Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2009 2
1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 2
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng. 6
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất 8
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng 8
1.2.2 Quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh 10
1.3 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 11
a. Lĩnh vực kinh doanh 11
b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và sự cần thiết tăng cường đầu tư phát triển tại công ty 12
2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009 14
2.1 Tình hình thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển của công ty 14
2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn đầu tư 16
2.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư 19
2.3.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ nâng cao năng lực sản xuất 21
2.3.2 Đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc 28
2.3.3 Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý 30
2.3.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35
2.3.5 Đầu tư cho xây dựng thương hiệu ( quảng cáo) 42
3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009 44
3.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 44
3.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển 44
3.1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển 48
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển tại công ty giai đoạn 2005 – 2009 52
3.2.1 Những hạn chế 52
3.2.1 Nguyên nhân 53
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 56
2.1 Phương hướng phát triển và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty trong thời gian tới 56
2.1.1 Phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty 56
2.1.1.1 Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2010 56
2.1.1.2 Phương hướng sản xuất của công ty 56
2.1.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty trong giai đoạn tới 58
2.2 Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 60
2.2.1 Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển 60
2.2.2 Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển hiệu quả 61
a. Lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư 61
b. Giải pháp về đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình kiến trúc 62
c. Giải pháp đầu tư và máy móc thiết bị, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực công nghệ 63
d. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 64
e. Giải pháp cho hoạt động đầu tư marketing mở rộng thị trường 67
2.2.3 Giải pháp quản lý quá tình sử dụng vốn 68
a. Giải pháp cho quá trình chuẩn bị đầu tư 68
b. Giải pháp cho quá trình thực hiện đầu tư 69
2.2.4 Giải pháp khác 70
a. Xây dựng kỉ luật quyết toán vốn đầu tư 70
b. Chú trọng công tác thu hồi vốn 70
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý kinh doanh một cách chặt chẽ hơn. Chính vì những lý do này mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm cũng ngày càng tăng lên.
Một năm hai lần, hoặc đột xuất giám đốc công ty chủ trì cuộc họp xem xét của lãnh đạo về tình trạng áp dụng và tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Và đây cũng là một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Hình thức này giúp ban giám đốc công ty nắm được thực trạng và sự phù hợp việc tuân thủ các yêu cầu của khách hàng và từ đó kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hệ thống chất lượng, các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tiêu biểu cho lĩnh vực đầu tư này là công ty đã đang hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng dựa trên quy trình như sau:
Bảng 2.10: Quy trình quản lý chất lượng của công ty
Quy trình
Nội dung
Kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài và dữ liệu của công ty
Trách nhiệm của lãnh đạo
Cam kết của lãnh đạo
Định hướng của lãnh đạo
Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
Xác định trách nhiệm, quyền hạn cho từng chức danh
Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ
Tiến hành xem xét của lãnh đạo
Quản lý nguồn lực
Tuyển dụng, đào tạo
Phương tiện làm việc
Môi trường làm việc
Tạo sản phẩm
Hoạch định sản phẩm
Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
Kiểm soát thiết kế
Kiểm tra mua hàng
Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
Kiểm soát thiết bị đo lường, thiết bị an toàn
Đo lường, phân tích, cải tiến
Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng
Đánh giá nội bộ
Theo dõi và đánh giá các quá trình
Theo dõi và đo lường sản phẩm
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Cải tiến thường xuyên
Hành động khắc phục
Hành động phòng ngừa
(Nguồn: phòng kế hoạch công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Trong quá trình thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã tiến hành biên soạn và ban hành hệ thống tài liệu mới, đề ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của công ty trong năm 2010, 2011, đảm bảo toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan nắm rõ, các phòng cơ quan công ty đề đặt ra mục tiêu chất lượng của phòng mình nhằm giúp cho công tác quản lý chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn.
Công ty đặc biệt chú ý đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở quy trình “tạo sản phẩm”. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng sản phẩm, công ty xác định các yếu tố tác động trực tiếp, các phương pháp để kiểm soát và đảm bảo tính hiệu quả của quá trình này:
Các yêu cầu về chất lượng kĩ thuật của sản phẩm.
Các công đoạn sản xuất để bố trí các nguồn lực chính: Thiết bị, con người, kho tàng, nhà xưởng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, các nguồn lực phụ trợ: điện , nước, thiết bị vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.
Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và hướng dẫn công việc của hệ thống quản lý chất lượng được tuân thủ trong các công đoạn sản xuất.
