MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1.1. Lịch sử hình thành 2
1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thuốc lá Thanh Hóa 5
1.1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 7
1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 11
1.1.2.1. Sản lượng 11
1.1.2.2. Sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm 13
1.1.2.3. Tình hình tài chính 14
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hoá 15
1.2.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển 15
1.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư: 16
1.2.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư 17
1.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty theo lĩnh vực đầu tư 21
1.2.2.1. Đầu tư vào tài sản cố định 21
1.2.2.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu 25
1.2.2.3. Đầu tư nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức 29
1.2.2.4. Đầu tư hoạt động marketing 33
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển 35
1.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển 35
1.3.1.1.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định 35
1.3.1.2.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực 36
1.3.1.3. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu 37
1.3.1.4. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển marketing 37
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển. 38
1.3.2.1. Nhóm phản ánh hiệu quả tài chính 38
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 40
1.3.3. Hạn chế 41
1.3.2.1. Nguyên liệu chế biến có chất lượng, sản lượng không đều 41
1.3.2.2. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chưa sát với yêu cầu thực tế, số cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi còn ít 42
1.3.2.3. Công nghệ, máy móc thiết bị được đầu tư còn tương đối lạc hậu 42
1.3.2.4. Công tác huy động vốn, sử dụng vốn đạt hiệu quả chưa cao 43
Chương 2. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa 44
2.1. Định hướng 44
2.1.1. Định hướng chiến lược 44
2.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 45
2.1.2.1. .Kế hoạch sản lượng và doanh thu 45
2.1.2.2. Kế hoạch lợi nhuận 45
2.1.2.3. Kế hoạch nộp ngân sách 45
2.1.3. Định hướng đầu tư 46
2.2. Giải pháp 47
2.2.1. Giải pháp về vốn 47
2.2.1.1. Huy động vốn 47
2.2.1.2. Quản lý sử dung vốn 48
2.2.2. Giải pháp về công nghệ, thiết bị máy móc, nhà xưởng 49
2.2.3. Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá 51
2.2.4. Giải pháp về nhân lực 52
2.2.4.1: Hoàn thiên quy chế lương, thưởng 52
2.2.4.2. Công tác tuyển dụng 53
2.2.4.3: Công tác đào tạo 53
2.2.4.4: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện; xây dựng văn hoá doanh nghiệp 54
2.2.4.5: Điều kiện làm việc và thiết bị an toàn 54
2.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu nguyên liệu 55
2.2.5.1: Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá 55
2.2.5.2: Giải pháp về đầu tư và thu mua nguyên liệu 56
2.2.5.3: Giải pháp đầu tư về khoa học kỹ thuật 56
2.2.5.4: Giải pháp về nguồn vốn 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điếu… Dây chuyền chế biến lá sợi công, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây là dây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại. Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế. So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Công ty về thiết bị so với một số Công ty khác. Các thiết bị cuốn điếu có 2 máy đóng bao cứng, 1 máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại.
- Năm 2007 lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tương đối lớn 2.703,76 triệu đồng tăng 241,81% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2007 công ty đầu tư hệ thống nồi hơi đốt than trị giá 1,5 tỷ đồng. Năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định giảm so với năm 2007 là 1.111,55 triệu đồng.
- Đầu tư vào nhà xưởng vật kiến trúc: gồm xây mới và cải tạo nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất như: cải tạo nhà ăn, xây mới nhà để xe, hệ thống làm mát mái tôn, cải tạo nhà làm việc…
Lượng vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng giảm không đều cụ thể năm 2007 vốn đầu tư cho nhà xưởng là 4.867,01 triệu đồng tăng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do năm này công ty cải tạo và xây mới nhà xưởng sản xuất chính, nhà nồi hơi, hệ thống đường điện nguồn khu vực sản xuất. Năm 2008 vốn dùng cho đầu tư vào nhà xưởng chỉ còn 712,42 triệu đồng. Hoạt động đầu tư chủ yếu trong năm nay chỉ là tu sửa nhà xưởng cho phù hợp vơi công nghệ mới.
- Đầu tư vào phương tiện vận tải: chủ yếu là mua thêm xe tải dùng trong việc chở nguyên vật liệu, chở sản phẩm đi đến nơi tiêu thụ.
