MỤC LỤC
Lời Nói đầu 3
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn thời gian vừa qua. 4
1.1: Giới thiệu chung về Viễn Thông Lạng Sơn. 4
1.1.1: Quá trình hình thành. 4
1.1.2: Cơ cấu tổ chức các phòng ban. 5
1.1.3: Các loại hình kinh doanh - dịch vụ của Viễn Thông Lạng Sơn. 7
1.1.3.1: Dịch vụ điện thoại cố định. 7
1.1.3.2: Dịch vụ điện thoại di động. 9
1.1.3.3: Dịch vụ điện thoại Gphone. 11
1.1.3.4: Dịch vụ 3G. 11
1.1.3.5: Dịch vụ truy nhập internet qua đường dây điện thoại. 12
1.1.3.6: Dịch vụ internet Mega VNN. 13
1.1.3.7: Dịch vụ Mega Wan. 13
1.1.3.8: Dịch vụ 108. 13
1.2: Thực trạng công tác đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. 14
1.2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn. 14
1.2.1.1: Nhân tố khách quan. 14
1.2.1.2: Nhân tố chủ quan. 17
1.2.2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn. 20
1.2.2.1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển tại đơn vị. 20
1.2.2.2: Đầu tư phát triển Viễn Thông Lạng Sơn phân theo các dự án đầu tư. 23
1.2.2.3: Đầu tư phát triển Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. 29
1.2.3: Đánh giá hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. 39
1.2.3.1: Các kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua (2006 - 2009). 39
1.2.3.2: Hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. 45
1.2.4: Hạn chế và nguyên nhân. 49
1.2.4.1: Hiệu quả sử dụng vốn. 49
1.2.4.2: Về vấn đề huy động vốn. 50
1.2.4.3: Về vấn đề quản lý vốn. 50
1.2.4.4: Các hạn chế khác. 51
Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. 57
2.1: Định hướng phát triển của Viễn Thông Lạng Sơn. 57
2.2: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. 58
2.2.1: Về hiệu quả sử dụng vốn. 58
2.2.2: Về huy động vốn. 59
2.2.3: Về vấn đề quản lý vốn. 60
2.2.4: Về đầu tư – XDCB quản lý thi công các công trình. 60
2.2.5: Bước lập dự án. 61
2.2.6: Giải pháp trong khâu dự báo. 63
2.3: Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2010. 67
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại viễn thông Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư tại Viễn Thông Lạng Sơn năm 2007 thể hiện rất rõ chênh lệch giữa các danh mục đầu tư. Tại năm 2007, việc sử dụng mạng cáp quang dùng trong tuyền tính hiệu và thông tin liên lạc là công nghệ mới bắt đầu được nước ta sử dụng và xây dựng, đang trong quá trình thử nghiệm, việc xây dựng và sử dụng và sử dụng cáp quang trong việc khai thác các dịch vụ còn hạn chế mới chỉ là thí điểm nên vốn đầu tư cho việc cáp quang hóa các đương truyền còn nhỏ nhưng từ các năm sau nguồn vốn cho việc cáp quang hóa tăng lên rõ rệt thể hiện ở 2 năm 2008 và năm 2009 mà ta có thể thấy ở phần dưới. Năm 2007, Viễn Thông Lạng Sơn tập trung đầu tư cho việc phát triển mạng ngoại vi ngoài thành phố, tiến tới hoàn thành hệ thống cáp truyên dẫn tín hiệu cho toàn tỉnh, phat triển mở rộng thuê bao và xây dựng nhà trạm mới, đầu tư hệ thống đường dây, hạ tầng cho các khu công nghiệp và khu đô thị mới, đặt nền móng cho sự phát triển tại các khu vực này trong tương lai khi đi vào hoạt động nên tổng mức đầu tư năm 2007 được tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực này.
Bảng 6: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2008 tại Viễn Thông Lạng Sơn
phân theo nội dung đầu tư.
Danh mục các lĩnh vực đầu tư phát triển năm 2008
Số vốn (triệu đồng)
Cáp quang cho MAN-E
14.500
Dự án phục vụ băng thông rộng
4.000
Mở rộng mạng cố định hiện có
22.000
Khu công nghiệp, đô thị mới
6.000
Phụ trợ, công cụ
6.000
Đăng ký vốn bổ sung để giải quyết khối lượng tồn tại các dự án 2007 trở về trước
9.000
Biểu đồ 3: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2008 tại Viễn Thông Lạng Sơn
phân theo nội dung đầu tư.
Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận ra rằng nguồn vốn đầu tư phát triển của Viễn Thông lạng Sơn năm 2008 ưu tiên hơn cho lĩnh vực mở rộng mạng điện thoại cố định với số vốn là 22.000 triệu đồng. Tiếp theo là lĩnh vực cáp quang MAN-E 14.500 triệu đồng. Việc tăng cường vốn đầu tư cho cáp quang đã được chú ý hơn vì đây chính là công nghệ mới cần được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh tham gia thị trường và nhất là mục tiêu phát triển nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ tăng dung lượng đường truyền đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng. Trong khi đầu tư phát triển cho khu công nghiệp và các dự án băng thông rộng mới chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó có thể thấy mục tiêu đầu tư phát triển của Viễn Thông Lạng Sơn năm 2008 là ưu tiên cho việc củng cố các mạng hiện có và mở rộng các loại hình dịch vụ này, bước đầu cung cấp vốn đầu tư xây dựng các loại hình dịch vụ mới tiến tới hoàn thành và đưa vào sử dụng trong các năm tiếp theo.
Danh mục đầu tư phát triển năm 2009
Số vốn (triệu đồng)
Cáp quang cho MAN-E
21.000
Nâng cấp và phát triển xDSL
6.000
Phát triển FTTx
7.000
Khu công nghiệp, đô thị mới
4.000
Tối ưu hoá mạng cố định
7.000
Phụ trợ, công cụ
4.500
Nhà trạm, kiến trúc
500
Bảng 7: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2009 tại Viễn Thông Lạng Sơn
phân theo nội dung đầu tư.
Biểu đồ 4: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2009 tại Viễn Thông Lạng Sơn
phân theo nội dung đầu tư.
Biểu đồ phân phối vốn cho thấy năm 2009, nguồn vốn đầu tư cho hẹ thống cáp quang tăng lên rất nhiều thể hiện rõ mục tiêu của Viễn Thông Lạng Sơn là thay thế dần tuyến cáp đồng, tiến tới hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng đường truyền cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên cùng lĩnh vực. Hệ thống internet cũng được Viễn Thông chú trọng đầu tư nâng cấp và mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn, nâng dung lượng từng gói cước và mở rộng thuê bao. Các khu công nghiệp, khu đô thị mới tại Lạng Sơn vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành nên mức đầu tư cho các khu vực này còn ít, điều này thể hiện rõ trên biểu đồ hình tròn.
- Về nội dung đầu tư, tại Viễn Thông Lạng Sơn chủ yếu là đầu tư xây dưng cơ bản, xây mới các công trình kiến trúc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị vật tư và sửa chữa tài sản cố định sau những chu kì hoạt động.
+ Về nội dung đầu tư xây dựng cơ bản: Chủ yếu hiện nay Viễn Thông Lạng Sơn đang tập trung vào xây dựng các tuyến cáp quang nhằm thay thế tuyến cáp đồng đã có nhằm tăng dung lượng đường truyền, bảo đảm tốt hơn về thông tin liên lạc và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đồng thời xây dựng các cơ sở, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị trang bị cho các khu vực địa bàn đã kéo được cáp quang đến bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng các dịch vụ như di động, internet, truyền hình cáp… Nguồn vốn được đầu tư cho lĩnh vực đầu tư này tăng hàng năm: năm 2007 là 4930 triệu đồng, năm 2008 là 14500 triệu đồng và 2009 là 21000 triệu đồng, có thể thấy rằng vốn cho hoạt động đầu tư này tăng lên rất nhanh thể hiện sự quan trọng của đầu tư mạng cáp quang bổ trong tương lai đây sẽ là huyết mạch trong thông tin liên lạc của tỉnh, giữa các huyện trong tỉnh, bảo đảm an ninh quốc phòng và khả năng cạnh tranh hơn nữa tại Lạng Sơn khi mà có nhiều đối thủ cạnh tranh khác cùng tham gia.
+ Về nội dung đầu tư mua sắm trang thiết bị: Song song với việc xây dựng các mạng cáp quang trên toàn tỉnh và xây dựng các nhà trạm cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi Viễn Thông sẽ phải đầu tư một khoản không nhỏ cho các trang bị vật tư cho hạ tầng cơ sở cũng như cho con người để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư được diễn ra thuận lợi và khai thác tối đa dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Viên Thông. Có thể kể các ví dụ như là đầu tư thêm các máy nổ tại các trạm trung chuyển, trạm BTS, ViBa nhằm bảo đảm các trạm chuyển phát tín hiệu luôn hoạt động 24/24 ngay cả khi mất điện vẫn đảm bảo thông tin được thông suốt, liên lạc của khách hàng được đảm bảo thường xuyên tăng cao uy tín cho Viễn Thông và đem lại doanh thu liên tục không bị ngắt quãng ngay cả khi sự cố mất điện xảy ra; đầu tư trang bị các máy điều hòa tại các phòng làm việc, phòng máy móc, các trạm truyền phát tín hiệu, việc đầu tư này là rất quan trọng do điều kiện khí hậu tại nước ta nói chung và Lạng Sơn nói riêng có 2 mùa rõ rệt, hiện tượng trời nồm thường xuyên xảy ra khiến máy móc rất mau bị xuống cấp đòi hỏi phải có chế độ bảo quản đặc biệt ngay cả khi trong quá trình làm việc, việc đầu tư máy điều hòa nhằm hút ẩm, làm mát máy móc là điều cần thiết. Bên cạnh đó còn phải đầu tư các trang bị bảo hộ lao động, đồ nghề tác nghiệp cho CBCNV tãi Viễn Thông trong quá trình xử lý sự cố, kéo cáp, lắp đặt các dịch vụ cho khách hàng, điều này nhằm bảo đảm sự an toàn cho đội ngũ CBCNV luôn phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, mặt khác việc trang bị này sẽ hiện đại hóa dần tác phong làm việc, đem lại sự an tâm của CBCNV trong quá trình làm việc và sự tin tưởng của khách hàng về một đội ngũ CBCNV làm việc với tác phông chuyên nghiệp hiện đại. Trên đây là một số ví dụ về đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại Viễn Thông Lạng Sơn, ngoài ra còn có rất nhiều mục đầu tư trang thiết bị khác cũng góp phần không nhỏ làm tăng hiệu quả đầu tư và nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh của Viễn Thông như đầu tư các cột cáp, xe cẩu, hệ thống máy tính, hệ thống mạng internet tốc độ cao bảo đảm cho CBCNV luôn được cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, các văn bản luật tăng cường sư trao đổi thông tin giữ Viễn Thông Lạng Sơn và Viễn Thông các tỉnh bạn…, hệ thống y tế tại Viễn Thông nhằm chăm sóc CBCNV, hệ thống nhà ăn giá rẻ bảo đảm cho sức khỏe của CBCNV và trong điều kiện đặc thù công việc chiếm phần lớn quỹ thời gian trong ngày không thể tự nấu nướng ăn uống.
+ Về nội dung sửa chữa tài sản cố định: Sửa chữa, nâng cấp, bảo trì bảo quản trang thiết bị tại Viễn Thông Lạng Sơn là một điều tất yếu, quan trọng hàng đầu và luôn có kế hoạch cung cấp một nguồn vốn nhất định hàng năm cho hoạt động đầu tư sửa chữa này. Đặc thù của các trang thiết bị tại Viễn Thông là hoạt động ngày đêm (trạm phát sóng, trạm truyền dẫn, hệ thống máy móc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định) nên để đảm bảo cho các máy móc trang thiết bị này luôn được hoạt động liên tục, ổn định và tránh hỏng hóc gây nghẽn mạng, mất tín hiệu thì các trang thiết bị này luôn được theo dõi kiểm tra và sửa chữa hàng giờ hàng ngày, mọi sự cố đều phải được xử lý thật nhanh chóng nhằm đảm bảo đường truyền được thông suốt. Không những thế, những trang thiết bị hỗ trợ (phòng máy, điều hòa…) cũng luôn được kiểm tra bảo dưỡng định kì nhằm bảo đảm cho việc hỗ trợ tới các máy sản xuất chính luôn được làm mát trong điều kiện khô ráo. Cơ sở hạ tầng cũng được đưa vào kế hoạch sửa chữa hàng năm nhằm bảo đảm cho điều kiện làm việc của CBCNV được tốt nhất, bộ mặt của Viễn Thông luôn hiện đại, mới mẻ… các phương tiện vận tải tại Viễn Thông luôn làm việc dưới địa hình phức tạp với cường độ lớn, chyên trở những trang thiết bị cồng kềnh và có trọng lượng lớn (tủ cáp, cáp, máy phát điện….) nên khả năng hỏng hóc gặp sự cố trên đường công tác là điều khó tránh khỏi, để đảm bảo cho việc công tác ứng cứu các trạm tại địa bàn khó khăn và hạn chế rủi rõ gặp sự cố giữa đường thì hàng tuần các phương tiện vận tải luôn được kiểm tra và bảo trì, hàng tháng được đưa về bảo hành tại hãng sản xuất..
