MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC 1
PHÁT TRIỂN 1
I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 1
1. Thông tin chung và lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển. 1
1.1. Thông tin chung 1
1.2. Lịch sử hình thành 1
2. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển. 2
3. Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển. 5
II. NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 8
1.Các thành tựu đạt được 8
1.1.Giai đoạn 1964- 1988 8
1.2. Giai đoạn 1988 đến nay. 11
2. Vai trò của Viện chiến lược trong hoạt động đầu tư nói chung. 13
3. Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện. 17
4. Hướng hoạt động chính. 17
I. KHÁI QUÁT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 18
1.Chức năng nhiệm vụ 18
2. Cơ cấu tổ chức 19
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH 20
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM 20
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 20
1.1. Về quy mô. 20
1.2. Về chất lượng. 21
2. Những tồn tại. 21
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 23
1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo. 23
2. Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo. 25
2.1. Sự thay đổi về quan niệm đối với giáo dục- đào tạo. 25
2.2 Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo. 27
3. Hiện trạng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. 29
3.1. Cơ cấu đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. 29
3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam. 37
III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 61
1. Những thành tựu đạt được. 61
2. Những tồn tại 63
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo. 64
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
USD). Đã có 16/21 nền kinh tế thành viên của APEC đầu tư vào Việt Nam với 5681 dự án và tổng số vốn đăng kí 41,7 tỉ USD ( vốn thực hiện trên 20 tỉ USD). Dự báo từ năm 2007 trở đi sẽ có thêm nhiều công ty, các tập đoàn kinh tế đến đầu tư làm ăn tại nước ta với quy mô ngày càng lớn trên nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư chúng ta phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động, đây cũng là yếu tố quyết định tới sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các công ty trong và ngoài nước cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để giành năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Việc đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ quản lí sản xuất hiện đại đang và sẽ là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Muốn tồn tại và phát triển trong một " thế giới phẳng" nhưng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, vượt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí chính là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy, một số nước như Hàn Quốc, Singapor, Hồng Kông... nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động trẻ nói riêng mà chỉ trong một thời gian ngắn họ đã nhanh chóng trở thành những "con rồng" châu Á. Ở các nước có trình độ tiên tiến, sự đóng góp của tri thức đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong GDP (ở Mĩ: 50%, Anh: 48,5%, Pháp: 45,1%). Riêng ở Việt Nam, yếu tố này còn thấp, sự tăng trưởng kinh tế có tới 60% là do yếu tố vốn mang lại. Hiện nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, các nước đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60%, còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đã được qua đào tạo. Để cạnh tranh có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, chúng ta chỉ có thể tập trung đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.
Thứ ba, hội nhập kinh tế, Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hoá. Sau khi gia nhập WTO, thị trường sức lao động ở nước ta sẽ có những biến động lớn, vận động theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực và đứng trước sự cạnh tranh rất gay gắt. Với khoảng 83 triệu dân ( đứng 13 thế giới) trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động ( hơn 30 triệu trong độ tuổi thanh niên),Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào và rất trẻ. Song thực tế lao động nước ta có sức cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực, giá nhân công rẻ là yếu tố duy nhất được đánh giá cao (rẻ hơn Trung Quốc 20-30%). Tuy nhiên, hiện nay, tại các khu công nghiệp, 75% lao động mới có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống. Ở khu kinh tế Dung Quất đang có tình trạng máy móc "nằm chờ" công nhân có tay nghề cao vận hành. Lao động Việt Nam không chỉ yếu về kĩ năng nghề nghiệp, thiếu hiểu biết về pháp luật mà phần đông hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Một bộ phận vẫn còn thói quen và tập quán của người sản xuất nhỏ, chưa có ý thức và kỷ luật của lao động công nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế ngay tại thị trường trong nước ( khi có sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, của các công ty đa quốc gia). Điều đó cho thấy, để cạnh tranh được trên thị trường sức lao động trong nước cũng như quốc tế, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải tăng cường đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật nước ta đủ khả năng đáp ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất, cũng như tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất chất lượng cao. Chính vì vậy đòi hỏi xã hội cần có những quan tâm thích đáng đến quá trình đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở tất cả các cấp, bậc học, từ đó nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục – đào tạo sau phổ thông.
Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001-2006
Đơn vị:%
STT
Cấp học, bậc học, hình thức giáo dục
Tỷ lệ chi trong Ngân sách Nhà nước cho giáo dục
1
Giáo dục mầm non
6,8
2
Giáo dục tiểu học
32,5
3
Giáo dục THCS
20,1
4
Giáo dục THPT
10
5
Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề và THCN)
9,4
6
Giáo dục đại học
10,2
7
Giáo dục thường xuyên
2,1
8
Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác
8,8
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục – đào tạo thời gian qua đã dần hướng về một cơ cấu đầu tư hợp lý cho các cấp bậc học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên được coi trọng trong công cuộc đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó trong thời gian tới, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư của toàn xã hội đối với từng cấp bậc học sao cho thiết lập được một cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai của giáo dục.
3.2.2. Theo vùng lãnh thổ.
Cnbgj
Nước ta xét trên góc độ các vùng lãnh thổ có thể được chia thành 8 vùng lãnh thổ: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, chính vì vậy mức độ đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Đứng trên góc độ của những nhà quản lý vĩ mô, trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo, cần đảm bảo sự cân bằng động giữa ưu tiên đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn, kém phát triển với đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở những vùng và những lĩnh vực mang tính mũi nhọn.
Định mức đầu tư phân bổ Ngân sách chi sự nghiệp giáo dục theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: Đồng/người dân/năm
Vùng
Định mức phan bổ giai đoạn 2001-2006
1. Đô thị
678.456
2. Đồng bằng
794.352
3. Núi thấp – Vùng sâu
941.628
4. Núi cao - Hải đảo
1.372.800
(Nguồn Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT)
Định mức đầu tư phân bổ Ngân sách chi sự nghiệp đào tạo theo dân số trong độ tuổi đào tạo (từ 18 tuổi trở lên)
Vùng
Định mức phân bổ giai đoạn 2001-2006
1. Đô thị
25.596
2. Đồng bằng
28.452
3. Núi thấp – Vùng sâu
37.092
4. Núi cao
47.94
(Nguồn: Vụ Kế Hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT)
Thông thường Ngân sách Nhà nước thường ưu tiên phân bổ kinh phí theo dân số trong độ tuổi giáo dục – đào tạo cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức độ phát triển về giáo dục còn thấp để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục – đào tạo. Mức vốn đầu tư phân bổ chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo đầu người ở vùng núi cao - hải đảo cao nhất, tiếp theo đó là núi thấp – vùng sâu, đồng bằng và cuối cùng là đô thị. Thời gian qua Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục nông thôn và thành thị, giữa miền núi với đồng bằng, giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn với vùng có điều kiện tốt về kinh tế - xã hội. Điển hình là các khu vực miền núi như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, hải đảo... Thể hiện trong các chương trình phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và chống tái mù ở các tỉnh miền núi, bên cạnh là những dự án xây mới, kiên cố hoá trường học, từng bước tiến tới xoá phòng học tạm – tranh tre lá nứa, tài trợ trang thiết bị giảng dạy, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chính sách ưu tiên về tiền lương đối với giáo viên giảng dạy ở miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo...Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý còn nhiều trở ngại, đường giao thông cách trở dẫn đến khó khăn trong vận chuyển và xây dựng, đôi khi đội chi phí lên cao hơn và kết quả đạt được còn hạn chế.
Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, việc huy động vốn đầu tư của xã hội phát triển giáo dục – đào tạo là rất quan trọng. Tuy nhiên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì việc huy động nguồn lực từ xã hội cho giáo dục – đào tạo là vấn đề hết sức khó khăn và nan giải. Chính vì vậy mà trên thực tế tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thấp hơn nhiều so với đồng bằng, khu vực thành thị. Huy động xã hội hoá thuận lợi như ở thành thị là điều chưa thể đạt được. Từ đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương, tranh thủ các chương trình viện trợ của nước ngoài cũng như sự tham gia của toàn xã hội trong công cuộc đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo. bên cạnh đó cần có cách điều tiết nguồn vốn đầu tư tương thích với điều kiện vùng miền, nhất là việc xác định lộ trình phù hợp cho sự nghiệp phát triển GD – ĐT vùng khó khăn, tránh đầu tư dàn trải làm tốn tiền của nhân dân mà hiệu quả thấp, đổi mới mạnh mẽ về tư tư duy và cách thức quản lý GD – ĐT cho phù hợp với tính đa dạng của từng vùng miền, đảm bảo mục tiêu xã hội hoá và công bằng trong tiếp cận giáo dục – đào tạo.
3.2.3. Theo hình thức triển khai thực hiện.
Vốn đầu tư phát triển giáo – đào tạo theo hình thức triển khai thực hiện gồm:
- Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia.
- Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
Chương trình mục tiêu quốc gia (với VĐT chiếm khoảng 4% trong tổng VĐT) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu lớn về phát triển ngành giáo dục – đào tạo, việc thực hiện vốn theo các chương trình này cũng đảm bảo hơn về hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiến độ thực hiện. Bên cạnh đó các hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất nhà trường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (đầu tư không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) (chiếm 96% tổng VĐT) đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Hai hình thức đầu tư trên có tác dụng bổ sung, hỗ trợ nhau và cần phải được kết hợp chặt chẽ, linh hoạt để có thể phát huy tác dụng tốt nhất trong công cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo nước nhà.
3.2.3.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia.
Thực hiện Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 và Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD – ĐT) đến năm 2005, với các mục tiêu:
Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010, trong đó đến năm 2005 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố.
Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa.
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường.
CTMTQG GD – ĐT được thực hiện với 7 dự án là:
Dự án 1: Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở với các nội dung sau:
Hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho 235 xã và 18 huyện chưa đạt chuẩn.
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Dự án 2: Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa. Trong đó có sách giáo khoa mầm non và phổ thông, các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc, đổi mới chương trình đào tạo, cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Dự án 3: Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Dự án 4: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm. Đổi mới đồng thời tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống đào tạo sư phạm. Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa có tài vừa có đức để phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Dự án 5: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng còn nhiều khó khăn trong đó có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Tăng cường giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ những học phẩm tối thiểu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo...
Dự án 6: Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm.
Dự án 7: Tăng cường năng lực đào tạo nghề (do Bộ Lao động – thương binh và xã hội trực tiếp quan lý và điều hành).
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung hoạt động và phạm vi triển khai của các dự án, Bộ GD – ĐT đã xây dựng tổng dự toán của các chương trình và dự toán chi tiết cho từng năm. Việc bố trí kinh phí để thực hiện các dự án phụ thuộc vào khả năng cân đối của Ngân sách Nhà nước hàng năm, ngoài kinh phí trung ương cấp hàng năm, các địa phương đã tích cực huy động thêm Ngân sách địa phương và đóng góp của cộng đồng. Bên cạnh đó nguồn vay nợ và viện trợ nước ngoài cũng được huy động trong quá trình thực hiện CTMTQG
Có thể thấy rằng các dự án thuộc CTMTQG GD – ĐT đều được hỗ trợ bởi nguồn NSNN và NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn tài trợ cho các dự án. Trong cơ cấu chi của NSNN, chi cho CTMTQG GD – ĐT thường chiếm khoảng 4-5% chi thường xuyên hàng năm của Ngân sách.
NSNN chi cho giáo dục – đaog tạo liên tục tăng qua các năm
Vệc bố trí kinh phí để thực hiện các dự án phụ thuộc vào khả năng cân đối NSNN hàng năm nên kinh phí TW thực cấp qua 5 năm (2001-2005) mới đáp ứng được 66,6% tổng dự toán của cả chương trình, cụ thể như sau:
VĐT NSTW cấp cho CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Số TT
Tên các dự án CTMTQG GD - ĐT
Dự toán 2001-2005
NSTW thực cấp 2001-2005
Tỷ lệ thực cấp so với dự toán
1
Củng cố và phát huy kết quả phổ cập GDTH và XMC, thực hiện phổ cập THCS
200
195
98%
2
Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa
2500
1946,7
78%
3
Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
800
200
25%
4
Đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất hệ thống trường sư phạm
900
580
64%
5
Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều khó khăn
800
641
80%
6
Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, các trường ĐH, THCN trọng điểm
1300
1185
91%
7
Tăng cường năng lực đào tạo nghề
1800
780
43%
Tổng cộng
8300
5527,7
66,%
(Nguồn: NSNN)
Bên cạnh việc Ngân sách thực cấp không đáp ứng được như dự toán, nhiều công trình các chủ đầu tư chưa có đủ vốn (chủ yếu là phần vốn đối ứng của địa phương) để thanh toán hết khối lượng đã thực hiện cho đơn vị thi công nên chưa làm được quyết toán đối với công trình, dự án đã hoàn thành. Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng nên kết quả huy động đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (theo thư kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ gửi các doanh nghiệp) đạt rất thấp, không đáp ứng được được theo dự kiến ban đầu của Thủ tướng Chính phủ và cấc Bộ, Ban, Ngành TW.
Việc thực hiện CTMTQG GD – ĐT thời gian qua với những cơ chế thích hợp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đã tạo điều kiện cho các nhà tài trợ quan tâm và quyết định “thử nghiệm” thực hiện Chương trình hỗ trợ giáo dục qua ngân sách theo mục tiêu (HTNSTMT). Nghĩa là: Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (gồm: Ngân hàng thế giới_WB, Bỉ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Newzeland, Anh) sẽ cung cấp một nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khoảng 130 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi là 50 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại là 80 triệu USD để hỗ trợ trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước thực hiện CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010. Cụ thể như sau:
Nguồn vay nợ, viện trợ cho các dự án thuộc CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010
Các nhà tài trợ
WB
Bỉ
Canada
EC
New Zeland
Anh
Tổng cộng
Năm thứ nhất
17,5
2,1
3,1
7,0
2,0
2,0
14,1
Năm thứ hai
17,5
2,1
3,2
7,0
1,0
1,0
13,1
Năm thứ ba
15,0
1,8
3,4
6,0
6,0
1,0
40,3
Tổng
50,0
6,0
9,7
20,0
20,0
40,3
130
(Nguồn Bộ GD – ĐT và NSNN)
Từ năm 1993 đến nay, nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành giáo dục chủ yếu được thực hiện thông qua các dự án. Ưu điểm của cách làm theo dự theo dự án là: Mục tiêu, các hoạt động được được quy định rất cụ thể, thời gian thực hiện rõ ràng, cơ chế quản lý chặt chẽ với sự đồng thuận cả từ nhà tài trợ lẫn Chính phủ Việt Nam. Nhược điểm lớn nhất của cơ chế tài trợ ODA thông qua dự án là thủ tục hành chính nặng nề, bộ máy quản lý dự án cồng kềnh, khiến việc giải ngân thường chậm trễ; các mục tiêu, các hoạt động được quy định quá cụ thể và cứng nhắc, rất khó khăn trong việc điều chỉnh hoạt động, do đó nhiều khi dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế - xã hội.
Chương trình lần HTNSTMT lần này là mô hình hỗ trợ vốn ODA trực tiếp vào NSNN để chi cho GD – ĐT mà không qua cơ chế dự án, không cần bộ máy quản lý riêng. Hình thức này có rất nhiều ưu điểm so với cách hỗ trợ theo dự án trước đây, đặc biệt là:
Việc điều hành nguồn vốn tuân theo đúng trình tự và thủ tục của Việt Nam đã được quy định trong Luật Ngân sách.
Tăng vai trò tự chủ, tự quản lý của Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh và huyện (trong việc lựa chọn mục tiêu, địa điểm đầu tư, phương thức giải ngân).
Tạo điều kiện lồng ghép các nguồn lực (ODA, Ngân sách TW, Ngân sách địa phương và các nguồn huy động từ cộng đồng) để thực hiện các mục tiêu của chương trình.
Giải ngân nhanh, giảm được các chi phí trung gian do giảm bớt các thủ tục hành chính, quan liêu.
Có thể thấy sự đóng góp của nguồn vốn ODA cùng với nguồn Ngân sách TW và Ngân sách địa phương đã giúp cho CTMTQG GD – ĐT đạt được những kết quả đáng ghi nhận, làm thay đổi diện mạo của nền giáo dục nước nhà.
Những mặt được chủ yếu của CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005 là:
Các cấp Bộ, ngành, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, đã giúp ngành GD – ĐT hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn 2001-2005, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập GDTHCS. Tính đến tháng 12/2006 cả nước có 36 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 32 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập GDTHCS trong đó có 23 tỉnh thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTHCS ở mức cao, đồng thời với đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT, đảm bảo vững chắc kết quả phổ cập.
Tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ TW đến địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, thí nghiệm, ký túc xá học sinh và các công trình phụ trợ; tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục. Hệ thống trường dự bị đại học và phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được học tập, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chương trình kiên cố hoá trường lớp học đề ta đúng vào lúc ngành giáo dục đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất của các trường học. Việc triển khai trong phạm vi toàn quốc, tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc nhằm xoá phòng học 3 ca, phòng học tạm tranh tre nứa lá, từ GD mầm non đến GDPT, dự kiến xây mới gần 60.000 phòng học. Kết quả sau 4 năm thực hiện, tính đến tháng 12/2006, trên toàn quốc đã triển khai xây dựng được 76.857 phòng học. Trong đó có gần 50.000 phòng/59.572 phòng học được xây dựng trong đó có 48.853/59.572 phòng học nằm trong danh mục các địa phương đã báo cáo với Chính phủ và Bộ GD – ĐT tháng 8/2002 (đạt tỷ lệ 82%). Ngoài số phòng học đã xây dựng trên đây, các tỉnh thành phố đã xây dựng được nhiều phòng để thiết bị, thư viện, nhà công vụ, hệ thống tường rào, cổng trường, công trình vệ sinh...bằng ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động khác. Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, việc triển khai Chương trình đã đem lại diện mạo mới cho GD.