Giai đoạn 2006 – 2008 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải có xu hướng tăng cao nhất năm 2007 với mức vốn là 1285,77 triệu đồng. Năm 2006 vốn đầu tư vào phương tiện vận tải thấp nhất, chỉ bằng một nửa so với năm 2007,2008
- Đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý như mua thêm máy photocopy, máy điều hoa, máy tính, máy in…
Trong đó vốn dành cho mua máy tính và máy điều hòa chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư dành cho thiết bị, dụng cụ quản lý. Năm 2004 công ty mua thêm thiết bị đo chu vi và độ giảm áp với giá trên 1 tỷ làm cho vốn phải chi cho thiết bị dụng cụ quản lý trong năm này tăng khá cao so với các năm như 2006, 2007, 2008. Vốn đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý có xu hướng tăng lên nhưng không đều cụ thể năm 2007 và năm 2008 đều tăng lên so với năm 2006, năm 2007 tăng 64,028 triệu đồng, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 36,288 triệu đồng. Nhưng năm 2008 lại có xu hướng giảm so với năm 2007.
Để có thể hiểu rõ hơn lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nào nhiều nhất ta có thể xem bảng sau:
Bảng 1.9. Cơ cấu VĐT vào TSCĐ theo1 số lĩnh vực giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính: %
Nội dung
Năm 2006
Năm2007
Năm 2008
-∑VĐT vào TSCĐ
100%
100%
100%
Trong đó:
-ĐT nhà xưởng, vật kiến trúc
22%
53%
17%
-ĐT máy móc thiết bị
40%
30%
38%
-ĐT phương tiện vận tải
26%
14%
28%
-ĐT thiết bị dụng cụ quản lý
12%
3%
6%
( Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực không đều nhau. Năm 2006 tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực khá đều nhau trong đó VĐT vào máy móc thiết bị lớn nhất chiếm 40% ∑VĐT vào TSCĐ, VĐT vào nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý có tỷ trọng chênh lệch nhau không lớn. VĐT phân bổ tương đối đều.
Năm 2007 có sự chênh lệch khá lớn tỷ trọng VĐT theo lĩnh vực. VĐT vào nhà cửa chiếm 53% tương đối lớn trong khi đó VĐT vào thiết bị dụng cụ quản lý chỉ chiếm 3% trong ∑VĐT vào TSCĐ và giảm so với năm 2006. VĐT vào máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 30% và tỷ trọng VĐT vào lĩnh vực này tương đối ổn định trong 3 năm.
Năm 2008 tỷ trọng VĐT cho các lĩnh vưc tương đối đều trong đó tỷ trọng đầu tư cho máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%.
1.2.2.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu
Nguyên liệu có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển ngành Thuốc lá, đóng vai trò quyết định trong sản xuất thuốc lá điếu. Trong những năm qua, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong phát triển vùng nguyên liệu. Đến nay, vùng nguyên liệu đã được hình thành khá tập trung và tương đối ổn định, năng suất, chất lượng nguyên liệu được cải thiện rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, phục vụ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người nông dân tại địa phương.
Đầu tư vùng nguyên liệu: Công ty thực hiện đầu tư trực tiếp với nông dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng vùng nguyên liệu: cung cấp giống, ứng trước vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, hái sấy và bảo quản, thu mua toàn bộ sản phẩm thuốc lá và xây dựng được một số vùng nguyên liệu có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc điếu và xuất khẩu. Quá trình đầu tư được thực hiện đồng bộ từ cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân đến việc xây dựng các trạm thu mua và sơ chế thuốc lá. Vào vụ trồng, công ty cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, theo dõi các khu vực trồng thuốc lá của nông dân, đảm bảo theo đúng quy trình canh tác với định mức 1 cán bộ kỹ thuật/ 20-25 ha thuốc lá. Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những kỹ thuật tiên tiến để chuyển giao kịp thời đến người nông dân. Hàng năm, tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật từ gieo ươm, trồng trọt, chăm sóc đến hái sấy và phân cấp sản phẩm cho các hộ gia đình trồng thuốc lá, tổ chức cho nông dân đi tham quan những vùng trồng nguyên liệu tốt... Đối với vùng trồng thuốc lá, công ty đã đầu tư xây dựng trạm nguyên liệu thuốc lá, xây dựng lò sấy tập trung và hỗ trợ cho nông dân xây dựng, lò sấy hộ gia đình quy mô nhỏ, hỗ trợ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống… Vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu chủ yếu từ các nguồn sau:
Vốn Ngân sách tập trung cho nghiên cứu đầu tư giống có năng suất và chất lượng cao, cho công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa phục vụ cho vùng trồng cây thuốc lá.
