Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN LỘC. 6

1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Thiên Lộc. 6

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thiên Lộc. 6

1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Thiên Lộc. 11

1.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc. 13

1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư của công ty 13

1.2.2. Vốn đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc phân theo nguồn vốn. 15

1.2.3. Tình hình đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu tư. 17

1.2.3.1. Đầu tư vào tài sản cố định. 19

1.2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 21

1.2.3.3. Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý. 28

1.2.3.4. Đầu tư phát triển khác. 33

1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần ThiênLộc. 35

1.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 35

1.3.1.1. Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm của công ty giai đoạn 2004 – 2009. 35

1.3.1.2. Tài sản cố định huy động. 39

1.3.1.3. Nguồn nhân lực được đào tạo. 42

1.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển. 44

1.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. 44

1.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội. 46

1.3.3.Những hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần Thiên Lộc. 48

1.3.3.1. Khả năng huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của công ty. 48

1.3.3.2. Hiệu quả đầu tư của công ty chưa cao. 49

1.3.3.3. Hạn chế khác : Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 52

CHƯƠNG II : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN LỘC. 53

2.1. Định hướng và chiến lược phát triển của công ty. 53

2.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phát triển của công ty. 53

2.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của công ty. 53

2.1.2.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 53

2.1.2.2. Mục tiêu tổng quát. 54

2.1.2.3. Mục tiêu cụ thể. 54

2.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty cổ phần Thiên Lộc. 55

2.2.1. Điểm mạnh của công ty. 56

2.2.2. Điểm yếu của công ty. 56

2.2.3. Cơ hội của công ty. 57

2.2.4. Thách thức của công ty. 57

2.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc. 58

2.3.1. Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn. 58

2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư. 61

2.3.3. Giải pháp khác: Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế. 65

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 67

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quản lý chất lượng cho sản phẩm mới này của công ty. Và trong đó, công ty dành số vốn lớn để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống ISO của công ty (chiếm 62,5% vốn đầu tư cho hệ thống) tiếp đến là việc thuê tư vấn để xây dựng cũng như để nâng cấp hệ thống từng năm sao cho phù hợp với các quy định mới của Nhà nước. Có thể thấy, công ty đã có sự quan tâm rõ rệt đến hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao uy tín chất lượng của mình đối với khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống quản lý chất lượng của công ty chúng ta xem xét hình vẽ dưới đây. Hình vẽ này minh hoạ tổng quát mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 với phương pháp tiếp cận quá trình. Trong đó khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yêu cầu đầu vào và theo dõi sự thoả mãn của khách hàng là cần thiết để đánh giá và xác nhận các yêu cầu của khách hàng có được đáp ứng hay không. Hình 1.6. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Nguồn : Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 Hệ thống quản lý chất lượng tuân theo 8 nguyên tắc sau: 1) Hướng vào khách hàng Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ. 2) Sự lãnh đạo Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia đạt các mục tiêu của tổ chức. 3) Sự tham gia của mọi người Mọi người ở tất cả các cấp là cốt lõi của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức. 4) Cách tiếp cận theo quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lí như một quá trình. 5) Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lí Việc xác định, hiểu và quản lí các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu quả và hiệu suất của tổ chức nhằm đạt các mục tiêu đề ra. 6) Cải tiến liên tục Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức. 7) Quyết định dựa trên sự kiện Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. 8) Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của hai bên để tạo ra giá trị. Dựa trên những nguyên tắc này công ty cổ phần Thiên Lộc đã đưa ra quy trình quản lý chất lượng cụ thể phù hợp với mình. Sau đây là hệ thống quy trình quản lý chất lượng của công ty : Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty dựa trên quy trình như sau : STT Quy trình Nội dung 1 Kiểm soát tài liệu và hồ sơ Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, dữ liệu của công ty 2 Trách nhiệm của người lãnh đạo + Cam kết của lãnh đạo. + Định hướng của lãnh đạo + Thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban. + Xác định trách nhiệm, quyền hạn cho từng chức danh. + Thiết lập hệ thống trao đổi thong tin nội bộ + Tiến hành xem xét 3 Tạo sản phẩm + Hoạch định sản phẩm + Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng + Kiểm soát thiết kế + Kiểm tra mua hàng + Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ + Kiểm soát thiết bị đo lường và thiết bị an toàn. 4 Đo lường, phân tích và cải tiến + Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng. + Đánh giá nội bộ + Theo dõi và đánh giá các quá trình + Theo dõi và đo lường sản phẩm. + Kiểm soát sản phẩm không phù hợp + Cải tiến thường xuyên. + Khắc phục + Phòng ngừa Nguồn : Phòng kế hoạch Công ty đặc biệt chú ý đến việc quản lý chất lượng sản phẩm ở quy trình “tạo sản phẩm”. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng sản phẩm, công ty xác định các yếu tố trực tiếp, các phương pháp để kiểm soát và đảm bảo tính hiệu quả của quá trình này: Các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật của sản phẩm. Các công đoạn sản xuất để bố trí các nguồn lực chính : thiết bị, con người, kho bãi, nhà xưởng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các nguồn phụ trợ : điện nước, thiết bị vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Quy trình, quy phạm , tiêu chuẩn hướng dẫn công việc của hệ thống quản lý chất lượng được tuân thủ trong các công đoạn sản xuất. Vị trí kiểm tra , các mức yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra và tần suất kiểm tra đối với nguyên nhiên liệu dầu vào, đối với công đoạn sản xuất và đối với sản phẩm sản xuất cuối cùng. Hồ sơ kiểm tra, thử nghiệm làm bằng chứng cho tính khả thi của kế hoạch chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình. * Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. - Việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý và kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng giúp cho các doanh nghiệp tăng cường thêm năng lực, nhận thức cho người lao động, là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. - Cải thiện uy tín, nâng cao sức cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường, là điều kiện để cơ sở tiến hành các hoạt động tự công bố sản phẩm của mình phù hợp với TCVN và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu - Tăng lượng hàng hoá/ dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng của Doanh nghiệp -  Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả - Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động cuả hệ thống - Các nhân viên được đào