Công ty cổ phần Sông Đà I là công ty mà hoạt động chủ yếu là lĩnh vực xây dựng, sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng là chủ yếu, chính vì vậy nguồn vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình xây dựng là rất lớn. Hoạt động đầu tư cho hệ thống nhà xưởng , công trình xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực hiện những dự án, công trình mới. Tuy nhiên do trình độ quản lý yếu kém, phương thức hoạt động còn nhiều vấn đề bất cập nên vẫn còn thất thoát lãng phí rất lớn trong quá trình xây dựng làm chi phí tăng cao, lợi nhuận bị giảm bớt đáng kể.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sông Đà I, Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng công trình, sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ … là hình thức của hoạt động đầu tư phát triển của công ty hoạt động xây dựng nhằm thay thế hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, tăng năng lực hoạt động của công ty. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì công ty ngày càng phải đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tăng sản lượng sản xuất và tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, tạo chỗ đứng vững chắc của công ty trên thị trường.
Ta có bảng tổng hợp vốn đầu tư cho xây dựng công trình, máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện vận tải giai đoạn 2004 – 2008 như sau :
Bảng 7: Vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
116.621
173.596
166.325
177.172
165.315
Tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, cho dự án đầu tư
111.373
159.222
148.112
155.539
148.569
Cho sự án đầu tư
87.524
81.868
75.378
121.132
114.927
Bổ sung cho sản xuất kinh doanh
23.849
77.354
72.734
34.407
33.642
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư thực hiện
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
Tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, cho dự án đầu tư
95,5
91,72
89,05
87,79
89,87
- Cho dự án đầu tư
75,05
47,16
45,32
68,37
69,52
- Bổ sung cho sản xuất kinh doanh
20,45
44,56
43,73
19,42
20,35
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Ta nhận thấy vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng công trình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2004 – 2008 của công ty cổ phần Sông Đà I.trong giai đoạn nay thì năm 2007 tỷ lệ này thấp nhất chỉ 87,79% còn cao nhất trong giai đoạn này là năm 2004 với 95,5%. Trong đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng công trình qua các năm thì đầu tư cho dự án chiếm tỷ trọng lớn hơn, phần bổ sung cho sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Ta có thể thấy đựợc tốc độ tăng vốn đầu tư cho xây dựng công trình,máy móc thiết bị qua số liệu sau :
Bảng 9: Tốc dộ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn đầu tư thiết bị, dự án đầu tư
Triệu đồng
111.373
159.222
148.112
155.539
148.569
Tốcdộ tăng liên hoàn
%
42,96
-6,98
5,01
-4,48
Tốc độ tăng định gốc
%
42,96
32,99
39,66
33,40
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Trong cả giai đoạn 2004 – 2008 vốn đầu tư cho dự án, đầu tư cho thiết bị tăng nhanh từ 111.373 triệu đồng năm 2004 lên 159.222 triệu đồng năm 2005 tức tăng 42,96%, sau đó luôn đạt mức cao, khá ổn định trong những năm sau đó. Năm 2006 đạt 148.112 triệu đồng giảm 6,98% so với năm 2005. Nguyên nhân của việc suy giảm vốn đầu tư co dự án, cho thiết bị trong năm 2006 là do trong năm này công ty chỉ đầu tư một số hạng mục công trình nhỏ của dư án năm 2005 để lai và bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Năm 2007 vốn này có phần tăng lên do công ty thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư một số dự án mới, thi công một số công trình lớn. Tổng vốn đầu tư cho dự án, đầu tư thiết bị năm 2007 đạt 155.539 triệu đồng tăng 5,01% so với năm 2006 và tăng 39,66% so với năm 2004. Năm 2008 vốn đầu tư này có sự giảm suốt so với các năm trước đó do nền kinh tế đi xuống, việc huy động vốn cho đầu tư khó khăn.
1.2.3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng công trình xây dựng.
