Chuyên đề Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2008 2

1.1. Các điều kiện, yếu tố tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 2

1.1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 2

1.1.1.1. Vị trí địa lý 2

1.1.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên 3

1.1.1.3. Các yếu tố về con người và nguồn nhân lực 4

1.1.2. Các yếu tố trong nước và quốc tế tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 5

1.1.2.1. Các yếu tố trong nước 5

1.1.2.2. Những yếu tố bên ngoài 14

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư vào ngành thương mại 18

1.2. Thực trạng đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005-2008 20

1.2.1. Thực trạng huy động vốn vào ngành thương mại Hà Nội 20

1.2.1.1. Xét về số lượng vốn đầu tư 20

1.2.1.2. Xét về cơ cấu nguồn vốn 21

1.2.1.3. Xét về cơ cấu vốn trong và ngoài nước 22

1.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 24

1.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành 25

1.2.2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực 30

1.2.2.3. Đầu tư vào hoạt động kinh doanh của ngành thương mại 32

1.2.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư thương mại 33

1.2.3.1. Trình tự quản lý dự án đầu tư ngành thương mại 33

1.2.3.2. Các cấp quản lý hoạt động đầu tư của ngành thương mại 35

1.3. Đánh giá về hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 37

1.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động đầu tư vào ngành thương mại 37

1.3.1.1. Kết quả trực tiếp từ hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 37

1.3.1.2. Kết quả gián tiếp thu được từ hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội. 43

1.3.2. Những mặt còn hạn chế 57

1.3.2.1. Xét từ góc độ vĩ mô 57

1.3.2.2. Xét từ góc độ vi mô 58

1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 58

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH 61

THƯƠNG MẠI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 61

2.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 61

2.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển ngành thương mại

Hà Nội 61

2.1.1.1. Quan điểm phát triển 61

2.1.1.2. Mục tiêu phát triển 62

2.1.2. Định hướng phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 64

2.1.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu

 dịch vụ 64

2.1.2.2. Định hướng phát triển thương mại nội địa 66

2.2. Giải pháp phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020 78

2.2.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại của

Hà Nội 78

2.2.1.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu 78

2.2.1.2. Chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại 81

2.2.2. Đầu tư có trọng tâm trọng điểm 91

2.2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài 92

2.2.3.1. Giải pháp thu hút vốn trong nước 92

2.2.3.2. Giải pháp thu hút vốn nước ngoài 96

2.2.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực 96

2.2.4.1. Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại 96

2.2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại Hà Nội 97

2.2.5. Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn thành phố 99

2.2.6. Đầu tư phát triển thị trường 101

2.2.6.1. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết thị trường Hà Nội với thị trường các địa phương khác trong nước 102

2.2.6.2. Thúc đẩy liên kết giữa thị trường Hà Nội với các thị trường có tính chiến lược 106

2.2.7. Đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật ngành

thương mại 107

2.2.8. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung qui hoạch phát triển ngành thương mại của Hà Nội 109

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

 

 

