004-2005
3.XD điểm du lịch dịch vụ sinh thái Hoàng Long
CTTNHH Hoàng Long
38.581
2006-2010
4.XD Khu bảo tồn và trưng bày cổ vật Cố Viên Lầu
DNTN Minh Thoa
10.153
2007
5.XD điểm du lịch Thung Nắng- Yên Sơn
CTTNHH Bích Động
40.157
2007-2009
6.XD tổ hợp khách sạn 5 sao Tam Cốc- Bích Động
544.000
I.Tổng vốn đầu tư của dự án tư nhân
639.597
1.XDCSHT Khu du lịch sinh thái Tràng An
UBND Tỉnh
2.572.243
2004-2008
2.XDCSHT Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính
UBND Tỉnh
814.815
3.CSHT Khu dịch vụ Khu du lịch sinh thái Tràng An
UBND Tỉnh
61.014
4.CSHT Khu công viên văn hóa Khu Tràng An
UBND Tỉnh
100.000
5.CSHT Khu Tam Cốc Bích Động
UBND Tỉnh
199.950
2001-2003
6.CSHT Tuyến du lịch sinh thái Thung Nắng- Hải Nham
UBND Tỉnh
70.133
2005-2008
7.XD Cổng phía Bắc, Đông, Nam vào Cố đô
UBND Tỉnh
24.581
2006-2008
8.Hệ thống tường bao, hào nước Khu Cố đô
UBND Tỉnh
137.521
2006-2009
9.Tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lư
UBND Tỉnh
40.000
10. Di tích khảo cổ
UBND Tỉnh
32.000
2009-2011
11. Sân lễ hội
UBND Tỉnh
90.000
2009-2010
II.Tổng vốn đầu tư ngân sách
4.142.257
III.Tổng vốn đầu tư vào Khu
4.781.854
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
Tài nguyên của khu du lịch tương đối đa dạng và đặc sắc cả về tự nhiên và nhân văn. Các nguồn lực du lịch thế mạnh của khu vực này là: quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, núi chùa Bái Đính, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất, hang động khu vực Tam Cốc – Bích Động – Tràng An.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được ngành Du lịch quản lý, khai thác từ năm 1992 và giao cho Công ty Du lịch Ninh Bình. Từ năm 2004, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động như Công ty cổ phần Du lịch Ninh Bình quản lý, khai thác tuyến du lịch Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động; Công ty TNHH dịch vụ Bích Động quản lý, khai thác tuyến du lịch Thạch Bích - Thung Nắng, Linh Cốc - Hải Nham; UBND xã Ninh Hải phụ trách công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chở đò; nhiều doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán hàng... Tuy có sự tham gia quản lý, khai thác kinh doanh của nhiều đơn vị nhưng Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động không có một đơn vị nào nắm giữ vai trò chỉ đạo, điều hành. Điều đó đã dẫn đến tình hình kinh doanh dịch vụ, quản lý khu du lịchcó nhiều diễn biến phức tạp theo kiểu mạnh ai nấy làm. Trước tình trạng đó, để phát triển du lịch bền vững theo đúng Luật Du lịch, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động thuộc Sở Du lịch, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng. Ban quản lý có chức năng quản lý, quy hoạch và đầu tư phát triển, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội và trực tiếp bán vé danh lam, vé đò tại khu vực Tam Cốc - Bích Động. , soát vé, điều hành vận chuyển khách. Sau khi được thành lập, ổn định tổ chức, Ban quản lý khu đã nhanh chóng bắt tay ngay vào các công việc. Với sự nỗ lực, đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, sự ủng hộ, đồng thuận từ phía chính quyền sở tại và nhân dân, hơn một năm nay, hoạt động du lịch ở đây đã có chuyển biến tích cực. UBND xã Ninh Hải và Ban quản lý đã có sự phối hợp chặt chẽ, trực tiếp trong việc đảm bảo nếp sống văn minh khu du lịch. Từ đó đã giúp Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đạt dược thành quả đáng kể.