tạo tốt hơn - Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo tập trung - Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn - Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận - Được đảm bảo của bên thứ ba - Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại - Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống tiêu chuẩn trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc cơ sở. Hiểu được những lợi ích do hệ thống quản lý chất lượng đem lại, công ty cổ phần Thiên Lộc để xây dựng được hệ thống trên, công ty đã thuê tư vấn là Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội đến tận nơi sản xuất tìm hiểu quá trình sản xuất, quá trình quản lý chất lượng của công ty để tư vấn giúp công ty xây dựng lên quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Ngoài ra công ty hàng năm luôn cải tiến hoàn thiện thêm hệ thống quản lý chất lượng của mình. 1.2.3.4. Đầu tư phát triển khác. Bên cạnh các nội dung đầu tư đã nói đến ở các mục trên, công ty cổ phần Thiên Lộc còn sử dụng vốn vào một hoạt động đầu tư khác như : Đầu tư cho hoạt động Marketing, mở rộng thị trường; Đầu tư bổ sung nguyên vật liệu; Đầu tư cho hoạt động chuẩn bị đầu tư…. Đầu tư cho hoạt động Marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường. Mục tiêu của bất kỳ công ty và doanh nghiệp nào khi tiến hành tham gia sản xuất là đều mong muốn mình có được kết quả kinh doanh hiệu quả và tối đa hóa lợinhuận, mở rộng được quy mô sản xuất. Muốn như vậy thì công ty phải tiêu thụ được sản phẩm, phải đưa được sản phẩm sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Và để có được điều này thì không thể không nhắc đến vai trò tối quan trọng của hoạt động Marketing. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing trong việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường nên ngay từ khi thành lập công ty cho đến nay, công ty cổ phần Thiên Lộc đã tiến hành các hoạt động đầu tư vào công tác marketing và mở rộng thị trường. Về nghiên cứu mở rộng thị trường: Công ty đã tìm hiểu thị trường, định hướng chính xác mặt hàng sản xuất, nắm được nhu cầu của thị trường và dự đoán trước được cầu trong các năm tiếp theo. Từ đó công ty sẽ xác định được chiến lược và thị trường của mình nhắm tới. Ngoài ra, công ty còn quan tâm đến thông tin của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của mình để từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh, phát huy những lợi thế của mình nhằm mở rộng thêm thị trường của mình. Về hoạt động Marketing : Công ty hiểu được tầm quan trọng của hoạt động Marketing nên công ty luôn dành một phần vốn cho hoạt động này. Hoạt động Marketing mà công ty tiến hành thực hiện chủ yếu qua hình tức Marketing trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới khách hàng quen thuộc, in ấn Catalogue giới thiệu sản phẩm, lập website của công ty để giới thiệu về sản phẩm. Ngoài ra công ty còn áp dụng các hình thức như quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng quen thuộc của công ty. Công tác chăm sóc khách hàng cũng rất được công ty quan tâm chú trọng. Đầu tư nguyên vật liệu sản xuất. Công ty luôn dành một phần vốn có tỷ trọng tương đối cho việc mua sắm bổ sung nguyên vật liệu sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của các sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Để thấy được tốc độc tăng và lượng vốn công ty dành cho hoạt động đầu tư phát triển khác thay đổi ra sao qua từng năm, ta xem xét qua bảng 1.11. Bảng 1.11. Tốc độ gia tăng của vốn đầu tư phát triển khác của công ty giai đoạn 2004 – 2009. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn đầu tư phát triển khác Tỷ đồng 1 1,45 1,5 1,7 1,85 8,8 Lượng tăng định gốc Tỷ đông - 0,45 0,5 0,7 0,85 7,8 Lượng tăng liên hoàn Tỷ đồng - 0,45 0,05 0,2 0,15 6,95 Tốc độ tăng định gốc % - 45 50 70 85 780 Tốc độ tăng liên hoàn % - 31,03 3,33 11,76 8,1 78,97 Nguồn : Phòng tài chính- kế toán. Qua bảng trên ta thấy, lượng vốn đầu tư khác của công ty tăng qua các năm. Tăng nhiều nhất là vào năm 2009, do công ty tiến hành khai thác hoạt động nhà máy sơn bột tĩnh điện (mặt hàng công ty mới sản xuất) nên cần có những nguồn vốn vào việc Marketing, vào công tác nghiên cứu mở rộng thị trường cho mặt hàng mới này cũng như một vài các hoạt động đầu tư khác mà công ty đang tiến hành. Tốc độ gia tăng của vốn đầu tư phát triển khác trong giai đoạn 2004 - 2009 tăng giảm không đồng đều. Tốc độ tăng liên hoàn năm 2006 là thấp nhất (chỉ đạt 3,33 %) đến năm 2007 thì tốc độ tăng liên hoàn của vôn đầu tư phát triển khác là 11,76 %, nhưng tốc độ này lại tụt xuống chỉ còn 8,1% vào năm 2008. Sau đó nó đạt tốc độ tăng cao nhất là vào năm 2009 với 78,97 %. 1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty cổ phần ThiênLộc. 1.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 1.3.1.1. Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm của công ty giai đoạn 2004 – 2009. Mức doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2004 – 2009. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư phát triển của công ty đã có hiệu quả và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.12. Mức gia tăng và tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004 – 2009. Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng doanh thu Triệu đồng 12.741 13.895 17.887 21.973 24.915 43.411 Doanh thu tăng thêm Triệu đồng - 1.154 3.992 4.086 2.942 18.496 Tốc độ tăng định gốc % - 9,06 31,33 32,07 23,09 145,17 Tốc độ tăng liên hoàn % - 9,06 28,73 22,84 13,39 74,24 Lợi nhuận Triệu đồng 4.586 5.635 6.201 8.013 10.001 18.562 Lợi nhuận tăng thêm Triệu đồng - 1.049 566 1.812 1.988 8.561 Tốc độ tăng định gốc % - 22,87 12,34 39,51 43,35 186,68 Tốc độ tăng liên hoàn % - 22,87 10,04 29,22 24,81 85,60 Nguồn : Phòng tài chính- kế toán Biểu đồ 1.3. Doanh thu của công ty cổ phần Thiên Lộc giai đoạn 2004 - 2009 Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2004 là năm công ty có lợi nhuận thấp nhất đạt 12.741 triệu đồng và năm 2009 là năm mà công ty đạt được doanh thu cao nhất đạt 43.411 triệu đồng. Điều này là do năm 2009, công ty bắt đầu khai thác vận hành nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện góp phần tăng doanh thu năm 2009 đồng thời do nhu cầu về băng tan trong năm này tăng lên nên công ty đã đạt đượcdoanh thu cao. Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng qua từng năm nhưng tốc độ gia tăng doanh thu không ổn định: Năm 2006 tốc độ tăng là 28,73% nhưng đến 2008 giảm xuống chỉ còn 13,39%. Đến 2009 thì tốc độ gia tăng lại là 74,24%, và đây cũng là năm có tốc độ gia tăng doanh thu cao nhất của công ty. Mặc dù doanh thu của công ty đang ngày càng tăng lên theo các năm nhưng để đánh giá chính xác xem tình hình lãi lỗ của công ty trong giai đoạn 2004 – 2009 như thế nào thì chúng ta đi vào xem xét về lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này. Để thấy rõ được tốc độ gia tăng lợi nhuận của công ty , chúng ta xem xét qua biểu đồ 1.4. Biểu đồ 1.4. Tốc độ gia tăng lợi nhuận của công ty cổ phần Thiên Lộc giai đoạn 2004 – 2009. Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy rằng lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2004 là năm mà doanh nghiệp có lợi nhuận thấp nhất đạt 4.586 triệu đồng, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Đến năm 2009, công ty đạt lợi nhuận cao nhất là 18.562 triệu đồng. Nhìn chung thì lợi nhuận năm sau luôn tăng hơn so với năm trước nhưng về tốc độ tăng thì không đều, lúc tăng lúc giảm. Ví dụ như năm 2007 tốc độ tăng là 29,22%, rồi giảm xuống còn 24,81% năm 2008.Nhưng đến năm 2009 lại tăng lên là 85,60%. 