Chuyên đề Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2008. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 3

CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 -2008 3

I. TỔNG QUAN VỀ ĐTRNN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. 3

1. Tổng quan về ĐTRNN. 3

1.1 Khái niệm. 3

1.2 Các nguyên nhân cơ bản của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3

1.3 Các hình thức ĐTTTRNN. 4

1.4 Các nhân tố thúc đẩy họat động ĐTRNN. 6

2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển. 7

2.1 Tính tất yếu của họat động ĐTRNN của các nước đang phát triển. 7

2.2 Điều kiện để các doanh nghiệp các nước đang phát triển thực hiện ĐTTTRNN. 9

2.2.1 Đối với các doanh nghiệp. 9

2.2.2. Về phía Nhà nước 10

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1989 – 2008. 10

1. Sự cần thiết của phải đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 10

2. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn từ năm 1989 – 2008. 12

2.1 Quy mô vốn và dự án của dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 1989 – 2008. 12

2.2 Quy mô vốn của các dự án ĐTRNN của Việt Nam : được chia làm 3 giai đoạn 13

2.3 Tình hình tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ĐTRNN trong giai đoạn từ năm 1989 – 2008. 17

2.4 Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2008. 20

2.4.1 Cơ cấu vốn ĐTRNN của Việt Nam phân theo ngành nghề. 20

2.4.2 Cơ cấu ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam phân theo đối tác đầu tư. 24

2.4.3 Cơ cấu ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam phân theo hình thức đầu tư. 28

2.4.4 Tình hình giải ngân vốn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện ĐTRNN. 30

III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1989 – 2008. 32

1. Xu hướng gia tăng dòng đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển 32

2. Hệ thống pháp luật về hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2008 33

2.1 Giai đoạn từ năm 1999 đến trước năm ban hành Luật đầu tư chung 2005. 33

2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 37

3. Chính sách khuyến khích họat động ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2008. 39

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 41

1. Những kết quả đạt được 41

2. Những hạn chế và nguyên nhân 47

2.1 Những hạn chế 47

2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 51

2.2.1 Nguyên nhân khách quan. 51

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan. 52

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HỌAT ĐỘNG ĐẦU TƯRA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2010 – 2015. 60

I ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ KINH NGHIỆM THU ĐUỢC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015. 60

1. Quan điểm, định hướng phát triển hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong thời kỳ 2010 – 2015. 60

2. Những thuận lợi và thách thức trong họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới. 62

3. Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 64

3.1 Kinh nghiệm thúc đẩy họat động ĐTRNN của một số nước trên thế giới 64

3.1.1 Kinh nghiệm ĐTRNN của Trung Quốc 64

3.1.2 Kinh nghiệm ĐTRNN của Hàn Quốc 65

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI. 67

1. Nhóm giải pháp vĩ mô. 67

1.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quy định hoạt động ĐTRNN. 67

1.2 Đơn giản hóa thủ tục đăng ký thẩm định và cấp phép đầu tư. 69

1.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư. 69

1.4 Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến hoạt động đầu tư. 72

1.5 Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ĐTRNN của cơ quan quản lý Nhà nước. 73

1.6. Đẩy mạnh quá trình đổi mới phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 74

2. Các giải pháp vi mô 75

2.1 Doanh nghiệp nên thay đổi nhận thức về hoạt động ĐTRNN. 75

2.2 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ cho doanh nghiệp. 76

2.3 Tăng cường xúc tiến đầu tư cho họat động ĐTRNN trước hết tập trung vào những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. 77

3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy họat động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm sắp tới. 79