Trong giai đoạn 2004 – 2008 bên cạnh việc tiến hành đầu tư cho dự án, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ thì công ty cũng chú trọng đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng và cả nâng cấp mới. Vốn đầu tư cho hoạt động này được thể hiện qua số liệu sau :
Bảng 10: Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xuởng, công trình kiến trúc
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
116.621
173.596
166.325
177.172
165.315
Vốn đầu tư cho nhà xưởng
2.239
9.322
12.890
15.678
13.787
- Đầu tư theo dự án
2.104
7.937
11.764
14.467
12.103
- Sửa chữa, nâng cấp
135
1.385
1.126
1.211
1.684
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Năm 2004 tổng mức đầu tư cho nhà xưởng là 2.239 triệu đồng. Số vốn này dành cho sửa chữa nâng cấp, vì trong năm 2004 chưa có nhiều những dự án mới, chủ yếu thực hiện các dự án năm trước. Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng tăng nhanh từ 2.239 triệu đồng năm 2004 lên 15.678 triệu đồng năm 2007 và đến năm 2008 tuy có giảm so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức cao là 13.787 triệu đồng.
Ngoài việc đầu tư sửa chữa xây dựng và nâng cấp hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư,công ty còn tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng hiện có cho sản xuất kinh doanh trong đó đầu tư theo dự án chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn.
1.2.3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Đối với bất cứ một doanh nghiệp hoạt động nào cũng vậy đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng, tuy hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc cũng có thể thay thế con người trong một số hoạt động tuy nhiên vai trò của con người là không thể thiếu. Mọi hoạt động của con người từ việc bố trí lao động, sắp xếp điều hành doanh nghiệp để nó có thể hoạt động theo đúng kế hoạch đều phải do con người đảm nhiệm, quyết định thực hiện. Sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh luôn phụ thuộc rất lớn đến yếu tố con người, phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức, nói cách khác đó là phụ thuộc vào chất lượng con người trong tổ chức. Chất lượng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hai quá trình dó là: tuyển dụng mới và quá trình đào tạo lại. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đầu tư phát triển nguồn nhân lực lại càng trở nên cấp thiết.
Thực hiện chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng bộ Tổng công ty và công ty, cũng là để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Trang bị các trang thiết bị và công nghệ hiện đại như đưa phần mềm tin học vào công tác quản lí của các phòng, chuẩn bị cho công tác nối mạng với tổng công ty. Cùng với việc đầu tư về thiết bị công nghệ, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân vận hành luôn được chú trọng quan tâm. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuy có trình độ chuyên môn, học vấn cao, khả năng tiếp thu những công nghệ mới nhanh nhưng cũng như tình hình chung hiện nay là chưa có kinh nghiệm thực hành nhiều vì vậy công ty đã quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo để họ có thể phát huy hết khả năng của mình.
Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công ty trong giai đoạn mới nên hàng năm công ty đều tổ chức các lớp đào tạo khác nhau nhằm nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Nội dung đào tạo được công ty thực hiện gồm có: Đào tạo nghiệ vụ, kỹ năng làm việc, đào tạo sử dụng trang thiết bị công nghệ, đào tạo về quản lý, đào tạo để đáp ứng những nhu cầu đột xuất của công việc. Nhưng nhìn chung thì được chia làm hai nhóm đào tạo chính đó là đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng cho lao động trực tiếp, đây là nội dung có vai trò quan trọng đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần Sông Đà I.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong công ty. Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, vai trò của người lãnh đạo là cực kỳ quan trọng. Người quản lý là người có nhiệm vụ kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình chính vì vậy người quản lý doanh nghiệp phải có trình độ quản lý. Với tình hình mới hiện nay một người quản lý tốt thì người đó không những có trình độ chuyên môn sâu mà còn phải có những khả năng khác như khả năng nắm bắt được các thông tin thị trường, xử lý tốt các thông tin đó. Trong thời gian qua công ty rất chú trọng quan tâm đến hoạt động đào tạo này, tổ chức được các lớp ngắn hạn cho các đối tượng là cán bộ quản lý chưa qua đào tạo hoặc còn ít kinh nghiệm trong hoạt động này chính vì vậy mà trình độ quản lý trong doanh nghiệp được nâng lên đáng kể.
Bồi dưỡng trình độ công nghệ cho cán bộ công nhân lao động trực tiếp. Trong quá trình hoạt động của mình công ty luôn phải tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm các máy móc hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của công việc. Chính vì vậy việc đào tạo, hướng dẫn cho người lao động tiếp thu được công nghệ tiên tiến, có thể vận hành tốt các công nghệ, máy móc đó là yêu cầu tất yếu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động. Ngoài ra công ty còn khuyến khích cán bộ công nhân trực tiếp tự học hỏi qua những phương tiện khác nhau để nâng cao trình độ bản thân.
