MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNGI.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐTSX VÀ XNK CÀ PHÊ – CAO SU NGHỆ AN. 3
1.1 .Khái quát về công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An 3
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 3
1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 5
1.1.2.1.Nhiệm vụ: 5
1.1.2.2.Chức năng: 6
1.1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy công ty. 6
1.1.4.Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 9
1.1.4.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. 12
1.2.Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty ĐTSX và XNK cà phê-cao su Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009. 17
1.2.1.Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty. 17
1.2.2.Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư tại công ty. 19
1.2.3.Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu tư. 20
1.2.3.1. Đầu tư sửa chữa mua sắm,lắp đặt máy móc thiết bị,công nghệ. 23
1.2.3.2.Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. 24
1.2.3.3.Đầu tư Xây Dựng Cơ Bản. 27
1.2.3.4.Đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu. 29
1.3.Những kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty giai đoạn 2005 – 2009. 30
1.3.1.Kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2005 - 2009. 30
1.3.1.1.Kết quả đầu tư máy móc thiết bị. 30
1.3.1.2.Kết quả sản lượng,sản phẩm tăng lên do đầu tư. 31
1.3.1.3.Kết quả của đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. 31
1.3.1.4.Kết quả của đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. 33
1.3.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 2005 - 2009. 33
1.3.2.1.Hiệu quả tài chính. 33
1.3.2.2.Hiệu quả kinh tế-xã hội. 35
1.3.3.Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của hoạt động đầu tư phát triển ở công ty ĐTSX và XNK cà phê cao su Nghệ An. 39
1.3.3.1.Những tồn tại,hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 39
1.3.3.2.Nguyên nhân. 43
CHƯƠNG II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐTSX VÀ XNK CÀ PHÊ – CAO SU NGHỆ AN. 46
2.1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 46
2.1.1.Mục tiêu. 46
2.1.2.Định hướng cụ thể. 48
2.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới. 50
2.2.1.Giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. 50
2.2.1.1.Huy động vốn: 50
2.2.1.2.Sử dụng vốn. 53
2.2.2.Nâng cao chất lượng quy hoạch vùng nguyên liệu. 54
2.2.3.Tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản. 57
2.2.4.Tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ. 58
2.2.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê – cao su Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với năm 2005 là 26,56% nhưng lại giảm mạnh vào năm 2008,năm 2008 chi phí dành cho nguồn nhân lực là 427 tr.đ,giảm so với các năm trước,do là trong năm này công ty không nhập khẩu các công nghệ mới,năm 2008 thì chi phí đào tạo cho nguồn nhân lực giảm 34,10% so với năm 2007 và giảm 16,60 %so với năm 2005 còn năm 2009 thì chi phí đào tạo nguồn nhân lực là 481tr.đ tăng so với năm 2008 là 12,65% và giảm so với 2005 là 6,05%.
Để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển nguồn nhân lực công ty đã lập kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tuyển chọn lao động đầu vào,sau đó tiến hành đào tạo cho phù hợp với nhu cầu công việc.
Hàng đội ngũ cán bộ công nhân viên mới tuy có trình độ học vấn hoặc chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực hành,vì vậy công ty cũng đã có sự đầu tư cần thiết cho công tác đào tạo để họ có khả năng phát huy hết năng lực.tuy nhiên,do nhu cầu nhân lực của công ty giai trong giai đoạn hiện nay khá ổn định,mặt khác công ty đang tiến hành tinh giảm biên chế nên số lượng lao động tăng thêm hàng năm của công ty rất ít.
Nhận thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,hàng năm lãnh đạo của công ty đã tổ chức rất nhiều các hình thức đào tạo,bồi dưỡng tạo điều kiện cho cán bộ,công nhân viên trong công ty nâng cao năng lực làm việc của mình.nội dung đào tạo thực hiện tại công ty bao gồm:đào tạo nghiệp vụ,kỹ năng,đào tạo về sản phẩm,đào tạo về sử dụng trang thiết bị..
Việc trả công đúng và đủ cho người lao động được thực hiện khá nghiêm túc,triệt để đã góp phần tạo sự bình đẳng trong tập thể người lao động,khuyến khích người lao động có ý thức và yên tâm làm việc,thu nhập bình quân 1lao động của công ty đạt mức khá cao so với mặt bằng chung.