3.1 Đối với cơ quan nhà nước 79

3.2 Đối với các doanh nghiệp 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2008. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ước thành lập tổ chức Đảm bảo đầu tư đa biên ( MIGA). Nghị định số 63/1998- NĐ/CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Thông tư số 01/1999 TT/ NH- NN ngày 16/04/1999 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998- NĐ/CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Nghị định số 05/2001/NĐ- CP ngày 17/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998 NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức. Thông tư số 05/2001 TT/ NH- NN ngày 31/05/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/ QĐ- TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức. Quyết định số 10/76/2001/QĐ/NH-NN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm tại Thông tư số 05/2001/TT/NH-NN ngày 31/05/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/QĐ- TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức. Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 03/03/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Ngoài ra còn một số văn bản khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ công an và Bộ ngoại giao ban hành. Sự ra đời của các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN đã tạo ra một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo môi trường ổn định, thông thoáng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ĐTRNN. Một số văn bản pháp lý đưa ra điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN một mặt nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này như tại Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/08/2001 của Bộ KHĐT hướng dẫn hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam có quy định: đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài mà chủ đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư dưới 1 triệu đô la Mỹ được quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam phải lập hồ sơ dự án theo quy trình đăng ký cấp giấy phép ĐTRNN gửi BKHĐT; còn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài (không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư) và các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ 1 triệu đô la Mỹ trở lên phải lập hồ sơ dự án theo quy trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gửi Bộ KHĐT. Tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của chính phủ về quản lý ngoại hối tại chương IV các giao dịch vốn có nêu rõ: " Nhà đầu tư Việt Nam được chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài. Vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền phải chuyển qua tài khoản mở tại ngân hàng". Theo thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam quy định về việc mở và sử dụng tài khoản. Để thực hiện dự án ĐTRNN doanh nghiệp phải mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp phải thực hiện thông qua tài khoản này; đồng thời trường hợp doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư hoặc kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài thì sau khi có văn bản chấp thuận của BKHĐT doanh nghiệp phải đăng ký với chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hàng năm trong thời hạn 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư, doanh nghiệp phải gửi cho chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ( trong đó có bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh lãi- lỗ của doanh nghiệp) có chứng nhận của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật bước đầu đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nó cũng khơi thông một dòng chảy mới về vốn đầu tư. Song, do được ban hành ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang giảm sút, pháp luật về ĐTRNN nhìn chung mang tính thận trọng, tính kiểm soát hơn là tính khuyến khích các doanh nghiệp ĐTRNN, cụ thể là: Trong giai đoạn này, Nghị định số 22/1999/NĐ-CP là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định về hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam; chủ trương khuyến khích ĐTRNN chưa được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và pháp luật. Chính vì vậy, nội dung chính của Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành là quy định về các trình tự thủ tục để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính trong việc cấp phép ĐTRNN tương đối phức tạp, kéo dài nhất là đối với trường hợp sử dụng vốn nhà nước. Mặc dù Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định quy trình đăng ký và thẩm định cấp giấy phép đầu tư nhưng phạm vi áp dụng quy trình thẩm định rất rộng; nhiều trường hợp phải trình thủ tướng chính phủ trước khi cấp giấy phép đầu tư. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư cũng như việc chuyển lợi nhuận về nước. Đối với những doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài nhưng hạn chế về nguồn vốn thì lại chưa có một cơ chế nào quy định về việc cho vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài. Đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài chỉ bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy không bị cấm ĐTRNN nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 22/1999/NĐ-CP mà theo quy định riêng của chính phủ. Tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ cũng không ban hành bất cứ một văn bản pháp lý nào quy định về việc ĐTRNN của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, từ năm 2001, Đại hội Đảng IX đã xác định chủ trương “ Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam ĐTRNN”. Theo đó Nhà nước cso trách nhiệm trong việc “tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động ĐTRNN để phát huy lợi thế so sánh của đất nước”. Tuy nhiên trong quá trình này các văn bản bộc lộ nhiều yếu kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện ĐTRNN, và cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các vấn đề về đầu tư. 2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay Trước những khó khăn của các doanh nghiệp đang gặp phải cũng như công tác quản lý của nhà nước không được đảm bảo. Năm 2005 Luật đầu tư được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2005, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật Đầu tư đã dành hẳn một chương quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2006, nhằm kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực và khắc phục hạn chế của hệ thống luật hiện hành về ĐTRNN và nâng cao quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp, Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 ( thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999) với mục tiêu chính là: Phù hợp với thực tiễn hoạt động và yêu cầu của hoạt động ĐTRNN; cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động ĐTRNN bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam. Quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch hơn các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư theo hướng giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp; Tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ĐTRNN. Tinh thần chung của Nghị định 78/2006/NĐ-CP là quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ; giảm thiểu các quy định mang tính "xin - cho" hoặc "phê duyệt" bất hợp lý, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, nhưng có tính đến lộ trình cam kết trong các thoả thuận song phương và đa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần được hoàn thiện hơn thông qua ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP. Thủ tục ĐTRNN được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 25/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2007/NĐ-CP quy định về ĐTTTRNN trong hoạt động dầu khí. Có thể nói đây là một trong các thế mạnh của Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế khác từ 3000 tỷ đồng trở lên. Các dự án dầu khí không thuộc quy định trên do đại diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định. Ngày 16/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/09/NĐ-CP về sửa đổi một số điều trong NĐ 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 của Chính phủ quy định ĐTRNN trong họat động dầu khí. Nghị định mới bổ sung định nghĩa người điều hành phải là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư thành lập để triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài. Thẩm quyền chấp thuận và quyết định đầu tư của TTCP được quyết định với các dự án dầu khí hình thành thông qua ký kết họat động dầu khí có sử dụng vốn Nhà nứơc từ 3000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 5000 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra các dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào họat động dầu khí chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty có sử dụng vốn Nhà nước từ 5000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 8000 tỷ đồng trở lên cũng phải đựơc Thủ tướng chấp thuận đầu tư và ra quyết định đầu tư. Để chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện họat động hình thành dự án dầu khí hoặc triển khai dự án, nhà đầu tư phải thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, nước tiếp nhận đầu tư hoặc ở nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho người điều hành triển khai dự án dầu khí người điều hành được ghi tên trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư. Người điều hành được phép sử dụng giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để phục vụ các họat động liên quan đến triển khai dự án. Nếu dự án đăng ký không có khả năng thu hồi chi phí, nhà đầu tư được phép phân bổ phần chi phí đó vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc dự án. Với việc ban hành, sửa đổi bổ sung một số văn bản đã tạo ra khung pháp luật thông thoáng hơn, từng bước một chú trọng sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam vững bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. 3. Chính sách khuyến khích họat động ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2008. Họat động ĐTRNN của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1989. Trong gần 20 năm họat động ĐTRNN của Việt Nam đã có những bước tiến phát triển vựơt bậc tăng cả về số vốn lẫn số dự án thực hiện đầu tư. Để đạt được những thành tựu đó, Việt Nam đã có những chính sách thúc đẩy họat động ĐTRNN. Chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ĐTRNN như đối với máy móc, thiết bị, bộ phận rời xuất khẩu ra nước ngoài để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài khi thanh lý hoặc kết thúc dự án và được nhập khẩu trở lại vào Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Còn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một  loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được  đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay ( kể cả đối với tiền lãi cổ phần) nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Đối với riêng họat động ĐTRNN trong lĩnh vực dầu khí, Chính phủ cũng đưa ra một số ưu đãi đối với họat động ĐTRNN theo hình thức đầu tư 100% vốn hoặc góp vốn theo tỷ lệ tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí và khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam đối với các dự án dầu khí ĐTRNN. Doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được nước tiếp nhận đầu tư trả thay. Việt Nam cũng đưa ra các chính sách về khuyến khích cho các doanh nghiệp ĐTRNN trong các lĩnh vực khuyến khích và cấm ĐTRNN. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam ĐTRNN đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP, ngày 21/12/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành thông tư số 10/2006/TT- NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để ĐTTTRNN nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với điều kiện: dự án đầu tư không thuộc danh mục các lĩnh vực bị cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định; có vốn chủ sở hữu ( bao gồm: vốn của chủ sở hữu, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối) tham gia vào tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bên thứ ba ở nước ngoài, tài sản của pháp nhân được hình thành từ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các bên thực hiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư ( nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam); tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản ở nước ngoài phải có khả năng quản lý tài sản trong quá trình cho vay, xử lý được tài sản đó để thu hồi nợ, khi khách hàng vay không trả được nợ. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách với họat động ĐTRNN của các nhà đầu tư, và họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế chính sách để thúc đẩy họat động ĐTRNN cho các nhà đầu tư Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện. Chẳng hạn chúng ta vẫn chưa có các chính sách ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp như về vốn vay, hay những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp khi ĐTRNN vào các địa bàn, hay lĩnh vực được khuyến khích đầu tư. Hay một số quy định liên quan đến nguyên tắc tránh đánh thuế trùng và chính sách ưu đãi ĐTRNN trong lĩnh vực họat động dầu khí, pháp luật về ĐTRNN không quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ĐTRNN. Để thúc đẩy họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp trong những năm tới, Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách của mình, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy họat động ĐTRNN trong những năm sắp tới. Các dự án ĐTRNN đã giải ngân vốn khoảng 1.200 triệu USD, chiếm khoảng 27% tổng vốn ĐTRNN. Trong só các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 67% tổng vón thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã được triển khai thực hiện, như tập đoàn dầu khí việt nam đã giải ngân vốn khoảng 150 triệu USD cho dự án thăm dò dầu khí lô 433a và 416b tại Angiêria và lô SK 305 ở Malaysia. Hiện tại lô 443a – 416b ở Angiêria (giếng MOM – 2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM – 6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày). Dự án đầu tư sang Singapore của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD. Dự án thủy điện Xekaman 3 tại Lào đang xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ với số vốn thực hiện khoảng 100 triệu USD… Ngòai ra, các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai theo kế hoạch thực hiện: Công ty cao Su Đắc Lắc thực hiện vốn khoảng 15 triệu USD, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam đã triển khai 20 triệu USD vốn thực hiện để trồng, sản xuất và chế biến cao su theo tiến độ, nhưng do việc giao đất chậm nên khó khăn cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân vì công tác giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất ( về quy hoạch đất đai) từ trung ương đến chính quyền địa phương. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đang triển khai theo kế hoạch như : Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên đầu tư tại Singapore, Công ty cổ phần phần mềm FPT đầu tư sang Nhật Bản trong hợp tác đào tạo được một đội ngũ lập trình viên phần mềm đạt trình độ quốc tế. Công ty cổ phần đầu tư Việt – Sô đã góp vốn 2,5 triệu USD xây dựng Trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên Bang Nga theo kế hoạch đề ra. Dự án đã được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư ( quyết định 2288 - RP ngày 15/112005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn đựơc nhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn và đựơc phê chuẩn giải pháp kiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Cuối năm 2008 đã khởi công xây dựng sau khi được cơ quan chức năng Liên bang Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường….). Công ty viễn thông Quân đội Viettel đầu tư sang Campuchia đang triển khai nhanh chóng theo đúng tiến độ đề ra…. Bên cạnh đó, còn một số dự án FDI đang họat động hiệu quả đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của công ty Scavi Việt Nam ( một số doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo Luật ĐTNN tại Việt Nam).IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. Những kết quả đạt được Hoạt động ĐTRNN trước hết đã góp phần tăng thu và đóng góp cho ngân sách. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành thực hiện ĐTRNN sẽ chuyển một khối lượng tiền để tiến hành đầu tư ban đầu, tương lai khi các hoạt động hiệu quả tiền lại sẽ được chuyển về Việt Nam. Khi lợi nhuận chuyển về nước, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng lực tài chính, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể thấy một số dự án thực hiện thành công ở nước ngoài đã có nguồn thu rất lớn. Bảng 1.13: Một số dự án đầu tư lớn của Việt Nam đã được triển khai thành công ở nước ngoài Công ty cổ phần điện Việt Lào Dự án thủy điện Xekaman 1 tại Lào số vốn 441,6 triệu USD và thủy điện Xekaman 3 số vốn 243 triệu USD Tập đoàn dầu khí Việt Nam Hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Algeria tổng vốn 243 triệu USD Công ty đầu tư phát triển dầu khí Dự án thăm dò khai thác dầu tại Madagascar vốn 117,36 triệu USD và tại Iraq (100 triệu USD) Tổng công ty hợp tác kinh tế Việt Lào Xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô tổng vốn đầu tư 142 triệu USD Công ty cổ phần TTTM Hà Nội – Matxcơva Dự án trung tâm thương mại Hà Nội – Matxcơva tổng vốn đầu tư 120 triệu USD Công ty Viễn thông Quân đội Viettel Khai thác mạng viễn thông di động tại Campuchia với số vốn 27 triệu USD Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư – Tổng hợp của sinh viên Trong số các công ty thực hiện ĐTRNN, Tập đoàn dầu khí Việt Nam là một trong những công ty đứng đầu trong việc thực hiện họat động đầu tư. Không chỉ khai thác thị trường trong nước mà các tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) còn thực hiện mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua các họat động thăm dò và khai thác dầu khí, và đại diện tham gia là công ty Đầu tư và phát triển dầu khí (PIDC). Trong những năm vừa qua, PIDC đã nhanh chóng hoạch định chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động quốc tế, trong đó triển khai tìm kiếm dự án mới tại các nước, khu vực được đánh giá là trọng điểm đầu tư bao gồm Đông Nam Á, Trung Đông – Bắc Phi. Các nước và khu vực khác cũng được PIDC quan tâm là Nga và các nước cùng Ca-xpiên. Năm 2007 PVN đã khai trương văn phòng đại diện tại Lào và mở đường cho rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp sang Lào nhằm mở rộng và khai thác thị trường của nước này. PVN cũng là doanh nghiệp đựơc chính phủ Lào cho phép triển khai dự án thăm dò dầu khí trên diện tích 14.000 km2 tại Champasack và Saravan. Bên cạnh đó PVN cũng đang đề xuất tiếp tục triển khai một số dự án như thăm dò dầu khí tại khu vực Pắc Xế, Viêng Chăn, xây dựng tổng kho xăng dầu và trung chuyển hàng hoá ở Nam Lào và một số dự án khai thác mỏ khoáng sản…. Việc triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được Tập đoàn đẩy mạnh đặc biệt là trong năm 2009. Trong đó, trữ lượng dầu khí đạt 84 triệu tấn thu hồi bằng 210% kế hoạch năm trong số sản lượng khai thác ở nước ngoài là 50 triệu tấn, và ở trong nước là 34 triệu tấn, có 09 phát hiện dầu khí mới (trong nước 06 phát hiện và ở nước ngoài 03 phát hện). Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong năm 2009 cũng đã ký kết được 15 hợp đồng dầu khí mới; và 07 thoả thuận hợp tác chung trong lĩnh vực dầu khí với các Công ty dầu khí quốc gia của các nước: Nicaragua, Bolivia, Argentina, Kazacxtan, Mozambique, Angola, Sudan; đưa liên doanh Rusvietpetro vào hoạt động tại Liên bang Nga; ký thoả thuận đối tác chiến lược Petrovietnam- Gazprom và hợp đồng thành lập Công ty liên doanh Gazpromviet tại Liên bang Nga. Việc thực hiện họat động ĐTRNN của các Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng đã làm tăng khoản lợi nhuận của tập đoàn và tăng các khoản nộp cho ngân sách nhà nước. Bảng 1.14 : Những thành tựu đạt được của Tập đòan dầu khí Việt Nam trong năm 2009 thông qua hoạt động ĐTRNN. Chỉ tiêu Năm 2009 (nghìn tỷ) So với kế hoạch (%) So với năm 2008 (%) Giá trị sản xuất công nghiệp 43,22 121 24,0 Tổng doanh thu 265,02 125 16 Nộp ngân sách Nhà nước 91,05 148 24 Kim ngạch xuất khẩu 7,82 134 14 Nguồn : Báo Hà Nội mới online – Bài “ Tập đoàn dầu khí Việt Nam vượt mốc khai thác 15,86 triệu tấn dầu thô” Một ví dụ điển hình khác là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng là một trong những tập đoàn lớn mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài. Trong những năm 2005 – 2006, quyết định ĐTRNN của Viettel được coi là một hành động mạo hiểm, thế nhưng trong những năm qua tập đoàn này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chiến lược ĐTRNN của công ty là mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau và kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, bên cạnh việc xây dựng một hạ tầng cáp quang rộng khắp, Viettel còn triển khai các chương trình Internet trường học, điện thoại nông thôn. Với phương châm mở rộng như trên cùng với việc xây dựng các gói cước đa dạng với mệnh giá thấp và dịch vụ gia tăng phong phú, Viettel đã nhanh chóng mở rộng thị trường sang các nước như Lào, Campuchia…với hai mạng di động MetFone và mạng Unitel. Số lượng thuê bao ở hai thị trường này đã lên tới 2 triệu. Tại Campuchia, Viettel đã lắp đặt trên 1.000 trạm phát sóng (BTS), triển khai gần 5.000 km cáp, với gần 100.000 thuê bao di động trong vòng gần 2 tháng kinh doanh thử nghiệm, hướng tới mục tiêu đoạt ngôi vị thứ hai về thị phần thông tin di động tại Campuchia trong năm 2009. Tại Lào, Viettel cũng đã lắp đặt trên 200 trạm phát sóng BTS, với gần 50.000 thuê bao di động. Hiện nay, mạng lưới phát sóng của Viettel đã được Chính phủ của hai nước đánh giá cao do đầu tư chiều sâu vào mạng cáp quang, mạng băng rộng, phủ sóng đến vùng sâu, vùng xa và các chương trình xã hội. Thành công ban đầu tại Lào và Campuchia khẳng định sự đúng đắn của chiến lược ĐTRNN, rút được những kinh nghiệm quan trọng để đi tiếp tới các nước khác. Cùng với việc mở rộng thị trường sang các nước tập đoàn Viettel đã đạt được những thành tựu nhất định trong doanh thu và nguồn lợi nhuận đóng góp cho ngân sách nhà nước. Bảng 1.15 : Những thành tựu đạt được của Viettel thông qua hoạt động ĐTRNN trong năm 2009. Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Doanh thu 60.200 Lợi nhuận trước thuế 10.290 Nộp ngân sách Nhà nước 7.000 Nguồn : Trang web của Tổng công ty Viễn thông quân đội Hiện nay, Việt Nam cũng đang là một trong những nước đứng đầu về đầu tư ra nước ngoài của thị trường Lào. Điều này được thể hiện qua dòng vốn ĐTTTNN của Việt Nam vào Lào tăng từ 43.266.879 USD năm 2005 lên tới 261.176.139 USD ( gấp 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26822.doc
Tài liệu liên quan