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7,75 - Hàng thủ công mỹ nghệ 3,91 4,16 3,9 3,52 - Xăng dầu ( tạm nhập, tái xuất) 9,43 6,94 7,8 9,51 - Hàng khác 26,31 29,76 29,2 33,85 Nguồn : Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội ◙ Cơ cấu xuất khẩu - Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm thấp, do vậy, tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước đã giảm từ 76,6% năm 2005 xuống còn 57,7% năm 2008 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng với nhịp độ cao nên chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, từ 13,07% năm 2005 lên 31,91% năm 2008. Xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng với nhịp độ 23%/năm cùng với sự gia tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước không đạt được sự tăng trưởng ổn định, liên tục và còn nhỏ bé so với các khu vực khác. - Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực chiếm từ 70-80% tổng kim ngạch, trong đó, riêng hàng nông sản và dệt may đã chiếm từ 41,5% kim ngạch xuất khẩu của năm 2008. Tuy nhiên, ngoài nhóm hàng điện tử, có thể thấy sự suy giảm tỉ trọng của hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, như nhóm hàng nông sản giảm từ 30,98% năm 2005 xuống còn 21,21% năm 2008, tương tự nhóm hàng dệt may từ 21,42% xuống 20,32%, nhóm hàng giày dép và sản phẩm từ da giảm từ 4,21% xuống 3,85%, hàng thủ công mỹ nghệ từ 3,91% xuống 3,52%. Điều này chứng tỏ cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng đa dạng hơn, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng mới như hàng điện tử, kim khí, phần mềm… Các thị trường xuất khẩu chính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Quốc đang càng ngày trở nên quan trọng. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang các thị trường này tăng từ 64,4% năm 2004 lên 17,3% năm 2007. Bên cạnh việc duy trì ổn định các thị trường lớn, Hà Nội đã phát triển thêm thị trường mới ở khu vực Châu Phi như Angola, Nam Phi. Trong đó, Nam Phi là thị trường khá tiềm năng với mức tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá cao. ◙ Các thị trường xuất khẩu chính Nếu như năm 2000, Hà Nội mới có quan hệ thương mại với hơn 60 quốc gia và vung lãnh thổ thì hiện nay Hà Nội đã xuất khẩu đến 187 khu vực thị trường của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu luôn được giữ vững và mở rộng, nhất là các thị trường chiếm tỷ trọng lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Nhiều doanh nghiệp Hà Nội đã tích cực tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới như Châu Phi và khôi phục thị trường truyền thống như Nga và SNG. Bảng 11: Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 Đơn vị: triệu USD Thị trường 2005 2006 2007 2008 Kim ngạch Kim ngạch So với 2005 (%) Kim ngạch So với năm 2006 (%) Kim ngạch So với năm 2007 (%) EU 1.249,5 1.454,2 116,3 1.378,9 94,8 1.671,1 121,2 Hoa Kỳ 1.056,4 1.081,3 102,3 1.026,8 95,0 1.092,7 106,4 Nhật Bản 917,4 906,3 98,7 953,5 105,2 962,5 100,9 ASEAN 784.7 934,3 119,1 1.202,7 128,7 1.399,1 116,3 Trung Quốc 386,4 504,2 130,4 858,1 170,2 871,9 101,6 Hàn Quốc 192,1 210,8 109,7 198,0 93,9 227,4 114,8 Nga 95,2 109,3 114,8 95,4 87,2 106,6 111,8 Úc 41,8 42,5 101,7 36,7 86,2 107,1 292,0 Nam Phi 2,5 6,1 242,9 22,1 363,1 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội + Thị trường EU Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 chiếm tỷ trọng 26,4%, năm 2006 chiếm tỷ trọng khoảng 27,7% với các mặt hàng chủ yếu là dệt may, giày dép, điện- điện tử, nông sản, thuỷ hải sản, cơ kim khí. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.378,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,8% và năm 2008 đạt 1.671,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25,9%. Tính đến năm 2005, tuy giá trị xuất khẩu tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm. + Thị trường Hoa Kỳ Đối với thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Hà Nội đã bắt đầu có quan hệ thương mại từ rất sớm và đã có nhiều cố gắng để xúc tiến , thâm nhập vào thị trường này. Nếu từ năm 2000 trở về trước, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội còn rất nhỏ bé thì bắt đầu từ năm 2001, các doanh nghiệp đã chú trọng và chủ động thâm nhập sâu hơn vào thị trường này và đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.026,8 triệu USD, chiếm 17,8% kim ngạch xuất khẩu của địa bàn; năm 2008 đạt 1.092,7 triệu USD, chiếm 16,9%. Nhìn chung có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường này đã tăng và phát triển rất nhanh.Việc mở rộng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp một phần rất lớn trong việc gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là Hoa Kỳ- thị trường tiềm năng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nhưng các rào cản kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng mũi