- Quá trình quản lý thi công xây dựng công trình tại Viễn Thông lạng Sơn hiện nay bao gồm các hoạt động như quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thiết kế xây dựng, quản lý mặt bằng xây dựng, quản lý chất lượng vật tư trong thi công, giám sát toàn bộ quá trình xây dựng và nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn thành. Tất cả các quá trình trên đều được dựa trên các căn cứ, quy chuẩn về giám sát và xây dựng theo luật định. Do đặc thù của công ty mà phần lớn các công trình xây dựng chủ yếu là đầu tư xây dựng các tuyến cáp treo, cáp ngầm dưới đất, hệ thống cống bể cáp, các đài, trạm BTS truyền sóng liên lạc. Việc quản lý này được giao cho phòng Đầu Tư XDCB của công ty đảm trách. Quá trình quản lý và xây dựng đều được phân chia ra thành các phần công việc cụ thể do từng tổ đảm nhiệm. Từng phần công việc sau khi hoàn thành đều được vẽ lại bản vẽ hoàn công, báo cáo lại và phòng tổ chức nghiệm thu lại. Tuy nhiên do địa hình của Lạng Sơn phần lớn là đồi núi nên đôi khi công tác quản lý cũng chưa được sát sao, việc báo cáo các kết quả chưa kịp thời, quá trình xây dựng bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến cả dự án, quản lý sau khi hoàn thành cũng gặp nhiều khó khăn và không thể liên tục do địa hình hiểm trở , phương tiện giao thông khó khăn. Tình trạng hỏng hóc hay gặp sự cố của công trình sau xây dựng ít xảy ra, nếu xảy ra hầu hết đều do tác động của thiên nhiên như làm đổ, nghiêng cột cáp, sét đánh. Quy trình quản lý quá trình thi công xây dựng của công ty gồm các công việc sau:
Giám sát quá trình bàn giao mặt bằng (lập biên bản bàn giao mặt bằng nếu mọi điều kiện bàn giao đã đáp ứng và không có khiểu kiện gì) -> ra quyết định khởi công xây dựng công trình (giám đốc kí quyết định) -> quán lý quá trình thi công xây dựng theo đúng thiết kế (giám sát và ghi nhật kí công trình) -> Vẽ hồ sơ hoàn công công trình (vật tư và sơ đồ các tuyến cáp cống bể) -> tiến hành nghiệm thu công trình -> báo cáo lại và thanh quyết toán công trình.
- Theo xu thế chung, Viễn Thông Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng hiện nay đang tích cực đẩy mạnh quá trình đầu tư cho dịch vụ viễn thông quốc tế. Các trang thiết bị được nâng cấp thay thế nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới, góp phần hoàn thành tốt phương hướng chiến lược đã đề ra là đưa doanh nghiệp vào top 10 doanh nghiệp viễn thông mạnh nhất châu Á.
- Hệ thống cáp quang được tăng cường, thay thế dần cáp đồng nhằm tăng cường quá trình truyền dữ liệu, nâng cấp hệ thống, giúp quá trình truyền tải được tốt hơn, bên cạnh thay mới còn đầu tư xây dựng thêm các tuyến cáp song song, kéo thêm cáp nhằm phục vụ cho các địa bàn đang và có xu hướng tăng nhanh nhu cầu sử dụng dịch vụ; góp phần cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, tạo uy tín, tăng thêm doanh thu đạt các chỉ tiêu đã đề ra.