Vị trí kiểm tra, các mức yêu cầu kĩ thuật, phương pháp kiểm tra và tần suất kiểm tra đối với nguyên, nhiên liệu đầu vào, đối với từng công đoạn sản xuất, đối với sản phẩm sản xuất cuối cùng.
Hồ sơ kiểm tra, thử nghiệm làm bằng chứng cho tính khả thi của kế hoạch chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình.
Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội xem xét mọi yêu cầu hay đơn đặt hàng của khách hàng để có thể hiểu rõ mọi yêu cầu của khách hàng và nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong quá trình cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Công ty còn đảm bảo lập và duy trì thủ tục để quá trình mua vật tư, nguyên liệu và các dịch vụ chủ yếu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải phù hợp với các yêu cầu đề ra và đảm bảo rằng người cung ứng và nhà thầu phụ của mình có năng lực và khả năng được xác định để thỏa mãn những yêu cầu quy định một cách phù hợp. Công ty còn xây dựng các chính sách kiểm soát quá trình thực hiện sản xuất liên quan đến chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo toàn bộ công việc được tiến hành trong điều kiện được kiểm soát. Để có thể tạo ra được sản phẩm đạt được chất lượng yêu cầu, không những công ty đầu tư vào quá trình kiểm soát nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và quá trình sản xuất, mà công ty còn đầu tư vào kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm chỉ được xuất xưởng khi mọi hoạt động được kiểm tra được quy định trong kế hoạch chất lượng, hoặc các quy trình bằng văn bản đã hoàn thành và đã được phê duyệt. Khâu cuối cùng trong quy trình “tạo sản phẩm” là bảo toàn sản phẩm. Công ty đảm bảo xây dựng; duy trì thủ tục xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và vận chuyển để đạt được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
2.3.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Người lao động được coi là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ ngày đầu chuyển sang mô hình hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Đảng ủy ban giám đốc đã xác định khâu then chốt là ổn định tổ chức, quan tâm đến công tác cán bộ, đào tạo nhân lực, chú trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao.
Hình thức đào tạo và chi phí đầu tư dành cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cán bộ công nhân viên hàng năm của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng
Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
126.829
119.73
150.015
145.44
141.05
683.064
Vốn đầu tư đào tạo tại chỗ
84.975
80.219
100.510
97.445
94.504
457.653
Vốn đầu tư đào tạo bên ngoài
41.854
39.511
49.505
47.995
46.547
225.411
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Bảng 2.12: Tốc độ tăng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
Triệu đồng
126.829
119.73
150.015
145.44
141.05
Lượng tăng liên hoàn
Triệu đồng
-
-7.099
30.285
-4.575
-4.390
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
-5.60
25.29
-3.05
-3.02
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Trong 5 năm giai đoạn 2005 – 2009, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực là 683.064 triệu đồng chiếm 13.51% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Qua các năm, khối lượng vốn đầu tư dành cho nội dung này không có sự chênh lệch lớn. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực được phân bổ 457.653 triệu đồng cho công tác đầu tư đào tạo tại chỗ và 225.411 triệu đồng cho đầu tư đào tạo bên ngoài.
Công ty thường áp dụng theo hai hình thức là đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo bên ngoài. Từ đó công ty đã thực hiện đào tạo lại một số cán bộ công nhân viên hiện có, trong đó tập trung đào tạo và đào tạo lại những vấn đề liên quan đến công nghệ mới, những kiến thức mới và các vấn đề thực tiễn được đúc kết từ thực tế nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực để có đủ số lượng cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật và công nhân lành nghề để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài
Với tiêu chí trong việc đánh giá và tuyển chọn nhân sự là năng suất và hiệu quả công việc, công ty đã thực hiện tuyển chọn lao động mới, đào tạo lại do đó chất lượng bộ máy nhân sự của công ty đã được nâng lên rõ rệt.
