Chuyên đề Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư IMEXIN

Tổng tài sản cố định của toàn bộ doanh nghiệp là 29070 tỷ đồng, đầu tư lớn của công ty vào tài sản cố định cho thấy công ty ưu tiên cho phát triển quy mô sản xuất, mở rộng thị trường và đây là chiến lược lâu dài.

Tài sản cố định của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ có thể chia ra thành các nhóm: Tài sản cố định hữu hình gồm có nhà xưởng, máy móc thiết bị công nghệ và phương tiện vận tải, và tài sản cố định vô hình. Trong đó, tổng vốn đầu tư cho nhà xưởng là 17.355 triệu đồng, chiếm 56,2% tổng vốn đầu tư, đầu tư cho máy móc thiết bị là 8.542 triệu đồng, chiếm 31,9%, tổng vốn đầu tư cho phương tiện vận tải là 1.363 triệu đồng, chiếm 5,1%, đầu tư cho tài sản cố định vô hình là 1.810 triệu đồng, chiếm 6,8%. Như vậy, hai loại tài sản cố định chủ yếu của nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ là nhà xưởng và máy móc thiết bị. Trong tương lai, nhà máy có thể sẽ tiến hành sửa chữa, nâng cấp và mua mới tài sản cố định khiến vốn đầu tư cho tài sản cố định tiếp tục tăng nhưng giá trị tài sản sẽ bị khấu hao dần theo thời gian. Vì khối lượng sản xuất ngày càng lớn, số lượng khách hàng đặt hàng của nhà máy và nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu ngày càng tăng nên nhà máy đang có xu hướng tăng đầu tư cho phương tiện vận tải thay vì thuê vận chuyển, đưa tỷ trọng đầu tư cho phương tiện vận tải lên khoảng 10% tổng đầu tư cho tài sản cố định toàn nhà máy.

 

doc68 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư IMEXIN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng to lớn đối với nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ vì vậy nhà máy dành khoảng 60-70% vốn đầu tư hàng năm cho tài sản lưu động. Tài sản lưu động của nhà máy khá đa dạng bao gồm nguyên liệu và hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ của nhà máy là toàn bộ  các hàng hóa, thành phẩm, chi phi sản xuất dở dang, công cụ dụng cụ, vật liệu tồn kho được giữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, đầu tư cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 50 - 60% vốn đầu tư tài sản lưu động (Bảng 12), vì chi phí nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi khá cao, khối lượng nguyên liệu lớn và có nhiều chủng loại nguyên vật liệu.           Đầu tư cho nguyên liệu và đầu tư cho hàng tồn trữ các năm qua đều tăng cho thấy nhà máy sản xuất ổn định và gia tăng sản lượng. Năm 2008 do khối lượng và giá nguyên vật liệu mua vào để chế biến thức ăn cao hơn so với các năm trước nên chi phí đầu tư cho nguyên liệu tăng mạnh, từ 14.505 triệu đồng năm 2007 đến 20.587 triệu đồng năm 2008, tăng 41,9%. Dựa vào bảng so sánh định gốc ta thấy vốn đầu tư cho tài sản lưu động đã gia tăng một cách đáng kể so với năm 2003. Như đã phân tích, năm 2003 là năm đầu hoạt động nên quy mô sản lượng sản xuất chỉ ở mức thử nghiệm. Kể từ năm 2004 trở đi, vốn bỏ vào nguyên vật liệu và hàng tồn kho tăng lên rõ rệt, năm 2004 vốn đầu tư cho nguyên vật liệu tăng 3,4% so với năm 2003, năm 2005 tăng 25,7%... và tới năm 2008 tăng 144,2% tức là gần gấp 2,5 lần năm 2003, tương tự vốn đầu tư hàng dự trữ cũng tăng tương ứng, năm 2008 vốn đầu tư cho hàng tồn trữ của nhà máy tăng 74% so với năm 2003. Bảng 11. Đầu tư vào tài sản lưu động của nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) I Tổng đầu tư TSLĐ 14.883 100 16.784 100 19.307 100 23.531 100 25.073 100 31.815 100 1 Nguyên liệu 8.430 56,6 9.559 57,0 10.593 54,9 13.779 58,6 14.505 57,9 20.587 64,7 2 Hàng tồn trữ 6.453 43,4 7.225 43,0 8.714 45,1 9.752 41,4 10.568 42,1 11.228 35,3 II So sánh (%) - So sánh định gốc 2004/2003 2005/2003 2006/2003 2007/2003 2008/2003 1 Nguyên liệu 1.129 13,4 2.163 25,7 5.349 63,5 6.075 72,1 12.157 144,2 2 Hàng tồn trữ 772 12,0 2.261 35,0 3.299 51,1 4.115 63,8 4.775 74,0 - So sánh liên hoàn 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007 1 Nguyên liệu 1.129 13,4 1.034 10,8 3.186 30,1 726 5,3 6.082 41,9 2 Hàng tồn trữ 772 12,0 1.489 20,6 1.038 11,9 816 8,4 660 6,2 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Công ty XNK và Đầu tư Về tốc độ tăng hàng năm, nhìn chung, tốc độ tăng luôn là số dương cho thấy năm sau vốn đầu tư cho các khoản cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tư vào cả nguyên liệu và hàng dự trữ đều không đều. Chẳng hạn, năm 2006 mức tăng của đầu tư cho nguyên liệu so với năm 2005 là 30,1 % trong khi mức tăng trước đó chỉ là 10,8%, còn mức tăng của vốn đầu tư cho hàng dự trữ lại giảm từ 20,6% xuống 11,9%. Sở dĩ như vậy là vì năm 2006 vòng quay hàng tồn trữ khá  lớn. Điều đó phần nào cho thấy nhà máy đã bán được hàng và quay vòng vốn nhanh hơn mọi năm nên vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất cũng tăng. Còn chi phí bảo quản hàng tồn trữ lại giảm xuống do thời gian tồn hàng ngắn, ít phải sử dụng hơn đến các biện pháp đặc biệt để bảo quản hàng.           Vốn đầu tư tăng dần vào tài sản lưu động là dấu hiệu tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. a. Đầu tư vào nguyên  liệu Trước khi chế biến hay sản xuất sản phẩm, nguyên liệu và nhiên liệu là những khoản mục không thể thiếu, nó cũng là một khoản mục mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ về số lượng, chi phí… trước khi tiến hành đầu tư.           Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi là các loại củ quả, ngũ cốc, bột dinh dưỡng công nghiệp và các chất phụ gia. Do sản xuất thức ăn chăn nuôi cho cả gia súc và gia cầm nên các nguyên vật liệu nằm trong danh mục đầu tư của  công ty IMEXIN khá đa dạng, nhiều chủng loại (Bảng 10). Ngô, sắn, đậu tương là thành phần chiếm tỉ trọng lớn  trong thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nước ta là nước nhiệt đới nên có thể trồng được ngô, sắn, khoai lang, lúa và lạc, tuy nhiên do chưa quy hoạch tốt vùng nguyên liệu nên nước ta còn phải nhập khẩu ngô từ Đài Loan, Trung Quốc. Để chủ động trong việc thu mua nguyên liệu,  nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ đã ký hợp đồng trực tiếp với các đại lý ở Vĩnh Phú, Nghệ An, Đak-lak,...thu mua ngô, sắn tại vùng trồng trọt. Bảng 12: Danh mục đầu tư nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ STT  Nguyên liệu Tỷ lệ đầu tư STT  Nguyên liệu Tỷ lệ đầu tư I Nguyên liệu tinh 47% II Nguyên liệu thô 25% 1 Cám mỳ viên  5,5% 1 Ngô hạt  10% 2 Cám gạo  5% 2 Sắn lát  7% 3 Bột cá  8% 3 Khoai lang  8% 4 Bột thịt  4% III Phụ liệu 8% 5 Bột xương  3% 1 Rỉ mật  4,5% 6 Dầu đậu tương  24,5% 2 Bột cỏ, rơm rạ  3,5% 7 Dầu lạc  2% IV Các chất phụ gia 20%           Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ Do ngành công nghiệp chế biến phụ trợ thức ăn chăn nuôi trong nước chưa phát triển nên phần lớn các chất phụ gia công ty phải nhập khẩu từ Newzealand. Ngành trồng đậu tương nước ta cũng chưa được quy hoạch tốt, sản lượng còn thấp so với tiềm năng với sản lượng chỉ khoảng 250 tấn mỗi năm, vì vậy công ty phải nhập khẩu dầu đậu tương từ Brazil . Nguyên liệu tinh chiếm thành phần lớn trong nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, vì vậy công ty dành khoảng 47% trong tổng vốn đầu tư nguyên liệu cho nguyên liệu tinh. Mặt khác, nguyên liệu tinh bao gồm các loại cám, bột, dầu lạc và dầu đậu tương có giá thị trường cao hơn so với nguyên liệu thô chưa qua chế biến là ngô, khoai, sắn. Phụ gia chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nguyên liệu sản xuất nhưng do phải nhập khẩu về với giá thành cao nên chi phí đầu tư cho phụ gia chiếm khoảng 20% tổng đầu tư cho nguyên liệu. b. Đầu tư cho hàng tồn  trữ Ta có thể nói một cách đơn giản hàng tồn trữ của doanh nghiệp bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm và thành phẩm... Xuất phát từ vai trò của hàng dự trữ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể thấy nó được sử dụng để đảm bảo sự  ổn định cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy đâu tư vào hàng dự trữ là việc không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.  Là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho của nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ khá cao, vì nhu cầu về thức ăn cho ngành chăn nuôi trên thị trường là thường xuyên, không theo thời vụ. Hơn nữa nhiệm vụ của nhà máy không chỉ là  sản xuất mà còn xuất bán sản phẩm nên khoản mục hàng dự trữ của nhà máy gồm cả nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thành phẩm, hàng hóa. Bảng 13: Đầu tư vào hàng  tồn trữ của nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí (Trđ) Tỷ trọng (%) Chi phí (Trđ) Tỷ trọng (%) Chi phí (Trđ) Tỷ trọng (%) 1 Tồn kho ngyên vật liệu 2.317 23,8 2.852 27,0 2.970 26,4 2 Công cụ dụng cụ 70 0,7 77 0.7 99 0.9 3 Chi phí kinh doanh dở dang 3.582 36,7 3.806 36,0 3.766 33,5 4 Thành phẩm 2.491 25,6 2.551 24.1 3.000 26,7 5 Hàng hóa 1.173 12,03 1.252 11.9 1.336 11,9 6 Hàng gửi đi bán 119 1,2 30 0,3 57 0,5 Tổng chi phí đầu tư 9.752 100 10568 100 11228 100 Nguồn: Phòng Tài chính -Kế toán Công ty XNK và Đầu tư Nhìn chung, dự trữ hàng tồn kho của nhà máy có xu hướng tăng lên, điều đó chứng tỏ nhà máy vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Quy mô hàng tồn kho cũng phản ánh phần nào quy mô sản xuất của doanh nghiệp vì vậy có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, không những duy trì mà còn tăng sản lượng sản lượng sản xuất đặc biệt là năm 2008. Chi phí đầu tư cho hàng dự trữ tăng cũng có nguyên nhân là do giá thành nguyên nhiên vật liệu tăng. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là lĩnh vực yêu cầu nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, tích trữ với khối lượng lớn, có những nguyên liệu phải nhập khẩu từ  nước ngoài nên phải dự trữ trong kho trong thời gian dài nên chi phi đầu tư cho nguyên vật liệu khá cao và chiếm 23,76 % năm 2006, 26,99 % năm 2007, 26,45% năm 2008. Chi phí này bao gồm vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi thường không để được lâu vì có chứa nhiều chất tinh bột nên thời gian bảo quản một đợt nhập kho thường ngắn. Nhưng chi phí bảo quản vẫn cao vì việc bảo quản là thường xuyên do nguyên vật liệu phải nhập kho nhiều đợt, điều đó cũng làm tăng chi phí vận chuyển. Để đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị hỏng cần các tiêu chuẩn bảo quản đặc biệt, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, chất bảo quản… Mỗi loại nguyên vật liệu lại có các tiêu chuẩn bảo quản khác nhau. Những năm gần đây, giá cả nguyên liệu trên thị trường tăng nhanh nên chi phí đầu tư cho nguyên liệu cũng tăng qua các năm. Chẳng hạn, giá đậu tương tinh chế nhập khẩu từ nước ngoài, năm 2006 chi ở mức khoảng 260 USD/tấn, năm 2007 đã lên 280 USD/tấn và năm 2008 có lúc lên tới gần 400 USD/tấn. Giá trị nguyên liệu tăng lên cũng góp phần làm giá trị thành phẩm tồn kho tăng: 2.491 triệu đồng năm 2006, 2.551 triệu đồng năm 2007 và 3.000 triệu đồng năm 2008. Năm 2008, công ty sản xuất thêm một số loại thức ăn ép viên dành cho lợn khiến quy mô sản xuất tăng. 4. Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình a. Thực trạng hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường           Trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư thì một doanh nghiệp phải có cái nhìn tổng thể về thị trường và phân tích một cách đúng đắn nhằm đưa ra chiến lược đầu tư sao cho hiệu quả. Quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, công ty XNK và Đầu tư IMEXIN đã chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường. Đây là hoạt động đầu tư không yêu cầu nhiều vốn nhưng đòi hỏi thời gian, công sức và có tính quyết định cao. Quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty IMEXIN trải qua những giai đoạn dưới đây. v Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể về thức ăn chăn nuôi Là một nước nông nghiệp, Việt Nam coi ngành chăn nuôi là một trong những ngành thế mạnh của mình. Mặc dù đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dần cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, góp một phần lớn cải thiện thu nhập người dân và là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp. Thức ăn luôn là vấn đề quan trọng nhất trong chăn nuôi vì nó quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng, giá thành của các sản phẩm thịt, trứng, sữa. Vì vậy, công ty XNK và Đầu tư IMEXIN đã chủ trương nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi. Những nét chính của thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta xét xung quanh thời điểm nghiên cứu có thể được khái quát qua những điểm sau: - Kể từ trước năm 2000 và trở về sau, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta phát triển khá  nhanh. Một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn quen dần với công nghệ thông tin nắm bắt tình hình giá cả trong nước và ngoài nước. Hàng loạt máy móc thiết bị ép viên, sản xuất thức ăn đa năng tiện dụng được nhập và lắp đặt ở nhiều nhà máy nhằm phục vụ cho công nghiệp chăn nuôi. Trong vòng 10 năm 1993-2003, sản lượng thức ăn chăn nuôi nước ta tăng gấp 50 lần. Năm 2002 (thời điểm bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ) nước ta có khoảng 138 nhà máy sản xuất thức ăn nhưng đến năm 2004 cả nước đã có 197 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty XNK và Đầu tư IMEXIN đã nắm bắt được tình hình trong nước và quyết định đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc quyết định đầu tư trong giai đoạn này gặp những thuận lợi sau: nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn này của nước ta là rất lớn đó là thị trường đầu ra của sản phẩm; trong thời kì này nước ta đã bắt đầu quen với công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị nên công ty có kinh nghiệm tích lũy từ nền sản xuất trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình.  - Tuy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta kể từ năm 1990 trở đi có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng lượng cung thức ăn chăn nuôi tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ cầu. Cụ thể là muốn có được những giống vật nuôi tốt thì nhu cầu của người nông dân về thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm là rất lớn, trong khi đó sản lượng thức ăn hỗn hợp năm 2000 chỉ đáp ứng được dưới 40% nhu cầu trong nước. Vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có chính sách khuyến khích các doanh nhiệp đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Như vậy càng thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực này. - Nhìn tổng thể về chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặc điểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu lấy công làm lời, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất thức ăn chăn nuôi tinh theo công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp sẽ góp phần tăng tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước. v  Xác định thị trường mục tiêu Có thể nói, thị trường đầu ra cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty là khá rộng. Vì nước ta có quy mô ngành chăn nuôi phát triển trải đều trên mọi miền đất nước, cụ thể là các vùng đồng bằng với điều kiện đất đai màu mỡ rất thích hợp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do điều kiện quỹ đất, nguyên liệu thức ăn phong phú, công nghiệp chế biến thức ăn phát triển và thị trường tiêu thụ lớn nên các trang trại chăn nuôi phân bố chủ yếu ở Đông Nam bộ với 6.366 trang trại, chiếm 35,9%; tiếp theo là Đồng bằng Sông Hồng: 3.157 trang trại, chiếm 17,8%; Đồng bằng Sông Cửu Long: 2.171 trang trại, chiếm 12,3%, Bắc Trung bộ: 1.758 trang trại, chiếm 9,9%; Tây nguyên: 1.480 trang trại, chiếm 8,4%; Duyên hải nam trung bộ: 1.391 trang trại, chiếm 7,9%. Các vùng Đông Bắc, Tây bắc với đất đai rộng lớn nhưng số lượng trang trại chỉ chiếm 4,8% và 3,1%, chủ yếu là trang trại chăn nuôi đại gia súc. Như vậy vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta có ngành chăn nuôi phát triển nhất, tiếp theo là đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng Sông Hồng). Ngoài ra, các nước lân cận như Lào và Campuchia cũng là những thị trường đáng chú ý vì đây là những quốc gia sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp với những đặc điểm như: công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào ngành chăn nuôi còn kém, sự thiếu hụt về kiến thức và kĩ thuật chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi chưa phát triển và Việt nam là một trong những đối tác xuất khẩu.     Trên cơ sở đó, Công ty chủ trương “Hướng vào vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, một phần xuất khẩu sang Lào và Campuchia”. Thực tế cho thấy nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước còn cao nên sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước, chỉ xuất khẩu sang thị trường các nước Lào và Campuchia tỉ trọng nhỏ mang tính thử nghiệm. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị trường đa dạng với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại đảm bảo đầu ra cho các loại thức ăn cho lợn, cho gà và vịt. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Nam Hà nên có sự thuận lợi về địa lý. Còn khu công nghiệp miền Nam tuy phát triển khá đa dạng nhưng tốn kém chi phí và thời gian vận chuyển nên đây không phải là thị trường chính của công ty. v Xác định sản phẩm và vị trí của sản phẩm trên thị trường Sản phẩm của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ đa dạng, nhiều chủng loại, có thể làm thức ăn cho hầu hết các giống lợn, gà và vịt. Vì vậy, sản phẩm có thể phục vụ cho các trang trại lớn cũng như những người chăn nuôi nhỏ lẻ. Mục đích của công ty là có thể nhận được đơn đặt hàng lâu dài của các đối tượng khách hàng. Vì sản xuất thức ăn chăn nuôi  là chiến lược lâu dài của công ty nên việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là vấn đề quan trọng.  Sản phẩm của công ty cần phải khẳng định được vị trí trên thị trường trước những thương hiệu mạnh như  Cargill, Con Cò, Japfa… Công ty đã lấy tên của nhà máy là tên cho sản phẩm: Thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ. Tên của sản phẩm nói lên phần nào vị trí của  sản phẩm trên thị trường. Tên được dặt theo tên của nhà máy và địa điểm sản xuất sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng mặt hàng, mặt khác tên  được đặt theo tiếng Việt tạo cảm giác thân thuộc, dễ nhớ và gần gũi với người nông dân và khó để làm nhái, giả hàng.  Hiện nay, tuy thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ chưa phải là một thương hiệu mạnh trong những thương hiệu thức ăn chăn nuôi nhưng đã khẳng định được sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy với những khách hàng đã từng tiêu dùng sản phẩm. b. Thực trạng hoạt động đầu tư nghiên cứu kỹ thuật           Cũng giống như việc nghiên cứu thị trường, hoạt động nghiên cứu kĩ thuật cho dự án của công ty không phải là một hoạt động đầu tư trực tiếp bỏ vốn mà là sử dụng khả năng thu thập, quan sát và phân tích để đề ra những phương án tốt nhất cho sản phẩm, địa điểm xây dựng nhà máy…hay là nghiên cứu  và đánh giá sự khả thi của dự án.           Thực trạng nghiên cứu kĩ thuật của IMEXIN về sản xuất thức ăn gia súc gồm có các tiêu chuẩn của sản phẩm, hình thức đầu tư, công suất của máy móc, nghiên cứu nguồn  nguyên vật liệu đầu vào và địa điểm xây dựng nhà máy. v Các tiêu chuẩn sản phẩm - Tiêu chuẩn về mẫu mã: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ bảo đảm về các tiêu chuẩn đã ghi trên nhãn mác bao bì, được ghi làm 4 mục: Nguyên liệu sản xuất, thành phần dinh dưỡng,, cách sử dụng,  ngày sản xuất và hạn sử dụng, - Tiêu chuẩn về chất lượng: Thức ăn dạng bột của công ty đảm bảo được độ láng mịn, đồng đều. Thức ăn dạng viên có độ đồng đều về cấp hạt, màu sắc đồng nhất và có mùi vị đặc trưng của hãng, được Viện Chăn nuôi Việt Nam công nhận đạt các tiêu chuẩn về chất lượng. v Hình thức đầu tư Trước khi xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ, công ty chưa kinh doanh mặt hàng này. Công trình được đầu tư mới 100%. Phần cứng bao gồm nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị và các hệ thống cần thiết, nhập khẩu đồng bộ từ Đài Loan, không mua lại của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước vì như thế có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Phần mềm bao gồm đội ngũ lao động, kĩ năng sản xuất và các chiến lược về sản phẩm. Vì là công trình đầu tư mới nên công ty tốn kém khá nhiều thời gian, chi phí và công sức để hoàn thiện dự án. v Công suất dự án Trên lý thuyết, nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ hoạt động với công suất 60.000 tấn/năm, tương đương 20 tấn/h. Như vậy, công suất của nhà máy khá lớn. Nếu phân loại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi làm 4 loại: hoạt động ≤ 5 tấn/h (chiếm khoảng 50% số nhà máy), ≥ 10 tấn/h (26%), ≥ 20 tấn/h (14%), ≥ 30 tấn/h (10%) thì nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ thuộc vào loại có công suất  ≥ 20 tấn/h. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ hàng năm chỉ đạt trên 10.000 tấn, tuy không phải là con số thấp nhưng còn thấp so với công suất cao nhất của máy móc. Như vậy, nhà máy chưa hoạt động hết công suất. Nguyên nhân là do các thiết bị ngoại nhập thường có công suất lớn, mặt khác qui mô về vốn lẫn bạn hàng của nhà máy còn chưa nhiều nên đầu tư cho nguồn vật liệu đầu vào chỉ trong giới hạn. Bảng  14: Công suất của nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ STT Chỉ tiêu Đơn vị Trị số 1 Công suất thiết kế tấn/năm 60.000 2 Hệ số sử dụng công suất % 50 3 Công suất thực tế tấn/năm 30.000           Nguồn: Phòng thiết kế Nhà máy SX TĂCN  Nam Mỹ  Công suất thực tế dự kiến chỉ bằng 1/2 công suất thiết kế, cho thấy nhà máy chưa tìm được phương án hoạt động hiệu quả nhất hoặc chưa muốn tăng sản lượng mà để kế hoạch tăng sản lượng cho những năm sau khi đã đi vào hoạt động một thời gian. Nhưng những năm gần đây công suất thực tế còn thấp hơn công suất thực tế dự kiến ( thể hiện ở sản lượng tiêu thụ chỉ trên 10.000 tấn mỗi năm). Tuy vậy, hàng năm công ty vẫn thu được lãi từ hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi vì công suất thực tế vẫn vượt trên công suất hoà vốn. Kết quả cho thấy công ty cần nghiên cứu phương án tăng sản lượng để tăng công suất cho máy móc, không để lãng phí nguồn lực. v Dây chuyền thiết bị của dự án Dây chuyền thiết bị cho nhà máy được sử dụng có xuất xứ từ Đài Loan và một số thiết bị đơn giản được sản xuất tại Việt nam. Dây chuyền thiết chính được chế tạo và nhập khẩu từ Đài Loan, một số thiết bị chính xác, thiết bị điện có xuất xứ từ châu Âu (EU) do đơn vị tổng thầu nhập. Ngoài ra một số thiết bị phụ trợ, thiết bị phi tiêu chuẩn sẽ được mua hoặc gia công chế tạo trong nước. Như vậy, về cơ bản những thiết bị có xuất xứ từ Đài Loan. Đối với những thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi có xuất xứ từ Đài Loan hiện nay tại Việt Nam thường có công suất thiết kế từ 50.000 tấn/năm trở lên,  các thiết bị có công suất nhỏ hơn thường nhập khẩu từ  Indonesia. v  Nguyên vật liệu đầu vào Nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là ngô, sắn và đậu tương (chiếm 70% thành phần thức ăn gia súc). Để phục vụ cho quá trình sản xuất không thể thiếu các nguồn nhiên liệu quan trọng là than, điện và nước. - Ngô: Bãi trồng ngô thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích 356 ha cách nhà máy khoảng 10 km, , trữ lượng tiềm năng khoảng 150 tấn, đảm bảo cung cấp đủ cho nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ với tổng công suất thiết kế 22tấn/h và hoạt động trên 30 năm. Do bãi ngô rất gần với địa điểm nhà máy nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bảo quản. Công ty dự định ký hợp đồng đặt thu mua ngô từng năm cho sản xuất. - Sắn (khoai mì): Sắn lát Đăk - lăk, sắn lát Sơn La được bán trên thị trường với giá cả hợp lý. Nhưng vì sản xuất số lượng lớn nên công ty dự định đặt mua sắn ở các đại lý thuộc tỉnh Đăk –lăk . Ngoài ra còn có bã sắn là phế thải của quá trình sản xuất tinh bột sắn tập trung nhiều tại các tỉnh Đồng Nai, Gia Lai, Tây Ninh và Bình Phước. - Đậu tương: Đậu tương là thành phần quan trọng trong thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm vì bản thân đậu tương chứa nhiều khoáng chất và protein hết sức cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa quy hoạch trồng đậu tương hiệu quả, toàn bộ diện tích trồng đậu tương cả nước là khoảng 200.000ha, sản lượng đạt 250 tấn không thể đủ nhu cầu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Vì vậy hầu hết phải nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ. -Than: than sử dụng cho sản xuất của dự án là loại cám 4aHG, 3bHG, 3cHG của Hòn Gai - Quảng Ninh được chở bằng đường thuỷ. Hiện công ty chưa có thoả thuận chính thức với Tập đoàn Than Việt Nam về việc cung cấp than ổn định cho nhà máy. - Điện:  Phương án cấp điện cho dây chuyền của nhà máy đã được Điện lực Hoà Bình chấp thuận. Hiện tại nhà máy đang trạm điện chính 110/6,3kV với 2 lộ tiếp nhận điện 110kV, ngoài ra  lắp đặt một MBA 16KVA-110/6,3kV. - Nguồn nước: Hiện tại, nhà máy lấy nước từ hồ chứa nước cách nhà máy 500m, nguồn cấp nước cho hồ chứa chủ yếu từ sông Châu Giang. Hồ chứa có diện tích khoảng 19.527m3 với trữ lượng vào khoảng 39.054m3. Với trữ lượng này chưa đảm bảo cung cấp đủ cho dây chuyền hoạt động với công suất  22 tấn/ngày. c. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực           Nhận thức được tầm quan trọng và tính quyết định của yếu tố con người trong mọi công tác sản xuất, công ty XNK và Đầu tư  IMEXIN luôn đặt vấn đề nhân sự lên hàng đầu. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kĩ thuật và tay nghề của công nhân viên và các cán bộ quản lý.  Vì vậy công ty đã chú trọng đầu tư cho công tác tuyển người, dùng người, trước hết là sử dụng những cán bộ quản lý có năng lực điều hành, tiếp theo là đội ngũ nhân viên kĩ thuật có chuyên môn cao và các công nhân lành nghề, tính kỉ luật cao trong công việc. Hiện tại, nhà máy có 115 lao động chính thức, được phân chia đảm nhận các công việc khác nhau và cùng phối hợp hoạt động trên cơ sở chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Bảng 15: Cơ cấu lao động của  nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ quản lý 16 13,9 2 Nhân viên kế toán và tài chính 11 9,6 3 Chuyên gia thiết kế sản phẩm 8 7,0 4 Nhân viên khảo sát, marketing 10 8,7 5 Công nhân 70 60,9 - Công nhân kĩ thuật 47 40,9 - Công nhân phụ 23 20,0                 Tổng cộng 115 100           Nguồn : Phòng Tài vụ  Nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ Ngoài ban lãnh đạo làm việc gián tiếp tại trụ sở công ty thì nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ có một đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác ra kế hoạch, kiểm tra giám sát tình hình sản xuất và đôn đốc công nhân viên. Chuyên gia thiết kế là bộ phận nhân lực quan trọng nhất quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu thành phần hàm lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất với giá thành thấp nhất, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm. Công nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn nhân lực của nhà máy : 70/115 người tương đương 60,9% tổng số lao động. Trong đó, đa số là các công nhân kĩ thuật, đảm nhận việc vận hành máy móc, dây chuyền công nghệ còn công nhân phụ thường là những công nhân đóng bao bì, vận chuyển, thu mua.... Dù người công nhân có tay nghề cao trong quá trình làm việc cũng cần phải trải qua các khoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN).doc
Tài liệu liên quan