- Bên cạnh các trang thiết bị không ngừng được đầu tư đổi mới, cơ sở hạ tầng tại Viễn Thông Lạng Sơn cũng là một vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư thường xuyên như sửa chữa tài sản cố định, mở rộng cơ sở hay xây mới cơ sở để đáp ứng cho đời sống CBCNV, bảo quản trang thiết bị được tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Theo chiến lược phát triển của ngành, và định hướng phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn, trong tương lai Viễn Thông sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ mới, đổi mới trang thiết bị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với chiến lược là người đi trước nhằm hút thị phần về phía Viễn Thông Lạng Sơn trước khi các đối thủ khác tham gia vào thị phần này.
- Trong điều kiện về cơ bản cơ sở hạ tầng, hệ thống truyền dẫn và phát sóng thông tin liên lạc tại Lạng Sơn đã gần như được hoàn thành đưa vào sử dụng và các hình thức cung cấp dịch vụ cũ đã tương đối bão hòa, khả năng phát triển thêm là rất hạn chế (điện thoại cố định) và lại có nhiều đối thủ cùng lĩnh vực tham gia thị trường cạnh tranh. Với tình hình hiện nay, để đảm bảo sự phát triển, tăng doanh thu hoàn thành chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước đòi hỏi Viễn Thông Lạng Sơn phải luôn đưa ra các hình thức khuyến mại kích cầu, đầu tư các loại hình dịch vụ mới hấp dẫn thu hút khách hàng sử dụng chiếm lĩnh thị phần củng cố vị trí là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Về đầu tư xây dựng cơ bản, cơ bản cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, các trạm phát sóng đã được hoàn thành và được đưa vào sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các trang thiết bị luôn được viễn thông đổi mới và tăng cường trang bị cho các cơ sở mới xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của viễn thông và các loại hình dịch vụ mới được đưa vào sử dụng đòi hỏi trnag thiết bị có kĩ thuật, tiêu chuẩn ngày càng cao và tinh vi. Việc sửa chữa tài sản cố định, các phương tiện vẫn chuyển của Viễn Thông và bảo trì các trang thiết bị vật tư luôn được tiến hành theo lịch, bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh luôn được liên tục, máy móc vận hành hoàn hảo không hỏng hóc. Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống các tuyến cáp quang luôn được quan tâm, giám sát quản lý cả về chất lượng cũng như tiến độ bảo đảm hệ thống đi vào hoạt động đúng với kế hoạch đã đề ra. Các tuyến cáp mới được đầu tư xây dựng và nâng cấp đã góp phần nâng cao khả năng truyền tải dữ liệu, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.2.3: Đánh giá hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn.
1.2.3.1: Các kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua (2006 - 2009).
Cơ sở hạ tầng:
Mạng lưới VT – CNTT được mở rộng cả về năng, quy mô, chất lượng và vùng phục vụ, hiện đại hóa về công nghệ và dịch vụ, đủ sức đáp ứng đáp mọi yêu cầu sử dụng của khác hàng.
STT
Các hệ thống mạng
Đã hoàn thành đầu tư xây dựng
Đang hoàn thiện
1
Mạng băng rộng
3.368 lines IP-DSLAM
6.474 lines IP-DSLAM
2
Mạng chuyển mạch
123 trạm:
+ 1 Host.
+19 trạm vệ tinh.
+ 34 trạm truy cập UDC.
+ 32 trạm truy cập V5.2.
+ 29 trạm MSAN.
+ 8 trạm TAM.
3
Mạng truyền dẫn
296 E1.
4
Mạng cáp quang
+ Tuyến đồng trục: 165 tuyến.
+ Tuyến BTS: 112 tuyến.
+ Tuyến Đảng – Chính quyền: 59 tuyến.
5
Mạng MAN - E
2 tuyến cáp quang: 66km.
6
Mạng thông tin di động
+ Hòa mạng 96 trạm BTS.
+ Xây dựng thêm 57 trạm.
+ Đang hoàn thiện 3 trạm.
Bảng 8: Hệ thống các cơ sở hạ tầng đã hoàn thành quá trình đầu tư xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện.
- Mạng Băng rộng: đã lắp đặt được 3.368 lines IP-DSLAM, nâng tổng số lên 22.216 số lines; số lines đang lắp đặt 6.478, nâng tổng số lên 28.294 lines. Hòa mạng và chuyển lưu lượng IP DSLAM cho 01 BRAS mới sang VN2, nâng cấp toàn bộ hệ thống IP-DSLAM HUAWEI-5600.