Nhờ làm tốt công tác này và thực hiện tốt công tác tuyển sinh nên trình độ cán bộ, công nhân viên của công ty được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó công ty cũng có các chính sách khen thưởng, kỹ luật hợp lý góp phần tạo ra môi trường làm việc thật sự công bằng, khuyến khích người lao động làm việc hăng say hiệu quả công việc cũng từ đó được nâng cao.
Có bảng tổng hợp chi phí đào tạo nguồn nhân lực giai đọan 2004 – 2008 như sau:
Bảng 11: Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng chi phí đào tạo
968
1.597
1.830
2.091
1.405
Chi phí đào tạo thường xuyên
133
434
246
241
133
Chi phí đào tạo sử dụng công nghệ mới
835
1.163
1.584
1.850
1.272
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Bảng 12: Tốc độ tăng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ tăng liên hoàn
64,98
14,60
14,26
-32,81
Tốc độ tăng định gốc
64,98
89,05
116,01
45,14
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Tổng chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn này tăng ổn định theo các năm. Năm 2004 chi phí đào tạo nguồn nhân lực của công ty cổ phần Sông Đà I chỉ là 968 triệu đồng sang năm 2005 tăng lên 1.579 triệu đồng tương đương với 64,98% và tiếp tục tăng lên các năm sau đó và đạt mức cao nhất là 2.091 triệu đồng năm 2007, sau đó giảm xuống còn 1.405 triệu đồng năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng mạnh vào giai đoạn 2004 – 2007 là do ngoài khoản chi phí thường xuyên hàng năm thì còn có chi phí đào tạo sử dụng máy móc, công nghệ mới. Do giai đoạn này công ty liên tục đầu tư nhiều áy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên vốn dành cho đào tạo nguồn nhân lực cũng tăng lên. Trong năm 2008 vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cũng giảm xuống theo tình trạng chung của các lĩnh vực đầu tư khác.
1.2.3.4. Đầu tư cho hệ thống thông tin.
Ngày nay nền kinh tế thế giới đang ngày một phát triển, nền kinh tế của các nước luôn có sự phụ thuộc với nhau. Dù ít hay nhiều không một nền kinh tế nào phát triển được nếu nằm ngoài xu thế chung đó. Với sự phát triển của hệ thống thông tin hiện nay dường như khoảng cách về địa lý không còn là vấn đề quá quan trọng nữa, thông tin ngày càng trở nên quan trọng, có thể nói là quan trọng bậc nhất không những đối với nền kinh tế nói chung mà trong lĩnh vực đầu tư cũng không ngoại lệ. Đầu tư vào hệ thống thông tin là một đòi hỏi khách quan của mọi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để có thể tồn tai và phát triển tốt mọi doanh nghiệp đều phải nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình, của thị trường, của khách hàng, của các đối thủ cạnh tranh, …. Do đó doanh nghiệp phải biết thu thập xử lý thông tin một cách nhanh nhất, kịp thời nhằm đưa ra quyết định kịp thời và hợp lý nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà trong những năm qua công ty cổ phần Sông Đà I đã chú trọng hơn đến đầu tư cho hệ thống thông tin. Nhờ chú trọng đầu tư cho hệ thống thông tin, thông tin trong công ty đã được chuyền tải một cách nhanh chóng qua các phương tiện điện thoạinội bộ, nối mạng máy tính trong nội bộ công ty, ….Hiện nay công ty cổ phần Sông Đà I đang có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống nối mạng thông tin trong toàn công ty để thuận tiện hơn cho việc lien lạc, ra quyết định đầu tư. Chi phí hoạt động đầu tư cho hệ thống thông tin của công ty trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Chi phí đầu tư
1.236
1.962
1.797
2.286
678
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Bảng 14: Tốc độ tăng vốn đầu tư cho hệ thống thông tin
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tốc độ tăng liên hoàn
58,74
-8,41
27,21
-70,34
Tốc độ tăng định gốc
58,74
45,39
84,95
-45,15
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Qua bảng trên có thể thấy rằng chi phí cho hệ thống thông tin trong giai đoạn 2004 – 2008 có sự biến động không ổn định. Năm 2004 tổng chi phí cho hoạt động này là 1.236 triệu đồng và tăng lên 1.962 triệu đồng năm 2005 tương đương tăng 58,74% nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống còn 1.797 triệu đồng . Đến năm 2007 chi phí cho hệ thống thông tin lại tăng đột biến lên đến 2.286 triệu đồng tương đương với tăng 27,21% so với năm 2006. Bước sang năm 2008 vốn đầu tư cho hệ thống thông tin giảm xuống chỉ còn 678 triệu đồng. Tóm lại công ty luôn rất chú trọng đầu tư cho hệ thống thông tin. Chính vì vậy đến nay công ty đã có hệ thống thông tin tương đối ổn hiện đại, ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công ty.