Chỉ tính trong năm 2007, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã đón trên 253.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 50%, trong đó khách quốc tế 142.000 lượt khách, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2006; thu phí đạt trên 10 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2006, nộp ngân sách trên 3 tỷ đồng. Theo đánh giá, lượng khách đến khu Tam Cốc - Bích Động so với toàn tỉnh chiếm 18%, trong đó khách quốc tế chiếm 35%. Năm 2008, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã đón 333.786 lượt khách, tăng 24% so với năm 2007, trong đó đón trên 154 nghìn lượt khách quốc tế, thu phí và lệ phí đạt 14,05 tỷ đồng, nộp ngân sách 4,5 tỷ đồng. Đời sống, mức thu nhập của những người dân của xã Ninh Hải tham gia làm du lịch cũng tăng lên rõ rệt, từ 5,2 triệu đồng/người/năm (năm 2005) tăng lên 6,5 triệu đồng/người/năm (năm 2008),9 tháng năm 2009, có 260.572 lượt khách đến tham quan Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Trong đó khách quốc tế là 93.626 lượt, khách nội địa là 166.946 lượt, đạt 101% . so với cùng kỳ năm 2008
Doanh thu 12,53 tỷ đồng (đạt 83,5% kế hoạch năm 2009), nộp ngân sách 4,6 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu mừng không chỉ đối với khu Tam Cốc - Bích Động mà còn hứa hẹn kết quả khả quan trong toàn ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, bền vững và có ý nghĩa hơn. Yếu tố cộng đồng cũng cần được xem xét thấu đáo trong việc phát triển dự án du lịch này. Quá trình đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hai khu Tam Cốc, Bích Động chưa thực sự được kết nối với nhau và kết nối với khu cố đô Hoa Lư để tạo ra những sản phẩm du lịch chung. Thậm chí đã bắt đầu hình thành sự cạnh tranh về loại hình sản phẩm bởi tính tương đồng quá cao và việc phân đoạn thị trường nhằm tăng cạnh tranh chung của du lịch Ninh Bình, giảm thiểu cạnh tranh nội tỉnh còn nhiều bất cập. Hoạt động phát triển và khai thác du lịch tại khu vực này còn rời rạc, chưa có sự gắn kết về sản phẩm, mô hình kinh doanh, cơ chế quản lí. Chính vì thế, khi được công nhận là khu du lịch Quốc gia, Ban quản lí sẽ được thành lập nhằm kết nối, phối hợp các họat động đầu tư, phát triển và khai thác du lịch của toàn bộ khu vực.
III. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009.
Kết quả từ hoạt động đầu tư của ngành du lịch.
1.1 Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho họat động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.
a. Giá trị tài sản cố định huy động
Bảng 2.7: Giá trị tài sản cố định huy động của ngành du lịch Ninh Bình giai đoạn 2001-2008.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Dịch vụ lưu trú
105,127
305,347
708,194
1.204,35
4.102,67
Dịch vụ ăn uống
45,63
67,234
97,125
303,57
912,57
Giá trị TSCĐ từ vốn NS
34,45
40,6
78,9
111,2
234,8
Tổng TSCĐ huy động
185,2
413,181
884,244
1.619,12
5.250,04
( Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình )
Qua bảng trên, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2005 con số này mới chỉ dừng lại ở 185,2 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 5.250,04 tỷ đồng. Nguyên nhân TSCĐ huy động của ngành du lịch Ninh Bình tăng mạnh là do ngành du lịch Ninh Bình đang phát triển rất mạnh là tâm điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, hơn thế nữa trong những năm gần đây Tỉnh đang phấn đấu để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy Tỉnh đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và đã đạt được kết quả đáng kể. Ninh Bình có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, tuy nhiên vẫn chưa được đầu tư thoả đáng. Dự kiến trong những năm tới TSCĐ huy động sẽ tăng từ 15%-20% so năm 2009.
b. Năng lực phục vụ tăng thêm
Trong giai đoạn 2006-2009, Du lịch Ninh Bình đang trên đà phát triển rất mạnh, Ninh Bình đã và đang trở thành điểm thu hút du lịch hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng nhanh đột biến trong năm 2008, 2009.Hơn thế nữa hiện nay Tỉnh Ninh Bình đang chú trọng đầu tư phát triển phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Mặt khác trong những năm qua CSHT cũng như tài sản cố định huy động cho ngành du lịch ngày càng tăng, điều đó đã tác động rất nhiều đến năng lực phục vụ tăng thêm của ngành. . Chính những nhân tố kể trên đã làm cho năng lực phục vụ tăng thêm của ngành du lịch tăng đáng kể trong giai đoạn 2005-2009. Năm 2005 năng lực phục vụ tăng thêm của ngành du lịch mới chỉ có 394,248 tỷ đồng thì đến năm 2009 năng lực phục vụ tăng thêm của ngành du lịch đã là 4.959,88 tỷ đồng.
