Chuyên đề Đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1998- 2010

MỤC LỤC

Trang

 Lời mở đầu 1

Chương I: Đầu tư với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia 2

I- Đầu tư, nguồn vốn đầu tư và vai trò 2

1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển 2

2. Nguồn vốn đầu tư 6

II. Tăng trưởng kinh tế 11

1. Khái niệm 11

2. Các lý thuyết về đầu tư và tăng trưởng kinh tế 12

3. Các yếu tố chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế 18

III. Đầu tư với tăng trưởng kinh tế 23

1. Tác động của đầu tư đối với tăng trưởng của nền kinh tế 23

2. Đầu tư với sự tăng trưởng kinh tế 24

Chương II: Thực trạng đầu tư và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế việt nam giai đoạn 1998- 2004 27

I. Thực trạng đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giái đoạn 1998- 2004 27

1. Nguồn vốn đầu tư 27

2. Đầu tư phát triển các vùng lãnh thổ 34

3. Đầu tư phát triển các ngành kinh tế 38

4. Kết quả đầu tư với tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1998- 2004 46

5. Tăng trưởng kinh tế 48

6. Các nhân tố đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 61

III. Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998- 2004 67

1. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế 68

2. Cơ cấu đầu tư theo ngành chưa thực sự hợp lý, chưa tạo ra được cơ cấu kinh tế có khả năng khai thác các thế mạnh trong từng ngành. 69

3 . Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế chưa đảm bảo tăng trưởng đồng đều giữa các vùng 72

4. Công tác quản lý đầu tư còn yếu kém. 72

5. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa cao, 73

6. Tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí chưa được khắc phục: 73

7. Tình trạng thất thoát, sai phạm trong sử dụng vốn đầu tư vẫn chưa được cải thiện: 74

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đối với sự nghiệp tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 75

I. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 () 75

II. Định hướng tăng trưởng các ngành, các thành phần, các vùng kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chung 76

1. Tăng trưởng ngành () 76

2. Tăng trưởng các thành phần kinh tế () 78

3. Định hướng tăng trưởng các vùng kinh tế () 79

III. Định hướng đầu tư phát triển 80

1. Đầu tư phát triển các ngành kinh tế 81

2. Đầu tư phát triển các thành phần kinh tế 83

3. Đầu tư phát triển các vùng kinh tế 83

IV. một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đối với sự nghiệp tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 2001- 2010 84