Công ty cũng có chế độ khen thưởng,kỷ luật chặt chẽ nhằm tăng cường kỷ luật,kỷ cương trong công việc,ngoài ra các hình thức văn hóa giải trí cho cán bộ công nhân viên thường xuyên được công ty chú trọng tổ chức.hàng năm công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên toàn công ty đi tham quan nghỉ mát.
Nâng cao điều kiện lao động nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực sản xuất cũng là một biện pháp được công ty chú ý áp dụng trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.đồng thời với việc thực hiện nghiêm túc những quy định trong luật lao động và quy chế an toàn lao động của công ty,công ty còn thường xuyên đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động,hệ thống nhà xưởng được sửa chữa,cải tạo nâng cấp và xây dựng mới,ngoài việc đáp ứng nhu cầu sản xuất còn nhằm đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng an toàn cho người lao động,công ty cũng đầu tư xây dựng căng tin mới để đảm bảo bữa ăn ca cho nhân viên,giá trị mỗi suất ăn được đảm bảo thay đổi theo thời giá.
1.2.3.3.Đầu tư Xây Dựng Cơ Bản.
Cơ sở hạ tầng của công ty như đất đai,nhà xưởng…của công ty trong những năm qua đã được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, đến nay 100% diện tích đất đai đã đựoc sử dụng có hiệu quả,nhà xưỏng,sân phơi rộng rãi và khép kín, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh,công ty rất quan tâm đến hoạt động xây dựng cơ bản bởi theo quan điểm của công ty thì đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Bảng 9:Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản giai đoạn 2005 – 2009.
Đơn vị:tr.đ,%.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng VĐT cho XDCB
2.283
4.277
3.319
3.009
3.413
Tốc độ tăng liên hoàn
-
87,34
-22,39
-9,34
13,43
Tốc độ tăng định gốc
-
87,34
45,38
31,8
49,49
(Nguồn:phòng kế toán – tài chính)
Nhìn chung công tác đầu tư cho xây dựng cơ bản trong năm năm qua là tương đối đồng bộ và có hiệu quả.
Năm 2005 tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 2283 tr.đ.trong đó có các công trình như:công trình trạm bơm tân liên,công trình giao thông đồng bộ,sân phơi nâng cấp.
Năm 2006:tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 4277 tr.đ.dành cho đầu tư vào các công trình,công trình giao thông nội đồng,thủy lợi nhỏ,đặc biệt là công trình thủy lợi phú tân phục vụ tưới cho 400ha với tỏng mức đầu tư 3500 tr.đ.
Năm 2007,2008 tổng số vốn đầu tư lần lượt là 3319 tr.đ và 3009 tr.đ,các công trình chủ yếu là công trình giao thông nội đồng,thủy lợi nhỏ.
Năm 2009 công ty đã đầu tư xây dựng công trình trạm bơm đông thành phục vụ tưới cho 200ha cà phê,cao su,mức đầu tư cho công trình là 2417 tr.đ,ngoài ra còn có các công trình như thủy lợi nhỏ,công trình giao thông nội đồng với tổng tất cả vốn đầu tư trong năm 2009 là 3413 tr.đ.
Công ty đã đầu tư xây dựng mô hình tưới cà phê ở Nông trường Đông Hiếu trên diện tích 4ha và mô hình tưới cho cam trên diện tích 4 ha tại Nông trường 3/2. Đây là những nơi đất đai khô cằn, nhu cầu nước tưới cho cây trồng là rất lớn. Giải pháp chung để tưới nước cho các mô hình là dùng máy bơm có cột nước cao đưa nước lên bể đặt ở nơi cao nhất của diện tích cần tưới, sau đó lắp đặt hệ thống đường ống phân phối từ bể điều tiết ra các lô cần tưới. Với cách làm này, nước từ máy bơm phần lớn được đưa ra tưới trực tiếp, phần còn lại dự trữ vào bể điều tiết để tưới tiếp sau khi máy ngừng bơm. Kết quả cho thấy, thông qua thực hiện mô hình tưới nước cho năng suất cà phê được tưới so với không được tưới tăng 44,12%, cam tăng 32,37%, chè tăng 26,67%. Mô hình tưới mới này cũng giúp tiết kiệm được thời gian, công sức lao động và giảm các chi phí liên quan khác. Ngoài ra, với mô hình tưới cho cây chè chỉ sau 1 năm hiệu quả kinh tế đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra để mua máy bơm, đường ống nước; với cây cà phê là 3 năm, cam là 2,5 năm
Bảng số liệu cho thấy vốn đầu tư XDCB tăng giảm không ổn định qua các năm từ 2.283 tr.đ năm 2005 tăng đến 4.277 tr.đ năm 2006 và giảm còn 3.319 tr.đ năm 2007.năm 2006,vốn đầu tư cho XDCB có tốc độ tăng địng gốc và tốc độ tăng lien hoàn là lớn nhất,nhưng sang năm 2007 xét theo tốc độ tăng lien hoàn thì giảm mạnh,giảm 22,39% so với năm 2006,nhưng xét theo tốc độ tăng định gốc thì tăng mạnh,tăng 45,38% so với năm 2005,năm 2008 tiếp tục giảm nhưng giảm không đáng kể,cụ thể giảm 9,34% so với năm 2007 và tăng mạnh vào năm 2009,tăng 13,43% so với năm 2008 và tăng 49,49% so với năm 2005.
1.2.3.4.Đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu.
Nguyên liệu là nhân tố không thể thiếu cho công nghiệp chế biến,nhận thấy tầm quan trọng của nó nên từ khi thành lập công ty đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này.hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến được thể hiện rõ qua bảng sau.
Bảng10 :Vốn đầu tư cho hoạt động phát triển vùng nguyên liệu
Năm
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
VĐT phát triển vùng nguyên liệu
Tr.đ
6.592
6.816
7.249
7.704
8.152
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
3,39
6,35
6,28
5,82
Tốc độ tăng định gốc
%
-
3,39
9,97
16,87
23,67
(Nguồn:phòng kế toán-tài chính)
Từ năm 2005 công ty đã chú trọng tiến hành các dự án trồng cây mới như cà phê,cao su…với diện tích trồng mới cà phê năm 2005 là 385 ha,năm 2006 là 419 ha tăng 8,83% so với năm 2005.
Xét theo tốc độ tăng liên hoàn thì năm 2006 vốn đầu tư dành cho phát triển vùng nguyên liệu tăng thấp nhất trong năm năm.chỉ tăng 3,39% so với năm 2005 nguyên nhân là do trong năm này thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp,rét,khô hạn kéo dài,và ảnh hưởng của các cơn bão.
Năm 2007 tăng 6,35% so với 2006.năm 2008 vốn đầu tư dành cho phát triển vùng nguyên liệu tăng 6,28% so với năm 2007,còn năm 2009 tăng 5,82% so với năm 2008
Xét theo tốc độ tăng định gốc thì năm 2006 tăng 3,39% so với năm 2005,năm 2007 tăng 9,97% so với năm 2005,năm 2008 tăng 16,87% so với năm 2005 và năm 2009 tăng 23,67% so với năm 2005.
1.3.Những kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty giai đoạn 2005 – 2009.
1.3.1.Kết quả hoạt động đầu tư giai đoạn 2005 - 2009.
Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty ĐTSX và XNK cà phê-cao su Nghệ An đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm hàng năm đều tăng.Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của công ty nên hầu hết máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả nhanh.
1.3.1.1.Kết quả đầu tư máy móc thiết bị.
Có thể nói các máy móc thiết bị sau 5 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định,các máy từ năm 2005 đều đạt công suất tối đa,tiếp đó,các máy mua 2006 – 2008 đạt 90% công suất .Dự án tự động hóa thực hiện năm 2009 tới nay đã đạt 70% công suất.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp chế biến ngày càng được hoàn thiện.Công tác chế biến 2 loại sản phẩm chính cà phê và cao su có nhiều tiến bộ tận dụng hết sản phẩm cà phê để phục vụ cho tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị hàng hóa,chế biến kịp thời,đúng quy trình công nghệ.
1.3.1.2.Kết quả sản lượng,sản phẩm tăng lên do đầu tư.
Sản phẩm được công ty sản xuất ra với chất lượng cao,mẫu mã phong phú về chủng loại,giá thành sản phẩm hạ,nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường,với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, đã dần có uy tín trong lòng mọi người
Sản lượng xuất khẩu của công ty ngày càng lớn.Nếu năm 2001 chỉ xuất khẩu ủy thác 54 tấn cà phê với kim ngạch 48.000 USD thì đến năm 2007 đã vươn lên xuất khẩu trực tiếp 650 tấn cà phê nhân sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ,Cộng Hòa Liên Bang Đức…Đến nay hàng năm công ty trực tiếp xuất khẩu 600-700 tấn cà phê nhân khô đi Hoa Kỳ và Cộng Hòa Liên Bang Đức,đạt kim ngạch 1,2-1,3 triệu USD/năm,cà phê phủ quỳ được bạn hàng ưa chuộng,đây có thể coi là điểm nhấn quan trọng nhất,thành công nhất của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự tăng đặc biệt là sản phẩm mủ cốm và mủ kem với nhiều chủng loại khác nhau.mủ cốm gồm các loại mang ký hiệu:SVRL,SVR10,SVR20….mủ kem gồm:LA và HA..không chỉ vậy,các loại sản phẩm khác của công ty cũng tăng khá nhanh.
1.3.1.3.Kết quả của đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.
Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng,cơ sở vật chất,trang thiết bị được hiện đại hoá,năng lực sản xuất tăng lên.bên cạnh đó,nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư,chính vì vậy,trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt.
Bảng 11:Chất lượng cán bộ công nhân viên tại công ty tính đến 31/12/2009
Đơn vị:Người,%.
STT
Trình độ
Người
%
1
Trên đại học
3
0,109
2
Đại học
97
3,535
3
Trung cấp
147
5,357
4
Công nhân bậc 1
261
9,512
5
Công nhân bậc 2
298
10,86
6
Công nhân bậc 3
308
11,22
7
Công nhân bậc 4
392
14,28
8
Công nhân bậc 5
620
22,59
9
Công nhân bậc 6
573
20,88
10
Công nhân bậc 7
45
1,640
11
Tổng cộng
2744
100
( Nguồn:phòng tổ chức – hành chính)
Có 3 cán bộ trình độ trên đại học mà hầu hết đều do công ty cử đi học tại các trường đại học trên cả nước.trong đó có 1tiến sĩ,2 thạc sĩ.số công nhân bậc 5 ở công ty lên tới 620 người có được là do các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề người lao động do công ty tổ chức thường kỳ hàng năm.số công nhân bậc 5 chiếm tỷ trọng lớn nhất là 22,59%,sau đó tới công nhân bậc 6,nhân viên có trình độ trên đại học chiếm tỷ trọng thấp nhất là 0,109%.Nhìn chung tỷ trọng công nhân tăng dần theo bậc thợ và đây là tín hiệu rất đáng mừng
Với khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian vừa qua,trong tương lai khả năng cạnh tranh của công ty là tương đối có lợi. Để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing.
Qua hoạt động đầu tư này,năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo.Với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại,công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh,nhập các nguyên vật liệu để sản xuất.như vậy,tiềm năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là rất lớn.
1.3.1.4.Kết quả của đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Về công tác trồng mới:năm 2009,về trồng mới cao su.toàn công ty trồng được 194,27 ha/130,8 ha KH=148,5 % kế hoạch.do làm tốt công tác chuẩn bị(quy hoạch đất đai,phân bón,giống…)nên chất lượng sau khi trồng được đảm bảo.để đảm bảo chất lượng về cây giống cho những năm tiếp theo,công ty đã có kế hoạch giao cho nông trường tây hiếu 3 sản xuất và cung cấp cây giống cho toàn công ty.
Đối với cây cà phê:đã tiến bộ hơn trước,công tác BVTV được quan tâm đúng mức,do vậy tình trạng cà phê bị sâu,bệnh đã giảm thiểu đáng kể thiệt hại gây ra,toàn bộ diện tích cà phê được bón đủ hữu cơ hoặc vi sinh thay thế.đã duy trì được nhiều diện tích cho năng suất cao 15 – 17 tấn/ha,doanh thu 45 – 50 triệu đồng/ha,đồng thời tạo mọi điều kiện phát triển bền vững vườn cây trong toàn công ty.
Đối với cây cao su:công tác đầu tư được quan tâm đúng mức nên các vườn cây đều sinh trưởng và phát triển tốt.Việc bón đầy đủ và chấp hành đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cây cho năng suất,sản lượng cao,tính ổn định bền vững,đặc biệt có những diện tích cho doanh thu từ 50 – 55 triệu/ha,lãi ròng 20 -25 triệu/ha/năm.Cho đến nay,khả năng đi vào kinh doanh là khá vững chắc.Đó vừa là niềm tin,vừa là động lực thúc đẩy,động viên người lao động trong quá trình sản xuất,mặc dù còn nhiều khó khăn trong điều kiện hiện nay về nguồn vốn đầu tư chăm sóc.
1.3.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 2005 - 2009.
1.3.2.1.Hiệu quả tài chính.
Bảng 12:Doanh thu tăng thêm và vốn đầu tư.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng vốn đầu tư
29.315
71.000
34.790
37.135
46.115
Doanh thu
40.200
48.000
76.500
80.200
82.000
Doanh thu tăng thêm
-
7.800
28.500
3.700
1.800
Doanh th tăng thêm/vốn đầu tư
-
0,11
0,819
0,1
0,039
Nguồn:tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy,doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm,điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả.chỉ tiêu doanh thu tăng thêm /vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm cho công ty.
Trong năm 2007.doanh thu tăng thêm là 28.500 tr.đ,cao nhất trong giai đoạn 2005-2009.
Trong cả giai đoạn 2005-2009 ta thấy chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1.điều này được gải thích là độ trễ của đầu tư.nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm,do đó vốn đầu tư bỏ ra trong năm đó chưa phát huy tác dụng hết.trong năm đó mà phát huy trong năm sau và nhiều năm tiếp theo.
A.Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư.
Bảng 13:Lợi nhuân tăng thêm/vốn đầu tư
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Vđt thực hiện
29.315
71.000
34.790
37.135
46.115
Lợi nhuận
556
700
895
1.163
2.513
Lợi nhuận tăng thêm
-
144
195
268
1.350
Lợi nhuận tăng thêm/vốn đầu tư
-
0,002
0,00561
0,00722
0,0293
(Nguồn:phòng kế toán – tài chính)
Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm/vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại cho chủ đầu tư bao nhiêu đồng lợi nhuận tăng thêm,chỉ tiêu này cho biết chính xác hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư.do đó căn cứ vào chỉ tiêu này,công ty cũng có thể đưa ra được một số biện pháp để tăng hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư.lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm,tăng mạnh nhất voà năm 2009 là 1.350 tr.đ.qua bảng số liệu ta thấy,chỉ tiêu này trong các năm còn tương đối thấp, điều này cũng được lý giải là do độ trễ thời gian của đầu tư đã làm các chỉ tiêu tài chính có xu hướng thấp.
Ta dựa vào công thức tính sau:mức lợi nhuận thu được từng năm trên 1đơn vị đầu tư:
RRi=Wipv/Ivo
Trong đó.Wipv:lợi nhuận thuần năm i tính chuyển về thời điểm hiện tại.
Ivo:vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại.
HLN =tổng giá trị lợi nhuận tăng thêm trong kỳ/tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ
HLN:cứ một đồng vốn đầu tư trong kỳ bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm.chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Năm 2006 tỷ suất sinh lời của công ty là 0,002 đến năm 2009 tỷ suất sinh lời đã tăng lên là 0,0293,tăng gấp 4,058 lần so với năm 2008 và tăng gấp 5,223 lần so với năm 2007 và tăng 14,65 lần so với năm 2006.
Điều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả.
1.3.2.2.Hiệu quả kinh tế-xã hội.
Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp kinh doanh như sau:
-Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp vói tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.chỉ tiêu này cho biết 1đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu.
-Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm bao nhiệu.
-Mức thu nhập(hay tiền lương của người lao động)tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng thu nhập(hay tiền lương của người lao động)tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập(hay tiền lương của người lao động)tăng thêm là bao nhiêu.
-Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số chỗ làm việc tăng thêm là bao nhiêu.
Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thể được xác định cho bình quân năm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.trị số của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét càng cao chứng tỏ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp dã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội càng cao.
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên,trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như mức tăng năng suất lao động ,mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động do hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp mang lại,mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp,mục đích lớn nhất của họ đó là lợi nhuận.một câu hỏi đặt ra là:nhân tố nào chi phối quyết định đầu tư của doanh nghiệp?các hãng tiến hành đầu tư khi quỹ vốn hiện có của họ nhỏ hơn quỹ vốn mà họ muốn có.như vậy, động lực để họ đầu tư là có đựoc thu nhập lớn hơn,hay lợi nhuận kì vọng trong tương lai là nhân tố chính,có tác động bao trùm đến quyết định có đầu tư của doanh nghiệp.doanh nghiệp trước khi quyết định có đầu tư hay không phải xem xét và so sánh giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.chúng ta biết đường hàm số chi phí và mức đầu tư phụ thuộc vào lợi nhuận do đầu tư tạo ra.do đó,nếu phần lợi nhuận này mà càng lớn thì nhà kinh doanh càng có khuynh hướng muốn đầu tư và họ sẽ gia tăng vốn cho tới khi nào hiệu quả biên của vốn nhỏ hơn chi phí vốn.
a.Số lao động có việc làm.
Bảng 14:Lao động tăng thêm/vốn đầu tư.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
VĐT thực hiện
29.315
71.000
34.790
37.135
46.115
Lao động
656
813
1040
1950
2744
Lao động tăng thêm
-
157
227
910
794
Lao động tăng thêm/VĐT
-
0,0022
0,0065
0,0245
0,0172
(Nguồn:phòng tổ chức – hành chính)
Lao động tăng thêm của công ty trong năm 2006 là 157, đến năm 2009 là 794,tăng gấp 5,057 lần so với năm 2006 và 3,498 lần so với năm 2007 nhưng lại giảm 0,873 lần so với năm 2008.những năm sau này số lao động tăng thêm chậm lại và có xu hướng giảm dần,những năm gần đây lí do là công ty đang tiến hành tinh giảm biên chế nên số lao động tăng thêm hàng năm của công ty là rất ít và 1lí do nữa là những năm sau này số lao động tăng thêm chậm lại do máy móc ngày càng hiện đại,nhu cầu cần thêm lao động là không đáng kể.
Chỉ tiêu lao động tăng thêm/vốn đầu tư cho chúng ta biết mỗi đồng vốn đầu tư được bỏ ra đã tạo thêm bao nhiêu chỗ làm việc mới ở trong kỳ,thông qua bảng số liệu ta thấy năm 2006 số lao động tăng thêm/vốn đầu tư là 0,0022,năm 2007 là 0,0065 tăng gấp 2,9545 lần so với năm 2006 và tăng mạnh trong năm 2007 là 0,0245 tăng 3,769 lần so với năm 2007 đến năm 2009 thì lại giảm xuống chỉ còn 0,0172,giảm 1,4244 lần so với năm 2008,do công ty giảm bớt việc tuyển dụng thêm lao động do đã đủ và chủ yếu là chú trọng vào việc nâng cao tay nghề cho công nhân.
b.Nâng cao đời sống của công nhân trong công ty.
Việc nâng cao đời sống của các công nhân trong công ty không những đảm bảo cho người công nhân và gia đình họ một cuộc sống ổn định mà còn làm tăng thêm sự tin cậy của công nhân vào công ty và từ đó thúc đẩy,nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 15:Thu nhập tăng thêm/vốn đầu tư.