Hỗ trợ tích cực cho công tác bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên các ngành học; bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tư tưởng.
Kinh phí CTMTQG GD – ĐT hỗ trợ từ Ngân sách TW đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục, được các cơ sở GD – ĐT và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Quá trình tổ chức thực hiện CTMTQG GD – ĐT đảm bảo tính công khai, dân chủ. Các cơ sở GD – ĐT đã thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về nội dung, mức chi và quản lý kinh phí CTMTQG. Các công trình xây dựng trường học đã thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục xây dựng cơ bản, công tác mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Cơ chế thực hiện CTMTQG theo Quyết định số 42/2002/QĐ- TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn. Hầu hết các Sở GD – ĐT đã phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước... và các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện CTMTQG GD – ĐT.
Việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí CTMTQG GD – ĐT thuận lợi, phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, quá trình thực hiện CTMTQG GD – ĐT cũng gặp phải một số vướng mắc như : Đối với chương trình kiên cố hoá trường học so với tiến độ đề ra của giai đoạn I là chưa hoàn thành, nhiều tỉnh tuy đã được Ngân sách TW hỗ trợ (theo các mức và tỷ lệ khác nhau), nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không cân đối được nguồn vốn của địa phương để bù đắp phần vốn còn thiếu do đơn giá xây dựng thực tế cao hơn nhiều so với mức vốn được Ngân sách TW hỗ trợ, việc huy động các nguồn vốn khác đạt kết quả thấp (chủ yếu đóng góp công sức vận chuyển nguyên liệu, giải phóng mặt bằng xây dựng). Một số địa phương trông chờ vào sự hỗ trợ của Ngân sách TW, chưa có biện pháp tích cực và chỉ đạo quyết liệt. Bên cạnh đó còn có tỉnh sử dụng, bố trí vốn TW hỗ trợ không đúng với mục tiêu của Chương trình (theo số liệu kiểm tra của Thanh tra BTC ở 36/54 tỉnh) là 513,526 tỷ đồng để thực hiện các công việc khác như xoá nhà cấp IV cũ, nhà kiên cố xuống cấp nặng, xây dựng trường mới, thanh toán nợ xây dựng các trường học trước tháng 8/2002 và các trường đã được bố trí vốn từ các Chương trình, dự án khác, xây dựng trường dạy nghề, trường Chính trị, trường Sư phạm. Các tỉnh có tỷ lệ giải Ngân thấp còn tồn đọng nhiều vốn ở kho bạc là Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hà Tây, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Nhiều công trình đã đưa vào sử dụng 2 đến 3 năm nhưng vẫn chưa được quyết toán theo quy định. Nhiều công trình xây dựng không đảm bảo đúng như chất lượng và thiết kế đề ra. Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề được Nhà nước chú trọng nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội... Để khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt được của CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005, thực hiện CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010, ngành giáo dục cần phối hợp với các ban ngành có liên quan để thực hiện tốt mục tiêu và nội dung mà chương trình đã đề ra, bên cạnh đó cần có những biện pháp huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
3.2.3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn (96% tổng chi đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo hình thức thực hiện) . Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc CTMTQG GD – ĐT bao gồm hai nội dung chính là: chi bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và chi cho tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường.
Để có cái nhìn cụ thể hơn đối với từng nội dung, ta nghiên cứu phần tiếp dưới đây:
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Có thể thấy rằng: đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, giàu nhiệt huyết chính là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo nói riêng và sự thành công của ngành giáo dục – đào tạo nói chung. Trong các Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2006) và trong nhiều hội nghị BCHTW đã đặt ra yêu cầu xây dựng đội nguc nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Luật giáo dục cũng có những điều quy định về nhà giáo và công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chỉ thị số 40 ngày 25/06/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định số 09 ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, Nghị quyết 14 ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học Việt Nam đã chỉ rõ yêu cầu nhiệm vụ và biện pháp tiếp tục xây dựng và phát triển ngành học Sư phạm phục vụ đổi mới GD – ĐT. Chỉ tính riêng cho giai đoạn 2001-2005, tổng số vốn đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên không thuộc CTMTQG GD – ĐT đã lên tới 213175 tỷ đồng (năm 2001 số VĐT là 24969 tỷ đồng thì đến năm 2005 số vốn tăng lên là 66659 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2001). Sau 20 năm đổi mới, ngành học Sư phạm (SP) đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx