Tiến hành thành lập ban dự án và thực hiện các bước của lập dự án.
- Ban dự án được lập bao gồm những người được lấy từ các phòng ban đơn vị có liên quan trên. Phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, xí nghiệp nguyên liệu.
Các bước của lập dự án được thực hiện: Nghiên cứư cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi:
+ Nghiên cứu điều kiện vĩ mô: Công ty tiến hành nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát có ảnh hưởng đến dự án đầu tư từ lúc có quyết định đến thực hiện và vận hành dự án; điều kiện địa lý, tự nhiên; dân số lao động; tình hình phát triển kinh tế xã hội tổng quát; các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế của vùng và địa phương.
+ Nghiên cứu thị trường: Các phương pháp mà công ty sử dụng như phương pháp ngoại suy, phỏng vấn lấy mẫu phân tích. Công ty tiến hành thu thập thong tin về khối lượng sản xuất, khối lượng vận chuyển, giá cả sản phẩm dịch vụ, biến động thị trường, thị phần
+ Nghiên cứu kỹ thuật: Tuỳ theo từng dự án mà vấn đề kỹ thuật nào sẽ được nghiên cứu, xác định hoặc nhấn mạnh hơn. Nghiên cứu quy mô, hình thức đầu tư; nghiên cứu địa điểm hiện trạng dự án; giải pháp quy hoạch kiến trúc kỹ thuật; đánh giá tác động môi trường; phương án giải phóng mặt bằng;
+ Khía cạnh tài chính: Nội dung chủ yếu xác định tổng mức vốn đầu, nguồn vốn đầu tư, xác định dòng tiền dự án, tính toán chỉ tiêu tài chính có liên quan.
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư theo dự án tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn cổ phần nhà nước giảm từ 66,925 triệu đồng năm 2000 và 2001 xuống và giữ nguyên 36,425 triệu đồng trong các năm từ sau năm 2002. Tuy nhiên tỷ trọng vốn nhà nước đã giảm về số tương đối từ 19,31% năm 2003 xuống 12,14% năm 2007.
Vốn cổ phần cán bộ công nhân viên cũng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ 102,634 triệu đồng chiếm 55,65% năm 2000 giảm đến 66,038 triệu đồng chiếm 22,01% năm 2007.
Vốn của người ngoài doanh nghiệp là tăng rõ nhất. Tăng từ 14,855 triệu đồng năm 2000 đến 76,926 triệu đồng năm 2005 và tăng vượt bậc 146,128 triệu đồng năm 2006, 197,538 triệu đồng năm 2007
Bảng 1.8: Bảng vốn và cơ cấu vốn cổ phần của công ty
Chỉ tiêu
ĐV
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn cổ phần
trđ
186,623
188,623
188,623
200,624
200,264
260,000
300,000
Nhà nước
"
66,925
36,425
36,425
36,425
36,425
36,425
36,425
CBCNV
"
103,154
102,586
101,567
83,578
85,080
75,254
66,038
Người ngoài DN
"
16,545
18,545
16,715
52,902
76,926
146,128
197,538
Cổ phiếu quỹ
"
31,067
33,917
27,719
2,193
2,193
Cơ cấu vốn cổ phần
%
100
100
100
100
100
100
100
Nhà nước
"
35.86
19.31
19.31
18.16
18.19
14.01
12.14
CBCNV
"
55.27
54.39
53.85
41.66
42.48
28.94
22.01
Người ngoài DN
"
8.87
9.83
8.86
26.37
38.41
56.20
65.85
Cổ phiếu quỹ
"
0.00
16.47
17.98
13.82
1.10
0.84
0.00
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
=> Tổng khối lượng vốn cổ phần tăng tuyệt đối qua các năm. Và cơ cấu vốn cổ phần của doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi đáng kể.
· Vốn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
Đây là nguồn vốn vay trung và dài hạn nguồn tài trợ vốn khá hiệu quả cho dự án. Công ty nhận được các khoản tài trợ này từ những thành phần không phải là chủ sở hữu sau khi nó được chuyển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trả lãi cho khoản vay này. Vốn vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn vốn chủ sở hữu nhưng có lợi thế trong thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Vay thương mại lãi suất thường cao hơn vay tín dụng
- Thông qua việc tận dụng các chính sách hộ trợ phát triển của nhà nước, hợp tác chặt chẽ với các quỹ tín dụng trung và dài hạn, công ty đã lợi dụng tối đa nguồn vốn tín dụng này.
Tuỳ theo mục đích của từng loại chi phí mà khai thác các nguồn vốn cho phù hợp. Đối với chi phí hình thành nên tài sản cố định và một phần tải sản lưu động thì nên khai thác nguồn vốn vay dài hạn. Đối với chi phí không thu hồi, không tham gia vào hình thành tài sản của dự án nên khai thác vốn tự có hoặc vốn vay ngắn hạn.
· Vốn huy động qua thị trường vốn: Thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng thuê mua.
Nguồn vốn cổ phần là nguồn thuộc chủ sở hữu hết sức quan trọng. thể hiện khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào các dự án. Từ năm 2007 công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, đánh dấu mốc quan trọng trong huy động vốn của doanh nghiệp. thông qua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
1.3.2. Theo chu kỳ của dự án
1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn còn lại. Vấn đề chất lượng, chính xác của kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Làm tốt công tác này sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào các dự án ở giai đoạn sau (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh những chi phí không cần thiết khác…) và vận hành tốt các kết quả đầu tư , nhanh chóng thu hồi vốn và phát huy năng lực.
Kể từ sau cổ phần hoá công ty đã tiến hành đầu tư rất nhiều dự án lớn nhỏ thuộc các lĩnh vực xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ và thiết bị, dự án nguyên liệu, tài chính, thị trường sản phẩm. Hoạt động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tuỳ vào quy mô dự án lớn hoặc dự án nhỏ, tính chất của từng dự án mà có phương pháp các bước tiến hành khác nhau.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, trong thời gian gần đây, công tác lập dự án đầu tư ở công ty đã được thay đổi ngày càng nhiều và ngày càng hoàn thiện về quan niệm và phương pháp, là một nội dung quan trọng mà công ty rất quan tâm.
v Dự án nhỏ: Do phòng kế hoạch đầu tư phát triển lập lấy thêm số liệu thông tin từ các phòng ban khác. Tự lập, thẩm định sau đó trình HĐQT phê duyệt.
v Dự án lớn: là những dự án có quy mô lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực do nhiều phòng, đơn vị phụ trách như: - Nguyên liệu : có xí nghiệp nguyên liệu;
- Công nghiệp : phòng kế hoạch đầu tư và phòng tài chính;
- Lĩnh vực thị trường: phòng vật tư – tiêu thụ sản phẩm;
- Lĩnh vực kỹ thuật: phòng kế hoạch - đầu tư và nhóm chuyên viên kỹ thuật .
Sơ đồ 1.2: Quy trình lập dự án lớn của công ty
Cụ thể như sau:
1. Tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư:
Ban giám đốc công ty, các phòng chức năng có trách nhiệm tìm kiếm và nắm bắt cơ hội đầu tư.
2. Đề nghị lập dự án đầu tư và quyết định phê duyệt triển khai DA
Dự án đầu tư được trình hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty quyết định thành lập dự án đầu tư.
Khi có quyết định thành lập dự án, lãnh đạo công ty cho ý kiến triển khai các bước để lập dự án hoặc căn cứ vào định hướng nhiệm vụ và sản xuất kinh doanh của công ty có thể tự thành lập ban dự án hoặc thuê chuyên gia lập dự án.
3. Tự lâp dự án:
Tiến hành thành lập ban dự án và thực hiện các bước của lập dự án.
- Ban dự án được lập bao gồm những người được lấy từ các phòng ban đơn vị có liên quan trên. Phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, xí nghiệp nguyên liệu.
Các bước của lập dự án được thực hiện: Nghiên cứư cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi:
+ Nghiên cứu điều kiện vĩ mô: Công ty tiến hành nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát có ảnh hưởng đến dự án đầu tư từ lúc có quyết định đến thực hiện và vận hành dự án; điều kiện địa lý, tự nhiên; dân số lao động; tình hình phát triển kinh tế xã hội tổng quát; các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế của vùng và địa phương.
+ Nghiên cứu thị trường: Các phương pháp mà công ty sử dụng như phương pháp ngoại suy, phỏng vấn lấy mẫu phân tích. Công ty tiến hành thu thập thong tin về khối lượng sản xuất, khối lượng vận chuyển, giá cả sản phẩm dịch vụ, biến động thị trường, thị phần…
+ Nghiên cứu kỹ thuật: Tuỳ theo từng dự án mà vấn đề kỹ thuật nào sẽ được nghiên cứu, xác định hoặc nhấn mạnh hơn. Nghiên cứu quy mô, hình thức đầu tư; nghiên cứu địa điểm hiện trạng dự án; giải pháp quy hoạch kiến trúc kỹ thuật; đánh giá tác động môi trường; phương án giải phóng mặt bằng;
+ Khía cạnh tài chính: Nội dung chủ yếu xác định tổng mức vốn đầu, nguồn vốn đầu tư, xác định dòng tiền dự án, tính toán chỉ tiêu tài chính có liên quan.
=> Các công việc được thực hiện liên quan đến từng lĩnh vực nào thì người được cử từ phòng ban đó chịu trách nhiệm phụ trách lấy thông tin lập báo cáo tổng hợp, sau đó các báo cáo tổng hợp đó sẽ được trưởng ban dự án tổng hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.
Dự án sau khi được thẩm định về các mặt tài chính, thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế - xã hội sẽ được trình lên HĐQT- chủ đầu tư phê duyệt.
1.3.2.2. Giai đoạn khởi công chưa hoàn thành và chuyển tiếp
* Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Trong thời gian vừa qua công ty đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Có thể tổng hợp tiến trình những dự án xây dựng cơ bản chính sau:
Biểu đồ 1.5: Tiến trình thực hiện dự án đầu tư XDCB giai đoạn 2000 -2009
TT
Tên dự án đầu tư
2000-2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
I
DA xây dựng
1
NM phân bón hữu cơ vi sinh
2
DA nhà máy phân bón Lam Sơn
3
DA nhà máy cồn suất khẩu
4
DA nhà máy chế biến sữa
5
DA xây dựng trung tâm thương mại
6
DA trung tâm dịch vụ du lịch Sầm Sơn
7
DA trại bò Thọ Sơn - Sao Vàng
8
DA khu VHTT Lam Sơn
9
DA NM thức ăn chăn nuôi
10
DA NM chế biến nước quả
11
DA đầu tư sản xuất giấy bao bì cao cấp
12
DA văn phòng giao dịch tại Hà Nội
13
XD đơn nguyên II nhà nghỉ Lam Sơn
14
DA tổ hợp CN đường - cồn - điện
15
DA trường dạy nghề Lam Kinh
GĐ1
16
DA kho chứa cồn XK tại Lam Sơn
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Chú thích:
Tiến hành nghiên cứu và hoàn thành thủ tục
Triển khai thực hiện
Hoàn thành xong
Đưa vào sử dụng (DA xây dựng cơ bản)
=> Tình hình đầu tư XDCB của công ty có những dự án hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào hoạt động nhưng cũng có những dự án còn chậm tiến độ. Điều này là do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.
Có những dự án đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục nhưng lại không đủ các điều kiện chín muồi do vấn đề tài chính tạm hoãn, có những dự án gặp khó khăn trong hoàn tất thủ tục đặc biệt là những dự án đòi hỏi cao về mức độ an toàn và yêu cầu thiết kế kỹ thuật.
Trong quá trình đầu tư sử dụng thiết bị đơn lẻ chắp vá đã không thể hoàn thành chương trình đúng tiến độ. Vốn lưu động được xác định đưa vào dự án không phù hợp với thực tế khi đưa vào thực hiện, không có sơ đồ quy hoạch…
Những dự án đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi thực hiện trong thời gian dài và trước khi dự án bắt tay vào triển khai xây dựng thì khâu thủ tục thường tốn nhiều thời gian hơn bên cạnh đó sản phẩm là những công trình xây dựng, nhà xưởng chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên, vốn phải được giải ngân trong suốt quá trình xây dựng.
* Dự án đầu tư phát triển nguyên liệu và đầu tư máy móc thiết bị khoa học công nghệ.
Các dự án đầu tư cho phát triển nguyên liệu và khoa học công nghệ là những dự án khác với những dự án xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư thường được bỏ ra ngay thời điểm ban đầu. Sản phẩm không chịu nhiều tác động của thời tiết.
Tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiến trình thực hiện các dự án nguyên liệu, máy móc thiết bị khoa học công nghệ thường được thưc hiện nhanh gọn và hiệu quả. Thông thường chỉ bao gồm giai đoạn triển khai thực hiện và hoàn thành đưa vào sử dụng.
Biểu đồ 1.6: Tiến trình thực hiện dự án khoa học công nghệ, thị trường sản phẩm và nguyên liệu
STT
Tên dự án đầu tư
2000-2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
II.
DA đầu tư khoa học công nghệ và thiết bị
1
DA nâng công suất 2 nhà máy đường
2
DA nâng cấp bốc hơi gia nhiệt NMĐ2
3
DA di chuyển nhà máy phân bón Sao Vàng
4
DA dây chuyền bánh kẹo Lam Sơn
5
DA đầu tư bể chứa mật rỉ, bồn chứa CO2 lỏng
6
DA phần mềm QTKD
GĐI
7
DA nâng cấp bốc hơi NMĐ2
8
DA cải tạo NMĐ số 1
9
DA cải tạo nâng cấp hồ nước thải
GĐ1
10
DA công nghệ tưới nước nhỏ giọt của NETAFIM
11
DA đầu tư thiết bị cô đặc dịch hèm
12
DA môi trường NMC2 gắn với dự án CDM
III.
DA sản phẩm
1
DA bò sữa nhập giống
2
XD XNSX giống nấm và CGCN cho nông dân
3
DA đầu tư trồng và phát triển cây Jatropha
IV.
DA nguyên liệu: DA vùng nguyên liệu mía công nghệ cao
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Chú thích:
Tiến hành nghiên cứu và hoàn thành thủ tục
Triển khai thực hiện
Hoàn thành xong
Đưa vào sử dụng (DA xây dựng cơ bản)
Một số dự án chính:
· Năm 2002 Dự án bò sữa nhập giống tiến hành triển khai để chuẩn bị nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến sữa được triển khai xây dựng cuối năm 2003. Đến cuối năm 2002-2003 công ty đã thực hiện phát triển đàn bò sữa nhập về 1.289 con bò sữa HF từ Úc và NewZealand. Đến cuối năm 2005 đạt 2.434 con/1.289 con nhập về. Sản lượng sữa từ năm 2002-2005 đạt 10.856,7 tấn. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 ban dự án đánh giá, rà soát, cho thấy chất lượng bò giống bị xuống cấp, năng suất sữa bình quân thấp, khâu tiêu thụ sữa còn bị động…ban dự án đã thanh lọc lại đàn bò, chỉ giữ lại những con đủ tiêu chuẩn giống bên cạnh đó tiến hành củng cố lại khâu tổ chức quản lý sản xuất ở các đơn vị.
Bảng 1.9: Dự án này tiếp tục được triển khai kế hoạch 2008-2010
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
1
Tổng đàn
con
3.080
5.300
6.000
-
Cái sinh sản
con
1.874
3.025
3.400
2
Tổng sản lượng sữa
tấn
5.600
9.690
10.000
-
Sữa nguyên liệu
Tấn
6.000
9000
12000
(Nguồn:Kế hoạch dự án chăn nuôi bò sữa công ty cổ phần mía đường Lam Sơn)
Mục tiêu đến năm 2015: tổng đàn: 15.000 con; sản lượng sữa: 22.500 tấn.
· Năm 2005 công ty bắt đầu triển khai dự án thay đổi cơ cấu giống mía. Dự án vùng nguyên liệu mía CN cao: Đây là dự án “Thay đổi cơ cấu giống mía đưa nhanh các giống mía ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao”
Dự án mía thâm canh công nghệ cao với mục tiêu đạt từ 120 đến 200 tấn/ha và chất lượng trên 13CCS đã được triển khai và thành công, tạo ra tập quán mới cho trồng mía thâm canh của nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục các dự án hỗ trợ, và giúp đỡ địa phương trong vùng mía thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đất lúa sang trồng mía và đậu tương đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Cho đến nay dự án nguyên liệu mía đã thực hiện xong hoàn thành.
· Đặc biệt dự án phần mềm quản trị doanh nghiệp được triển khai giai đoạn một năm 2005 thành công và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Dự án cơ bản đã triển khai đúng kế hoạch, mang lại hiệu quả cho quá trình quản lý. Tuy nhiên quá trình triển khai dự án cũng tồn tại một số vấn đề cấn yêu cầu người sử dụng và tài liệu xử lý đã thống nhất.
Nhận xét:
ð Công ty thực hiện các dự án đầu tư nguyên liệu khoa học công nghệ và đầu tư cải tạo dây chuyền công nghệ theo đúng kế hoạch dự án.
ð Tiến trình thực hiện dự án nhanh gọn và hiệu quả, không mất nhiều thời gian, ít chịu ảnh hưởng biến động lên xuống của giá cả trên thị trường.
1.3.3. Theo các công tác dự án
Xuyên suốt các giai đoạn của một dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án - thực hiện dự án - kết thúc dự án chủ đầu tư cũng phải thực hiện khá nhiều công tác liên quan đến mỗi dự án công tác thẩm định; công tác đấu thầu; công tác quản lý dự án; công tác quản lý rủi ro...
Trong hoạt động đầu tư theo dự án của công ty thì trong các công tác nói trên có những công tác khá được chú trọng như công tác đấu thầu, công tác thẩm định, công tác quản lý dự án đặc biệt là những dự án xây dựng cơ bản tuy nhiên công tác quản lý rủi ro chưa được công ty chú trọng nhiều điều này do bởi từ chính đặc điểm của những dự án xây dựng cơ bản thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian xây dựng dài... và những dự án lớn cần trình lên sở ngành, bộ... thẩm định và phê duyệt mà những dự án xây dựng cơ bản của công ty chiếm một lượng vốn khá lớn trong tổng vốn đầu tư theo dự án; bên cạnh đó trong hoạt động của mình do còn hạn chế về nhân lực cán bộ đặc biệt cán bộ cho quản lý rủi ro, và nhìn chung cho đến nay hoạt động quản lý rủi ro ở các doanh nghiệp nói chung cũng chưa được chú trọng và đầu tư nhiều....
1.3.3.1. Công tác thẩm định dự án
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cũng khá chú trọng đầu tư và quan tâm đến công tác này. Trong công tác thẩm định dự án công ty tiến hành xem tiến trình thực hiện dự án như thế nào đạt được bao nhiêu phần trăm có đảm bảo về mặt kỹ thuật, tài chính… hay không tìm nguyên nhân, từ đó có giải pháp biện pháp khắc phục kịp thời, hoặc đưa ra quyết định dừng dự án nếu cần thiết để tránh tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn, không đảm bảo kỹ thuật. Trên cơ sở kết quả thẩm định công ty đưa ra được những quyết định đúng đắn, hợp lý và cần thiết nhất.
Các giai đoạn của dự án, công tác thẩm định dự án có thể được công ty tiến hành ở cả giai đoạn đầu – giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc giai đoạn thực hiện dự án. Kết quả thẩm định trong giai đoạn đầu công ty đưa ra kết luận xem dự án có khả thi không, có mang lại hiệu quả không... trên cơ sở đó đưa ra quyết định cuối cùng đầu tư vào dự án, và dự án có được tiến hành không. Bên cạnh đó khi mỗi dự án đã đi vào thực hiện đặc biệt là những dự án xây dựng cơ bản, những dự án kỹ thuật phức tạp, những dự án đòi hỏi vốn lớn công ty tiến hành thẩm định để xác định xem việc thực hiện đó như thế nào có đúng như yêu cầu kỹ thuật, quy mô tài chính, nhân lực như đã lên kế hoạch trong giai đoạn lập dự án không. Tuỳ theo kết quả thẩm định về thực tế thực hiện và những tác động khách quan, chủ quản công ty đưa ra những điều chỉnh và kết luận sửa đổi kịp thời.
A, Nội dung thẩm định:
Công ty tiến hành thẩm định chủ yếu trên 3 nội dung sau:
- Thẩm định khía cạnh sản phẩm thị trường:
Trong hoạt động đầu tư phát triển của mình công ty có rất nhiều sản phẩm. Các sản phẩm chính là đường, cồn, sữa, ngoài ra bánh kẹo, phân bón…trước mỗi kế hoạch sản phẩm của mình công ty rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu thị truờng tuy nhiên cùng với sự thay đổi ngày một trên thị trường kinh tế với những biến động có thể không lường trước được. Giá đường lên xuống không ổn định tuỳ từng thời kỳ. Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường, lập bảng cân đối nhu cầu thị trường hiện tại và khả năng đáp ứng các nguồn cung cấp hiện có, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm nhập khẩu, xu hướng phát triển các nguồn cung cấp. tuỳ vào kết quả thẩm định công ty đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Hiện nay công ty đang có rất nhiều dự án đang có kế hoạch thực hiện như dự án tưới nước nhỏ giọt cho cây mía, dự án xây dựng trường cao đẳng nghề Lam Kinh…
Công tác thẩm định thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra quyết định có đầu tư hay không của công ty.
- Thẩm định mặt tài chính:
Công ty tiến hành thẩm định trên các nội dung sau tổng mức vốn đầu tư, tiến độ bỏ vốn, cơ cấu nguồn vốn chí phí vốn, và các chỉ tiêu tài chính. Trên cơ sở đó xem xét xem dự án có khả thi về mặt tài chính hay không? Đảm bảo thu hồi vốn nhanh, trả nợ đúng thời hạn nếu dự án sử dụng vốn vay… dự án sẽ không được thực hiện nếu không khả thi về mặt tài chính.
Trên thực tế những năm hoạt động khi thẩm định về mặt tài chính có những dự án chậm tiến độ do tiến độ bỏ vốn chậm, vốn bỏ ra không phù hợp với thực tế thực hiện. như dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh cồn năm 2003 ; dự án xây dựng trung tâm văn hoá thể thao Lam Sơn lên kế hoạch và chuẩn bị thủ tục từ năm 2006 nhưng cho đến nay chỉ mới hoàn thành xây dựng được một số hạng mục điều này là do tổng mức đầu tư theo tổng dự toán tạm thời xác định có sư chênh lệch lớn…. nội dung thẩm định tài chính chưa bao trùm hết những chi phí có thể phát sinh do thay đổi thị trường giá cả nguyên liệu đầu vào.
- Thẩm định về mặt kinh tế - kỹ thuật:
Kỹ thuật là phần cốt lõi của dự án quyết định đến kết quả và hiệu quả đầu tư. Công tác này được thẩm định trước khi dự án được thực hiện và cả khi dự án đang được thực hiện. Nếu là dự án xây dựng công ty thẩm định: địa điểm xây dựng dự án kiểm tra các số liệu khí hậu, thuỷ vằn, địa hình địa chất…mặt bằng, khả năng giải phóng mặt bằng. Thẩm định về mặt kỹ thuật công nghệ thiết bị qua hệ thống các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật yêu cầu như: công suất dự án, dây chuyền công nghệ, năng suất ép, tổng thu hồi tiêu hao vật tư hoá chất, chế luyện… và các tổn thất không xác định.
B, Phương pháp thẩm định:
Để có được kết quả thẩm định đúng, sát thực và tốt nhất thì việc sử dụng phương pháp thẩm định đúng, phù hợp với đặc điểm từng loại dự án, đặc điểm của công ty... có vai trò rất quan trọng.
Trong công tác thẩm định dự án của mình, phương pháp thẩm định mà công ty chủ yếu sử dụng là phương pháp so sánh các chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu thị trường, hệ thống các thông số kỹ thuật và phương pháp dự báo được vận dụng nhiều trong nội dung thẩm định khía cạnh thị trường. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu đó đưa ra được những kết luận xác đáng lựa chọn phương án tài chính nào là phù hợp, và phương án đó đã khả thi chưa; các thông số kỹ thuật của dự án được công ty so sánh với hệ những thông số chuẩn của máy móc, thiết bị đã được tính trước. Đây là một phương pháp thẩm định đơn giản không tốn nhiều thời gian được công ty áp dụng khá tốt. Công ty thường vận dụng phương pháp này cho việc thẩm định các dự án liên quan nhiều đến các thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị; các dự án không chịu nhiều sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài...
Ví dụ vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong công tác thẩm định dự án mà công ty đã áp dụng:
- Dự án Cây mía công nghệ cao: Khi tiến hành thẩm định dự án này các thông số về năng suất, chất lượng có được từ việc thực hiện dự án được công ty so sánh với năng suất chất lượng trên lý thuyết của cây mía 200tấn/ha; và so sánh với năng suất của cây mía các vụ ép trước 100tấn/ha không phải là cây mía công nghệ cao. Trên cơ sở đó tính được các chỉ tiêu tài chính của dự án có thể mang lại cho công ty. Thực tế trên cơ sở kết quả thẩm định, dự án này đã được công ty tiến hành thực hiện và mang lại hiệu quả khá tích cực năng suất mía đạt 140 tấn/ha bằng 70 % năng suất lý thuyết và tăng 40% so với năng suất các vụ ép trước.
- Và nhiều dự án khác như một số dự án xây dựng, dự án công nghệ tưới nước nhỏ giọt của NETAFIM, dự án nâng cấp hai bể chứa cồn, dự án nâng cấp hai nhà máy đường...
Phương pháp thẩm định theo trình tự, triệt tiêu rủi ro, và thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy dự án chưa được vận dụng nhiều. Các phương pháp này được áp dụng rất ít vì nó thường phức tạp hơn cần tổng hợp nhiều số liệu hơn. Tại công ty chỉ áp dụng cho một số dự án quy mô vốn lớn, những dự án hết sức quan trọng, chịu tác động của nhiều nhân tố, và sự thay đổi của một chỉ tiêu có thể làm ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác nên cần được phân tích độ nhạy hay triệt tiêu rủi ro.
Ví dụ áp dụng: Dự án xây dựng nhà máy đường 2 đây là một trong hai nhà máy sản xuất chính có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của công ty. Công tác thẩm định được tiến hành khá kỹ lưỡng. Các chỉ tiêu về thông số kỹ thuật công suất, chỉ tiêu tài chính... được xét và tính đến tuỳ theo sự thay đổi của nhiều nhân tố.
Có thể nói phương pháp thẩm định dự án mà công ty đã và đang áp dụng cho từng loại dự án mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động đầu tư theo dự án của công ty. Tuy nhiên công ty cũng có những phương pháp vẫn chưa được vận dụng do đó có những tác dụng mà công ty chưa phát hiện hết.
C, Tổ chức thực hiện:
Quy trình thẩm định:
Sơ đồ quy trình thẩm định tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tiếp nhận hồ sơ thẩm định
- Bước 1: Phòng kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thẩm định dự án.
- Bước 2: Dự án sau khi được tiếp nhận xem xét sẽ được gửi tới các phòng ban, đơn vị liên quan: phòng kế hoạch đầu tư, phòng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phòng tài chính kế toán, xí nghiệp nguyên liệu, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Bước 3: Phòng kế hoạch đầu tư tổng hợp kết quả thẩm định từ các phòng ban, đơn vị liên quan.
- Bước 4: Kết quả thẩm định sau khi tổng hợp được trình người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt.
* Phân cấp thẩm định:
Tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, khi có một dự án được lập phòng kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm chính trong công tác thẩm định.
Tuỳ theo từng loại dự án, đặc điểm của từng dự án mà dự án đó có thể do chính phòng kế hoạch đầu tư tiến hành tổ chức thẩm định hoặc lập ban dự án có sự phối hợp từ nhiều phòng ban khác cùng tổ chức thẩm định.
Với những dự án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Ban dự án được lập gồm những người được cử từ các phòng ban có lĩnh vực liên quan. Trong việc thẩm định liên quan đến khía cạnh thuộc lĩnh vực của phòng ban đơn vị nào thì người được cử từ phòng ban đó chịu trách nhiệm thẩm định nội dung đó:
- Khía cạnh thị trường do phòng vật tư và tiêu thụ sản phẩm chịu trách nhiệm. Tổ chức thu thập số liệu thông số thị trường, cập nhật những thay đổi hàng ngày liên quan đến dự án. Các thông số thị trường của dự án.
- Khía cạnh tài chính do phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm. Tính toán các chỉ tiêu thông số tài chính.
- Công ty chưa có phòng kỹ thuật riêng mà thuộc phòng kế hoạch dầu tư chịu thực hiện và các nhà máy đơn vị cung cấp số liệu.
Kết quả thẩm định được ông trưởng dự án thường là trưởng phòng kế hoạch đầu tư tổng hợp trình ban điều hành (các ban và tổng giám đốc) xem xét sau đó trình Hội đồng Quản trị phê duyệt. HĐQT- chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư.
1.3.3.2. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu
Công ty cho đến nay có áp dụng hình thức đấu thầu như:
- Chỉ định thầu: Áp dụng cho những dự án nhỏ mà công ty nắm chắc về giá cả như dự án: Đào hố chôn mạt sắt, dự án sửa chữa trạm cắt 35kv – NM Đ1, sửa chữa trần tường lò hơi, cải tạo lắp đặt cầu dao cách ly…
- Chào hàng cạnh tranh là hình thức chủ yếu được công ty áp dụng: ví dụ công trình xây dựng nhà máy cồn số 2 có đến 100 gói thầu, dự án trung tâm văn hoá thể thao, dự án xây dựng khách sạn Lam Sơn, xây dựng 2 bể chứa cồn…
Xuất phát từ đặc điểm của công ty và những dự án của công ty. Công ty đã nắm rõ về dự án và lựa chọn được nhà thầu phù hợp nên công ty chủ yếu lựa chọn 2 hình thức đấu thầu trên.
Bên cạnh đó hình thức đấu thầu rộng rãi chưa được công ty áp dụng. nguyên nhân là do công ty chưa có đủ các điều kiện để thực hiện: như đăng báo, thủ tục đăn ký…
Khi tiến hành hình thức đấu thầu chỉ định thầu thông thường công ty chỉ tiến hành lập hồ sơ mời thầu trong đó bao hàm nội dung chính là bản thuyết minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư theo dự án tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn- Thực trạng và giải pháp.doc