Năm
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng vốn đầu tư thực hiện
Tr.đ
29.315
71.000
34.790
37.135
46.115
Thu nhập bình quân
Tr.đ
1,3
1,7
2,2
2,5
3,2
Thu nhập tăng thêm
Tr.đ
-
0,4
0,5
0,3
0,7
Thu nhập tăng thêm/vốn đầu tư
-
-
0,011
0,0149
0,0158
0,0417
(Nguồn:phòng kế toán – tài chính)
Thu nhập tăng thêm/vốn đầu tư,chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập tăng thêm cho người lao động.từ bảng số liệu ta có tỷ lệ thu nhập tăng thêm/vốn đầu tư có sự biến động nhẹ qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2009.Năm 2006 thu nhập tăng thêm/vốn đầu tư là 0,011.năm 2009 là 0,0417,tăng so với năm 2006 là 3,791 lần,với năm 2008 là 2,639 lần với năm 2007 là 2,799 lần.từ bảng số liệu ta thấy thu nhập tăng thêm của công nhân trong công ty tăng liên tục qua các năm.
Năm 2006 tăng 0,4 tr.đ so với năm 2005
Năm 2007 tăng 0,5 tr.đ so với năm 2006
Năm 2008 tăng 0,3 tr.đ so với năm 2007
Năm 2009 tăng 0,7 tr.đ so với năm 2008
Điều này cho thấy thu nhập của công nhân tăng khá mạnh qua các năm và phần nào đã nâng cao được đời sống của công nhân trong công ty,ngoài việc,nâng cao thu nhập bình quân của công nhân thì công ty còn bào đảm các phúc lợi xã hội khác như: đóng bảo hiểm cho tất cả các công nhân,việc này được lãnh đạo công ty thực hiện rất tốt.
c.Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng.
Bảng 16:Mức nộp ngân sách nhà nước và vốn đầu tư.
Đơn vị:Tr.đ
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng VĐT thực hiện
29.315
71.000
34.790
37.135
46.115
Tổng mức nộp ngân sách nhà nước
316,5
455
1.076
1.374
1.734
Mức nộp ngân sách tăng thêm
-
138,5
621
298
360
Mức nộp ngân sách tăng thêm/VĐT
-
0,00195
0,01785
0,037
0,00781
( Nguồn:phòng kế toán-tài chính)
Qua bảng trên,ta thấy mức nộp ngân sách nhà nước tăng qua các năm,tăng cao nhất trong năm 2007 là 621 tr.đ,cho thấy công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ trách nhiệm nộp ngân sách đầy đủ.
1.3.3.Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của hoạt động đầu tư phát triển ở công ty ĐTSX và XNK cà phê cao su Nghệ An.
1.3.3.1.Những tồn tại,hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư những năm qua,công ty còn nhiều mặt hạn chế,thiếu sót cần phải được khắc phục sửa chữa.
Những mặt hạn chế đó là:
Cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp khác,nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tại công ty ĐTSX và XNK cà phê- cao su nghệ an hầu như là vốn vay(bao gồm vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác).Vốn tự có ở công ty không nhiều chỉ chiếm 12,2%.Trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn đồng thời vẫn giữu được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác để có càng nhiều vốn cho hoạt động đầu tư càng tốt.Với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay,việc đầu tư vào các nội dung còn khá nhiều bất cập.
a.Đầu tư vào nguồn nhân lực.
Có thể nói trong những năm qua,công ty đã đầu tư cho nhiều cán bộ công nhân đi học,điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cấp dưới.tuy nhiên công ty cũng vấp phải khó khăn là thiếu cán bộ kinh doanh trẻ tuổi,năng động giỏi ngoại ngữ,bởi công ty đang thúc đẩy tỷ trọng xuất khẩu,cần có nhiều nhân viên hội tụ được những yếu tố trên để giao dịch với các đối tác nước ngoài,gây dựng nên được 1 hình ảnh đẹp của công ty với bạn bè quốc tế,song hiện tại số lượng cán bộ trẻ còn quá nhỏ bé.Nguyên nhân là vì chế độ thi tuyển đầu vào ở công ty ĐTSX và XNK cà phê cao su nghệ an cũng giống như tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước khác,chưa mang tính công khai và 1chế độ đãi ngộ nhân tài chưa thỏa đáng.hầu như những cán bộ trẻ vào làm việc tại công ty không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112246.doc