Để thực hiện tốt hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì công ty đã tiến hành các nội dung sau đây:
Tuyển dụng
Tuyển dụng dài hạn
Tuyển dụng nhân lực: là khâu khởi điểm bảo đảm nguồn nhân lực, làm sao tuyển được nhân viên phù hợp nhất đối với các công việc cụ thể của tổ chức, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhân viên đó
- Hàng năm, vào tháng 12, hoặc trong những trường hợp đột xuất có nhu cầu cần tuyển dụng cán bộ công nhân viên, Thủ trưởng các đơn vị, trưởng các phòng nghiệp vụ công ty cần lập nhu cầu tuyển dụng cán bộ công nhân viên, báo cáo gửi về phòng tổ chức lao động công ty theo biểu mẫu đã được quy định
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động từng năm, theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc, phòng tổ chức lao động tập hợp và lập kế hoạch tuyển dụng và tham mưu cho giám đốc công ty duyệt theo biểu mẫu đã được quy định
- Sau khi giám đốc công ty phê duyệt, phòng tổ chức lao động triển khai thực hiện việc tuyển dụng như sau:
Thông báo tuyển dụng
Nhận và kiểm tra hồ sơ theo biểu mẫu quy định
Tham mưu cho giám đốc công ty ra quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển. Hội đồng có nhiêm vụ tổ chức thi, phỏng vấn, khảo sát năng lực, trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp với nhu cầu cần tuyển dụng theo biểu mẫu.
Người lao động mới đến làm việc tại công ty phải qua thời gian thử việc nhất định theo đúng bộ luật lao động. Khi thử việc nhân viên mới, thủ trưởng các đơn vị cử người theo dõi và kiểm tra đánh giá khả năng, năng lực làm việc thực tế của người lao động theo các nội dung mô tả công việc theo biểu mẫu quy định. (Nếu trường hợp không đạt, trưởng phòng tổ chức lao động trình giám đốc công ty ra quyết định chấm dứt thời gian thử việc. Đồng thời thông báo cho người lao động để chấm dứt thời gian thử việc trước ngày kết thúc thời gian thử việc)
Khi người thử việc đạt kết quả theo yêu cầu, giám đốc công ty phê duyệt. Phòng tổ chức lao động tiến hành làm các thủ tục về kí kết hợp đồng lao động và ra quyết định tiếp nhận điều động về các đơn vị, phòng ban công tác, và lưu kết quả đã được xác nhận vào hồ sơ nhân sự.
Tuyển dụng lao động thời vụ (dưới 3 tháng)
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, thủ trưởng đơn vị cân đối lực lượng lao động của đơn vị mình. Trong trường hợp cần bổ sung lao động nhằm đáp ứng những công đoạn, tiến độ công việc thì các đơn vị tự tiến hành tuyển dụng lao động thời vụ. Thủ trưởng đơn vị phải kí kết hợp đồng lao động thời vụ với từng người được thuê mướn, hoặc với đại diện của nhóm người lao động có giấy ủy quyền theo biểu mẫu quy định kèm theo. Việc kí kết hợp đồng lao động thời vụ tuân theo quy định của Luật lao động, báo cáo danh sách hợp đồng lao động về phòng Tổ chức lao động của công ty.
Đào tạo
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng tay nghề cho cán bộ cộng nhân viên nhằm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thì Công ty đã tiến hành hoạt động đào tạo theo các nội dung sau:
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, bản mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn công việc, hoặc trong những trường hợp đột xuất khác, các Giám đốc Chi nhánh, Đội trưởng, trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ lập nhu cầu đào tạo theo biểu mẫu quy định, gửi nên phòng Tổ chức lao động của Công ty.
Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch đào tạo của đơn vị, phòng gửi lên, căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, phòng Tổ chức lao động tập hợp nhu cầu và lập kế hoạch (có danh sách kèm theo) đào tạo chung của toàn Công ty trình lên Giám đốc Công ty để phê duyệt. Kế hoạch đào tạo bao gồm các nội dung sau:
+ Nội dung, mục đích yêu cầu đào tạo;
+ Hình thức đào tạo (Đào tạo tai chỗ, đào tạo bên ngoài…)
+ Thời gian đào tạo (Đào tạo dài hạn, ngắn hạn)
+ Dự trù kinh phí đào tạo, nguồn kinh phí.
Sau khi được Giám đốc Công ty phê duyệt, Phòng Tổ chức lao động làm quyết định thông báo cho các đơn vị, và phòng có cá nhân được phê duyệt cho đi đào tạo.
Tổ chức đào tạo theo kế hoạch đã duyệt, và đào tạo theo đúng nội dung, hình thức, ngành nghề đã đăng kí được duyệt.
Sau khi kết thúc khóa học, cá nhân thu nhập kết quả đào tạo (Văn bằng, chứng chỉ) nộp đơn vị quản lý, Phòng Tổ chức lao động lưu hồ sơ.
Phòng Tổ chức lao động lưu giữ tất cả hồ sơ liên quan đến công tác đào tạo hàng năm của Công ty.
