Chuyên đề Đầu tư phát triển tại các khu công nghiệp phía Bắc: Thực trạng và giải pháp

Mục lục.1

Lời mở đầu.3

Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc.4

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc.4

1.1.1 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp Việt Nam.4

1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc:.6

1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc.19

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp .19

1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển các Khu công nghiệp:.19

1.2.1.2 Đặc điểm của các Khu công nghiệp :.20

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của miền Bắc có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc.21

1.2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc.24

1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc .24

1.2.3.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắc phân theo nguồn vốn.25

1.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắc phân theo các địa phương.29

1.2.3.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu tư.30

1.2.3.4.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN:.31

1.2.3.4.2 Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong KCN.34

1.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc.37

1.5.1 Những kết quả đạt được của các KCN phía Bắc.37

1.5.2 Hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân:.45

Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại các khu công nghiệp phía Bắc.48

2.1 Định hướng phát triển các khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020.48

2.2 Kinh nghiệm đầu tư phát triển Khu công nghiệp của các nước và bài học cho Việt Nam:.50

2.2.1 Nhật Bản:.50

2.2.2 Đài Loan:.55

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:.59

2.3 Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc.60

2.3.1. Giải pháp vĩ mô.60

2.3.2 Các giải pháp vi mô .68

2.3.2.1 Đối với Ban quản lý Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố.68

2.3.2.2 Đối với các Khu côngnghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp.72