nhọn của Hà Nội( thuỷ sản, dệt may..). + Thị trường Nhật Bản Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 917,4 triệu USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 đạt 962,5 triệu USD, chiếm 14,9%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may( 10%), sản phẩm linh kiện điện tử- vi tính( 39,2%), sản phẩm cơ khí( 18%). Đây là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tới. + Thị trường ASEN Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 784.7 triệu USD, chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, đạt 1.399,1 triệu USD, chiếm 21,7%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, vi tính, nông sản. Đây là thị trường có những mặt hàng xuất khẩu tương đối giống với Việt Nam, do vậy khả năng tăng cường của thị trường này trong thời gian tới sẽ rất khó khăn. + Thị trường Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 386,4 triệu USD, chiếm 8,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 đạt 871,9 triệu USD, chiếm 13,5% với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như khoáng sản, linh kiện điện tử- vi tính, cao su. Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã bắt đầu có sự tăng trưởng, đây là dấu hiệu đáng khích lệ trong bối cảnh Hà Nội nhập siêu từ thị trường này. + Thị trường Hàn Quốc Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 192,1 triệu USD chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử- vi tính, khoáng sản, nông sản. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 227,4 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2007. + Thị trường Nga Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 95,2 triệu USD, chiếm 2,01% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến, hình thức xuất khẩu chủ yếu là phi mậu dịch và trả nợ hàng đổi hàng. Đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 106,6 triệu USD, chiếm 1,6% . Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (47,3%), thực phẩm chế biến (15,4%). + Thị trường Úc Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào thị trường Úc trong năm 2008 đạt 107,1 triệu USD, chiếm 1,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng gấp 2,9 lần so với năm 2007. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử- vi tính và cơ kim khí. + Các thị trường còn lại Nhìn chung, các doanh nghiệp đã có những cố gắng mở rộng quan hệ thương mại với một số thị trường mới. Năm 2005 các thị trường xuất khẩu còn lại của Hà Nội chiếm tỷ trọng 38,1%; đáng chú ý là thị trường Nam Phi, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2,5 triệu USD năm 2005 lên 22,1 triệu USD năm 2007. Tuy giá trị xuất khẩu vào thị trường này còn rất nhỏ, nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các doang nghiệp Hà Nội đã cố gắng khai thác, thâm nhập vào các thị trường mới với nhiều đặc điểm khác biệt như thị trường Nam Phi. Về công tác tìm và phát triển thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng chưa chủ động, còn phụ thuộc vào chiến lược thị trường của công ty mẹ(đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), xuất khẩu qua trung gian(đối với phần lớn các sản phẩm dệt may, da giầy), hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào các hợp đồng ngắn hạn, bị động ở cả hai đầu, hầu như khi có hợp đồng thì thu gom hoặc đặt hàng để xuất khẩu. Rất ít thương hiệu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm của Hà Nội được khẳng định trên thị trường quốc tế. * Kinh doanh nhập khẩu ◙ Trị giá và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu Bảng 12: Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2005-2008 Đơn vị tính: % 2005 2006 2007 2008 I. Kim ngạch ( triệu USD) 15.781 18.678 19.960 21.838 Trong đó: Nhập khẩu địa phương(%) 28,79 33,1 33,3 34,84 II. Cơ cấu (%) 1. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế Nhà nước 77,51 70,7 70,3 68,85 + Kinh tế nhà nước địa phương 6,30 3,8 3,6 3,7 - Kinh tế ngoài Quốc doanh 13,34 17,0 17,2 16,66 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9,15 12,3 12,5 14,50 2. Phân theo nhóm hàng - Máy móc, thiết bị 23,87 35,2 32,5 30,02 - Vật tư, nguyên liệu( trừ xăng dầu) 32,53 25,7 24,8 24,41 - Xăng dầu 27,51 22,6 27,0 28,83 - Hàng tiêu dùng 16,09 16,7 15,7 16,74 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội Trong giai đoạn 2005-2008, kim ngạch nhập khẩu tăng với nhịp độ bình quân 23,0%/năm, cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và cao hơn so với nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân chung của cả nước( 19%/năm) trong cùng thời kỳ. ◙ Cơ cấu nhập khẩu - Theo thành phần kinh tế: Nhập khẩu của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế nhà nước địa phương và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng mức nhập khẩu trên địa bàn, đồng thời tỉ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế Nhà nước giảm tương ứng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn, tới 68,85% kim ngạch nhập khẩu của năm 2008. - Theo nhóm hàng: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu khá ổn định trong giai đoạn 2005-2008. Nhóm hàng máy móc thiết bị và vật tư nguyên liệu đang có xu hướng tăng nhẹ, chiếm gần 55% tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2008. Trong khi đó, tỉ trọng hàng tiêu dùng trong cơ cấu nhập khẩu hầu như không thay đổi. - Thị trường nhập khẩu: các thị trường nhập khẩu chính là EU, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc. Trong hai năm 2007-2008, nhập khẩu từ các thị trường này tăng mạnh, chủ yếu là do tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Biểu 1: Xuất nhập khẩu của Hà Nội 2007- 2008 Nhận xét về tình hình xuất- nhập khẩu: - Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm nhưng chưa đạt bằng mức tăng chung của cả nước. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội (15,3%) thấp hơn mức tăng chung của cả nước(17,5%) trong giai đoạn 2005-2008. - Do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu nên chênh lệch xuất nhập khẩu theo hướng nhập siêu ngày càng cao. Đây cũng là tình hình chung của cả nước trong những năm qua. Đặc biệt, trên địa bàn Hà Nội, nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ nhanh nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất khá lớn. Nhiều Tổng công ty, công ty Nhà nước lớn trên địa bàn Hà Nội là đầu mối nhập khẩu cho cả nước. Mặt khác, giá nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu như sắt thép, các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ tăng mạnh…Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp hạn chế các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu như ngoài vấn đề tăng cường quản lý nhập khẩu…còn phải chú ý đến việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. - Mức tăng trưởng nhanh về xuất khẩu của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố có sức phát triển mới và có vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố trong thời gian qua. Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước có mức tăng trưởng thấp mặc dù đây là thành phần đóng góp chủ yếu cho kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Hà Nội. Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã tăng lên nhưng vẫn còn rất ít so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn( trong 10 doanh nghiệp chỉ có 1 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu) và qui mô xuất khẩu bình quân của mỗi doanh nghiệp còn nhỏ, bình quân khoảng 2 triệu USD/năm. - Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu đã hướng vào mục tiêu phục vụ sản xuất, đổi mới công nghệ, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá trên địa bàn Hà Nội. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã phong phú hơn, giảm tỷ trọng các mặt hàng thô sơ, sơ chế, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp và chế biến. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất khẩu mặt hàng mới, công nghệ cao như máy in phun, mạch điện tử…Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội như nông sản, dệt may, giày dép, điện tử đều là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp hoặc có giá trị gia tăng thấp. - Thị trường xuất khẩu khá tập trung, các khu vực thị trường chính thường chiếm trên 70% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu. Đối với xuất khẩu, có thể thấy rằng, các thị trường xuất khẩu lớn đang được giữ vững và phát triển nhưng điều đó cũng thể hiện việc tăng sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và hạn chế khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Đối với nhập khẩu, hai thị trường có giá trị nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc và ASEAN lại là các khu vực có cơ cấu sản phẩm tương đồng như của Việt Nam. 1.3.2. Những mặt còn hạn chế 1.3.2.1. Xét từ góc độ vĩ mô + Tổng vốn đầu tư thực tế còn hạn chế rất nhiều so với khả năng huy động được: vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách làm thế nào để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, cũng như nguồn vốn từ nước ngoài. Khả năng huy động vốn thì rất lớn nhưng vốn thực tế thì lại hạn chế cho thấy rằng ngành thương mại chưa thực sự tạo ra được sức hút đối với các nhà đầu tư. Xét một cách tổng thể thì ngành thương mại chưa thực sự có một môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các nhà đầu tư trong và nước ngoài. + Tỷ trọng vốn đầu tư còn thấp so với những yêu cầu đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội: xu hướng phát triển kinh tế chung của đất nước cũng như của thành phố Hà Nội là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Muốn tăng tỷ trọng thì lượng vốn đầu tư cũng phải tăng theo tương ứng. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy vốn đầu tư vào ngành thương mại trong những năm qua có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu nhu cầu vốn của ngành cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao tỷ trọng ngành thương mại trong tổng GDP của thành phố. + Công tác quản lý về đầu tư thương mại chưa có hiệu quả: Công tác quản lý nhà nước về thương mại với chức năng chủ yếu là hướng dẫn pháp luật, cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý và quản lý hoạt động của doanh nghiệp còn yếu và hiệu quả thấp. 1.3.2.2. Xét từ góc độ vi mô + Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có số vốn đầu tư còn hạn chế: so với các ngành then chốt như ngành công nghiệp của thành phố thì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có vốn đầu tư ít hơn rất nhiều. Tính trung bình số doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng chỉ bằng 47% số doanh nghiệp có vốn tương ứng của ngành công nghiệp. Chính vì sự thiếu hụt về vốn gây nên những khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh thương mại, do đó hiệu quả đầu tư không cao. + Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp: tuy có những lợi thế nhất định, nhưng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại chưa thực sự tận dụng được những lợi thế đó, chưa tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra. + Kinh nghiệm, trình độ quản lý của các doanh nghiệp chưa được nhạy bén với những chuyển biến của nền kinh tế thị trường, việc nắm bắt và xử lý thông tin thị trường không kịp thời làm hạn chế nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan: Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa có khả năng kích thích đối với các nhà đầu tư, do đó sức hấp dẫn trong đầu tư cũng bị hạn chế. Khi tiến hành đầu tư vào Hà Nội, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra vốn khá lớn để xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng. Do đó sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Do tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút vốn vào Việt Nam nói chung và phát triển thương mại Hà Nội nói riêng. Hơn nữa, các đối tác còn gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu truyền thống của Hà Nội đã bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng (đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, Hàn Quốc, Ấn Độ…) Nguyên nhân chủ quan: + Cơ chế chích sách chưa tạo được những đòn bẩy nhằm kích thích đầu tư vào ngành thương mại, chưa có nhiều những cơ chế miễn, giảm thuế đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư khi tham gia vào lĩnh vực thương mại, do đó số lượng nhà đầu tư cũng như số vốn đầu tư vào Hà Nội vẫn còn hạn chế. + Công tác quản lý việc sử dụng vốn chưa hợp lý dẫn tới tình hình thất thoát vốn lớn làm cho hiệu quả đầu tư vào ngành thương mại không cao. + Quản lý Nhà nước về quy hoạch trên địa bàn chưa đảm bảo sự phối hợp, phân công, phân cấp rõ ràng; thiếu khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch; thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch; thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch; việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các quy hoạch không được tổ chức thường xuyên và nghiêm túc. Quy hoạch thương mại phải là một quy hoạch “sống”, nghĩa là nó cần phải được xem xét, đánh giá và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, thực tiễn điều hành và thực hiện quy hoạch thương mại lại không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, khó có thể đánh giá được hiệu quả của các quy hoạch, kế hoạch và chính sách đến sự phát triển của ngành thương mại nói riêng và của nền kinh tế thành phố nói chung. + Về công tác quy hoạch: Công tác điều tra và thông tin phục vụ cho việc quản lý quy hoạch thiếu, công tác dự báo và phối hợp liên ngành, liên vùng chưa được tổ chức, đồng thời thiếu sự liên kết, phối hợp của các cấp, các ngành và các quận, huyện trong việc xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển thương mại; một số nội dung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn chưa thể hiện rõ căn cứ nên làm giảm tính khả thi; các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch chưa được xây dựng. Ngành thương mại cả nước chưa điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại toàn quốc và chưa xây dựng quy hoạch phát triển ở các vùng kinh tế, nên quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội chưa có sự gắn kết với quy hoạch phát triển thương mại các tỉnh khác để khai thác các tiềm năng và lợi thế phát triển thương mại của cả vùng. + Đội ngũ quản trị chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt còn thiếu. Hơn nữa trong điều kiện Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế như hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thương mại phải được chuẩn bị đầy đủ kiến thức về mọi mặt mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và phong cách kinh doanh hiện đại. CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 2.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển ngành thương mại Hà Nội 2.1.1.1. Quan điểm phát triển a) Quan điểm phát triển xuất khẩu - Hà Nội là trung tâm và giữ vai trò đầu tàu thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời có vai trò quan trọng trong xuất khẩu của cả nước. - Xuất khẩu phải đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Xuất khẩu phải tác động tích cực vào nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của Thủ đô. - Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại; phát triển mạnh cả thị trường xuất khẩu hàng hoá và thị trường xuất khẩu dịch vụ, tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường tiêu thụ trong nước, giảm nhập siêu, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cân đối, ổn định và bền vững. b) Quan điểm phát triển thương mại nội địa - Phát huy nội lực, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển ngành thương mại trở thành ngành dịch vụ có giá trị giai tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội tương xứng với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng và cả nước. - Phát triển thương mại Hà Nội phải đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu ngành trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hoá, bao gồm các phân ngành: Đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại; phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá, bao gồm thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng, thị trường hàng vật tư, thị trường hàng nông sản; phát triển hài hoà giữa thị trường thành thị và nông thôn; phát triển hài hoà giữa thương mại truyền thống và hiện đại. - Phát triển ngành thương mại Hà Nội trong thị trường dịch vụ phân phối mở cửa cần tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành; phải coi trọng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; thúc đẩy nhanh hình thành một số Tập đoàn, Công ty thương mại lớn làm nòng cốt dẫn đầu ngành, có quy mô và sức mạnh phân phối thích ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất lớn và cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu nổi tiếng; xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghịêp thương mại; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. - Phát triển ngành thương mại Hà Nội ở thị trường trong nước phải có sự hoàn thiện quy định pháp luật, chính sách đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của ngành; phải nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Thương mại, Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại; tăng cường hiệu lực quản lý thống nhất giữa các ngành, coi trọng việc thống nhất hoá Quy hoạch ngành thương mại với Quy hoạch xây dựng của Hà Nội trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá mạng lưới thương mại ở các khu vực địa bàn thành phố, thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. - Phát triển ngành thương mại Hà Nội phải tăng cường xây dựng cơ chế điều tiết, khống chế và ứng phó khẩn cấp, đảm bảo cho thị trường ổn định và có trật tự. 2.1.1.2. Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu phát triển xuất khẩu * Mục tiêu chung: Đẩy mạnh xuất khẩu của Hà Nội với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất khẩu dịch vụ; xây dựng Hà Nội thành trung tâm xuất nhập khẩu và giao dịch quốc tế lớn của cả nước. * Mục tiêu cụ thể: -Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 16- 17%/năm trong giai đoạn 2011- 2020, giai đoạn 2021- 2030 đạt bình quân 17- 18%/năm. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu. Đến năm 2015, sản phẩm chế biến chiếm 60%, dịch vụ chiếm 20%, năm 2020 là 65% và 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. b) Mục tiêu phát triển thương mại nội địa * Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc tăng giá trị gia tăng đóng góp vào GDP của thành phố; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất và tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. * Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành thương mại bình quân/năm giai đoạn 2010- 1015 là khoảng 15%, giai đoạn 2015- 2030 là 14%. Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành thương mại trong GDP thành phố Hà Nội giai đoạn 2020- 2015 là 15%, giai đoạn 2015- 2030 khoảng từ 17- 19%. Tỷ trọng thương mại bán lẻ hiện đại đạt 50% vào năm 2015; 60% vào năm 2020, 80% vào năm 2030. 2.1.2. Định hướng phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2.1.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ a) Những định hướng chung về phát triển xuất khẩu của Hà Nội - Chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu. - Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21714.doc
Tài liệu liên quan