Riêng đối với cá nhân có nhu cầu nghỉ tự túc đi học:
Làm đơn xin đi học (nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức, thời gian đi học) có ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị, Phòng Công ty.
Chuyển phòng Tổ chức trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Trong thời gian đi học phải nộp giấy báo nhập học cho đơn vị quản lý. Theo thống kê thì số lượng cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ đang hoạt động khoảng 120 cán bộ. Việc tuyển dụng ở đây sẽ được công ty thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng, phát hành hồ sơ tuyển dụng và sẽ tiến hành chấm điểm các hồ sơ. Việc lựa chọn cán bộ vào công tác tại các phòng ban sẽ được lấy theo chỉ tiêu từ trên xuống, từ cao đến thấp để đảm bảo công bằng. Kết quả sẽ được niêm yết tại trụ sở công ty
Hiện nay, công ty có rất nhiều Chi nhánh ở các địa điểm khác nhau do đó nhu cầu công nhân sản xuất và lao động trực tiếp sản xuất khá cao. Theo thống kê thì tổng số lao động cần dung cho các Chi nhánh này hoạt động vào khoảng 400 công nhân. Ban công tác tuyển dụng của công ty sẽ ưu tiên cho lao động địa phương, nên trong và sau khi Chi nhánh đi vào hoạt động công ty sẽ tiến hành thông báo rộng rãi chỉ tiêu, yêu cầu tuyển dụng đến chính quyền địa phương khu vực xung quanh Chi nhánh. Kế hoạch tuyển dụng lao động địa phương sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở công ty, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo tới UBND địa phương
Với số lao động hiện đang làm việc, để đảm bảo cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành nâng cao chất lượng cán bộ quản lý điều hành. Bộ máy văn phòng công ty, văn phòng Chi nhánh được thay đổi, giảm số lượng, nâng cao chất lượng. Đối với bộ máy trực tiếp sản xuất, công ty đã thu gọn số lao động đồng thời củng cố nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường. Công ty đã cử cán bộ công nhân viên đi đào tạo, tổ chức tập huấn, quản lý kinh tế và tổ chức nâng bậc các ngành nghề
Công tác cán bộ và đào tạo đạt được nhiều thành tích, song vẫn còn một số hạn chế như: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức bộ máy cán bộ có nhiều thay đổi, chủ trương định hướng thiếu nhất quán, năng lực điều hành của cán bộ từ công ty đến các đơn vị trực thuộc còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Chính sách đối với người lao động
Bên cạnh việc tuyển dụng, đào tạo lao động, công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội còn áp dụng các chính sách về lương thưởng, bảo hộ lao động và công tác an toàn vệ sinh lao động để có thể nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như lực lượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
Tổ chức thi nâng bậc lương cán bộ công nhân viên
Để khuyến khích sự nỗ lực, cố gắng làm việc không những hoàn thành nhiệm vụ được giao mà có thể vượt định mức công việc được giao, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề thì công ty đã tổ chức thi nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên đúng theo quy định của Nhà nước. Công ty đã thành lập hội đồng thi nâng bậc lương và hội đồng nâng bậc lương. Thành phần hội đồng gồm có: giám đốc công ty và một số thành viên khác do giám đốc chọn, đại diện của ban chấp hành công đoàn
Việc định kỳ xếp chuyển nâng bậc lương cho CBCNV trong công ty bằng hai hình thức: Xét nâng lương cho các đối tượng chuyên viên, kĩ sư, cán sự, sơ cấp và nhân viên các loại. Tổ chức thi lý thuyết, thi thực hành đối với công nhân trực tiếp sản xuất có đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện thời gian giữ bậc lương đã được xét duyệt thi nâng lương theo đúng các “văn bản hướng dẫn của Nhà nước về chế độ nâng bậc, xếp chuyển lương viên chức hàng năm cho người lao động trong các doanh nghiệp”.
Bảo hộ lao động
Công ty thường xuyên mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động và bắt buộc trang bị bảo hiểm lao động cho CBCNV kể cả những lao động thuê mướn theo thời vụ. Hàng năm vào tháng 12 các đơn vị lập kế hoạch trang bị bảo hộ lao động trình thủ trưởng đơn vị kí duyệt. Sau khi mua, bảo hiểm lao động được phát cho CBCNV theo tiêu chuẩn quy định đối với từng loại ngành nghề.