1.2.3.5. Đầu tư tìm kiếm mở rộng thị trường.
- Xét theo ngành nghề kinh doanh thì công ty không chỉ có những ngành nghề truyền thống như xây dựng các công trình giao thông, các nhà máy thuỷ điện, nhà ở, nhà kinh doanh…thời gian gần đây công ty đã quan tâm mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác, đó là: khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, khai thác khoáng sản…
- Xét theo khu vực thị trường, thì công ty hiện đang có trong tay một thị trường rộng khắp trải dài từ bắc tới nam với những đôí tác làm ăn lâu năm và đáng tin cậy. Từng có thời gian dài hoạt động bên nước bạn Lào nên công ty có khá nhiều thuận lợi khi mong muốn mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á. Đó là một kế hoạch lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty có thể một lần nữa khẳng định vị trí cuả mình trên thương trường
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 .
1.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Sông Đà I.
1.3.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2004 – 2008
- Kết quả hoạt động đầu tư cho máy móc thiết bị công nghệ và phương tiện vận tải:
Do chú trọng vào đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2004 – 2008 nên trình độ thiết bị công nghệ và năng lực sản xuất, xây dựng công trình của công ty cổ phần Sông Đà I đã nâng lên đáng kể. Đến nay trình độ công nghệ của công ty đã đạt mức tương đối hiện đại so với trình độ chung của ngành xây dựng trên cả nước. Nhờ có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, năng lực thi công công trình của công ty tăng cao nên tiến độ thi công công trình tăng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường cạnh tranh hiện nay.
Kết quả của quá trình đầu tư đổi mới máy móc thiết bị giai đoạn 2004 – 2008 là công ty đã có thêm nhiều máy móc thiết bi hiện đại, có đủ công cụ đo đạc, nhằm nâng cao chất lượng thi công, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
Ta có bảng thống kê một số máy móc thiết bị tăng thêm giai đoạn này.
Bảng 15: Một số máy móc thiết bị tăng thêm của Công ty.
STT
Tên thiết bị
Chủng loại
Nước sản xuất
Số lượng
Chất lượng
1
Máy xúc lật 200m3/h
Komasu WA350-1
Nhật Bản
1
Mới 100%
2
Máy đầm 200m3/h
Misaka
MT72
NHật
2
Mới 100%
3
Máy bơm nước
Matra CM
50-200B
Italia
2
Mới 100%
4
Máy nghiền đá kiểu đứng 120T/h-200KW
P18500
Đức
1
Mới 100%
5
Máy toàn đạc điện tử
R315NK
Pentax
Hàn Quốc
1
Mới 100%
6
Máy phát hiện 3+pha+bệ máy+caroa+byly 10KW
Hyundai
Trung Quốc
1
Mới 100%
7
Máy phát điện 5GLFA động cơ Diezel
Kamaz
Đức
1
Mới 100%
8
Hệ thống ghi phụt vữa
TS-2
Trung Quốc
1
Mới 100%
9
Xe cầu tải 11 tấn
HuynDai
BKS72M-9202
Hàn Quốc
1
Mới 100%
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
- Về kết quả hoạt động đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc:
Trước giai đoạn này thì hệ thống nhà xưởng, cơ sở hạ tầng của công ty được xây dựng từ lâu nên cũng đã có phần xuống cấp, hư hỏng nhiều. Do vậy trong giai đoạn 2004 – 2008 công ty đã chú trọng sửa chữa nâng cấp và đầu tư xây mới hệ thống nhà xưởng … tạo điều kiên thuận lợi cho quá trình sản xuất, thi công công trình của công ty.