Mạng chuyển mạch gồm 123 trạm, trong đó có 01 Host, 19 trạm vệ tinh, 34 trạm thiết bị truy nhập UDC, 32 trạm thiết bị truy nhập V5.2; 29 trạm thiết bị MSAN; 8 trạm thiết bị TAM, tăng 29 trạm so với năm 2008 nâng tổng số dung lượng lên 121.185 lines.
Mạng truyền dẫn: Tổng số kênh truyền dẫn nội tỉnh, liên tỉnh 1414/1588 E1 sử dụng lắp đặt tăng 296 E1 so với cùng kỳ năm 2008, hệ thống vòng Ring trên mạng được xây dựng khép kín đến 10 huyện thị, đảm bảo 100% liên lạc.
Mạng cáp quang gồm tuyến đồng trục gồm 165 tuyến chiều dài 1500 km gồm cáp từ 04FO – 24FO cả chôn và treo; tuyến cáp cho mạng BTS gồm 112 tuyến dài 325,64 km cáp từ 04FO – 08FO toàn bộ treo; tuyến quang dùng cho Đảng – Chính quyền gồm 59 tuyến có chiều dài 16,77km cáp từ 04FO – 08FO chủ yếu là cáp chôn, tăng 186 tuyến chiều dài hơn 523 km so với năm 2008; mạng truyền dẫn đã tạo được 03 mạch vòng Ring vu hồi (năm 2008: không mạch vòng). Do vậy đã đảm bảo an toàn trên toàn mạng lưới.
80% xã đã có đường truyền băng rộng, hệ thống cáp quang, thiết bị phụ trợ, nhà trạm.
Mạng MAN-E: Để đảm bảo việc kết nối mạch vòng cho thiết bị, xây dựng thêm 02 tuyến cáp quang, với chiều dài 66 km theo phương thức ngầm và treo; xây dựng cấu trúc mạng cáp quang FTTx tại các trọng điểm của các cơ quan, ban ngành. Thiết bị mạng MAN-E sử dụng công nghệ IP với băng thông rộng, hội tụ các dịch vụ như: dịch vụ băng rộng xDSL, VoIP,IPTV… và đáp ứng nhu cầu sử dụng sử dụng mạng tốc độ cao lên đến hàng trăm Mbit/s cho các cơ quan, ban ngành.
Mạng thông tin di động: Trong năm 2009 đã hòa mạng được 96 trạm BTS, nâng tổng số trạm lên 165 trạm tăng 123% so với năm 2008. Về cơ sở hạ tầng trạm BTS Tập đoàn giao năm 2009 đã hoàn thành 57/60 (đạt 95% kế hoạch năm). Hiện nay, tất cả các phường, thị trấn, và gần hết các xã trong toàn tỉnh đã được phủ sóng di động; 226/226 xã có máy điện thoại.
Thuê bao viễn thông thực tăng: Tổng số thuê bao viễn thông thực tăng là 39.9994 thuê bao đạt 125,6% kế hoạch và tăng 111,4% so với năm 2008.
STT
Loại hình dịch vụ
Thuê bao tăng thêm 2009
Kế hoạch đề ra
So với năm 2008
1
Cố định hữu tuyến
1278
35%
- 71%
2
G-Phone
15.111
89%
+ 49%
3
Di động trả sau
16.956
411%
+ 1278%
4
Internet ADSL
6.556
73%
+ 57%
5
FTTH
93
-
-
6
Tổng
39.9994
125,6%
111,4%
Bảng 9: Bảng lượng thuê bao tăng của các loại hình dịch vụ do đầu tư đem lại.
Trong đó:
Cố định hữu tuyến: 1278 thuê bao đạt 35% kế hoạch và giảm 71% so với năm 2008.
G-Phone: 15.111 thuê bao đạt 89% kế hoạch tăng 49% so với năm 2008.
Di động trả sau: 16.956 thuê bao đạt 411% kế hoạch tăng 1278% so với năm 2008, gấp hai lần số thuê bao hiện có đến 1/1/2009.
Internet ADSL: 6.556 thuê bao đạt 73% kế hoạch tăng 57% so với năm 2008.
FTTH: được 93 thuê bao. Đây là dịch vụ mới đưa vào thử nghiệm nên chưa có kế hoạch và so sánh với các năm trước.