Công tác an toàn vệ sinh lao động
Công tác an toàn vệ sinh lao động là việc làm thường xuyên của công ty nhằm mục đích kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy tại các đơn vị, phòng nghiệp vụ, các công trình xây dựng để đảm bảo nguyên tắc an toàn, chống làm bừa, làm ẩu, kiểm tra các biện pháp kĩ thuật an toàn về điện, cơ học, hóa chất, các thiết bị nâng hạ cầu trục, cần trục, thiết bị áp lực lò hơi, các loại bình chịu áp lực, đồng hồ áp lực, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Hàng năm định kỳ và đột xuất công ty tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động. phòng cháy chữa cháy tại trụ sở làm việc, nhà xưởng sản xuất, các công trình xây dựng của đơn vị.
Vào đầu quý I hàng năm trong những trường hợp thuê mướn lao động đột xuất tại từng thời điểm trong năm của các công trình xây dựng, nhà xưởng sản xuất. Thủ trưởng các đơn vị, chủ nhiệm các công trình phải tổ chức huấn luyện học an toàn vệ sinh lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Về quản lý lao động tiền lương
Trong các năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, không hoàn thành kế hoạch đề ra, do vậy việc quản lý, sử dụng lao động gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm công ty sử dụng trên 3000 lao động, trong đó có 2174 người thuộc lao đọng thời vụ. Thu nhập bình quân 1 người/ 1 tháng vào năm 2008 là 1.850.000 đồng, năm 2009 là 1.950.000 đồng
Công ty đã đảm bảo đúng chế độ tuyển dụng và đã chủ động hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT đối với các đơn vị, đồng thời phối hợp với công đoàn công ty kiểm tra, đánh giá về công tác quản lý lao động và thực hiện chi trả tiền lương tại một số đơn vị , đảm bảo chế độ chính sách của Nhà nước.
2.3.5 Đầu tư cho xây dựng thương hiệu ( quảng cáo)
Bên cạnh những hoạt động đầu tư máy móc thiết bị , nâng cao năng lực công nghệ, đầu tư xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, đầu tư hệ thống quản lý cũng như đầu tư phát triển nguồn nhân lực, công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội còn dành một phần vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động:
Đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư
Đầu tư cho hoạt động Marketing, thương hiệu…
Giai đoạn 2005 – 2009, công ty đã dành 113.18 triệu đồng chiếm 2.24% tổng vốn đầu tư phát triển của công ty cho hoạt động đầu tư phát triển khác được thể hiện ở bảng 2.13:
Bảng 2.13: Vốn đầu tư khác của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn đầu tư khác
Triệu đồng
52.288
20.759
13.262
12.936
13.936
Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư
%
4.53
2.25
1.30
1.31
1.43
Lượng tăng liên hoàn
Triệu đồng
-
-31.529
-7.497
-0.326
1.000
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
-60.30
-36.11
-2.46
7.73
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư khác của công ty qua các năm trở lại đây biến động không lớn, riêng năm 2005 là 52.288 triệu đồng, còn lại giao động từ 12.936 triệu đồng đến 20.759 triệu đồng và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty
Đầu tư phát triển thương hiệu là một hình thức đầu tư vào tài sản vô hình của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là tạo dựng được hình ảnh tốt về hàng hóa, dịch vụ trong suy nghĩ của người tiêu dùng dù ở các thị trường khác nhau
Đầu tư phát triển thương hiệu bao gồm:
Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu
Đầu tư chho hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu
Đầu tư nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, thương hiệu của công ty đã được khẳng định thông qua các công trình công ty đã thi công như: Trụ sở Viện kiểm soát nhân dân tối cao, trung tâm thương mại DEAWOO, tháp trung tâm Hà Nội (25 tầng), khách sạn 5 sao Sofitel…
Bên cạnh đó, uy tín của công ty còn được khẳng định thông qua hàng loạt các phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng như:
Huân chương Lao động hạng ba (Ngày 21/08/1978)
Huân chương Lao động hạng nhì (Ngày 04/09/1982)
Huân chương Lao động hạng nhất (Ngày 16/11/1985)
Huân chương độc lập hạng ba (Ngày 27/11/1998)
Huân chương độc lập hạng nhì (Ngày 24/02/2004)
Cờ thi đua của Chính phủ (Ngày 05/01/2004)
Ngoài ra còn có các bằng khen của các Sở, Ban, Ngành, Bộ Xây dựng…
Các hình thức Marketing, quảng bá thương hiệu của công ty, chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng như các báo, tạp chí về xây dựng. Hiện nay công ty đang gấp rút triển khai các hoạt động liên quan đến việc sử dụng Website để đăng tải các thông tin về công ty cho đông đảo người sử dụng. Đồng thời tăng cường đầu tư cho thương hiệu thông qua các hoạt động:
Nâng cao chất lượng các công trình thi công
Đẩy mạnh các hình thức quảng bá hình ảnh của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng
Tập trung đầu tư vào các công trình có vốn lớn, các dự án nước ngoài, các công trình có kỹ mỹ thuật cao…
3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009
3.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
3.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
Nhờ tăng cường hoạt động đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động như hoạt động đầu tư mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, tăng cường năng lực công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên cùng với các hoạt động đầu tư tăng cường hệ thống quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, và các hoạt động đầu tư phát triển khác đã phân tích ở trên đã mang lại cho công ty một số kết quả như sau:
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Giá trị TSCĐ huy động
Tr.đồng
20.554
12.030
32.058
33.392
34.267
Doanh thu
Tr.đồng
691.870
627.612
542.751
581.302
628.724
Doanh thu tăng thêm
Tr.đồng
-
-64.258
-84.861
38.551
47.422
Nộp NS hàng năm
Tr.đồng
58.521
92.523
112.152
132.525
147.285
Nôp NS tăng thêm
Tr.đồng
-
34.002
19.629
20.373
14.76
Số lao động
Người
10.905
9.586
10.161
11.915
13.187
Số lao động tăng thêm
Người
-
-1.319
575
1.754
1.272
Thu nhập người LĐ
Tr.đồng
1.570
1.650
1.750
1.850
1.950
TN người LĐ tăng thêm
Tr.đồng
-
0.80
0.1
0.1
0.1
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Tài sản cố định huy động
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, hàng loạt các dự án khởi công đã đi vào vận hành khai thác. Điều này đã tạo ra sự thay đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là kết quả của sự đầu tư vào nhà xưởng, vật kiến trúc. Thể hiện rõ nét của kết quả đầu tư đó là giá trị tài sản cố định huy động qua các năm của giai đoạn 2005 – 2009 như ở bảng 2.14. Gía trị tài sản cố định huy động trong 5 năm của công ty đạt 132.301 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3.65% so với tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ. Năm 2009 giá trị tài sản cố định huy động được đạt giá trị cao nhất 34.267 triệu đồng, những năm còn lại dao động từ 12.030 đến 33.392 triệu đồng. Như vậy có thể thấy công tác quản lý việc thực hiện đầu tư của công ty là tương đối tốt, hầu hết các công trình, hạng mục công trình được thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ.
Doanh thu tăng thêm
Doanh thu hàng năm của công ty trong giai đoạn 2005 - 2009 được thể hiện cụ thể ở bảng 2.14 và biểu hiện rõ nét hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ: Doanh thu của công ty qua các năm giai đoạn 2005 – 2009
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, doanh thu của công ty giảm qua các năm. Năm 2005, mức doanh thu ở mức 691.870 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống còn 627.612 triệu đồng và còn tiếp tục giảm. Năm 2007 doanh thu giảm ở mức thấp nhất chỉ còn 542.751 triệu đồng. Đến năm 2008 doanh thu tăng lên 581.302 triệu đồng và đến năm 2009 doanh thu tiếp tục tăng lên và đạt 628.724 triệu đồng.
Đóng góp cho Ngân sách tăng thêm
Biểu đồ: Mức gia tăng đóng góp vào Ngân sách của công ty giai đoạn 2005
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CPXD số 1 Hà Nội)
Cũng chính nhờ hoạt động đầu tư phát triển mang lại cho nên khối lượng đóng góp vào Ngân sách nhà nước của công ty không ngừng tăng lên. Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội luôn làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước góp phần tăng thu ngân quỹ, ổn định quốc gia. Tính cho cả giai đoạn thì trong giai đoạn 2005 – 2009, công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 543.006 triệu đồng. Năm 2005, mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước ở mức thấp nhất 58.521 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng mở rộng, doanh thu tăng và mức nộp ngân sách tăng lên không ngừng. Năm 2006 đạt 92.523 triệu đồng tăng 34.002 triệu đồng so với năm 2005, những năm sau đó mức đóng góp không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2007 đạt 112.152 triệu đồng, năm 2008 đạt 132525 triệu đồng, năm 2009 đạt 147.285 triệu đồng.
Lao động tăng thêm và thu nhập của người lao động tăng thêm
Việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty không những làm tăng doanh thu, đóng góp vào ngân sách Nhà nước tăng lên mà còn giải quyết được việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động. Điều này thể hiện rõ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112077.doc