Vốn từ Quỹ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá (được trích không quá 5% giá thành nguyên liệu) phục vụ cho trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá.
Tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác thông qua các mô hình hợp tác xã, liên doanh, liên kết
Bảng 1.10. VĐT phát triển vùng nguyên liệu
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
VĐT vùng nguyên liệu
Tr.đ
232,81
358,95
193,73
Tốc độ tăng định gốc
%
-
54,18%
-16,78%
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
54,18%
-46,03%
Tỷ trọng so ∑ VĐT
%
8,4%
3,45%
3,88%
( Nguồn: Phòng kế hoạch)
Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn VĐT vùng nguyên liệu cao nhất tăng 54,18% do năm 2007 công ty đã đầu tư xây dựng khá nhiều trạm nguyên liệu thuốc lá, xây dựng lò sấy tập trung và hỗ trợ cho nông dân xây dựng, lò sấy hộ gia đình quy mô nhỏ, hỗ trợ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, trường học ở các vùng khó khăn của Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy…Năm 2008 VĐT vùng nguyên liệu có xu hướng giảm chỉ còn 189.73 triệu đồng, có tốc độ tăng liên hoàn -47,14%
Đầu tư xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu: Trong sản xuất nguyên liệu thuốc lá, việc phân cấp thuốc lá đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng thuốc lá điếu. Việc áp dụng tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá nguyên liệu sẽ là cơ sở cho việc quản lý, thu mua, giao nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối chế thuốc lá điếu và phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, mỗi quốc gia đều có hệ thống phân cấp nguyên liệu riêng. Ví dụ đối với thuốc lá vàng sấy, tiêu chuẩn phân cấp của Mỹ gồm 153 cấp, Trung Quốc: 40 cấp, Malaixia: 21 cấp. ở nước ta, với thuốc lá vàng sấy, hiện nay đã áp dụng tiêu chuẩn ngành TCN 26-1-02 khá tiên tiến cho ngành Thuốc lá. Năm 2010, sẽ xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá nguyên liệu chi tiết theo vị bộ, mầu sắc, nhóm chất lượng...hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi trong giao dịch thương mại.
Bảng 1.11. VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu
Tr.đ
119,763
228,941
102,559
Tốc độ tăng định gốc
%
-
91,16%
-14,36%
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
91,16%
-55,2%
Tỷ trọng so ∑ VĐT
%
4,33%
2,2%
2,05%
( Nguồn: Phòng kế hoạch)
Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu cao nhất tăng 91,16%.Năm 2008 VĐT vùng nguyên liệu có xu hướng giảm chỉ còn 189.73 triệu đồng, có tốc độ tăng liên hoàn -47,14%
Hiện nay, Công ty đã thực hiện 2 mô hình cơ bản về đầu tư vùng nguyên liệu cho nông dân:
+ Mô hình 1: Công ty nguyên liệu đầu tư ứng trước các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp hạt giống, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong quá trình sản xuất. Lò sấy là của nông dân tự xây theo thiết kế do Công ty nguyên liệu cung cấp, Công ty hỗ trợ cho vay vốn một phần hay tòan bộ. Sau khi sấy nguyên liệu xong, nông dân mang lại tổ sấy để cân, nhập và khấu trừ công nợ theo hợp đồng đã ký từ đầu vụ;
+ Mô hình 2 (đầu tư gián tiếp): Mô hình này về nội dung đầu tư giống mô hình đầu tư trên nhưng khác mô hình trên là giữa công ty và người nông dân còn có đối tác thứ 3 là những người bỏ vốn xây dựng nhiều lò sấy làm trung gian. Đây là mô hình nhằm phát huy tiềm năng về vốn, kinh nghiệm của nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư.
