Chuyên đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nghành nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I: Những vấn đề lý luận chung 3

I. Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài .3

1. Khái niệm, và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 9

3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế

Việt Nam 11

II. Một số vấn đề lý luận chung về ngành nông nghiệp 17

1. Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc

dân Việt Nam 17

2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 19

3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát

triển ngành nông nghiệp Việt Nam 23

III. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và phát triển ngành nông nghiệp nói riêng. 26

1. Kinh nghiệm Philipin 26

2. Kinh nghiệm Malaysia 28

ChươngII: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1988-2001 30

I. Tình hìng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 30

1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua 30

2. Kết qủa 36

3. Tồn tại 37

II. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp 38

1. Tình hình tiếp nhận, cấp phép và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài 38

2. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam 54

 

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp Việt Nam 68

I. Phương hướng và mục tiêu thu hút thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp 68

1. Các quan điểm của Đảng và chính phủ về đầu tư trực tiếp nước ngoài 68

2. Các mục tiêu, phương hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài 69

3. Hướng huy động và sử dụng vốn cụ thể 73

4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp trong thời

gian tới 74

II. Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp 76

1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý hấp dẫn thông thoáng 77

2. Nâng cao chất lượng công tác định hướng quy hoạch 78

3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp

nước ngoài 79

4. Khai phá mở rộng thị trường nông lâm sản 80

5. Cải cách và hoàn thiện thủ tục hành chính 81

6. Đẩy mạnh vận động xúc tiến đầu tư 82

7. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật 83

8. Đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn 84

9. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp 86

10. Huy động vốn trong nước để tăng cường tính hiệu quả của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 89

III. Giải pháp trong phạm vi bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 90

Kết luận 91

Danh mục tài liệu tham khảo 93

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nghành nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện sản xuất nông nghiệp trong tình trạng cơ sở vật chất-kỹ thuật và tổ chức quản lý thấp, cho phép sử dụng có hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có và tận dụng được nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có ưu thế là năng động, dễ đổi mới các thiết bị, công nghệ và phương án sản xuất, dễ thích nghi với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một nguyên nhân khác là các nhà đầu tư nước ngoài e ngại về môi trương đầu tư của nông nghiệp Việt Nam, thị trường Việt Nam nên họ mới chỉ đầu tư vào ngành nghề ít vốn khả năng sinh lợi nhanh, không cần công nghệ cao, phức tạp và chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ. Tình hình đầu tư theo tiểu ngành trong ngành nông ngiệp. Trong ngành nông nghiệp phân thành 9 tiểu ngành. Qua bảng ta thấy các dự án FDI tập trung nhiều vào công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm với 25,5 % số dự án và 29 % số vốn; tiếp đến là chế biến gỗ và lâm sản chiếm 25,23 % số dự án nhưng tỷ trọng của ngành này lại là 9,42% do quy mô mỗi dự án nhỏ( 1,39 tr USD ) thấp hơn so với quy mô bình quân của ngành ( 3,97 tr USD ). Ngành mía đường tuy có ít dự án nhưng do quy mô đầu tư mỗi dự án lớn nên tổng vốn đầu tư vào ngành này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể( chiếm 2,5 % tỷ trọng dự án nhưng chiếm 17,67 % tổng vốn). Quy mô đầu tư mỗi dự án ngành mía đường là 26,5 triệu, gấp gần 7 lần quy mô bình quân của toàn ngành. Những năm trước vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành chế biến gỗ và lâm sản(chiếm 63% tổng vốn), đến năm 2001 vốn đầu tư đã phân bổ đều ra các ngành khác: chế biến nông sản thực phẩm (29 % tổng vốn đầu tư) mía đường ( 17,76 % ),chế biến thức ăn gia súc( 14,24 % ) chế biến lâm sản ( 9,4 %). Điều này cho thấy sự thay đổi về cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch này là do chính sách khuyến khích đầu tư theo lĩnh vực (đặc biệt là các dự án chế biến nông lâm sản để xuất khẩu). Về tình hình thực hiện, qua bảng ta thấy hầu hết vốn thực hiện bằng 50% vốn đăng ký. Đối với từng phân ngành cụ thể thì: Tiểu ngành trồng trọt và tiểu ngành chế biến nông sản Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng án ( 129dự án ) và mức vốn thực hiện (439.023 triệu USD). Từ trước1997, hình thức liên doanh chiếm ưu thế, bằng121% về số lượng dự án và gấp hơn hai lần vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Năm 1998, một mặt do 5 liên doanh giải thể trước thời hạn, mặt khác có đến 15 dự án 100% vốn nước ngoài mới được cấp giấy phép nên tình hình phát triển theo chiều hướng ngược lại. Đặc điểm chung trong lĩnh vực này là phần lớn các dự án có qui mô nhỏ (4.81 triệu USD/dự án) và phân bố tương đối rộng rãi, rộng khắp các vùng miền trong cả nước. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu tập trung vốn vào trồng và chế biến rau quả, góp phần rất đáng kể trong đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu (28 dự án) và 12 dự án lai tạo giống cây cho năng suất chất lượng cao, 7 dự án trồng hoa cây cảnh xuất khẩu , 9 dự án chế biến chè, 9 dự án chế biến cà phê. Đầu tư vào lĩnh vực này có hiệu quả do sử dụng được nhân công giả rẻ và thu hồi vốn nhanh. Nhà đầu tư hiện nay chưa mặn mà với cây dàI ngày vì đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm, diện tích đất tập trung lớn dẫn đến khó khăn trong giảI quyết tranh chấp, giải toả. Một số dự án có qui mô tương đối lớn như: liên doanh sản xuất bột mì Vinfood-GCR (BV Island) 41 triệu USD; công ty sữa Việt Nam-Foremost (Hà Lan): 34.5 triệu USD. Khoảng 2/3 số dự án được coi là hoạt động bình thường và hơn 1/3 trong số này hoạt động có hiệu quả. Điển hình như công ty KenKen Việt Nam (100% vốn của Singapo) có doanh thu từ xuất khẩu là 10.5 triệu USD. Các dự án liên doanh sản xuất chế biến rau quả hoạt động khá tốt, nổi bật nhất là công ty & nước giải khát Dona New Tower: hoàn thành góp vốn đầu tư ngay khi có giấy phép đầu tư, mọi doanh thu trong 5 năm hoạt động là 15.3% USD. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 1/3 số dự án hoạt động chưa có hiệu quả, nhất là các dự án liên doanh. Hầu hết các dự án trồng và chế biến chè triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn: 6/10 doanh nghiệp đã đI vào hoạt động nhưng chưa có lợi nhuận; Công ty chè Nghiã Đức Sơn đến năm 2001 vẫn chưa giải quyết xong đất đai cho công ty; 6 dự án sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu thì 3 doanh nghiệp liên doanh không đạt hiệu quả; Công ty gạo sấy Agripesco (Singapo) lỗ 836000 USD bị giải thể trước thời hạn. Nói chung, lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản mới chỉ thu hút một số lượng dự án và mức đầu tư còn hạn chế so với tiềm năng rất lớn trong cả nước. Sản phẩm mới chỉ là sơ chế xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa, chưa có công nghệ chế biến cao. Hoạt động của các dự án này đã đạt kết quả bước đầuvà góp phần đáng kể trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịc cơ cấu kinh tế Ngành, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu của nước ta, tạo thêm nhiều việc làm mới và cơ hội nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương. Bên cạnh những thành công cũng đã phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp, những thách thức mới cần được xem xét, tìm biện pháp tích cực nhằm sớm cải thiện tình hình. Tiểu ngành chăn nuôi và tiểu ngành chế biến thức ăn gia súc Tính đến 31/12/2001 có 38 dự án được thực hiện với tổng số vốn là 255.781 triệu USD. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này có quy mô tương đối ( bình quân: 6,834 triệu USD ) chủ yếu tập trung vào chế biến thức ăn gia súc. Số vốn gấp hơn 2 lần số vốn đầu tư vào chăn nuôi. Các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ. Riêng tỉnh Đồng Nai đã có đến 8 doanh nghiệp thuộc loại này. Trong lĩnh vực chăn nuôi, một số dự án có quy mô vốn đầu tư khá lớn như: Công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Thái Lan): 67 triệu USD, Taiwan Tea Corp (ĐàI Loan): 38 triệu USD. Trong đó 2 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nổi bật là: XNLD nuôi gia cầm MEKO, công ty chăn nuôi CP Việt Nam: doanh thu đạt 148,7 triệu USD trong đó giá trị xuất khẩu là 1.5 triệu USD, nộp ngân sách 3.3 triệu USD. Công ty phát triển chăn nuôi PeterHand Việt Nam (đối tác Trung Quốc) với quy mô vốn 760000 USD cũng được đánh giá là hoạt động kinh doanh có lãi. Tuy vậy, trong lĩnh vực chăn nuôi còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, thua lỗ trong nhiều năm. CTLD Thanh Sơn( nuôi bò sữa- Lâm đồng), doanh thu hàng năm chỉ đạt 25 % kế hoạch của dự án, sau 3 năm hoạt động bị lỗ trên 3 triệu USD, bằng 80 % tổng vốn đầu tư; CTLD jafavina (sản xuất con giống gia cầm , sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc) do phía nước ngoài ( indonnesia) gặp khó khăn trong tài chính nên chỉ góp được 42 % trên tổng vốn pháp định đã cam kết. Sau 3 năm hoạt động, doanh thu mỗi năm chỉ đạt 20% so với kế hoạch dự án, lỗ phát sinh gần 1 triệu USD. Tiểu ngành trồng rừng Trong lĩnh vực này có 8 dự án được thực hiện với 51.146 triệu USD. Hai dự án có quy mô lớn đáng kể là CTLD trồng rừng và chế biến nguyên liệu ViTAICO (TPHCM) gần 30 triệu USD vốn đầu tư; công ty quốc tế Kiên Tài (Kiên Giang) 27 triệu USD. Tuy nhiên các dự án trồng rừng còn triển khai chậm do phía đối tác Việt Nam gặp khó khăn trong việc giao đất trồng rừng cho dự án. Điển hình là công ty Haitaico, công suất dự án ghi 16.200 ha, thực tế từ 1991-1998 chỉ trồng được 637 ha đã phải tạm ngừng hoạt động, và phải theo giải pháp hoặc tìm thêm đối tác Việt Nam (trong ngành sản xuất giấy) để liên doanh hoặc nhập thêm nguyên liệu để sản xuất giấy trong 5 năm trước mắt để duy trì hoạt động trước khi có thể tự sản xuất bột giấy nguyên liệu. Có 3 liên doanh hoạt động tương đối tốt là công ty quốc tế Kiên Tài (góp xong vốn pháp định); công ty liên doanh trồng rừng và cắt dăm mảnh gỗ xuất khẩu Wochimex (góp 50% vốn pháp định, năm 1995 đIều chỉnh tăng vốn pháp định), công ty sản xuất nguyên liệu giấy Việt-Nhật. Các dự án trên nếu được triển khai và thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh sẽ là lực lượng đáng kể góp phần thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010 ở nước ta. Vì vậy, trong khả năng có thể, cần tạo đIều kiện thuận lợi nhất là bố trí đủ diện tích đất cho các dự án trồng rừng. Tiểu ngành chế biến gỗ và các loại lâm sản Thuộc lĩnh vực này, toàn ngành có 81 dự án thực hiện với 113.044 triệu USD vốn thực hiện. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều dự án FDI, chỉ sau lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản. Phần lớn các dự án có quy mô vốn dưới 3 triệu USD/dự án. Một số dự án có mức vốn khá lớn như CTLD Wet Xenr Sin Industrial (sản xuất tăm, mành tre): 7 triệu USD; XNLD sản xuất ván ép xuất khẩu Luks-Tie (100% vốn nước ngoàI): 10.4 triệu USD. Trong số các dự án thì khoảng 60% hoạt động bình thường, lãI suất không lớn; 11 % hoạt động có hiệu quả khá. Điển hình như CTLD Scangiaviet (Malaysia) sản xuất hàng từ mây tre, tuy mức vốn đầu tư chỉ 350 ngàn USD nhưng doanh thu đạt 10.4 triệu USD, xuất khẩu 100 % sản phẩm; CTLD Scanvifood (Na uy), chế biến gỗ, đạt doanh thu 16 triệu USD, thu hút 650 lao động. Tuy vậy có đến 25 % trên tổng doanh nghiệp hoạt động khó khăn do không đủ nguyên liệu, kinh doanh thua lỗ, có doanh nghiệp phải ngừng hoạt động: XNLD chế biến gỗ Nghệ An do thiếu nguyên liệu chuyển sang làm gia công cho nhà máy gỗ Vinh, CTLD Viko Thai (Thái Bình) sản xuất đồ gỗ cao cấp, sản xuất thua lỗ, đối tác nước ngoài (Hàn Quốc) bỏ về nước. Tiểu Ngành Mía đường Toàn ngành có 8 dự án với 212.086 triệu vốn thực hiện. Các dự án sản xuất đường đều có mức vốn đầu tư lớn, bình quân 26,51 triệu USD/dự án. Điển hình là công ty đường Bourbon-Tây Ninh( CH pháp ): 111 triệu USD, công ty mía đường Việt Nam-ĐàI Loan 66 triệu USD, công suất 6000 TMN. Sự phân bố của các dự án sản xuất đường tương đối hợp lý, rải đều Bắc-Trung-Nam của cả nước. Tuy vậy, để đạt được hiệu quả như mục tiêu dự án đề ra, các doanh nghiệp phải vượt qua nhiều thách thức, phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm thị trường tiêu thụ và đảm bào nhu cầu nguyên liệu mía cho nhà máy hoạt động. Năm vừa qua, nhiều công ty sản xuất đường mía lao đao vì giá đường hạ .Đã phát sinh phức tạp và tiêu cực đối với công ty Nagarjuna Việt Nam: Nông dân và các lái mía nhận 14 tỷ VNĐ vốn ứng trước để đầu tư trồng, chăm sóc và thu gom mía giao cho nhà máy nhưng đã không thực hiện hợp đồng giao mía cho nhà máy; Công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan cũng gặp khó khăn về nguyên liệu. Một số dự án bị rút giấy phép như: công ty TNHH đường Ninh Bình (đối tác Philipines), công ty đường Dhampur (ấn độ); công ty công nghiệp đường Hay (BV Island). Cơ cấu đầu tư là quan hệ giữa lượng vốn đầu tư vào các ngành, vùng, khu vực kinh tế khác nhau. Cơ cấu cân đối sẽ tạo ra tỷ lệ sản lượng hợp lý giữa các ngành, khu vực, giúp cho quá trình tái sản xuất đạt hiệu quả cao. Địa phương nhận đầu tư Cho đến nay, phần lớn các tỉnh và thành phố đã có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy vốn đầu tư trực tiếp nước trong nông nghiệp chỉ tập trung vào một số vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế- xã hội. Trong 7 vùng kinh tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp nước ta có sự phân bố không đều giữa các vùng, tập trung phần lớn ở vùng miền đông Nam Bộ, Tây Nguyên . Riêng 2 vùng này đã chiếm tới 63,73 % tổng vốn đầu tư của cả nước và 62,92% số dự án vào ngành nông nghiệp. Chỉ riêng Đông Nam Bộ đã chiếm 41.8 % tổng vốn dầu tư toàn ngành và 29,9% số dự án. ĐIều này chứng tỏ qui mô dự án cũng tương đối ( 5,22 triệu USD/dự án ). Sở dĩ là vì các vùng này có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và tương đối đồng bộ, là vùng có kinh tế phát triển cao và ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển, tập quán kinh doanh năng động, lao động dồi dào và có tay nghề cao hơn các vùng khác. Mặt khác, bộ máy hành chính cũng thông thoáng hơn nhiều. Khu 4 là vùng có qui mô dự án lớn nhất ( 10,58 triệu USD/dự án ) tuy là có ít dự án nhất nhưng lại đứng thứ tư về số vốn đầu tư do vùng có nhiều dự án mía đường có qui mô lớn. Về tình hình thực hiện, hầu như các vùng có tỷ trọng vốn thực hiện dao động từ 40-50% so với vốn đăng ký. Điều đáng ngạc nhiên là vùng ĐBSH thu hút được đã ít vốn đầu tư lại có tỷ trọng vốn thực hiện rất thấp (31.24%). Điều này là do mặc dù ĐBSH có điều kiện KTXH phát triển và cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, đất đai phì nhiêu nhưng do là nơi tập trung đông dân cư nên diện tích đất trở nên hạn hẹp, khan hiếm, giá đắt. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp đòi hỏi quĩ đất lớn. Do đó các nhà đầu tư gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, khó khăn trong khâu giải toả... Cho đến nay phần lớn các tỉnh và thành phố đã có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp chỉ tập trung vào một số vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế-xã hội. Vốn đầu tư vào các vùng được biểu hiện cụ thể qua biểu đồ sau: Biểu đồ : Vốn đầu tư trong nông nghiệp vào các vùng giai đoạn 1988-2001 Nguồn : Bộ NN&PTNT Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp Về phía nước chủ nhà Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì mọi tổ chức kinh tế có pháp nhân trong nước đều được hợp tác trực tiếp với nước ngoài. Nhưng thực tế thời gian qua chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các xí nghiệp liên doanh đang hoạt động. Doanh nghiệp Nhà nước tham gia 95,0% số dự án và 96,5% số vốn đầu tư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng số vốn đầu tư vào nông nghiệp. Tình hình này phản ánh thực tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay còn rất nhỏ bé, trình độ sản xuất và năng lực quản lý kinh doanh còn yếu kém chưa đủ khả năng tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách thích hợp để khuyến khích phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và chính họ sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để hợp tác kinh doanh. Đối tác nước ngoài Trong giai đoạn 1988-2001, đã có trên 30 quốc gia, vùng, lãnh thổ tham gia đầu tư vào ngành nông nghiệp dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn đầu là các quốc gia như ở bảng bên Cho đến nay, Đài Loan là quốc gia đứng đầu trong số các đối tác đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam về vốn cũng như số dự án với 111 dự án( chiếm 34,58 % tổng số dự án) và 246,14 triệu USD ( chiếm 20,5 %). Đứng thứ hai là Pháp với 19 dự án ( chiếm 5.9 % số dự án) và 123,68 triệu USD ( chiếm 10.3 % số vốn). Tiếp đến là Singapore có 23 dự án ( 7,16 % số dự án ) và 121,47 triệu USD ( 10.12 % tổng số vốn). Qua đây, có thể thấy rằng Đài Loan tuy dẫn đầu về số dự án và tổng vốn đầu tư nhưng quy mô mỗi dự án lại nhỏ ( chỉ ở mức 2.21 triệu USD/ dự án) thấp hơn cả quy mô dự án của toàn ngành( 3.74 triệu USD/ dự án); tương quan về tỷ trọng giữa số dự án và số vốn cũng phản ánh điều đó( số dự án chiếm 34.5 % trong khi đó số vốn chỉ chiếm 20.5 %). Trong các quốc gia trên, BV Island là nước có quy mô bình quân mỗi dự án lớn nhất ( 8.87 triệu USD ). Tuy BV Island là nước có quy mô bình quân mỗi dự án lớn nhất nhưng tổng số vốn lại đứng thứ 4. Tiếp theo là Thái với quy mô mỗi dự án là 8,07 triệu USD tuy số dự án vẫn còn khiêm tốn (13 dự án,chiếm 4,05 % toàn ngành). Một điểm đáng lưu ý là Nhật là nước đứng thứ hai về đầu tư trên thế giới, số dự án đầu tư của Nhật vào ngành nông nghiệp Việt Nam đứng thứ 4 ( 19 dự án ) nhưng quy mô của mỗi dự án lại quá nhỏ so với tiềm lực về tài chính của Nhật ( 2.15 triệu USD/ dự án) thấp hơn nhiều so với quy mô bình quân của toàn ngành. Có thể nói rằng phần đông các nhà đầu tư vào ngành nông ngiệp Việt Nam là người Trung Quốc. Họ là những đối tác tuy dẫn đầu về số dự án nhưng quy mô đầu tư còn thấp. Đó là do tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư này còn hạn chế. Các nước như Mỹ, Pháp...năng lực tài chính mạnh nên quy mô dự án lớn tuy số dự án còn ở mức độ thấp . Đây cũng là một đặc điểm của các đối tác đầu tư mà chúng ta cần phải căn cứ để có chiến lược thu hút họ vào những lĩnh vực phù hợp về kỹ thuật công nghệ cũng như tiềm lực tài chính. Về tình hình thực hiện, qua bảng ta thấy Hoa Kỳ, Pháp, BV Island có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư thấp: Mỹ có vốn thực hiện 26.22 % vốn đăng ký và tỷ lệ này của Pháp là 35.35 %; BV Island là 33.2 %. Sở dĩ là do: Đối với Mỹ vì chưa có hiệp định đầu tư với Việt Nam nên các ngân hàng Mỹ chưa đứng ra bảo lãnh cho rủi ro đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Việt Nam. Còn đối với Pháp và BV Island tỷ lệ này là thấp do khó khăn trong khâu tìm vùng nguyên liệu đầu vào. Tỷ lệ vốn thực hiện của Hàn Quốc là thấp nhất (22.74%) rồi đến Trung Quốc ( 31.9% ) trong các quốc gia Châu á. Nguyên nhân là vì Hàn Quốc chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Châu á. Khu vực có vốn đầu tư vào nghành nông nghiệp nếu chia theo vùng lãnh thổ thì: các nước thuộc khối ASEAN là 22%; các quốc gia Châu á khác là 33%; Châu Âu 35%; Châu Mĩ 9%; các quốc gia còn lại úc, Samoa chiếm khoảng 1%. Biểu đồ: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp theo khu vực có v ốn đầu tư giai đoạn 1988-2001. ( Nguồn : Bộ NN & PTNT ) 1.5. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp Có ba loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chính trong ngành nông nghiệp: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Lượng vốn và số dự án phân bổ theo hình thức hoạt động như sau: Bảng 10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp theo hình thức đầu tư giai đoạn (1988-2001) Chỉ tiêu DAĐK DA TH VĐK VTH TĐ % TĐ % TĐ % TĐ % 100% VNN 226 51,48 189 58,87 1362 51,98 654 54,5 Liên doanh 200 45,56 125 38,94 1227 46,84 528 44 HĐHTKD 13 2,96 7 2,19 31 1,18 18 1,5 Tổng 439 100% 321 100% 2620 100% 1200 100% Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Bộ NN&PTNT Tính đến 2001, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh, (chiếm 97,81% số dự án và 98,5% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp). Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế hơn về số dự án và số vốn đầu tư thực hiện trong nông nghiêp (chiếm 58,87% tổng số dự án và 54,5% tổng vốn đầu tư thực hiện) so với 38,94% số dự án và 44% tổng vốn đầu tư của hình thức liên doanh.Tình hình cụ thể các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp như sau: Hình thức doanh nghiệp liên doanh Trong những năm đầu hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn cả về số dự án và vốn đầu tư (giai đoạn 1988-1990 là 80% số dự án và 95,84% vốn đầu tư). Thời kỳ này các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng nhiều nhất hình thức liên doanh bởi: Bước đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ còn gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa thông thuộc về cung cách làm ăn cũng như gặp nhiều trở ngại về luật pháp, thủ tục hành chính.Thông qua hợp tác với đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ sự hỗ trợ và các kinh nghiệm của đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam. Liên doanh với một đối tác nước sở tại, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có người bạn đồng hành cùng chung mục đích kinh tế. Bước đầu kinh doanh ở Việt Nam khi chưa hiểu biết nhiều về thị trường hầu hết các nhà đầu tư còn hạn chế số vốn đầu tư thăm dò thị trường, nhưng khi kinh doanh có kết quả họ đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức Doanh nghiệp liên doanh có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động kinh doanh hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Những năm gần đây có xu hướng giảm dần sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào hình thức doanh nghiệp liên doanh: Giai đoạn 1991-1995 giảm còn 59,41% số dự án và 50,33% vốn đầu tư, giai đoạn 1996-1999 giảm xuống mạnh còn 35,33% số dự án và 28,33% vốn đầu tư, nhất là năm 2000 doanh nghiệp loại này chỉ còn chiếm 16,95% vốn đầu tư. Sau một thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư Châu á đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và các quy định khác của Việt Nam. Thậm chí còn hiểu rõ phong tục tập quán, thói quen và thị hiếu tiêu dùng, cách thức kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Mặt khác trong quá trình phát triển, các DNLD ở Việt Nam đã xuất hiện tình trạng không tương xứng về mặt tiềm lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý.Các nhà đầu tư nước ngoài muốn được tự chủ trong điều hành quản lý doanh nghiệp, không muốn lệ thuộc vào ý kiến của đối tác nước chủ nhà nữa. Bảng 11: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư trong nông nghiệp qua các năm (từ 1988-2000) Đơn vị: triệu USD Hình thức 88-90 91-95 96-99 2000 VĐT % VĐT % VĐT % VĐT % 100% VNN 5.66 3.44 682.8 48.64 511 70.66 53.38 82.19 Liên doanh 157.47 95.84 706.45 50.33 204.9 28.33 11.01 16.95 HĐHTKD 1.17 0.71 14.47 1.03 7.3 1.01 0.56 0.86 Tổng 164.3 100% 1403.7 100% 723.2 100% 64.95 100% Nguồn: vụ QLDA-Bộ KHĐT Chính vì vậy trên thực tế thời gian qua đã xuất hiện nhiều tranh chấp trong quản lý điều hành doanh nghiệp liên doanh mà một phần do sự yếu kém về trình độ của bên Việt Nam, có nhiều trường hợp bên đối tác nước ngoài góp nhiều vốn hơn nhưng không được quyết định các vấn đề chủ chốt của doanh nghiệp nhiêù khi dẫn đến bỏ lỡ cơ hội kinh doanh . Khả năng liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày càng bị hạn chế vì thiếu cán bộ có năng lực, thiếu vốn đối ứng đóng góp. Trong số 200 dự án liên doanh đã được cấp giấy phép bên Việt Nam chỉ góp được 32,55% vốn pháp định trong đó có tới 90% là giá trị sử dụng đất và một phần là giá trị nhà xưởng tài sản hiện có phần góp vốn bằng tiền rất nhỏ bé và thường rất khó khăn trong việc thực hiện. Các đối tác Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (95%), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất ít (5%). Do vậy mà trong nhiều trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước đã can thiệp quá sâu và quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây cản trở không ít cho hoạt động của chủ đầu tư. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thời gian đầu chưa nhiều như xu hướng tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 1988-1990 chiếm 13,3% số dự án và 3,65% vốn đầu tư, giai đoạn 1991-1995 tăng lên 37,06% số dự án và 46,68% vốn đầu tư đến giai đoạn 1996-1999 tăng lên 61,34% số dự án và 62,09% vốn đầu tư. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn ngày càng nhiều, vì bộ máy hành chính đang được cảI thiện theo hướng ngày càng tinh giản, giảm thiểu các khâu rườm rà.Chính vì vậy vai trò của đối tác Việt Nam trong việc phụ trách thủ tục pháp lý bị giảm một cách đáng kể. Hình thức đầu tư này về lâu dài không hứa hẹn nhiều lợi ích tốt đối với nước chủ nhà, bởi các nhà đầu tư chỉ đầu tư khi gặp trắc trở ảnh hưỏng đến lợi nhuận của mình thì rút vốn, vì vậy ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của nước chủ nhà. Kinh nghiệm một số nước là hạn chế hình thức này. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư mà bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện một hợp đồng sản xuất kinh doanh trên cơ sỏ phân định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức này dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy hình thức này ít được thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay hình thức này mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé: Hết năm 2001 có 2.19% số dự án và 1.5% vốn đầu tư. Điều đáng nói là hợp đồng hợp tác kinh doanh trong Nông nghiệp thời gian qua chủ yếu là gia công sản xuất một số mặt hàng cho nước ngoài, vì vậy giá trị xuất khẩu cao. Trong thời gian tới cần phát huy mạnh mẽ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp theo hình thức này. Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2001 Nguồn: Bộ NN & PTNT Đánh giá tình hình của đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nông nghiệp Việt Nam. Những kết quả và hiệu quả đạt được 2.1.1.Kết quả Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp đã đạt được một số thành quả nhất định sau: Trong những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới ở trong giai đoạn xây dựng cơ bản, vì vậy gía trị sản xuất trong giai đoạn này chưa đáng kể. Trong 8 năm từ 1988-1995 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đạt 233 triệu USD, trong đó xuất khẩu 105 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt 29,13 triệu USD giá trị sản xuất và 13,13 triệu USD giá trị xuất khẩu). Đến năm 1996 giá trị sản xuất đã tăng lên 160 triệu USD, trong đó xuất khẩu 97 triệu USD, năm 1997 giá trị sản xuất là 319 triệu USD trong đó xuất khẩu 84,023 triệu USD và đến năm 1998 giá trị sản xuất là 311 triệu USD trong đó xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100582.doc
Tài liệu liên quan