Biều đồ 5: Biểu đồ thể hiện phần trăm lượng thuê bao tăng thêm của từng loại hình dịch vụ do quá trình đầu tư đem lại.
Sản lượng một số dịch vụ chủ yếu:
STT
Loại hình dịch vụ
Thuê bao tăng thêm 2009
Kế hoạch đề ra
So với năm 2008
1
Cố định hữu tuyến
1278
35%
- 71%
2
G-Phone
15.111
89%
+ 49%
3
Di động trả sau
16.956
411%
+ 1278%
4
Internet ADSL
6.556
73%
+ 57%
5
FTTH
93
-
-
6
Tổng
39.994
125,6%
111,4%
Bảng 10: Sản lượng của một số loại hình dịch vụ tăng thêm do
quá trình đầu tư đem lại.
Điện thoại cố định hữu tuyến nội hạt, nội tỉnh là 26.578.796 phút và giảm 20% so với năm 2008.
Điện thoại cố định hữu tuyến liên tỉnh là 3.345.591 phút và giảm 70% so với năm 2008.
Điện thoại cố định hữu tuyến gọi di động là 21.234.745 phút tăng 12% so với năm 2008 (do thị phần di động tăng lên).
Điện thoại cố định hữu tuyến gọi quốc tế là 176.766 phút tăng 41% so với năm 2008.
Điện thoại di động trong nước đạt 46.860.534 phút tăng 66% so với năm 2008.
Điện thoại di động gọi quốc tế đạt 165.785 phút tăng 55% so với năm 2008.
Biều đồ 6: Biều đồ hình cột thể hiện mức tăng sản lượng của các loại hình
dịch vụ do quá trình đâu tư mang lại
Năng suất lao động: Đạt 464 triệu đồng/ người / năm; So với năm 2008 đạt 146,9%.
Nộp ngân sách: Trong năm 2009 đơn vị đã nộp 3.456 triệu đồng tăng 95,56% so với năm 2008, so với kế hoạch phải nộp thực hiện đạt 100%.
Để đạt được những kết quả như trên, ngay từ đầu năm, Ban lãnh Đạo Viễn Thông Lạng Sơn đã xác định phải đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động là dịch vụ đưa lại doanh thu cao nhất trong 4 dịch vụ và thị trường cũng dễ xâm nhập, thị phần dịch vụ đơn vị nắm giữ còn thấp và đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng tới đó là lực lượng CBCNV ngành giáo dục.
Năm 2009 đã tập trung xây dựng các gói cước dịch vụ di động trả sau, dịch vụ Internet ưu đãi cho đối tượng CBCNV các cơ quan, ban ngành đặc biệt là tập trung vào các CBCNV ngành giáo dục là ngành có số lượng CBCNV đông nhất trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ động trong việc chiếm lĩnh thị trường không còn thụ động, chạy theo các đối thủ về khuyến mại mà đã xây dựng các gói cước tạo nên sự khác biệt; Thực hiện phân công lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung, chỉ đạo ráo riết công tác bán hàng, phát triển thuê bao đến từng cơ quan, vào từng thôn bản để bán hàng, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các mỗi quan hệ của CBCNV để mở rộng kênh bán hàng. Trao đổi, thương thảo, đàm phán kí kết các thỏa thuận hợp tác kinh doanh với Sở giáo dục, Sở y tế… để có cơ sở tiếp cận với lực lượng CBCNV ngành giáo dục và y tế là các đối tượng khách hàng tiềm năng. Các khu thương mại, đô thị mới đơn vị đều đã thực hiện kí kết hợp tác đầu tư.
Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tập đoàn BCVT, Công đoàn Bưu điện Việt Nam, lãnh đạo địa phương; Sự quan tâm, ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh.
Nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây có xu hướng phát triển, một số khu công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại mới được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện. Do đó tăng nhu cầu, khả năng và điều kiện sử dụng các dịch vụ VT – CNTT của người dân tăng một cách rõ rệt.
Mạng Viễn thông - CNTT nằm trong thế chủ lực, đã và đang tiếp tục được đầu tư ngày một hiện đại, đồng bộ và đa dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn Thông và công nghệ thông tin của người dân. Đảm bảo có chất lượng và uy tín tốt đối với khác hàng trên địa bàn toàn tỉnh.