1.2.2.3. Đầu tư nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức
Đầu tư nhân lực là 1 trong những hoạt đọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với công ty thuốc lá Thanh Hóa đội ngũ lao động được lựa chọn, có trình độ chuyên môn nhất định
Chất lượng lao động có tính chất quyết định tới khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy đầu tư nâng cao năng lực nguồn lao động mang tính sống còn đối với công ty trong tình hình hiện nay. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực của công ty thể hiện thong qua chính sách đào tạo, chế độ lương, thưởng, trợ cấp áp dụng cho người lao động dể khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn
- Công tác tuyển dụng: Công ty thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp thuộc tỉnh và vùng lân cận, con em cán bộ trong công ty. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty hành năm công ty luôn có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được Công ty quan tâm đầu tư, có định hướng và chương trình đào tạo dài hạn. Trong những năm qua, Công ty đã tổ chức nhiều đoàn đi công tác nước ngoài học tập về các lĩnh vực: Quản lý kinh tế, marketing, công nghệ sản xuất thuốc lá của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ… Riêng năm 2005, Công ty đã thực hiện chương trình đào tạo dài hạn chuyên sâu thông qua việc cử CBCNV cùng CBCNV của tổng công ty sang Trung Quốc đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật thuốc lá. Có thể nói, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ KHCN của Công ty ngày càng phát triển, tiếp thu được kỹ thuật hiện đại, chuẩn bị tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong quá trinh đào tạo công ty bố trí hợp lý và khoa học để người lao động vừa đảm bảo thu nhập, vừa đảm bảo việc học tập, đồng thời không ảnh hưởng tới chất lượng công việc chung của toàn khâu sản xuất.
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý: Cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số lao động trong công ty nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty vì họ là người đưa ra quyết dịnh quan trọng nhất: về mục tiêu, phương hướng thực hiện mục tiêu…Cán bộ quản lý phải là những nhười nắm vững kiến thức về chuyên môn, quản lý và pháp luật để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.Trước tình hình đó công ty đã từng bước đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực này. Số lượng lao động được đào tạo thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.12. Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo
Đơn vị tính: Lượt người
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Đào tạo mới
22
35
25
2
Đào tạo nâng cao
22
83
65
-
Đào tạo chuyên sâu
12
53
45
-
Đào tạo nâng bậc
7
23
10
-
Đào tạo cán bộ quản lý
3
7
10
Tổng
44
118
90
(Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự)
Năm 2006 là năm có số lượng lao động đào tạo ít nhất chỉ 44 người. Sang năm 2007 số lao động đào tạo là 118 lượt người tăng gần gấp 3 lần năm 2007 do năm này công ty có đầu tư thêm hệ thống máy hiện đại nên cần cử đội ngũ kỹ sư học tập để có thể làm chủ thết bị. Trong đó đào tạo nâng cao luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được đào tạo đó cũng là xu hướng chung của các công ty, doanh nghiệp hiện nay: giảm số lượng, nâng cao chất lượng. Số lao động đào tạo mới vẫn chiếm số lượng tương đối lớn chứng tỏ chất lượng nhân lực đầu vào vẫn chưa cao và chưa sát với nhu cầu công việc.
Đối với đào tạo khi đầu tư công nghệ mới thì chi phí đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển. Chi phí quản lý do phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm. Kinh phí đào tạo công ty chịu 1 phần và người lao động chịu 1 phần. Kinh phí đào tạo thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.13. Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Chi phí đào tạo
Tr. đ
49,324
132,75
102,03
2
Chi phí đào tạo BQ 1 lượt người
Tr. đ
1,121
1,125
1,13
3
Tỷ trọng so ∑VĐT
%
1,782%
1,275%
2,04%
(Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự)
Chi phí đào tạo của năm 2006 là thấp nhất chỉ 49,324 triệu đồng. Chi phí đào tạo 1 lượt người có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 1,121 triệu đồng, năm 2008 lên đến 1,13 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên tỷ trọng vốn dùng cho nâng cao trình độ nhân lực có tỷ lệ tương đối thấp so với tổng vốn đầu tư chỉ đạt cao nhất vào năm 2008 là 2,04%
Mỗi năm 1 lần, Công ty tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về luật pháp BHLĐ, PCCC cho tất cả CBCNV; tổ chức diễn tập PCCC kết hợp với diễn tập cấp cứu người, tài sản và thoát nạn; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, PCCN. Trước những thay đổi trong thực tế sản xuất, Công ty đã có những bổ sung, thay đổi kịp thời về “Quy phạm ATLĐ và PCCC” cho phù hợp với các quy định của Nhà nước và thực tế của Công ty.