Ta có bảng tổng hợp giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất trong giai đoạn 2004 – 2008 như sau:
Bảng 16: Giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Vốn đầu tư thiết bị, dự án đầu tư
87.467
126.895
124.743
132.846
124.537
Tốc độ tăng liên hoàn
45,08
-1,7
6,5
6,3
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
- Về kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
Do chú trọng trong công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực nên trong những năm qua công ty cổ phần Sông Đà I đã đạt được những kết quả nhất định. Không những trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà tinh thần ý thức của cán bộ công nhân viên công ty cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyển dụng đã được quan tâm nhiều hơn chính vì vậy mà công ty đã thu hút được lượng lớn lao động trình độ cao vào làm việc. Hoạt động đào tạo lại cũng được quan tâm, công ty thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ của công ty mình. Chính vì vậy mà kết quả làm việc chuyên môn của cán bộ không ngừng tăng lên, chính nhờ có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giỏi như vậy mà công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Chế độ lương thưởng của cán bộ công nhân viên được quan tâm hơn, công tác bảo đảm an toàn lao động luôn được quan tâm đúng mức bên cạnh đó đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên được chú ý chăm lo với nhiều hình thức văn hóa giải trí điều này làm cho họ yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho công ty.
Bảng 17: Cơ cấu và trình độ lao động tăng thêm của công ty cổ phần Sông Đà I giai đoạn 2004 – 2008.
Chỉ tiêu
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Tổng số lao động
185
100
1. Tính theo tính chất:
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
97
88
52,4
47,6
Theo trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
46
15
17
107
24,9
8,1
9,2
57,8
Theo giới tính
Nam
Nữ
164
21
88,65
11,35
( Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Nhờ ngày càng chú trọng vào công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mà số lượng cũng như tỷ trọng lao động trình độ cao ngày càng tăng trong khi đó lao động phổ thông, lao động trình độ thấp ngày càng giảm đi.
1.3.1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2004 – 2008
* Thứ nhất về mức gia tăng sản lượng sản phẩm giai đoạn 2004- 2008:
Sau quá trình thực hiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất giai đoạn 2004-2008 công ty Cổ phần Sông Đà I đã thu được một số kết quả đáng chú ý. Các sản phẩm thi công của công ty đã khẳng định được chất lượng trên thương trường, hiệu quả khi sử dụng và vận hành.Tổng sản lượng của công ty trong những năm qua đã tăng lên một cách rõ rệt.
* Thứ hai, kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà I giai đoạn 2004 – 2008 .
Qua những năm hoạt động với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên,công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 18: Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
2007
2008
1
Doanh thu
96.440
115.949
184.703
204.736
186.310
2
Lợi nhuận trước thuế
2.073
2.567
3.136
2.665
3.254
3
Lợi nhuận sau thuế
1.492
1.848
2.257
1.918
2.343
(Nguồn: Phòng Kinh tế kế hoạch)
Giá trị sản lượng sản xuất của công ty ngày càng tăng, điều này được minh chứng qua số liệu về doanh thu của công ty đã liên tục tăng lên trong vài năm gần đây. Năm 2004, doanh thu của công ty là 96.440 triệu đồng đến năm 2005 tăng lên 115.949 triệu đồng và có xu hướng tăng cao trong những năm tiếp theo. Năm 2007 doanh thu đạt doanh thu cao nhất là 2004.736 triệu đồng, có được kết quả này là do kết quả đầu tư trong những năm trước mang lại. Doanh thu tăng lên là do nỗ lực nhiều mặt của công ty trong điều kiện có nhiều biến động. Đồng thời với doanh thu tăng cao trong những năm gần đây thì lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế đạt 1.492 triệu đồng và đạt đươc 2.343 triệu đồng vào năm 2008 bất chấp năm này là năm nền kinh tế đi xuống, đây là nổ lực đáng khên ngợi của công ty.
1.3.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân
1.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ Phần Sông Đà I thời gian qua.