1.3.1.2. Tài sản cố định huy động. Tài sản cố định huy động là các công trình hay hạng mục công trình đã hoàn thành, máy móc thiết bị mua sắm đã lắp ráp xong hay đã sửa chữa xong có thể đưa vào hoạt động được ngay. Trong giai đoạn 2004 – 2009, các nhà máy sản xuất của công ty đã hoàn thành và đi vào hoạt động, công ty cũng sở hữu một số lượng lớn máy móc thiết bị. Bảng 1.13. Giá trị tài sản cố định huy động của công ty trong giai đoạn 2004 -2009 Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị TSCĐ huy động Tỷ đồng 7 10,2 10,8 12,6 19,5 39,6 Lượng tăng tuyệt đối định gốc Tỷ đồng - 3,2 3,8 5,6 12,5 32,6 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn Tỷ đồng - 3,2 0,6 2,6 6,9 20,1 Nguồn : Phòng tài chính – kế toán Qua bảng trên ta thấy, giá trị TSCĐ huy động của công ty tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2004 – 2009, hàng loạt các dự án công trình của công ty đã đi vào vận hành khai thác, nhiều máy móc thiết bị công nghệ cũng được vận hành phục vụ vào hoạt động sản xuất. Điều này đã làm thay đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là kết quả của sự đầu tư vào nhà xưởng và máy móc thiết bị của công ty. Thể hiện rõ nét qua phần vốn đầu tư vào tài sản của công ty trong giai đoạn này. Giá trị tài sản cố định huy động trong giai đoạn từ 2004 đến 2009 là 99,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn. Trong đó năm 2009 có giá trị tài sản cố định huy động lớn nhất, đạt 39,6 tỷ đồng. Như vậy cho thấy công tác thực hiện đầu tư của công ty đã thực hiện tương đối tốt, hầu hết các hạng mục công trình đã được hoàn thành đúng tiến độ cho phép. Về máy móc thiết bị, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm và nâng cấp hàng năm những máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đồng thời mở rộng quy mô sản xuất của mình. Bảng kê danh mục máy móc thiết bị của công ty đến hết năm 2009 như sau : Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuất Tình trạng hiện nay Máy ép nhựa 120 tấn máy 02 Trung Quốc Đang sử dụng Máy ép nhựa 50 tấn máy 03 Trung Quốc Đang sử dụng Máy ép nhựa 75 tấn máy 02 Trung Quốc Đang sử dụng Máy ép nhựa 90 tấn máy 02 Trung Quốc Đang sử dụng Máy ép nhựa 260 tấn máy 02 Nhật Bản Đang sử dụng Máy ép nhựa 160 tấn máy 01 Trung Quốc Đang sử dụng Máy trộn máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy định hình trước máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy đùn máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy cán màng và cuộn máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy cuộn lại và sấy máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy phân cuộn máy 09 Việt Nam Đang sử dụng Máy sang cuộn máy 09 Việt Nam Đang sử dụng Máy cân chỉnh biên máy 04 Đài Loan Đang sử dụng Hệ thống điều khiển tự động máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy ổn áp máy 05 Việt Nam Đang sử dụng Cân điện tử cái 02 Đài Loan Đang sử dụng Máy trộn khô máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy nghiền búa máy 02 Đài Loan Đang sử dụng Máy trộn Extruder máy 03 Đài Loan Đang sử dụng Máy cán máy 05 Đài Loan Đang sử dụng Máy tạo hát máy 02 Trung Quốc Đang sử dụng Máy nghiền mịn máy 01 Đài Loan Đang sử dụng Thiết bị phân loại bột máy 02 Đài Loan Đang sử dụng Máy đóng bao máy 04 Đài Loan Đang sử dụng Các thiết bị công nghệ khác và thiết bị kiểm tra, đo lường cái 09 Đài Loan Đang sử dụng Các thiết bị xử lý khí, nước cái 02 Trung Quốc Đang sử dụng Máy tính máy 05 Nhật Bản Đang sử dụng Máy in máy 03 Nhật Bản Đang sử dụng Photocopy máy 03 Nhật Bản Đang sử dụng Fax máy 03 Nhật Bản Đang sử dụng Điều hòa nhiệt độ cái 06 Nhật Bản Đang sử dụng Phương tiện vận tải cái 05 Hàn Quốc Đang sử dụng Nguồn : Phòng quản lý kỹ thuật. Qua danh mục máy móc thiết bị trên, ta thấy được rằng công ty cổ phần Thiên Lộc đã quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ. Điều này cũng dễ hiểu bởi bên cạnh nguồn nhân lực thì máy móc thiết bị là công cụ chính giúp cho công ty có thể sản xuất ra sản phẩm, phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty. 1.3.1.3. Nguồn nhân lực được đào tạo. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, công ty cổ phần Thiên Lộc luôn quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bởi công ty hiểu rõ được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bảng 1.14. Bảng tổng hợp lao động được đào tạo giai đoạn 2004 - 2009 Mục Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số lao động qua đào tạo Người 29 33 29 43 31 58 Đào tạo trong nước Người 27 29 24 36 23 49 Đào tạo nước ngoài Người 2 4 5 7 8 9 Tỷ lệ lđ được đào tạo trong nước/ tổng số lđ được đào tạo % 93,1 87,88 82,76 83,72 74,19 32,75 Tỷ lệ lđ được đào tạo nước ngoài / tổng số lao động được đào tạo % 6,9 12,12 17,24 16,27 25,81 67,25 Nguồn: phòng nhân sự của Công ty Thiên Lộc, năm 2009 Qua bảng trên ta thấy được trong giai đoạn từ 2004-2009, số lao động qua đào tạo của công ty có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Năm 2009 tổng số lao động qua đào tạo là 58 người (nhiều nhất trong giai đoạn này), trước đó năm 2008 chỉ có 31 người nhưng trước đó năm 2007 thì lại có số lao động qua đào tạo là 43 người. Nhìn chung, số lao động được đào tạo thường là qua hình thức đào tạo trong nước nhưng trong tương lai thì công ty đang hướng đến chiến lược phát triển chất lượng của cán bộ công nhân viên chủ chốt của công ty thông qua việc cử những người này đi đào tạo ở nước ngoài sau đó về phục vụ cho công ty. Tỷ lệ lao động được cử đi đào tạo ở nước ngoài so với tổng số lao động mà công ty tiến hành đào tạo chủ yếu là có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2004 tỷ lệ này chỉ là 6,9 % nhưng đã tăng lên là 25,81% vào năm 2008. Và đến năm 2009 thì tỷ lệ này đạt cao nhất 67,25%. Điều này thể hiện rõ những nhận định về xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong tương lai của công ty cổ phần Thiên Lộc. Đó là hướng tới chất lượng lao động với trình độ chuyên môn, công nghệ cũng như tác phong làm việc theo chuẩn của nước các nước tiến bộ. 1.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển. Hiệu quả của công cuộc đầu tư phát triển của công ty cổ phần Thiên Lộc được nhìn nhận xem xét trên hai khía cạnh: tài chính và kinh tế xã hội. 1.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Xem xét khía cạnh này thì ta quan tâm phân tích đến một số các chỉ tiêu như: doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện và so với tài sản cố định mới huy động của công ty, hệ số huy động tài sản cố định… Điều này được thể hiện rõ qua bảng 1.15 sau: Bảng 1.15. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của công ty giai đoạn 2004 – 2009. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu tăng thêm Triệu đồng - 1.154 3.992 4.086 2.942 18.496 Lợi nhuận tăng thêm Triệu đồng - 1.049 566 1.812 1.988 8.561 Vốn đầu tư thực hiện Triệu đồng 11.060 14.280 16.088 18.980 28.678 57.982 TSCĐ mới huy động Triệu đồng 7.000 10.200 10.800 12.600 19.500 39.600 Doanh thu tăng thêm/ Tổng vốn đầu tư thực hiện % - 8,08 24,81 21,53 10,26 31,90 Lợi nhuận tăng thêm / Tổng vốn đầu tư thực hiện % - 7,35 3,52 9,55 6,93 14,76 Doanh thu tăng thêm/ TSCĐ mới huy động % - 11,31 36,96 32,43 15,09 46,71 Lợi nhuận tăng thêm/ TSCĐ mới huy động % - 10,28 5,24 14,38 10,19 21,62 Hệ số huy động TSCĐ % 63,29 71,43 67,13 66,39 68,00 68,30 Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng vốn đầu tư thực hiện thay đổi không đều qua các năm. Doanh thu tăng thêm trên tổng vốn đầu tư thực hiên đạt giá trị cao nhất là vào năm 2009 ( đạt 31,9 % ) còn năm thấp nhất là năm 2005 (8,08 % ). Tỷ lệ này có sự tăng giảm không đều. Năm 2007, tỷ lệ này là 21,53 5 nhưng đến năm 2008 đã giảm xuống còn 10,26 % và tiếp đến năm 2009 thì lại tăng lên 31,9 %. Lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện có giá trị thấp nhất vào năm 2006 (3,52%) và đạt cao nhất vào năm 2010 ( 14,76% ). Điều này cho thấy cứ một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì công ty thu về ít nhất 3,52 đồng lợi nhuận. Nó chững tỏ việc bỏ vốn ra đầu tư đã mang lại một kết quả có lợi cho công ty. Chỉ tiêu hệ số huy động tài sản cố định của công ty trong những năm từ 2004– 2009 cho ta thấy được giá trị tài sản cố định mà công ty huy động chiếm % lớn trên tổng số vốn thực hiện của công ty ( giá trị của hệ số này đều từ 60 % trở lên). 1.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội. Ngoài việc quan tâm xem xét hiệu quả tài chính, để đánh giá một cách khách quan đầy đủ về khía cạnh hoạt động đầu tư phát triển xem có đạt được hiệu quả không thì ta còn cần phải xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hôi. Có những hoạt động đầu tư có thể không mang lại hiệu quả tài chính cao nhưng vẫn cần đầu tư tiến hành đó là do hoạt động đó mạng lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn. Công ty cổ phần Thiên Lộc luôn có sự phân tích quna tâm đến các chỉ tiêu này. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội mà công ty xem xét đến ( thể hiện ở bảng 1.16). Bảng 1.16. Một số các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của công ty giai đoạn 2004 – 2009. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn đầu tư thực hiện Triệu đồng 11.060 14.280 16.088 18.980 28.678 57.982 Đóng góp vào ngân sách Triệu đồng 1.056 1.600 2.341 2.854 3.987 5.925 Ngân sách tăng thêm Triệu đồng - 544 741 513 1.133 1.938 Thu nhập người lao động Triệu đồng 1,890 1,982 2,062 2,365 2,120 2,562 Thu nhập người lao động tăng thêm Triệu đồng - 0,092 0.080 0,303 -0,245 0,442 Tổng số lao động Người 32 37 34 56 45 65 Số lao động tăng thêm Người - 5 -3 22 -11 20 Ngân sách tăng thêm/ VĐT thự hiện - 0.038095 0.046059 0.027028 0.039508 0.033424 Số lao động tăng thêm/ VĐT - 0.00035 -0.00019 0.001159 -0.00038 0.000345 Nguồn : Phòng tài chính – kế toán Ta thấy lượng đóng góp cho ngân sách của công ty Thiên Lộc nhìn chung hàng năm đều tăng lên. Trong đó, tăng nhiều nhất là vào năm 2009. do trong năm này có nhiều những máy móc thiết bị ngoại nhập mà công ty phải mua sắm nhiều để phục vụ cho nhà máy sản xuất sơn bột vừa xây dựng, cũng như những thiết bị thay thế các máy móc đã lỗi thời của nhà máy sản xuất băng tan. Số lượng lao động của công ty nhìn chung có xu hướng tăng qua hàng năm ( trừ năm 2008 vì một số nguyên nhân nên công ty đã giảm bớt số lao động đang hoạt động). Nhưng đến năm 2009 số lượng công nhân lại tăng lên là 65 người ( những công nhân chính thức) chưa kể những công nhân thuê mướn thời. Và trong những năm sắp tới do việc đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sơn bột sẽ làm tăng số lượng công nhân lao động của công ty lên là điều tất yếu. Điều này tạo ra cơ hội cho những lao động của địa phương gần nhà máy của công ty ( cụ thể là lao động ở Xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên), giúp cho địa phương giải quyết được phần nào về vấn đề việc làm. Ngoài ra. thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên theo từng năm.Tuy nhiên lượng tăng không nhiều bởi chủ yếu những công nhân của công ty không có tay nghề và cần đào tạo nhiều nên mức thu nhập trung bình của họ không cao. 1.3.3.Những hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần Thiên Lộc. 1.3.3.1. Khả năng huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của công ty. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất cần phải nói đến là khó khăn về việc huy động vốn – một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần Thiên Lộc phải đối mặt. Vì quy mô của công ty không lớn nên rất khó trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112072.doc
Tài liệu liên quan