Ở Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, điều kiện lao động, vệ sinh môi trường tại nơi làm việc và nơi sản xuất luôn được cải thiện. Công ty đã thực hiện tốt công tác về quản lý và sử dụng thiết bị theo quy định của pháp luật như: Soạn thảo và ban hành quy trình vận hành các máy móc, thiết bị, kiểm tra, bảo trì và nâng cấp các loại bình chữa cháy, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, lắp đặt mới các bảng quy định vận hành máy phục vụ công tác ATLĐ, tranh cổ động ATLĐ treo tại các phân xưởng, hệ thống báo cháy tự động tại các kho nguyên liệu; trang bị máy bơm chữa cháy với công suất 60HP; cải tạo nhà xưởng, tăng cường hệ thống lạnh, thông gió, hệ thống hút bụi, bảo dưỡng các thiết bị điện… Bên cạnh đó, Công ty còn trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như cấp đồng phục và các phương tiện an toàn cá nhân cao hơn quy định của Nhà nước, bình quân người lao động được cấp 2 bộ quần áo mỗi năm, cùng với mũ, găng tay, khẩu trang và các đồ dùng phòng hộ khác; duy trì bữa ăn công nghiệp, bồi dưỡng ca, bồi dưỡng độc hai… Ngoài ra, Công ty còn thực hiện chế độ chính sách cho CBCNV như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn 24/24, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnh viện 103, 108 hàng năm vẫn về công ty để kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân viên chức…)
Bảng 1.14. VĐT bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
VĐT bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy
Tr.đ
186,813
235,312
215,016
Tốc độ tăng đinh gốc
%
-
7,22%
15,09%
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
7,22%
7,34%
( Nguồn: Phòng kế toán)
Từ năm 2006 đến năm 2008 vốn đầu tư dành cho phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động liên tục tăng từ 186,813 triệu đồng năm 2006 lên đến 215,016 triệu đồng năm 2008. Trong đó năm có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất là năm 2008 với tốc độ tăng 7,34% chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đến an toàn của người lao động.
1.2.2.4. Đầu tư hoạt động marketing
Thương trường quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất, nhất là trong điều kiện thuốc lá là ngành không được quảng cáo dưới mọi hình thức. Nhận thức được vấn đề này, để phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải tiến và đẩy mạnh sản xuất, trong đó, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty
Theo định kỳ hằng năm, Công ty đều tổ chức hội nghị khách hàng để gặp gỡ trao đổi với các đại lý tiêu thụ sản phẩm, nhằm nắm bắt tâm lý chung và những biến động của thị trường để có biện pháp tháo gỡ khó khăn. Qua thu thập ý kiến của các đại lý trong hội nghị khách hàng và khảo sát thị trường, Công ty sẽ có những chính sách và điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh Luật thương mại cấm quảng cáo, Công ty đã có nhiều nỗ lực xây dựng và củng cố thương hiệu .Thuốc lá Thanh Hóa. thông qua hình thức tiếp thị những sản phẩm mới, tham gia hội chợ thương mại, duy trì các hình thức hỗ trợ các đại lý trong công tác phân phối sản phẩm, đồng thời tiếp tục phát triển đội ngũ bán hàng theo chiều rộng, chiều sâu và nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng...
Việc đầu tư giữ vững thị trường truyền thống và tìm hiểu, mở rộng thị trường mới, nghiên cứu hoàn thiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó lợi ích trách nhiệm giữa Công ty, đại lý tiêu thụ với người tiêu dùng cũng được Công ty quan tâm.