1. Kế hoạch hoá và bố trí cơ cấu đầu tư 84

2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 90

3. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư. 94

Kết luận 100

Tài liệu tham khảo 101

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1998- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Từ đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Vốn đầu tư cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và tăng dần từ năm 2001 trở lại đây (tuy không nhiều). Điều này thể hiện để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội nói chung và đáp ứng được mục tiêu CNH nông nghiệp nông thôn nói riêng thì nhất thiết phải chú trọng đến đầu tư phát triển khu vực nông lâm ngư nghiệp. Ngược lại với 2 ngành kinh tế trên, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm dần, từ 19,61% năm 1998 xuống còn 14,88% năm 2004. Sở dĩ có sự suy giảm tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ là bởi vì chúng ta chưa có chiến lược đầu tư cho dịch vụ một cách rõ ràng. Một số ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn… là ngành có giá trị gia tăng cao nhưng chưa được quan tâm và chú ý đầu tư thích đáng. Trong khi đó chỉ tập trung đầu tư vào các ngành dịch vụ truyền thống, đòi hỏi vốn ít nhưng giá trị gia tăng mang lại cũng thấp. Do vậy, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành dịch vụ mạnh mẽ hơn nữa nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển của ngành này. 4. Kết quả đầu tư với tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1998- 2004 Nhờ tăng cường đầu tư phát triển qua các năm, giá trị tài sản cố định (TSCĐ) mới tăng thêm ngày càng tăng. Nhìn vào bảng 10 ta thấy, năm 1998 giá trị TSCĐ mới tăng thêm cho nền kinh tế mới đạt 37,94 nghìn tỷ đồng, đến năm 2001 đạt 78,4 nghìn tỷ đồng và năm 2003 đạt 95,4 nghìn tỷ đồng. TSCĐ có thể huy động cho sản xuất tăng lên đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bảng 10: Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm thuộc vốn đầu tư phát triển phân theo ngành Giá thị trường Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng số 37.94 59.63 75.727 78.4 82.87 95.4 Công nghiệp và xây dựng 16.37 30.03 38.907 44.25 46.06 53.1 Trong đó CN khai thác mỏ 0.24 2.42 1.86 0.69 1.51 1.7 CN chế biến 9.32 13.29 24.94 24.65 27.87 32.1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 5.15 11.33 10.237 15.36 13.81 16 Xây dựng 1.66 2.99 1.87 3.55 2.87 3.3 Nông lâm ngư nghiệp 5.29 6.01 9.83 9.24 11.07 12.7 Trong đó Nông nghiệp và lâm nghiệp 4.16 5.12 8.95 7.87 9.42 10.8 Thuỷ sản 1.13 0.89 0.88 1.37 1.65 1.9 Dịch vụ 16.28 23.59 26.99 24.91 25.74 29.6 ( Nguồn: Niên giám thống kê 2003) Đi sâu xem xét theo từng ngành, ta thấy: ngành công nghiệp và xây dựng do được ưu tiên đầu tư nên đã tạo ra giá trị TSCĐ mới tăng thêm lớn nhất và có xu hướng tăng liên tục, từ 16,37 nghìn tỷ đồng (năm 1998) lên 53,1 nghìn tỷ đồng (năm 2003). Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là công nghiệp chế biến có giá trị TSCĐ mới tăng thêm lớn nhất, tăng từ 9,32 nghìn tỷ đồng (năm 1998) lên 32,1 nghìn tỷ đồng (năm 2003). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng đã đi theo đúng xu thế kinh tế mới- đó là tăng cường phát triển các ngành công nghiệp chế biến, giảm dần các ngành công nghiệp khai thác, bởi lẽ các ngành công nghiệp chế biến luôn có giá trị gia tăng lớn hơn các ngành công nghiệp khai thác. Giá trị TSCĐ huy động của ngành sản xuất điện, khí đốt và nước cũng tăng dần, từ 5,15 nghìn tỷ đồng năm 1998 lên 16 nghìn tỷ đồng năm 2003 cũng cho thấy việc đầu tư đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Ngành nông lâm ngư nghiệp tuy có giá trị TSCĐ mới tăng thêm nhỏ nhất song giá trị này cũng tăng dần- năm 1998 là 5,29 nghìn tỷ đồng, đến năm 2003 là 21,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ( chiếm 4,16 nghìn tỷ đồng năm 1998 và 10,8 nghìn tỷ đồng năm 2003), còn ngành thuỷ sản lại có giá trị TCSĐ mới tăng thêm còn tương đối nhỏ. Từ đó có thể thấy việc đầu tư cho ngành thuỷ sản chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện cho ngành tăng trưởng tương xứng với tiềm năng hiện có. Như đã xem xét ở trên, do vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ bị suy giảm trong 3 năm từ 2000 đến 2002 nên giá trị TSCĐ mới tăng thêm của ngành cũng giảm trong 3 năm này. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây đã có dấu hiệu phục hồi, đạt trên 29 nghìn tỷ đồng vào năm 2003. Chỉ tiêu giá trị TSCĐ mới tăng thêm do vốn đầu tư phát triển của các ngành tăng lên cho thấy việc đầu tư đã đem lại kết quả khả quan. Từ đó đã đóng góp mạnh mẽ đến tăng trưởng của các ngành nói riêng và tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế nói chung. 5. Tăng trưởng kinh tế 5.1. Tăng trưởng của các ngành kinh tế Sự gia tăng quy mô vốn đầu tư đều đặn qua các năm đã có tác động mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta. Đầu tư tăng cường năng lực sản xuất cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế và từ đó góp phần làm cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng liên tục. Đóng góp của các ngành vào GDP ngày càng tăng, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm được ưu tiên đầu tư như công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Hai nhóm ngành này có giá trị đóng góp vào GDP lớn nhất và có xu hướng ngày càng tăng Ngành nông lâm ngư nghiệp tuy có giá trị đóng góp nhỏ hơn nhưng cũng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ (biểu 4). Bảng 11: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1998- 2004 Giá so sánh năm 1994 Đơn vị: nghìntỷ đồng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Công nghiệp và xây dựng 81.76 88.05 96.91 107 117.1 129.19 142.37 Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 57.87 60.89 63.72 65.62 68.28 70.47 72.80 Dịch vụ 105 107.3 113 119.9 127.8 138.17 148.26 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư ) Bảng 12: Tốc độ gia tăng liên hoàn tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Công nghiệp và xây dựng 8.33 7.69 10.06 10.4 9.43 10.34 10.2 Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 3.54 5.22 4.648 2.98 4.05 3.21 3.3 Dịch vụ 5.09 2.25 5.32 6.1 6.54 6.6 7.3 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư) Biểu đồ 4: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 0 2 4 6 8 10 12 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp, thuỷ sản Dịch vụ * Ngành công nghiệp và xây dựng: là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình CNH- HĐH của đất nước. Do vậy ngành này đã có tốc độ tăng trưởng nhanh và theo hướng hiện đại. Vượt lên những đòi hỏi khắc nghiệt của thị trường, vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hôi. Đóng góp của ngành vào GDP ngày càng tăng, năm 2000 là 96,91 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 117,1 nghìn tỷ đồngvà năm 2004 là 142,37 nghìn tỷ đồng (bảng 11). Chính đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng đã có tác dung quan trọng tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực này. Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp đạt từ 8,33% đến 10,4% trong giai đoạn 1998- 2004 (bảng 12). Như vậy, cùng với nhịp độ gia tăng của đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của ngành này cũng tăng lên tương ứng. Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 1998- 2004 Giá so sánh năm 1994 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 151.22 168.75 127.04 147.08 165.59 193.77 230.58 Công nghiệp khai thác mỏ 21.12 24.58 4.57 5.258 6.412 7.61 8.25 Công nghiệp chế biến 120.67 133.70 110.52 128.11 146.06 167.27 192.36 Sản xuất điện, khí đốt và nước 9.44 10.47 11.95 13.71 13.12 18.89 20.96 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và bộ Kế hoạch và đầu tư) Bảng 14: Tốc độ gia tăng định gốc của giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 100.00 11.59 -15.99 -2.74 9.50 28.14 52.48 Công nghiệp khai thác mỏ 100.00 16.39 -78.36 -75.10 -69.64 -63.96 -60.93 Công nghiệp chế biến 100.00 10.80 -8.41 6.17 21.05 38.62 59.42 Sản xuất điện, khí đốt và nớc 100.00 10.88 26.59 45.23 38.98 100.11 122.03 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và bộ Kế hoạch và đầu tư) Trong công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến do được đầu tư đúng mức nên giá trị tăng thêm của ngành luôn giữ ở mức trên 10% (từ 10,6 % đến 11,6 %), đóng góp vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp từ 57- 65 %. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 120,67 nghìn tỷ đồng (năm 1998) lên 192,36 nghìn tỷ đồng (năm 2004), tăng 59,42% (bảng 13, 14). Tăng cường đầu tư vào công nghiệp chế biến là biện pháp tốt, không chỉ phát triển các ngành này mà tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế, bởi lẽ hầu hết các ngành công nghiệp này đều có mức độ tăng trưởng ảnh hưởng đến nền kinh tế cao hơn mức bình quân Bên cạnh đó, công nghiệp sản xuất điện, khí đốt và nước do được đầu tư đúng mức cũng tăng trưởng mạnh, đạt giá trị sản xuất trên 20,9 nghìn tỷ đồng (năm 2004)- tăng 122,03% so với mức 9,44 nghìn tỷ đồng của năm 1998 (bảng 13, 14) Đối với ngành xây dưng, trong thời gian qua giá trị tăng thêm của ngành đều trên 10 %. Đây là ngành tạo dựng nên giá trị tài sản cố định của đất nước. Tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng. Nhịp độ tăng trưởng cao của ngành xây dựng đồng nghĩa với việc tích luỹ tài sản cố định cũng tăng cao, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. * Ngành nông lâm ngư nghiệp: Sự tăng lên về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực này đã đem lại cho bản thân ngành những bước phát triển đáng khích lệ. Giá trị khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Năm 1998 là 57,87 nghìn tỷ đồng, năm 2000 là 63,72 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 68,28 nghìn tỷ đồng và năm 2004 là 72,80 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tương đối thì tốc độ tăng của khu vực này có xu hướng không ổn định và giảm trong những năm gần đây, từ 4,05% năm 2002 xuống còn 3,21% năm 2003 và 3,3 % năm 2004 (bảng 11, 12) Bảng 15: Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 1998- 2004 Giá so sánh năm 1994 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nông nghiệp Tổng số 99.09 106.37 112.11 114.99 122.15 127.11 129.31 Trồng trọt 80.29 86.38 90.86 92.91 98.06 101.21 102.32 Chăn nuôi 16.20 17.33 18.50 19.28 21.19 22.94 23.11 Dịch vụ 2.6 2.65 2.75 2.8 2.88 2.96 3.88 Lâm nghiệp Tổng sô 5.26 5.62 5.90 6.01 6.11 6.17 6.20 Ngư nghiệp Tổng số 16.92 18.25 21.78 25.36 27.60 30.21 30.42 Tổng số 121.27 130.24 139.79 146.36 155.86 163.49 165.93 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và bộ Kế hoạch và đầu tư) Bảng 16: Tốc độ gia tăng định gốc của giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nông nghiệp Tổng số 100 7.35 13.14 16.05 23.27 28.28 30.50 Trồng trọt 100 7.59 13.16 15.72 22.13 26.06 27.44 Chăn nuôi 100 6.98 14.20 19.01 30.80 41.60 42.65 Dịch vụ 100 1.92 5.77 7.69 10.77 13.85 49.23 Lâm nghiệp Tổng sô 100 6.84 12.17 14.26 16.16 17.30 17.87 Ngư nghiệp Tổng số 100 7.86 28.72 49.88 63.12 78.55 79.79 Tổng số 100 7.40 15.27 20.69 28.52 34.81 36.83 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và bộ Kế hoạch và đầu tư) Trong nông nghiệp, sản lượng lương thực đã đạt kết quả to lớn, từ 21,48 triệu tấn năm 1990 lên trên 34,25 triệu tấn năm 1999, 37 triệu tấn năm 2002 và trên 37,7 triệu tấn năm 2004. Từ một nước phải nhập lương thực nhưng từ năm 1989 trở lại đây, sản xuất lương thực nước ta chẳng những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu lương thực năm 2004 chiếm 30 % kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản và chiếm 15- 17 % thị phần xuất khẩu lương thực thế giới, đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu gạo. Nhờ đầu tư mạnh vào phát triển hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu, các dự án kiên cố hoá kênh mương… nên diện tích đất ruộng được tưới trong mấy năm gần đây được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thuần tuý, đặc biệt là trồng cây nông nghiệp như lúa…Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2004 đạt trên 102,32 nghìn tỷ đồng, so với mức 80,29 nghìn tỷ đồng của năm 1998 là tăng 27,44%. Chăn nuôi cũng phát triển với quy mô thích hợp ở từng vùng, giá trị sản xuất của ngành tăng từ 16,3 nghìn tỷ đồng năm 1998 lên 23,11 nghìn tỷ đồng năm 2004 (bảng 15, 16). Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng là lĩnh vực có nhiều khó khăn, song nhờ được đầu tư thích đáng nên đã tạo được những chuyển biến tích cực. Độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 lên tới 36,5% năm 2002 và 38,7% năm 2004. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tuy chưa cao nhưng cũng tăng dần, từ 5,26 nghìn tỷ đồng năm 1998 lên 6,2 nghìn tỷ đồng năm 2004, tăng 17,87% (bảng 15, 16). Thuỷ sản cũng đạt nhiều thắng lợi, thực hiện thành công chiến lược đầu tư hướng vào hàng chế biến xuất khẩu. Nếu lấy năm 1998 làm gốc thì tốc độ gia tăng giá trị sản xuất năm 2000 đạt 28,72%, năm 2002 đạt 63,12% và năm 2004 đạt 79,79% (bảng 16). Năm 2000 đạt sản lượng trên 2000 tấn, đến năm 2004- năm đỉnh cao của sản xuất thuỷ sản, giá trị sản lượng đạt tới 2850 nghìn tấn. Sản lượng gia tăng đã khiến cho giá trị sản xuất của ngành cũng tăng lên tương ứng. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2000 mới đạt 21,78 nghìn tỷ đồng, đến năm 2004 đã đạt trên 30,4 nghìn tỷ đồng (bảng 15). Sản xuất thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và của nền kinh tế nói riêng. * Ngành dịch vụ: là lĩnh vực đặc trưng của cơ cấu kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ nước ta phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân cư. Đây là ngành có giá trị đóng góp vào GDP cao nhất trong 3 ngành, năm 1998 là 105 nghìn tỷ đồng, năm 2000 là 113 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 148,26 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng liên hoàn của ngành dịch vụ tuy tương đối cao và ổn định nhưng vẫn thấp hơn so với ngành công nghiệp. Năm 2000 là 5,32 %, năm 2002 là 6,54 % và năm 2004 là 7,3 % (bảng 11, 12). Mặc dù vậy nhưng tốc độ tăng của ngành dịch vụ vẫn có xu hướng đi lên, cho thấy hoạt động đầu tư cho ngành đã đem lại hiệu quả tích cực và to lớn. Trong nội bộ ngành dịch vụ, thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại hoạt động mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường và có tỷ trọng giá trị gia tăng cao như: các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư…Các hoạt động dịch vụ này hiện đang đóng góp 3/4 vào mức tăng trưởng của ngành dịch vụ và đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng hơn trong thời gian tới. Các dịch vụ sự nghiệp là khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển theo nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010: “Phát huy nguồn lực tri thức và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH- HĐH”. Do đó tăng trưởng của khu vực này không chỉ tăng hơn mức tăng trưởng của toàn ngành dịch vụ mà còn cao hơn cả mức tăng bình quân chung của cả nền kinh tế. 5.2. Tăng trưởng của các thành phần kinh tế Đầu tư phát triển không chỉ khiến cho các ngành tăng trưởng cao và liên tục mà còn tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Trong những năm gần đây, nhờ được đầu tư hợp lý, các thành phần kinh tế đều tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, trong đó, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo cùng với sự gia tăng của các thành phần kinh tế khác. Bảng 17: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1998- 2004 Giá so sánh năm 1994 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 244.60 256.30 273.78 292.54 313.15 335.99 361.34 Kinh tế nhà nước 100.20 101.95 111.52 119.82 128.24 138.06 151.2 Kinh tế tập thể 21.98 22.88 23.35 24.11 25.29 26.14 29.25 Kinh tế tư nhân 12.98 15.11 21.23 23.95 27.05 29.79 33.12 Kinh tế cá thể 82.29 87.82 88.08 92.92 98.56 104.45 107.56 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 27.15 28.54 29.60 31.73 34.01 37.56 40.21 ( Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và bộ Kế hoạch và đầu tư) Biểu đồ 4: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: nghìn tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Bảng 18: Tốc độ gia tăng định gốc tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 100.00 4.79 11.93 19.60 28.03 37.37 47.73 Kinh tế nhà nước 100.00 1.75 11.30 19.58 27.99 37.78 50.90 Kinh tế tập thể 100.00 4.10 6.25 9.69 15.07 18.93 33.09 Kinh tế tư nhân 100.00 16.41 63.54 84.55 108.39 129.48 155.16 Kinh tế cá thể 100.00 6.72 7.04 12.92 19.77 26.94 30.71 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 100.00 5.12 9.02 16.88 25.25 38.33 48.10 ( Nguồn: Niên giám thống kê 2003 và bộ Kế hoạch và đầu tư) Kinh tế nhà nước có giá trị đóng góp vào GDP lớn nhất trong các thành phần kinh tế , từ 100,2 nghìn tỷ đồng năm 1998 lên 151,2 nghìn tỷ đồng năm 2004, tăng 50,9%. Điều này cho thấy vốn đầu tư phát triển khu vực kinh tế nhà nước đã đem lại kết quả to lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của khu vực này. Tăng trưởng trong khu vực kinh tế nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế bởi lẽ đây là thành phần kinh tế nắm vai trò chủ đạo, có tính “dẫn dắt, lôi kéo” các thành phần kinh tế khác. Tiếp sau khu vự c kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể cũng có giá trị đóng góp vào GDP tương đối lớn, từ 82,29 nghìn tỷ đồng năm 1998 đến 107,56 nghìn tỷ đồng năm 2004, tăng 30,7%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào GDP từ 27,15 nghìn tỷ đồng năm 1998 đến 40,2 nghìn tỷ đồng năm 2004. Nhờ có sự khuyến khích phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ngày càng đa dạng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong nước. Kinh tế tư nhân tuy có đóng góp nhỏ nhất vào GDP của cả nền kinh tế song có xu hướng tăng dần với tốc độ tăng cao. Năm 1998, khu vực này đóng góp 12,98 nghìn tỷ đồng, năm 2004 đóng góp 33,12 nghìn tỷ đồng, tăng 155,16%. Đây là khu vực kinh tế năng động , giàu tiềm năng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp tăng trưởng kinh tế trong nước và cải thiện đời sống nhân dân. 3.3. Tăng trưởng của các vùng lãnh thổ Mặc dù với cơ cấu đầu tư chưa hoàn toàn hợp lý giữa các vùng lãnh thổ trên cả nước, song trong những năm gần đây các vùng này cũng đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ. Đặc biệt nhờ tập trung vốn vào các vùng kinh tế trọng điểm như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đã khiến cho 3vùng này có giá trị tổng sản phẩm phân theo vùng GRP (Gross Religional Product) lớn nhất, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế. Các vùng kinh tế khác do có sự gia tăng vốn đầu tư nền cũng đạt giá trị GRP tăng liên tục. Bảng 19: Giá trị tổng sản phẩm phân theo vùng lãnh thổ GRP giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: nghìn tỷ đồng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 244.596 256.268 273.583 292.146 314.172 336.375 361.837 Miền núi phía Bắc 22.148 23.2 25.218 25.3189 25.4201 25.4303 25.4405 Đồng bằng sông Hồng 46.697 48.634 52.455 53.7139 58.0271 63.4817 69.449 Bắc Trung Bộ 17.985 18.474 19.597 21.6396 23.3058 20.9767 18.8803 Duyên hải miền Trung 15.214 15.93 17.108 18.6648 18.7731 18.8482 18.9236 Tây Nguyên 5.575 5.978 6.487 6.51295 6.51295 6.52597 6.53903 Đông Nam Bộ 94.316 99.045 105.087 117.712 133.156 152.131 173.619 ĐB sông Cửu Long 42.661 45.007 47.631 48.5836 48.9771 48.9811 48.9851 ( Nguồn: Tổng cục thống kê ) Biểu đồ 5: Giá trị tổng sản phẩm phân theo vùng lãnh thổ giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Bảng 20: Tốc độ gia tăng dịnh gốc của giá trị sản phẩm phân theo vùng giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 100 4.77195 11.851 19.4402 28.4454 37.5225 47.9323 Miền núi phía Bắc 100 4.74986 13.8613 14.3167 14.774 14.8199 14.8658 Đồng bằng sông Hồng 100 4.14802 12.3306 15.0265 24.2631 35.9439 48.7226 Bắc Trung Bộ 100 2.71893 8.96302 20.3202 29.5849 16.6342 4.97776 Duyên hải miền Trung 100 4.70619 12.4491 22.6819 23.3935 23.8871 24.3826 Tây Nguyên 100 7.2287 16.3587 16.8242 16.8242 17.0578 17.2919 Đông Nam Bộ 100 5.014 11.4201 24.8061 41.1807 61.2989 84.0824 ĐB sông Cửu Long 100 5.49917 11.65 13.883 14.8054 14.8147 14.824 ( Nguồn: Tổng cục thống kê ) Nhìn vào biểu đố 5, có thể nhận thấy thứ tự các vùng cơ giá trị GRP lớn nhất như sau: đứng đầu là vùng Đông Nam Bộ với giá trị GRP tăng từ 44,316 nghìn tỷ đồng (năm 1998) lên 173,619 nghìn tỷ đồng (năm 2004), tăng 84,08%. Vốn đầu tư phát triển vùng Đông Nam Bộ đã phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy vùng trở thành dẫn đầu cả nước về giá trị tổng sản phẩm. Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 với giá trị GRP 44,697 nghìn tỷ đồng năm 1998 và 69,449 nghìn tỷ đồng năm 2004, tăng 48,72%. Đây là vùng kinh tế lớn nhất của miền Bắc và là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với cơ cấu đầu tư hợp lý đã khiến cho vùng có giá trị tổng sản phẩm tương đối lớn. Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị GRP năm 1998 là 42,66 nghìn tỷ đồng, năm 2004 tăng 14,82%, đạt 48,98 nghìn tỷ đồng. Tiếp đó là miền núi phía Bắc với giá trị GRP trên 48, 98 nghìn tỷ đồng năm 2004. Mặc dù quy mô vốn đầu tư vào vùng này còn hạn chế song đã có tác dụng phát huy lợi thế của vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng lãnh thổ có địa hình khó khăn này. Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung có giá trị GRP tương đối thấp và tăng chậm. Năm 2004, giá trị GRP của 2 vùng lãnh thổ này chỉ đạt trên 18 nghìn tỷ đồng song tốc độ tăng so với năm 1998 của vùng duyên hải miền Trung cao hơn nhiều so với vùng Bắc trung Bộ, trên 24 %. Từ đó cho thấy, 2 vùng này tuy vẫn chưa đuổi kịp các vùng khác song cũng có sự tăng trưởng nhất định. Tây Nguyên là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, địa lý kém thuận lợi nhất trong số các vùng kinh tế và là vùng có quy mô đầu tư thấp nhất. Vì vậy, đây là vùng kinh tế tăng trưởng chậm nhất cả nước với giá trị GRP năm 1998 là 5,575 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 6,539 nghìn tỷ đồng. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển đồng đều các vùng lãnh thổ cần phải quan tâm đâù tư nhiều hơn nữa đến khu vực này. Tăng trưởng đồng đều giữa các vùng lãnh thổ chính là một trong những điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế 5.4. Tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế Với các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ như trên đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bảng 21: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1998- 2004 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 GDP (nghìn tỷ đồng) 244.6 256.3 273.7 292.5 313.1 335.82 361.34 Tốc độ tăng GDP (%) 5.77 4.77 6.79 6.9 7.04 7.24 7.6 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư) Biểu đồ 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1998- 2004 Đơn vị: % 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1996 1998 2000 2002 2004 2006 Tốc độ tăng trưởng Năm 1998, 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có sự suy giảm với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1999 là 4,77%. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong cùng khu vực thì tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy là tương đối cao. Từ năm 2000, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ.Năm 2000 và 2001 đạt tốc độ tăng trưởng 6,79 và 6,9%. Từ năm 2003 trở lại đây, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trên 7%, và đỉnh cao là năm 2004 với 7,6%. Như vậy, chính sự gia tăng của vốn đầu tư và bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý đã thúc đẩy các ngành, các thành phần, các vùng kinh tế phát triển mạnh mẽ. Đến lượt mình, các yếu tố này lại đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng GDP bình quân trong 4 năm 2001- 2004 là 7,23%/ năm và cao hơn mức tăng của 5 năm trước đây 1996- 2000 (6.9 %). Về mặt giá trị tuyệt đối, tổng sản phẩm trong nước năm 1998 đạt 244,6 nghìn tỷ đồng, đến 3 năm gần đây tăng lên rất nhanh, năm 2002 là 313,1 nghìn tỷ đồng, năm 2003 là 335,82 nghìn tỷ đồng và năm 2004 là 361,34 nghìn tỷ đồng (giá năm 2000). GDP bình quân đầu người ở nước ta đạt 8,688 triệu đồng, tương đương với 550 USD. Đối chiếu với quy định của Liên hiệp quốc, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển thu nhập thấp là khoảng 500 USD thì đến năm 2004, chúng ta đã vượt được ngưỡng của các nước đang phát triển thu nhập thấp. Mặc dù trong những năm qua bối cảnh trong nước và thế giới gặp nhiều vấn đề bất ổn như tình hình chiến tranh ở iraq, dịch bệnh SARR, bùng nổ dịch cúm gia cầm, sự gia tăng giá dầu, giá thép và các vật l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36239.doc
Tài liệu liên quan