* Hoạt động đầu tư cho máy móc, công nghệ:
Giai đoạn 2004 – 2008 vừa qua công ty đã tiếp tục giai đoạn thực hiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng vẩn gặp ột số khó khăn, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của công ty. Công ty đã mua sắm nhiều máy móc thiết bị tiên tiến của các nhà cung cấp nước ngoài, do trình độ năng lực của kỹ sư và công nhân vận hành còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa làm chủ được máy móc thiết bị không phát huy tối đa công suất của máy móc. Do đó hiệu quả làm việc không được cao như mong đợi. Máy móc này hiện đại nên vốn đầu tư là tương đối lớn trong khi nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp.
* Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình xây dựng:
Công ty cổ phần Sông Đà I là công ty mà hoạt động chủ yếu là lĩnh vực xây dựng, sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng là chủ yếu, chính vì vậy nguồn vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình xây dựng là rất lớn. Hoạt động đầu tư cho hệ thống nhà xưởng , công trình xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực hiện những dự án, công trình mới. Tuy nhiên do trình độ quản lý yếu kém, phương thức hoạt động còn nhiều vấn đề bất cập nên vẫn còn thất thoát lãng phí rất lớn trong quá trình xây dựng làm chi phí tăng cao, lợi nhuận bị giảm bớt đáng kể.
* Về hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực: do có sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty chú ý đầu tư phát triển nguồn nhân lực nên trong những năm qua chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Sông Đà I được nâng lên trình độ nhất định. Tuy vậy trình độ năng lực vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hiện nay của công ty.
Công tác tuyển dụng tuy đã được quan tâm nhiều nhưng nó vẫn còn mang nặng tính hình thức.Hội đồng tuyển dụng nhiều khi vẫn chưa chon được những người có đủ năng lực chuyên môn cũng như là những kỹ năng làm việc khác mà công ty cần trong công tác. Do những năm vừa qua tình hình kinh tế có nhiều biến động nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhân sự của công ty cũng có những biến động lớn chính vì vậy chất lượng công tác tuyển dụng cũng bị tác động ở một mức độ nhất định. Vẫn còn hiện tượng tuyển dụng không theo đúng năng lực chuyên môn của người lao động, theo tiêu chuẩn công việc yêu cầu cần tuyển, vẫn còn sử dụng những mối quan hệ giữa một số cán bộ xem đây như là một căn cứ để xét tuyển. Thông tin tuyển dụng chưa được công bố rộng rãi cho nhiều lao động biết để họ có thể tham gia dự tuyển. Việc xét tuyển vẫn mang nặng tính bằng cấp mà chưa chú trọng nhiều lắm đến năng lực thực tế nên nhiều khi không chon được người có năng lực tốt nhất, đáp úng yêu cầu của công việc.
Công tác đào tạo mới cũng như đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ còn chua được tốt, nhiều khi tinh thần cũng như kỹ luật của người lao động còn nhiều han chế. Chính vì vậy khi xảy ra sự cố rất khó xử lý iệp thời. trình độ nhận thức của người lao động còn nhiều hạn chế chưa theo kịp được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do sự quản lý còn yếu kém, ý thức người lao động chưa cao nên năng suất lao động chưa cao, những tình trạng như cán bộ công nhân viên chưa nghiêm túc thực hiện nội quy lao động vẫn xảy ra. Chưa có hình thức xử lý triệt để các sai phạm dẩn đến lần sau còn tái phạm.
1.3.2.2. Nguyên nhân các hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hoạt động đầu tư của công ty trong thời gian qua. Trong đó thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không thể thực hiện được những yêu cầu đặt ra với sản xuất kinh doanh của công ty. Nhất là trong năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có anh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Các công ty làm về lĩnh vực xây dựng cũng chịu tác động không nhỏ. Việc huy động vốn với công ty trở nên khó khăn hơn.
Do nguồn lực còn nhiều hạn chế nên công ty không thể cùng một lúc thực hiện đầu tư ở nhiều công trình, nguồn vốn có hạn mà công ty lại phải tập trung đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nên hạn chế đầu tư cho các nội dung khác.
Sự cung ứng nguyên vật liệu nhiều lúc không đồng bộ và kịp thời dẫn đến chi phí nguyên vật liệu cao. Đó cũng là hạn chế của Công ty do tự mình không có đủ điều kiện dự trữ vật tư đồng bộ với khối lượng lớn. Khi tiến hành thi công nhiều công trình cùng một lúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21577.doc