Kết luận.74

Phụ lục.75

Danh mục tài liệu tham khảo.78

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại các khu công nghiệp phía Bắc: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Tốc độ tăng % 26,74 71,31 61,39 -22,52 VĐT nước ngoài Tỷ USD 8.037 7.526 12.433 27.646 21.688,8 Tốc độ tăng % -6,36 65,20 122,36 -21,55 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 1.9 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng 100 100 100 100 100 VĐT trong nước 37 45 46 38 37 VĐT nước ngoài 63 65 54 62 63 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 1.7 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng) Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong năm 2009, 34.153,48 tỷ đồng đã được đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư này chủ yếu vẫn là từ nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài (1,35 tỷ USD năm 2009). Năm 2009, do phần lớn các KCN đã gần như hoàn thành giai đoạn xây lắp và bắt đầu đi vào giai đoạn khai thác, các KCN mới hình thành cũng không nhiều, vì vậy vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng đã giảm hơn so với các năm trước. * Đầu tư cho bảo vệ môi trường trong KCN: Đây là một trong những hạng mục quan trọng của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay vấn đề này chưa được quan tâm một cách thích đáng. Chỉ có khoảng 33% KCN tại các tỉnh phía Bắc đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung . So với các trạm xử lý nước thải trên phạm vi cả nước, số trạm xử lý nước thải trong các KCN tại miền Bắc chiếm 24,2%. Tổng vốn đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải đang vận chiếm khoảng 30,4% tổng vốn đầu tư trạm xử lý nước thải trên cả nước; suất đầu tư trung bình 1.000 m3/ngày đêm là 5,27 tỷ đồng. Trong đó, trạm xử lý nước thải loại A của KCN Thăng Long có vốn đầu tư 70 tỷ đồng, 7 trạm xử lý loại B có tổng vốn đầu tư 155,625 tỷ đồng. Trạm xử lý nước thải ở KCN Đình Trám có vốn đầu tư 29 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư của 15 trạm xử lý dự kiến xây dựng ước tính là 514,57 tỷ đồng, suất đầu tư trung bình là 4,4 tỷ đồng/1.000 m3/ngày đêm. Phần lớn các trạm xử lý nước thải được xây dựng trong vòng từ 1-2 năm với nguồn vốn chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của chính phủ các nước. Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các trạm xử lý nước thải mà còn cả về việc xử lý chất thải rắn, khí, bụi và tiếng ồn. Những gần như tất cả các KCN trong vùng hoàn toàn không tính đến trong quá trình xây dựng dự án. Chính vì vậy vấn đề ô nhiễm trong các KCN ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của lực lượng lao đông trong khu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả dân cư của các khu vực lân cận. 1.2.3.4.2 Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong KCN: Sau khi quá trình đầu tư và cơ sở hạ tầng của các KCN hoàn thiện, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Đôi khi hai quá trình này được thực hiện song song đối với KCN lớn. Việc xây dựng các KCN sẽ được chia là nhiều giai đoạn và đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của giai đoạn sau sẽ là hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các vùng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN. Tỷ lệ vốn đầu tư cho sản xuất - kinh doanh năm 2009 chiếm khoảng 83% tổng vốn đầu tư. Và tỷ lệ vốn thực hiện cũng đạt khoảng 80% so với vốn đăng ký ban đầu. Bảng 1.10 Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng Tỷ đồng 49.665 65.123 114.242 158.074 227.995,8 VĐT trong nước Tỷ đồng 16.961 17.618 30.118 44.302 76.525,4 Tốc độ tăng % 3,87 70,95 47,09 72,74 VĐT nước ngoài Tr USD 32.704 47.505 84.124 113.771 151.470,4 Tốc độ tăng % 45,26 77,08 35,24 33,14 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng 100 100 100 100 100 VĐT trong nước 34 27 26 28 34 VĐT nước ngoài 66 73 74 72 66 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 1.8 Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng) Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vốn đầu tư phát tiển sản xuất - kinh doanh từ nguồn vốn nước ngoài năm 2009 9,4 tỷ USD tăng hơn gấp 4 lần so với năm 2005 và từ nguồn vốn trong nước hơn 76 nghìn tỷ đồng gấp gần 7 lần so với năm 2009. Đây là thời gian nhiều KCN hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu đi vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong các KCN bao gồm cả sản xuất công nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp. Các ngành công nghiệp được đầu tư chủ yếu hiện này là điện tử, cơ khí,…chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp trong KCN. 1.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc: 1.5.1 Những kết quả đạt được của các KCN phía Bắc: Tiến trình phát triển KCN ở các tỉnh phía Bắc sau gần 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản: Tỷ lệ lấp đầy: Một trong yếu tố để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư phát triển vào các KCN chính là tỷ lệ lấp đầy. Đến hết 2009, tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng phía Bắc là 40,76% giảm so với các năm trước. Đây cũng là tỷ lệ khá thấp so với 2 vùng KTTĐ còn lại, tỷ lệ này của phía Nam là 53,3% và miền Trung đạt cao nhất, lên đến 67,8%. Diện tích đất của vùng tăng không ngừng trong các năm qua, nhưng tỷ lệ lấp đầy lại giảm đi là do các KCN của vùng trong giai đoạn xây dựng cơ bản là khá cao. Bảng 1.12 Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%) 2005 3.994,85 2.732,35 1.319,54 48,29 2006 4.600,74 3.122,3 1.681,85 53,87 2007 8.404,49 5.611,81 2.671,06 47,6 2008 12.092,12 7.307,73 2.993,88 40,97 2009 