Đội ngũ lãnh đạo, CBCNV có quan hệ tốt với các Sở ban ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đó là nền móng vững chắc. là điều kiện để ổn định thị trường.
Đội ngũ CBCNV với lực lượng đông đảo là nhưng người lao động trẻ, năng động, không ngịa khó khăn, ham học hỏi, tìm tòi nâng cao trình độ, nhận thức, tay nghề; có đạo đức và lòng yêu nghề tuyệt đối.
1.2.3.2: Hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Chỉ tiêu về doanh thu: Tổng doanh thu phát sinh đạt 166.708,24 triệu đồng đạt 110,8% kế hoạch tập đoàn giao và tăng 45,6% so với năm 2008.
STT
Loại hình dịch vụ
Doanh thu 2009
(triệu đồng)
Khối lượng hoàn thành theo kế hoạch (%)
So với 2008
(%)
1
Cố định hữu tuyến.
40.000
85,4
- 20,65
2
G-Phone.
15.000
125,34
+ 290,43
3
Di động trả sau.
47.000
139,1
+ 68,87
4
Internet.
17.747,3
76,8
+ 65
5
Dịch vụ VTCI
6.745,54
100
+ 56,3
6
Dịch vụ còn lại
29.438
135,34
+ 278,5
7
Hòa mạng.
4.543,3
137,6
+ 49,5
8
Khác (bán hàng hóa).
6.234,1
498,6
+ 386
9
Tổng
166.708,24
110,8
+ 45,6
Bảng 11: Doanh thu của Viễn Thông Lạng Sơn trong năm 2009.
Trong đó:
Doanh thu dịch vụ cố định hữu tuyến: 40.000 triệu đồng đạt 85,4% kế hoạch; giảm 20,65% so với năm 2008.
Doang thu dịch vụ G-Phone: 15.000 triệu đồng đạt 125,34% kế hoạch, tăng 290,43% so với năm 2008.
Doanh thu dịch vụ di động trả sau: 47.000 triệu đồng đạt 139,1% kế hoạch, tăng 68,87% so với năm 2008.
Doanh thu dịch vụ Internet: 17.747,3 triệu đồng đạt 76,8% kế hoạch, tăng 65% so với năm 2008.
Doanh thu các dịch vụ còn lại: 29.438 triệu đồng đạt 135,34% kế hoạch và tăng 278,5% so với năm 2008.
Doanh thu dịch vụ VTCI được ghi thu là 6.745,54 triệu đồng bằng 100% kế hoạch giao theo QĐ 2414/QĐ – VNPT – KH ngày 15/12/2009 và bằng 56,3% so với KH Tập đoàn giao chính thức tháng 4/2008.
Doanh thu hòa mạng: 4.543,3 triệu đồng đạt 137,6% kế hoạch tăng 49,5% so với năm 2008.
Doanh thu khác VT – CNTT (chủ yếu là bán hàng hóa): 6.234,1 triệu đồng đạt 498,6% kế hoạch tăng 386% so với năm 2008.
Doanh thu VT – CNTT trừ thẻ trả trước, cước kết nối và bán hàng hóa (doanh thu chiều đi) đạt 139.497,1 triệu đồng đạt 114,4 kế hoạch và tăng 27,8% so với năm 2008.
Biều đồ 7: Mức đóng góp của từng loại hình dịch vụ trong tổng doanh thu của Viễn Thông Lạng Sơn năm 2009.
"Môi trường cạnh tranh trong viễn thông đã được thiết lập...". Lạng Sơn "đã thiết lập thị trường cạnh tranh với 6 DN hạ tầng". Có 4 DN viễn thông di động đang chia sẻ thị phần là VinaPhone (48,72% thị phần), MobiFone (35,63% thị phần), Viettel (11,41%) và S-Fone (4,24%). Thị phần của dịch vụ Internet với "miếng bánh" lớn nhất thuộc về VNPT (với 59,18% thị phần), tiếp sau đó là: FPT (29,70%), Viettel (11,22%). Tuy vậy, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh chất lượng thấp về năng suất và hiệu quả đầu tư thì một thực tế đã được chỉ ra: "Do xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người thấp, nên mặc dù tốc độ phát triển dịch vụ Viễn thông, Internet khá cao, Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói chung vẫn phát triển kém hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực về mật độ điện thoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26524.doc