Bảng 1.15. VĐT hoạt động marketing
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
VĐT hoạt động marketing
Tr.đ
205,075
327,477
234
Tốc độ tăng định gốc
%
-
59,68%
14,1%
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
59,68%
-28,54%
Tỷ trọng so ∑VĐT
%
7,4%
3,15%
4,69%
Nguồn: Phòng kế hoạch)
Do sản phẩm thuốc lá bị cấm quảng cáo dưới mọi hình thức nên vốn đầu tư vào hoạt động vào marketing chủ yếu để mở rộng đại lý phân phối và tham gia hội chợ… nên lượng vốn đầu tư vào hoạt động này không nhiều chiểm tỷ lệ so tổng vốn đầu tư cao nhất vào năm 2006 là 7,4%. Năm 2007 vốn đầu tư cho hoạt động marketing có xu hướng tăng lên từ 205,075 triệu đồng năm 2006 lên 327,477 triệu đồng năm 2008, tăng 59,68%. Năm 2008 lại có xu hướng giảm chỉ còn 234 triệu đồng, giảm 28,54% so với năm 2007
Hiện nay, Công ty có hệ thống tiêu thụ nội địa trải dài từ Bắc vào Nam
Hệ thống đại lý tiêu thụ của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc .Trực tuyến, đa kênh. một cách cụ thể, chặt chẽ với việc phân chia các đại lý thành 3 cấp: cấp 1, cấp 2 và cấp 3 Cụ thể như sau:
- Đại lý cấp 1: Là các đại lý lớn, có uy tín trong kinh doanh, có quan hệ tốt với Công ty trong nhiều năm, có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có mạng lưới tiêu thụ rộng, đạt doanh số tiêu thụ các sản phẩm của Công ty cao, ổn định. Đại lý cấp 1 được Công ty ký hợp đồng đưa hàng trực tiếp theo yêu cầu thực tế tiêu thụ, được giữ quyền phân phối các sản phẩm của Công ty trong phạm vi phủ sóng của mình. Hiện Công ty đã xây dựng được hệ thống đại lý cấp 1 ở khắp các vùng đông dân cư, các khu kinh tế thuộc 64 tỉnh, thành trong cả nước
- Đại lý cấp 2: Là mạng lưới các đại lý chân rết thuộc phạm vi phủ sóng của các đại lý cấp 1. Đại lý cấp 2 có quan hệ trực tiếp và nhận hàng theo nhu cầu từ đại lý cấp 1;
- Đại lý cấp 3: Là các đại lý ở cấp cơ sở, mạng lưới chân rết của đại lý cấp 2, có quan hệ với đại lý cấp 2 như quan hệ của đại lý cấp 2 với đại lý cấp 1.
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1.1.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định
Đầu tư TSCĐ góp phần tiên tiến hóa, hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Hệ thống máy móc, thiêt bị được trang bị nhiều dây chuyền hiện đại, nhập ngoại, nhiều chủng loại như của: Anh, Đức, Trung Quốc, Nhật…Máy móc cũ không phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay đã được công ty thanh lý dần dần, thay vào đó là thiết bị mới hiện đại hơn
Công tác cải tạo sửa chữa đã được phát huy hiệu quả. Máy móc cũ đã được sửa chữa và đi vào sử dụng.
Hầu hết nhân viên trong phòng ban đều có máy tính cá nhân, tiện lợi cho việc tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường, liên lạc nội bộ.Các phòng ban đều có máy in, máy fax, và công ty còn có phòng photocopy riêng tiện lợi cho việc in tài liệu …
Hệ thống xe tải trong mấy năm qua được công ty khá quan tâm. Hệ thống xe tải tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Các xe mới đều là những xe có chất lượng cao, hiện đại như của hãng Suzuki, Hyundai…
Hệ thống nhà xưởng đưa vào khai thác giúp công ty mở rộng quy mô nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng. Hoạt động quản lý điều hành triển khai đồng bộ.
1.3.1.2.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Sau quá trình đào tạo chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao, khả năng thích ứng công việc cao…Trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty thể hiên bảng sau:
Bảng 1.16. Trình độ cán bộ, công nhân viên
Đơn vị tính: người
Trình độ
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đại hoc, trên đại học, cao đẳng
79
85
91
Trung cấp
9
12
17
Công nhân kỹ thuật bậc cao
76
80
85
( Số liệu: Phòng nhân sự)
Qua bảng ta thấy đầu tư vào nhân lực là định hướng đầu tư đúng đắn và không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Đầu tư phát triển tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, doanh thu từ đó tăng lên nên mức lương cũng tăng lên. Đó chính là động lực để mọi thành viên trong công ty ra sức phấn đấu trong công việc.
1.3.1.3. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
Cùng với thiết bị máy móc trang bị hiện đại, công suất nâng cao thì vùng nguyên liệu ngày càng được chú trọng để phù hợp với công suất.
Vùng nguyên liệu từ chỗ phân tán thiếu tập trung, xa công ty gây khó khăn trong việc thu mua vận chuyển tới công ty thì giờ đã được tập trung và gần công ty hơn vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển vừa đảm bảo chất lượng nguyên liệu khi chế biến.
Chất lượng cây giống cũng được công ty quan tâm hơn trong việc lựa chọn và áp dụng khoa học kỹ thuât lai giống. Giống cây thuốc lá mới có năng suất cao và chống được một số loại sâu bênh gây hại khá tốt.
Công ty đang tiến hành thử nghiệm công nghệ trồng thuốc lá sạch do viện khoa học kỹ thuật của tổng công ty nghiên cứu và sắp tới nhân rộng ra trong toàn vùng.
1.3.1.4. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển marketing
Mạng lưới tiêu thụ công ty đã mở rộng khắp cả nước, trong mấy năm vừa qua nhiều đại lý đã được hình thành và phát triển
Thị phần của công ty đã dần được nâng cao
Sản lượng tiêu thụ liên tục tăng trong 3 năm nay thể hiện chính sách bán hàng tương đối hiệu quả
Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy sản lượng xuất khẩu trong mấy năm gần đây không đáng kể nhưng đây là 1 thị trường đầy tiềm năng và công ty đang hướng tới.
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
Hiệu quả đầu tư trong công ty được xem xét theo 2 góc độ: hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
1.3.2.1. Nhóm phản ánh hiệu quả tài chính
● Sản lượng tăng thêm so VĐT
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu so với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư bỏ ra tạo ra bao nhiêu mức tăng của sản lượng.
Bảng 1.17. Sản lượng tăng thêm so VĐT
TT
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
1
∑Vốn đầu tư
Tr.đ
2.468,01
10.401,4
4.983,42
2
Sản lượng
Tr.bao
111,634
113,587
116,253
3
∆ Sản lượng
Tr.bao
-
1,953
2,666
4
∆Sản lượng/∑VĐT
Lần
-
0,0001878
0,000535
( Nguồn: Phòng kế toán)
Sản lượng tăng thêm của các năm có xu hướng gia tăng. Năm 2006 có sản lượng thấp nhất 111,634 triệu bao. Năm 2007 sản lượng 113,587 triệu bao tăng 1,953 triệu bao so với năm 2006. Năm 2008 Sản lượng 116,253 tăng thêm 2,666 triệu bao so với năm 2007. ∆Sản lượng/VĐT năm 2008 là cao nhất 0,000535, thể hiện 1 đồng VĐT bỏ ra tạo ra được 0,000535 mức tăng của sản lượng. Năm 2007 ∆Sản lượng/ VĐT chỉ đạt 0,0001878, 1 đồng VĐT bỏ ra chỉ thu được 0,0001878 mức tăng của sản lượng. Nhìn chung 1 đơn vị VĐT bỏ ra mức tăng của sản lượng còn thấp và có xu hướng tăng.
● Doanh thu tăng thêm so với VĐT
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong 1 năm của công ty với tổng mức VĐT. Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị VĐT
Bảng 1.18. Doanh thu tăng thêm so với VĐT
TT
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
1
∑Vốn đầu tư
Tr.đ
2.768,01
10.401,4
4.983,42
2
Doanh thu
Tr.đ
356.196
437.165
465.012
3
∆ Doanh thu
Tr.đ
-
80.969
27.847
4
∆DT/∑VĐT
Lần
-
7,8444
5,5879
( Nguồn Phòng kế toán)
Ta thấy doanh thu tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư có xu hướng giảm từ 7,8444 năm 2007 xuống còn 5,5879 năm 2008. Doanh thu có xu hướng tăng lên từ 356.196 triệu đồng năm 2006 lên 465.012 triệu đồng năm 2008.
● Tỷ suất sinh lời VĐT
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong 1 năm so với tổng VĐT trong 1 năm của công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm.
Bảng 1.19. Tỷ suất sinh lời VĐT
TT
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
1
∑VĐT
Tr.đ
2.468,01
10.401,4
4.983,42
2
Lợi nhuận
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22004.doc