15.627,42 10.466,41 4.265,68 40,76 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 1.9 Tình hình sử dụng đất ở các KCN phía Bắc (ha) giai đoạn 2005-2009 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư * Góp phần tăng trưởng kinh tế: Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị doanh thu Tr USD 1.050 2.010 4.658 6.305 7.706,1 Tốc độ tăng % 91,4 131,7 35,3 22,2 Nộp ngân sách Tr USD 60 120 196 200 237,87 Tốc độ tăng % 100 50 11 18 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 1.10 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong các KCN phía Bắc (triệu USD) giai đoạn 2005-2009 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đều đạt ở mức cao. Năm 2009 tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN phía Bắc đạt 7.706 triệu USD chiếm 34% doanh thu các doanh nghiệp trong KCN của cả nước và chiếm khoảng 40% tổng doanh thu toàn khu vực phía Bắc, nộp ngân sách nhà nước 237.87 triệu USD. Doanh thu này tăng gấp gần 8 lần so với doanh thu của năm 2005. Tốc độ tăng trung bình của giai đoạn 2005-2009 là 56,2%, một tốc độ tăng lý tưởng. Sự phát triển của các doanh nghiệp này cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển (nhờ cung cấp sản phẩm đầu vào và dịch vụ cho KCN). Do đó các KCN ngoài việc trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế còn gián tiếp tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. * Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu: Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia và KCN với mục đích được thụ hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi và các điều kiện hoàn hảo về hạ tầng, kỹ thuật nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới. Những ưu đãi và điều kiện này chỉ là điều kiện cần, sự phát triển thị trường còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ công nghệ sản xuất cho xuất khẩu. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN phát triển ngày càng cao, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh lớn với các sản phẩm từ nước ngoài. Hơn nữa, các sản phẩm sản xuất trong KCN đều là những sản phẩm tinh chế (đã qua quá trình chế biến) nên đóng góp không nhỏ vào việc sản xuất khẩu hàng hóa thô. Bảng 1.14 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 (tr USD) ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị xuất khẩu Tr USD 900 1.908 2.010 2.897 3.651,6 Tốc độ tăng % 112 5,34 44,13 26,048 Giá trị nhập khẩu Tr USD 1.400 2.450 2.700 2.650 2.496,43 Tốc độ tăng % 75 10,24 -1,85 -5,80 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biều đồ 1.11 Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN phía Bắc (triệu USD) giai đoạn 2005-2009 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như biểu đồ trên ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong khi có kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng chậm dần và bắt đầu giảm. Đặc biệt năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của các KCN phía Bắc đạt 3.651 triệu USD cao hơn gần 50% so với kim ngạch nhập khẩu (2.496 triệu USD). Đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho các sản phẩm sản xuất của các KCN. * Tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư: KCN là cái nôi thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện tượng này tạo ra một hệ quả tất yếu là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập tương đối cao. Mặt khác, các hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN còn tạo ra nhiều doanh nghiệp vệ tinh nhằm sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ, linh kiện và các dịch vụ cho các công ty lớn trong KCN và các doanh nghiệp vệ tinh này tạo việc làm cho một số lượng lao động khá lớn. Các lao động này không chỉ là người dân trong vùng mà còn cả từ các vùng lân cận. Ngoài ra lực lượng lao động làm việc sau một thời gian sẽ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng của nền sản xuất hiện đại, do đó tay nghề của họ ngày một nâng cao. Hơn nữa, sự nâng cao trình độ tay nghề đến lượt nó sẽ tạo điều kiện cho họ có thể tham gia các hoạt động sản xuất ở những nơi khác ngoài KCN. Bảng 1.15 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại KCN phía Bắc năm giai đoạn 2005-2009 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 Tống số LĐ L Đ 110.500 117.000 124.000 177.000 313.040 Tốc độ tăng liên hoàn % 5,88 5,98 43,54 75,87 Tốc độ tăng định gốc % 5.88 12.22 60.18 183.29 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 1.12 Lao động tại các KCN phía Bắc (lao động) giai đoạn 2005-2009 Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lao động làm việc trong KCN liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là trong 5 năm đầu, tốc độ tăng hàng năm đều đạt trên 100%. Những năm kế tiếp, tốc độ lao động giảm hơn trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã dần ổn định. Trong giai đoạn 2007-2009 mức tăng lao động lại bắt đầu tăng cao do đây là giai đoạn bùng nổ các KCN phía Bắc. Tính đến hết năm 2009, tổng số lao động làm việc trong các KCN 313.040 người. Thực tế, nếu so sánh với khả năng tạo việc làm của các KCN thì đây chưa phải là con số lớn và chưa tương xứng với tiềm năng. Nhưng điều quan trọng hơn đó là số lao động này được tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, có bài bản. Đây là diều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động mới có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cho công cuộc CNH, HĐH đất nước ta. Tạo việc làm đồng nghĩa với tạo thu nhập cho người lao động, vì phần lớn lao động được thu hút vào làm việc trong KCN là lao động chưa qua đào tạo và một bộ phận không