Bảng 2.8 : Năng lực phục tăng thêm của ngành du lịch Ninh Bình
giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Hoạt động của các đại lý du lịch,
kinh doanh du lịch
145,6
357,9
509,3
876,5
1.362.05
Khách sạn, nhà hàng
214,184
535,7
786,2
1.026,3
3.240.8
Hoạt động kinh doanh du lịch khác
34,5
67,4
92,3
102,4
357,03
Tổng năng lực phục vụ tăng thêm
394,248
961
1.387,8
1.216,2
4.959,88
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005-2009 sở Du lịch
Ninh Bình
Kết quả đầu tư vào nguôn nhân lực
Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2009, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2005. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%.
Bảng 2.9. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2005- 2009
Đơn vị: người
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
1
Lao động trực tiếp làm du lịch
470
621
650
916
960
-
Trình độ đại học, cao đẳng
50
70
85
183
196
-
Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề
195
158
190
322
410
-
Trình độ đào tạo khác
195
215
255
220
219
-
Có khả năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung
147
180
286
290
315
2
Số lao động gián tiếp làm du lịch
5620
5700
5750
5900
6150
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Bảng 2.10. Tổng hợp lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch 2005 - 2009
Đơn vị: người
Nội dung đào tạo
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng LĐ được đào tạo từ 2005-2009
Nghiệp vụ tổng hợp
25
115
116
231
235
491
Nghiệp vụ hướng dẫn viên
22
27
35
49
60
193
Ngoại ngữ Anh – Pháp
30
43
56
60
66
255
Kiến thức du lịch cộng đồng
450
300
1000
1000
1000
4050
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
2. Hiệu quả từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009.
Du lịch là một nhu cầu của cuộc sống hiện đại trên toàn thế giới. Chỉ trong 10 năm, khách du lịch quốc tế đã tăng từ 350 triệu lượt năm 1985 lên 592 triệu lượt năm 1996. Thu nhập từ du lịch tính trong vòng gần 40 năm ( 1960 – 1996) đã tăng khoảng 54 lần, từ 6,8 tỷ USD lên 432 tỷ USD.Theo xu hướng chung của thế giới cùng với sự đổi mới chính sách, ngành du lịch Việt Nam cũng đã được quan tâm và tăng nhanh về khách du lịch quốc tế. Nếu như năm 1991 chỉ là 300 ngàn lượt khách thì đến năm 1996 con số này đạt 1.600 ngàn lượt. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Việt Nam thời kì 1990 – 1995 luôn đạt mức tăng từ 35- 40% năm.
Cùng với sự phát triển ngành du lịch cả nước, du lịch Ninh Bình cũng dần khẳng định là địa phương có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch: Năm 1992, tổng số khách du lịch đến Ninh Bình chỉ là 70.562 lượt ( trong đó có khoảng 25.000 lượt khách quốc tế) , nhưng đến năm 1994 đã đạt 162.877 lượt trong đó khách quốc tế là 51.796 lượt), năm 1996 thì con số này là 197.100 lượt ( trong đó khách quốc tế là 62.000 lượt và khách nội địa là 135.100 lượt).
2.1. Số lượng khách du lịch đến Tỉnh giai đoạn 2004-2009
Với tiềm năng, thế mạnh và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, trong những năm vừa qua UBND Tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt kế hoạch đầu tư, phát triển xây dựng các khu du lịch trong tỉnh. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển một cách đáng kể, địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo,… đã tạo được sự chuyển biến khá rõ rệt , trước hết là về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây ( 2004 – 2009), tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18,3%. Đây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26526.doc