Chuyên đề Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Long Giang, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LONG GIANG 3

A. Khái quát chung về Công ty TNHH Long Giang 3

I. Tổng Quan Về Công Ty: 3

1. Khái quát về công ty: 3

2. Lịch sử hình thành và phát triển : 3

3. Chức năng và nhiệm vụ chính và cơ cấu tổ chức của Công ty 4

3.1. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty 4

3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 5

II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty doanh nghiệp xây dựng 10

1.1 Khái niệm doanh nghiệp 10

1.2. Doanh nghiệp ngành Xây dựng 11

1.2.1. Vai trò của Doanh nghiệp ngành Xây dựng 11

1.2.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng. 12

2. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình xây dựng công trình 13

3. Đặc điểm về lao động. 14

4. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản cố định 15

5. Đặc điểm về thị trường 18

B: Tình hình hoạt động đầu tư của Công ty 20

I. Tình hình chung về hoạt động đầu tư của Công ty 20

1. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp 20

1.1. Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp 20

1.2. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp 20

1.2.1. Đầu tư vào mấy móc thiết bị, dây chuyên công nghệ, cơ sở hạ tầng 20

1.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 22

1.2.3. Đầu tư vào tài sản vô hình 23

1.3. Vốn và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 25

1.3.1. Vốn đầu tư 25

1.3.2. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 25

1.3.2.1. Nguồn vốn chủ đầu tư 26

1.3.2.2. Vốn vay 27

1.3.2.3. Tín dụng thuê mua thông qua các tổ chức cho thuê tài chính 28

2. Vốn và nguồn vốn 29

2.1. Vốn của Công ty trong thời gian qua 29

2.2. Vốn đầu tư 35

3. Đầu tư nâng cao năng lực của chính Công ty 35

3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị 35

3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực 38

3.3. Đầu tư vào tài sản vô hình 41

3.4. Đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm (đầu tư ra bên ngoài) 42

4. Quy trình một dự án của Công ty 44

4.1. Chiến lược đầu tư của Công ty 44

4.2. Lập Dự án (Lập BCNCKT) 44

4.3. Thực hiện dự án đầu tư 45

II. Kết quả đầu tư của Công ty 45

1. Kết quả đầu tư 45

2. Các dự án đã và đang thực hiện 47

2.1. Danh mục các hợp đồng đang thực hiện 47

2.2. Danh sách các công trình đã thi công trong thời gian 3 năm gần đây 49

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY 56

I. Phương hướng của Công ty. 56

II. Giải pháp 57

1. Giải pháp về vốn. 58

2. Đầu tư và sử dụng có hiệu qủa máy móc thiết bị. 60

3. Giải pháp về nhân sự, tăng cường sử dụng lao động địa phương. 61

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng thành quả đầu tư 64

4.1. Lựa chọn phương án thi công hợp lý 64

4.2. Đổi mới phương pháp quản lý và chế độ hạch toán kinh doanh. 65

5. Đầu tư vào tài sản vô hình (thành lập phòng Marketing). 67

6. Giải pháp cho các dự án đầu tư của Công ty 68

KẾT LUẬN 70

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Long Giang, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hiệu quả đồng vốn tự có của mình và giúp Công ty đứng vững trên thị trường như nguồn vốn vay Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân người lao động. Bên cạnh việc tiếp cận các nguồn vốn vay Công ty còn tiến hành liên danh với Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà nội vừa tạo việc làm (tham gia vào tiến hành thi công các công trình mà Công ty phát triển Nhà trúng thầu) vừa có được vốn góp của Công ty phát triển Nhà. Với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo đi sâu đi sát nghiên cứu thị trường, tìm cách tiếp cận với nhiều nguồn vốn, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đến nay Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường xây dựng. Đến nay tình hình và năng lực tài chính của Công ty đã có thể tham gia dự thầu những công trình xây dựng ở quy mô trung bình vừa tầm với năng lực của Công ty. Để hiểu rõ về năng lực tài chính được thể hiện qua bảng số liệu sau: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền * Tổng doanh thu 1 57.626.309.984 Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Giá trị hàng bán bị trả lại 7 Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp 8 1. Doanh thu thuần 10 57.626.309.984 2. Giá vốn hàng bán 11 38.172.741.470 3. Lợi tức gộp 20 19.453.568.514 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 5.686.447.227 6. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính 30 (3.763.968.588) Thu nhập hoạt động tài chính 31 7.060.620 Chi phí hoạt động tài chính 32 3.771.029.208 7. Lợi tức hoạt động bất thường 40 2.747.046.504 Các khoản thu nhập bất thường 41 4.686.480.547 Chi phí bất thường 42 1.939.434.043 8. Lợi tức bất thường 50 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 12.750.199.203 10. Thuế VAT phải nộp 70 4.371.355.277 11. Lợi tức sau thuế 80 8.378.843.926 Nguồn: Công ty TNHH Long Giang Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền * Tổng doanh thu 1 90.541.005.252 Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Giá trị hàng bán bị trả lại 7 Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp 8 1. Doanh thu thuần 10 90.541.005.252 2. Giá vốn hàng bán 11 69.934.507.789 3. Lợi tức gộp 20 20.606.497.463 4. Chi phí bán hàng 21 1.993.755.987 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 5.642.947.916 6. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính 30 (5.225.487.399) Thu nhập hoạt động tài chính 31 - Chi phí hoạt động tài chính 32 5.225.487.399 7. Lợi tức hoạt động bất thường 40 - Các khoản thu nhập bất thường 41 - Chi phí bất thường 42 - 8. Lợi tức bất thường 50 - 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 11.082.837.257 10. Thuế VAT phải nộp 70 1.056.000.000 11. Lợi tức sau thuế 80 10.026.837.257 Nguồn: Công ty TNHH Long Giang Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền * Tổng doanh thu 1 191.328.925.713 Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Giá trị hàng bán bị trả lại 7 Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp 8 1. Doanh thu thuần 10 191.328.925.713 2. Giá vốn hàng bán 11 158.825.238.036 3. Lợi tức gộp 20 32.503.687.677 4. Chi phí bán hàng 21 2.399.879.755 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 8.040.042.028 6. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính 30 (6.137.183.235) Thu nhập hoạt động tài chính 31 - Chi phí hoạt động tài chính 32 6.137.183.235 7. Lợi tức hoạt động bất thường 40 1.973.173.700 Các khoản thu nhập bất thường 41 10.875.674.112 Chi phí bất thường 42 8.902.500.412 8. Lợi tức bất thường 50 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 17.899.756.359 10. Thuế VAT phải nộp 70 2.577.244.563 11. Lợi tức sau thuế 80 15.322.511.796 Nguồn: Công ty TNHH Long Giang Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đảm bảo viêc kinh doanh có lãi, giá trị tổng sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty đạt 90.541,0 triệu đồng so với năm 2003 đã tăng hơn 1,5 lần, năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng hơn 1,5 lần. Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng đều qua các năm, năm 2004 đạt 10.026,8 triệu đồng tăng gấp 1,19 lần so với năm 2003 và đến năm 2005 đã đạt 15.322,5 triệu đồng. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao, còn lại là từ lợi nhuận hoạt động bất thường. Có được những kết quả như trên là do Ban lãnh đạo Công ty đã có những bước đi đúng đắn trong kinh doanh, xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Năng lực tài chính Finance ability Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng tài sản Total assets 90.838 102.605 201.802 2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Current assets & short term investment 77.051 72.169 148.011 3. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Fixed assets & long term investment 13.786 30.435 53.791 4. Nguồn vốn Capital resource 90.838 102.605 201.802 5. Nợ phải trả Tatol liabilities 79.548 89.578 168.871 6. Nguồn vốn chủ sở hữu Total Owners equity 11.290 13.026 32.931 7. Tổng lợi tức trước thuế Total profits before paying taxes 12.750 11.082 17.899 8. Lợi tức sau thuế Total frofits after paying taxes 8.378 10.026 15.322 9. Tổng doanh thu Total sales 57.626 90.541 191.328 2.2. Vốn đầu tư Phần trên là tình hình về vốn nói chung của Công ty, nó cũng cho chúng ta biết về năng lực của Công ty tuy nhiên điều chúng ta quan tâm là vốn mà Công ty đã dành cho hoạt động đầu tư. Về nội dung đầu tư, do đặc điểm của Công ty là thi công do đó Công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết thị để tăng năng lực thi công. Vốn cố định trên tổng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn và tỷ trọng này tuỳ thuộc vào kế hoạch của Công ty trong từng năm như năm 2001 là 89,02%, năm 2002 là 79,7%, năm 2003 là 81,7% và 2004 là 88,95%. Như vậy trong những năm qua toàn thể Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và kế hoạch sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả, tuy nhiên trong thương trường rủi ro là rất lớn nó luôn đi song hành. Vì vậy cùng với quá trình huy động nguồn vốn, Công ty phải điều chình cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp và lập kế hoạch để sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả nhất trong những năm tới để nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty, đưa công ty lớn mạnh và có thể chiếm được lòng tin trên thị trường đặc biệt trong điều kiện chi phí vốn vay ngày càng cao. 3. Đầu tư nâng cao năng lực của chính Công ty 3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị * Tình hình Máy móc thiết bị và công nghệ của DNNQD (của Công ty trước năm 2001) Trang thiết bị và công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công giúp Doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng đối với DNNQD (quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế) là lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân và trình độ quản lý chứ không nhất thiết phải máy móc công nghệ cao. Vấn đề thiết bị và trình độ công nghệ hiện nay đang là một điểm yếu nhất của DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng. Qua khảo sát một số doanh nghiệp cho thấy trang thiết bị hiện nay đang sử dụng lạc hậu nhiều thế hệ không chỉ so với các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn so với DNNN hoạt động trong ngành nghề. Thậm chí ở một số doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị tự tạo. Điều này khiến cho sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng chất lượng công trình không đảm bảo là một nguy hiểm rất lớn) mà còn không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường Mặc dù nhận thức được nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm song khả năng đổi mới thiết bị công nghệ của các cơ sở tư nhân là hạn chế do thiếu vốn đầu tư. Trong những năm qua, do sức ép của thị trường các DNNQD đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định song nhìn chung so với DNNN thì trình độ khoa học công nghệ và trang thiết bị ở DNNQD thấp hơn hẳn. Hầu hết sử dụng công nghệ truyền thống, trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều, thiết bị chủ yếu là ở trong nước, rất ít doanh nghiệp tìm kiếm con đường nhập khẩu. Bên cạnh những khó khăn về tài chính không cho phép doanh nghiệp đổi mới một cách nhanh chóng và mạnh mẽ thiết bị công nghệ, các DNNQD còn gặp khó khăn không nhỏ là thiếu thông tin về công nghệ đặc biệt thông tin về thị trường công nghệ thế giới. Từ khi thành lập (giữa năm 1993), trong những năm đầu cho đến năm 2000 tình hình máy móc thiết bị của Công ty rơi vào tình trạng chung như trên. Trong giai đoạn 1993-1996 Công ty chủ yếu thi công xây dựng các công trình nhỏ đó là các trường tiểu học và trung học (nhỏ hơn 3 tầng), vì vậy số máy móc không yêu cầu ở mức độ cao và số máy móc Công ty đầu tư chỉ đáp ứng yêu cầu của các công trình này. Những năm tiếp theo 1997-1999 Công ty có mua sắm thêm máy móc thiết bị nhưng không đáng kể vì trong thời gian này Công ty chỉ xây dựng những công trình dân dụng bình thường. * Tình hình đầu tư máy móc thiết bị Trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX để đẩy mạnh quá trình đô thị hoá thủ đô cần phát triển hơn nữa các đô thị mới trên cơ sở Nhà nước tạo được hành lang pháp luật, cơ chế thông thoáng hơn nữa, khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện các khu đô thị mới từ khâu tiếp thị, huy động vốn kinh doanh có lãi, nộp Ngân sách Nhà nước và tạo vốn để phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ nghĩa, tạo điều kiện, môi trường đầu tư cho các chủ đầu tư đưa đồ án vào thực tế. Để có thể góp phần tham gia vào công cuộc xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân trong Công ty, từ năm 1997, đặc biệt từ năm 2000 Công ty cần phải và đã nỗ lực tìm việc là đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nó khác biệt so với lĩnh vực khác là phải tìm được khách hàng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mà năng lực về máy móc thiết bị công nghệ, tình độ quản lý, trình độ người lao động là cơ sở để khách hàng chấm điểm và đi đến quyết định ký kết hợp đồng. Do đó Công ty đã huy động các nguồn vốn có thể để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công san lấp, xây lắp. Công ty đã đầu tư với khối lượng và tỷ trọng lớn cho máy móc thiết bị (thường chiếm khoảng 80-90% vốn cố định) có năm tỷ lệ này rất lớn, năm 2002 (96%) gần như vốn chỉ dùng để mua sắm máy móc thiết bị còn vốn cho xây lắp chỉ chiếm khối lượng và tỷ trọng nhỏ, có năm hầu như là không có. Đây là đặc điểm chung của Công ty trong ngành xây dựng chuyên thực hiện thi công thì cần đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất, còn xây lắp chủ yếu chỉ là trụ sở, nhà xưởng để bảo quản máy móc lúc chưa sử dụng hoặc để bảo dưỡng. Trong những năm qua Công ty đã đầu tư một số lượng lớn máy móc thiết bị của nước ngoài thêm vào đó Công ty cũng thay thế sửa chữa một số máy móc thiết bị cũ. Tuy nhiên trên thực tế Công ty mua cả máy mới và máy cũ, khi đầu tư mua sắm Công ty không có một kế hoạch mua sắm mà chỉ chủ yếu dựa vào nhu cầu thực tế, lúc nào cần thì mua nhiều khi nhu cầu cần sử dụng đến máy móc đó đã trở nên cấp bách, ngoài ra việc tiếp cận vốn đầu tư còn hạn chế đặc biệt là khoản vay dài hạn do những yêu cầu khắt khe về thế chấp trong khi các doanh nghiệp ít có tài sản cố định để thế chấp làm cho việc đầu tư mua sắm gặp khó khăn. Hiện nay cùng một loại máy nhưng máy cũ (còn khoảng 70-80%) giá chỉ bằng một nửa đầu tư mua máy mới, để đáp ứng tiến độ và đòi hỏi của công trình Công ty phải tiến hành mua máy cũ do đó trong số máy móc thiết bị của Công ty có nhiều máy cũ, thêm vào đó Công ty lại không có những chuyên gia am hiểu về máy móc thiết bị, ít khi cần tư vấn khi mua do đó thường bị mua đắt hơn giá thực tế do người bán nắm bắt được nhu cầu, sự cần thiết của Công ty hơn nữa Công ty còn mua phải máy không đủ tiêu chuẩn về chất lượng, khi những bộ phận của máy bị hòng thì Công ty tìm mua những chi tiết cũ ở những nơi không đáp ứng yêu cầu để lắp giáp vào do đó mà hệ thống máy móc của Công ty chưa đồng bộ nên không phát huy tối đa công suất của máy, hiệu quả và tiến độ thi công nhiều khi còn chậm so với tiến độ ghi trong dự toán. Thực trạng về máy móc thiết bị và nhiều cơ hội tạo việc làm trong quá trình đô thị hoá, một tất yếu của công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Công ty cần phải tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị và nhà xưởng hơn nữa để nắm bắt được cơ hội phục vụ quá trình thi công sản xuất. 3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, trung quy lại mọi hoạt động là đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó, con người là nhân tố quan trọng nhất, trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Về nguồn nhân lực phải trú trọng đến chất lượng đó chính là trình độ, sự hiểu biết, năng lực tay nghề. Nó quyết định đến vị trí, sự phát triển con người trong xã hội. Tuy nhiên thực tế giai đoạn trước năm 2000 thực trạng nguôn nhân lực của Công ty TNHH Long Giang còn nhiều bất cập do chưa nhận thức hết về vai trò của nguồn nhân lực và đặc biệt quan trọng đối với ngành Xây dựng một ngành nhiều bất chắc và rủi ro, lực lượng lao động trong Công ty từ cán bộ quản lý đến người lao động chưa đảm bảo về chất lượng. Về cán bộ quản lý phần lớn trình độ còn yếu, không được đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh, năng lực điều hành còn hạn chế, quen với lối làm việc cũ, kém năng động, chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Về trình độ tay nghề người lao động còn thấp, một bộ phận lao động phổ thông khá lớn đang làm việc trong Công ty, lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ, thiếu kỹ năng lao động. Thêm vào đó việc đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động của Công ty chưa được lập kế hoạch cụ thể và cũng chưa có một ngân sách riêng dành cho công tác này. Đây là một đặc điểm, một hạn chế của loại hình DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng trong giai đoạn này. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp thuộc loại hình này đều phải xem xét lại để tìm ra nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó có trình độ của người lao động (chất lượng nguồn nhân lực). Trong những năm chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI đội ngũ cán bộ, lao động ở Hà nội có nhiều điều kiện để tiếp cận các thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới, tiếp cận với thị trường lao động và thị trường hàng hoá của các nước, được mở rộng giao lưu với các nước, các tổ chức quốc tế. Do đó trình độ ngoại ngữ tin học, tay nghề chuyên môn được nâng cao. Với hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hoàn chỉnh vào bậc nhất của đất nước, hàng năm có hàng chục vạn lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học. Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo lao động có trình độ cho cả nước đặc biệt là thủ đô. Đó là lợi thế của nguồn lao động Hà nội nói chung trong đó có lao động của Công ty. Nhận thức được nguyên nhân, hạn chế của lao động Công ty mình, vai trò nguồn nhân lực và cơ hội, xu thế phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, Công ty TNHH Long Giang từ năm 2000 đã lập những kế hoạch, ngân sách dành cho đầu tư vào nguồn nhân lực, bằng cách kết hợp với các trường dạy nghề đào tạo các lớp học nghề, mở lớp nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật, kết hợp với các trường đại học đào tạo cán bộ quản lý, thiết kế... Trong hơn 4 năm qua Công ty đã bỏ gần 500 triệu cho công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với mục đích người lãnh đạo quản lý có trình độ trong lập kế hoạch, quản lý bố trí, sắp xếp công việc. Người lao động có tay nghề để vận hành có hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư. Với ngân sách 490 triệu đồng trong hơn 4 năm dành cho công tác đầu tư vào nguồn nhân lực đây là một số lượng không đáng kể so với chi phí nền kinh tế bỏ ra và so với các doanh nghiệp quốc doanh nhưng là một DNNQD phải tự chủ động về mọi mặt thì đây là một sự nỗ lực rất lớn, một cải cách về nhận thức của ban lãnh đạo Công ty. Nó góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của Công ty, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định năng lực của Công ty. Từ năm 2000 đến nay lực lượng lao động của Công ty đã tăng mạnh mẽ về số lượng và trình độ tay nghề. Trong thực tế, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hoạt động đều việc mục đích thiết thân của bản thân mình, vì vậy đòn bẩy kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh có tác dụng rất to lớn, nó thúc đẩy người lao động nhiệt tình hơn, lao động hết mình và có trách nhiệm hơn. Hiểu được tâm lý chung như vậy ban lãnh đạo Công ty không những đầu tư trực tiếp thông qua đào tạo mà còn đầu tư gián tiếp vào nguồn nhân lực thông qua chế độ lương, thưởng, phụ cấp... quan tâm hơn đến con em của cán bộ công nhân viên như tặng quà cho con em vào ngày tết trung thu, ngày 1-6, thăm hỏi người lao động bị ốm đau, phụ nữ đến thời kỳ sinh đẻ được hưởng chế độ bảo hiểm thêm vào đó hàng năm Công ty trích quỹ phúc lợi cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát... Phải thừa nhận một điều rằng mặc dù là một Công ty tư nhân nhưng các chế độ đối với người lao động rất đầy đủ, người lao động được hưởng các chế độ chẳng kém gì các doanh nghiệp quốc doanh. Tiềm lực tài chính còn hạn hẹp nhưng đổi lại đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động toàn tâm toàn lực với công việc, gắn bó quyền lợi của chính họ với quyền lợi của Công ty đưa công suất và chất lượng công trình nâng cao góp phần vào hoạt động đầu tư của Công ty có hiệu quả từ đó mà Công ty phát triển đi lên và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. 3.3. Đầu tư vào tài sản vô hình Ngày nay đầu tư vào TSVH đóng một vai trò vô cùng quan trọng trọng sự phát triển của Công ty, nó không trực tiếp tạo ta sản phẩm vật chất nhưng nó gián tiếp làm cho năng suất lao động cao hơn, tiến độ thi công nhanh hơn và lợi nhuận thu được cao hơn, nhiều khi đầu tư vào TSVH là tiền đề để có thể tiến hành hoạt động đầu tư (công tác đấu thầu). Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm cả kinh doanh bất động sản, làm đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá..., trước khi có luật ban hành của Nhà nước về việc chia lô bán đất Công ty đã tiến hành thực hiện san lấp khu đô thị mới Đại Kim - Định Công do Công ty kinh doanh phát triển Nhà Thanh trì làm chủ đầu tư (tư cách nhà thầu phụ), sau khi san lấp song Công ty tiến hành chia lô để bán đất. Sau khi có quyết định có luật ban hành của Nhà Nước Công ty tiến hành xây dựng các khu trung cư để bán, đây là sản phẩm có giá trị lớn và có giá trị sử dụng đặc biệt so với hàng hóa thông thường, để có thể thành công thì cần phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu, sở thích về trang trí nội thất, kiến trúc của căn hộ để có thể thiết kế cho phù hợp. Tuy nhiên trong những năm qua công tác Marketing của Công ty có thể coi như chưa tồn tại bởi do nhận thức và hiểu biết của cán bộ lãnh đạo về tầm quan trọng của hoạt động Marketing còn hạn chế. Trên thực tế hoạt động này đã được thành lập ở Công ty vào cuối năm 2001 nhưng chỉ hoạt động một thời gian đến cuối năm 2002 thì chấm dứt và chuyển nhân viên sang phòng tổng hợp bên cạnh đó trong giai đoạn đầu khi mới thành lập phòng Marketing ban lãnh đạo trong Công ty đặt chung vào phòng kế hoạch dự án chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ tìm hiểu nơi thực hiện dự án về địa điểm, môi trường xung quanh và như môi giới để bán nhà ... Như vậy công tác Marketing của Công ty chưa có các chuyên gia am hiểu về công tác này do đó chưa phát huy được vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường. Về công tác đấu thầu: nó phản ánh đúng loại hình và thực trạng của một DN ngoài quốc doanh đó là việc tham gia vào công tác đấu thầu còn rất hạn chế, Công ty chỉ mới tham gia dự thầu một số Dự án nhỏ, thêm vào đó công tác lập hồ sơ dự thầu còn nhiều bất cập đó là trong hồ sơ dự thầu chưa nổi bật được năng lực của Công ty, nội dung chưa chặt chẽ chưa lôgíc, có nhiều mâu thuẫn do đó trong những năm qua Công ty mới chỉ trúng một vài công trình, còn lại những công trình mà Công ty thi công chỉ với tư cách nhà thầu phụ (B’). Do đó Công ty cần phải đào tạo để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác lập hồ sơ dự thầu. Hoạt động nghiên cứu và phát triển để đáp ứng những thay đổi thường xuyên diễn ra trong nền kinh tế thị trường (thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ) gần như không có. Như vậy hoạt động đầu tư vào TSVH của Công ty chưa được quan tâm đúng mức so với vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường đó cũng chính là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của Công ty. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa đến hoạt động này để có thể tồn tại và phát triển trong thương trường như chiến trường. 3.4. Đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm (đầu tư ra bên ngoài) Thông thường đối với mỗi doanh nghiệp ngay từ khi thành lập chỉ đăng ký hoạt động kinh doanh ở một số lĩnh vực nhất định và trú trọng dồn tâm sức vào ngành nghề chính để đưa lĩnh vực hoạt động chính của mình hoạt động một cách hiệu quả nhất, từ đó mà phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Khi đã đạt được kết quả đó rồi thì doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường mở rộng sang lĩnh vực khác nhằm mở rộng ngành nghề, mở rộng thị trường của Công ty hoặc tiến hành song song nhưng trọng tâm vào lĩnh vực kinh doanh chính bởi vì họ muốn san sẻ rủi ro và không muốn để tất cả số trứng vào một rổ. Đây là một xu hướng, một quan điểm kinh doanh đồng thời cũng là tâm lý chung trong hoạt động kinh doanh. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện Hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trong khi đó cơ sở hạ tầng là nền tảng của sự phát triển, là yêu cầu bức xuấc của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời kỳ này chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới đó là cho phép và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển. Qua từng năm đổi mới chính sách này ngày càng thông thoáng hơn, Nhà nước động viên và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc phát triển đất nước. Trong khi Nhà nước còn thiếu các nguồn vốn đầu tư để cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt và cho sản xuất thì việc khuyến khích các thành phần kinh tế khác trong đó có DNNQD cùng đầu tư để giải quyết những vấn đề bức xúc về hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng và coi DNNQD là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Bằng việc đón nhận được xu thế, Ban lãnh đạo đã xác định ngay từ khi thành lập Xây dựng là lĩnh kinh doanh chính đặc biệt trong quá trình đô thị hoá công cuộc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng ở khu đô thị mới cần có sự tham gia của toàn Đảng toàn dân càng khẳng định hướng đi đúng của Công ty. Trong quá trình hoạt động Công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Từ năm 1999 khi Công ty đã có một quá trình tồn tại và phát triển, Công ty đã nghiên cứu và đi đến những quyết định thành lập xưởng mộc, xưởng hàn để trực tiếp cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như cốp pha, cây chống, giàn giáo, trang trí nội thất như cửa sắt, tủ, bàn ghế… vừa để phục vụ quá trình thi công vừa tiến hành sản xuất để bán nếu các cá nhân có nhu cầu mua, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục người lao động vừa giảm được chi phí do trực tiếp sản xuất tại gần công trường, ít phải vận chuyển thêm vào đó có thể tiến hành cho thuê để kiếm thêm lợi nhuận trong lúc công trình đang trong giai đoạn hoàn thành không phải sử dụng đến. Điều đáng nói và có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty đó là Công ty đã tham gia góp vốn liên doanh và trực tiếp tiến hành đầu tư để sản xuất kinh doanh bán sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường với tổng vốn đầu tư khá lớn. 4. Quy trình một dự án của Công ty Là một Công ty xây dựng Công ty thường tiến hành thực hiện đầu tư theo dự án, do đó để tiến hành thực hiện dự án có hiệu quả cao thì Công ty phải có lập kế hoạch đầu tư theo chu kỳ dự án. 4.1. Chiến lược đầu tư của Công ty Công ty phân chia nhiệm vụ cho từng phòng, như nhân viên Marketing tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu thị trường để lập chiến lược về thị trường của dự án, nhân viên phòng kế toán tài chính lập chiến lược về vốn, phòng tổng hợp lập chiến lược về lao động từ đó xác định cơ hội đầu tư của Công ty sau đó lập chiến lược đầu tư cho cơ hội. Chiến lược đầu tư của Công ty do phòng Dự án đầu tư tổng hợp và lập thành chiến lược đầu tư chung. Sau khi phòng Dự án đầu tư lập song và tổng hợp các nội dung của chiến lược và trình lên ban lãnh đạo Công ty xem xét và phê duyệt quyết định. 4.2. Lập Dự án (Lập BCNCKT) Thông thường công việc lập BCNCKT (Lập dự án) là do Công ty tự lập sau đó lấy tên và xác nhận của một Công ty tư vấn có tiếng. Để thực hiện được công việc này Công ty lập ra nhóm soạn thảo gồm chủ nhiệm dự án (thường là trưởng phòng Dự án đầu tư) và các thành viên trong nhóm soạn thảo ( những người có năng lực, chuyên môn trong từng lĩnh vực). Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32830.doc
Tài liệu liên quan