nhỏ là từ các khu vực nông thôn. Theo điều tra thì hiện nay có khoảng 40% số lao động làm việc trong KCN là những người nghèo tư các địa phương. Do đó, việt tạo ra chỗ làm việc trong KCN đã tác động tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. *Tăng cường chuyển giao công nghệ: Xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước như thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. Trong thực tế Việt Nam là nước đang phát triển và đang gặp phải những khó khăn như thiếu hụt vốn để nâng cấp hạ tầng cơ sở, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề kỹ thuật. Sự hình thành và phát triển KCN đã tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Các KCN đều là những nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và còn là những nơi được áp dụng chính sách ưu đãi về cơ chế quản lý tài chính, thuế nên càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với việc thu hút vồn đầu tư, việc tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng sẽ được thực hiện. Khi các nhà đầu tư các nước tiến hành đầu tư vào các KCN thì đồng thời cũng mang theo các công nghệ tiên tiến, hiện đại đặc biệt là các nước có trình độ phát triển cao như Nhật Bản, Mỹ, các nước từ khối liên minh EU. Trong bối cảnh công nghệ nước ta còn lạc hậu, việc chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH nước ta. Một số ngành nhờ thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường khu vực và quốc tế. * Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và tạo cơ sở cho phát triển bền vững: Sự phát triển KCN sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước thông qua khai thác và sử dụng nguyên vật liệu trong vùng một cách có hiệu quả, khai thác và phát huy tối đã các lợi thế so sánh. Ở các vùng nông thôn, việc cải tạo, nâng cao trình độ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng giá trị hàng hóa nông nghiệp. Các KCN ra đời với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống xử lý chất thải được trang bị đồng bộ và hiệu quả, vừa tạo điều kiện di dời các nhà máy cũ, góp phần bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực có đông dân cư.Ngoài ra, các KCN phía Bắc còn tạo lập được một cơ sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế vùng, đóng góp cho phát triển chung của cả nước. Sự hình thành các KCN cũng làm cho mật độ dân cư tại các khu công nghiệp gia tăng nhanh chóng, nên nhu cầu về sinh hoạt và văn hoá cũng phải gia tăng. Từ đó cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các nhóm chức năng như hành chính, chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hoá xã hội, văn hoá giáo dục, giáo dục đào tạo , du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao; Cụ thể cơ sở hạ tầng là nhà ở, các công trình phục vụ y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, công viên cây xanh, công cộng, mặt nước, thương nghiệp dịch vụ... đã được quan tâm đầu tư ngày càng tăng trong cơ cấu vốn đầu tư tại các KCN. 1.5.2 Hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân: - Vấn đề về khung pháp lý: các văn bản chưa thống nhất và chưa được hoàn thiện kịp thời, cơ chế phân cấp và uỷ quyền thiếu tính đồng bộ. Đây là do nền kinh tế Việt Nam vừa chuyển đổi từ cơ chế hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội mới nảy sinh mà cơ chế pháp luật chưa thể điều chỉnh kịp thời. Hiện nay vẫn tồn tại 2 hệ thống pháp luật về đầu tư (pháp luật về đầu tư trong nước và pháp luật về đầu tư nước ngoài), trong khi với cùng điều kiện thương mại như nhau (giá thuê đất, giá thuê cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công…) nhưng có sự phân biệt tương đối rõ rệt giữa nhà đầu tư trong nước với đầu nước ngoài. Điều này gây thắc mắc cho các nhà đầu tư, đồng thời cũng là trở ngại khi chúng ta tham gia quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Đây cũng là nguyên nhân chính là tỷ lệ đầu tư trong nước vào các KCN thấp. -Vấn đề về quản lý nhà nước : Thủ tục để Nhà đầu tư (doanh nghiệp) được thuê đất trong khu (cụm) công nghiệp vẫn còn rườm rà, phức tạp như: về qui định Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý các KCN và KCX cấp cho Nhà đầu tư (doanh nghiệp) và khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ cũng có giá trị pháp lý như; Giấy phép đầu tư cấp cho các Nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước vào KCN tập trung (đã được ủy quyền của các cấp có thẩm quyền cho Ban quản lý) nhưng thực tế có ngành chưa thừa nhận tính pháp lý Giấy chứng nhận đầu tư cho các Nhà đầu tư (doanh nghiệp) dẫn đến các Nhà đầu tư muốn được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp vừa và nhỏ cần phải hai chữ ký của cấp Lãnh đạo thành phố (hai phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cùng ký).Cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN & CX với các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện và các Ban quản lý dự án quận, huyện chưa đồng bộ và chặt chẽ, còn có nơi, có khâu, có cán bộ công chức chưa quán triệt tinh thần khẩn trương, quyết liệt của thành phố đối với các công trình trọng điểm nên để kéo dài thời gian trong chỉ đạo thực hiện các bước công việc của qui trình thực hiện dự án. - Vấn đề đất đai: việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản để vay vốn còn nhiều vướng mắc do pháp luật chưa phù hợp với thực tế. Thời gian qua công tác đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai dự án xây dựng KCN của phía Bắc gặp không ít khó khăn, gây trở ngại chính và làm chậm tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng như quá trình phát triển các KCN. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: việc qui hoạch hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền thông tin làm chưa tốt, do vậy người dân không hiểu rõ chế độ chính sách của Nhà nước hoặc nhiều trường hợp do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại địa phương, nên đẩy giá đất lên cao, không chịu giao đất, gẩy cản trở khó khăn. Mặt khác, thực tế là đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng khu (cụm) công nghiệp bao giờ cũng thấp so với một số loại dự án khác (xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ công cộng), do vậy nhiều KCN từ khi có Quyết định thành lập Hội đồng bền bù giải phóng mặt bằng cho đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài hàng nhiều năm, trong thời gian đó nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây tâm lý ức chế cho Nhà đầu tư. Giá đất tại các KCN tập trung còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng ứng của các Nhà đầu tư, đặc biệt là các Nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó chi phí quản lý tại các KCN cũng quá cao so với các địa phương khác. Điều này làm giảm tính hấp dẫn của các KCN. Ngoài ra, các địa phương còn miễn giảm tiền thuê đất, hoặc cho phép thanh toán chậm, hoặc miễn phí quản lý... Đây cũng là nguyên nhân của nhiều hạn chế như tỷ lệ đất công nghiệp có hạ tầng còn thấp. - Quy hoạch tổng thể, thiếu nhất quán. Việc quy hoạch và phát triển các KCN chưa xác định trên cơ sở cân đối theo ngành, theo vùng. Đây là nguyên nhân chính của sự yếu kém trong việc phát triển hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển các KCN. - Cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN thiếu đồng bộ: Mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN thường rất hạn chế, đặc biệt là hạ tầng bên ngoài. Điều này làm tăng chi phí giá thành và giảm chất lượng sản phẩm, do đó làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN phía Bắc khó cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, thậm chí là ngay cả thị trường trong nước. Nguyên nhân của vấn đề trên là do về mặt nguyên tắc, nhà nước đảm bảo các công trình hạ tầng đến chân hang ra KCN. Tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn nhân lực cũng như yêu cầu phát triển của nhiều lĩnh vực và sự đảm bảo này chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng các công trình trong và ngoài hàng rào KCN làm tăng chi phí xây dựng và cản trở tiến độ triển khai KCN. Việc cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác không ổn định là nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật cao. - Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp KCN thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cao cho một số lĩnh vực, đặc biệt là các ngành công nghệ cao đang đang còn yếu các doanh nghiệp phải tự đào tạo lấy lao động của mình. Tuy vậy, do môi trường pháp lý của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, ý thức pháp luật của người dân chưa cao nên vẫn tồn tại nguy cơ đối với các doanh nghiệp là lao động tự bỏ việc, ký hợp đồng với công ty khác sau khi được công ty cũ đào tạo. - Hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư (doanh nghiệp) chưa được đảm bảo. Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại các khu công nghiệp phía Bắc 2.1 Định hướng phát triển các khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020: Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định :” Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc hình thành và phát triển các KCN để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH. Quá trình phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Các KCN, KCX đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nhà nước, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập. Các KCN, KCX cũng thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX nhằm thích ứng với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, nó cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những mục tiêu khắc phục các yếu kém, hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và vai trò của KCN, KCX trong các giai đoạn tới, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hiện nay,  với vai trò quan trọng của các KCN – KCX trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm cũng như mục tiêu chung cho phát triển các KCN–KCX cả nước. Theo đó, mục tiêu và yêu cầu đặt ra là phát triển bền vững KCN ở Việt Nam. Ngày 21/08/2006 Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Quyết định số 1107/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây: * Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo. * Mục tiêu cụ thể: - Giai đoạn đến năm 2015: + Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng 65.000 ha - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%. + Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ. + Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm. + Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%. - Giai đoạn đến năm 2020: + Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp. + Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020. + Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập theo hướng đồng bộ hoá. 2.2 Kinh nghiệm đầu tư phát triển Khu công nghiệp của các nước và bài học cho Việt Nam: 2.2.1 Nhật Bản: Nhật Bản đã rất thành công trong những năm 70 như một câu chuyện thần kỳ trong phát triển kinh tế – xã hội, không chỉ với những chiến lược và những chính sách công nghiệp hoá đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục mà vẫn gắn liền với xây dựng và gìn giữ một nền văn ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan