MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 3
I - KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG. 3
1 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.1- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 3
1.2- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY. 4
1.3- CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 5
2 – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 6
2.1- SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 6
2.2- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 7
2.3- MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ 11
II – ĐỐI TƯỢNG CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 12
1 – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP. 12
1.1 – ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG. 12
1.2 – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP. 14
2 – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MUA SẮM THIẾT BỊ. 15
2.1 – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MUA SẮM THIẾT BỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ THI CÔNG. 15
2.2 – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MUA SẮM THIẾT BỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC XÂY LẮP. 16
III – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG. 17
1 – VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ SỐ LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 17
1.1 – VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 17
1.2 – SỐ LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2006 20
2 – NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 22
2.3 – NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THEO NGUỒN HÌNH THÀNH. 26
3 – CƠ CẤU KỸ THUẬT CỦA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 27
3.1 – VỐN ĐẦU TƯ XÂY LẮP. 29
3.2 – VỐN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN. 30
3.3 – NHẬN XÉT VỀ CƠ CẤU KỸ THUẬT CỦA VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN 32
4 – VỐN ĐẦU TƯ XDCB THEO LĨNH VỰC KINH TẾ. 33
5 – HÌNH THỨC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 35
IV – CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG. 36
1 – HOẠT ĐỘNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. 36
2 – HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 39
3 – HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU. 40
4 – HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. 42
V – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG. 44
1 – CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 44
1.1 – GIÁ TRỊ TSCĐ HUY ĐỘNG TRONG KỲ 44
1.2 – NĂNG LỰC PHỤC VỤ SẢN XUẤT TĂNG THÊM. 45
2 – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB. 46
2.1 – HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH. 47
2.2 – HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI. 50
3 – NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. 54
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP 57
1 – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2010. 57
1.1 – ĐỊNH HƯỚNG. 57
1.2 – NHIỆM VỤ. 57
2 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 58
2.1 – GIẢI PHÁP VỀ VỐN. 58
2.2 – NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 61
2.3 – CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 63
2.4 – TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Ở TẤT CẢ CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ. 63
2.5 – CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG. 64
2.6 – XÂY DỰNG CHỦ TRƯƠNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ HỢP LÝ. 65
KẾT LUẬN 66
70 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên tới 60% và đóng vai trò rất quan trọng. Với đặc thù của mình là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, lắp đặt thiết bị, thường xuyên thực hiện những dự án lớn do đó luôn cần phải có một khối lượng vốn đầu tư lớn, hơn nữa đặc điểm của hoạt động đầu tư là đòi hỏi một số vốn lớn nằm khê đọng trong thời gian dài chính vì vậy mà công ty cần phải có nguồn vốn lớn để đảm bảo quá trình đầu tư các dự án diễn ra đúng theo kế hoạch và hoàn thành đúng tiến độ. Do vậy vốn ngân sách và vốn tự có của công ty không thể đủ để bổ sung cho đầu tư xây dựng cơ bản của công ty và vốn tín dụng chiếm một tỉ trọng lớn là một tất yếu. Tỷ trọng vốn tín dụng của nhà nước trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung có tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp. Trong khi vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, sự hỗ trợ về vốn từ phía nhà nước là không nhiều thì vốn vay là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, tạo điều kiện cho công ty ở rộng phạm vi và quy mô đầu tư, tạo đà cho sự phát triển trong những năm tới.
2.3 – NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THEO NGUỒN HÌNH THÀNH.
Có thể nói, vốn chủ đạo trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng thời gian qua là nguồn vốn tín dụng trong nước. Điều này cho thấy công ty đã rất linh hoạt trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này đang có xu hướng giảm và ổn định ở mức từ 60% đến 70%. Các nguồn vốn khác dần giữ một tỷ trọng vừa phải để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư. Công ty đang cố gắng để ngày càng đa dạng hóa nguồn vốn của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một điều có thể thấy một cách rõ nét đó là công ty chưa khai thác được nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài, đây quả là một thiết sót lớn bởi nguồn vốn này có khối lượng rất lớn hứa hẹn nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khai thác được nó. Tuy nhiên, đó cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân của tình trạng này là bắt nguồn từ hạn chế về tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước. Khi tiềm lực tài chính không đủ mạnh thì không thể tạo niềm tin cho các đối tác nước ngoài trong việc cho vay, chính vì thế mà đến giờ chúng ta vẫn chưa khai thác được nguồn vốn này.
Trên đây là một số nhận xét về cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư.
3 – CƠ CẤU KỸ THUẬT CỦA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.
Giáo trình kinh tế đầu tư đã viết : Cơ cấu đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án. Một cơ cấu vốn hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ lệ khá cao.
Cơ cấu vốn đầu tư xét theo cơ cấu kỹ thuật của vốn bao gồm: vốn đầu tư cho hoạt động xây lắp, vốn đầu tư cho thiết bị phương tiện, và vốn đầu tư khác. Đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ cấu kỹ thuật của vốn cho phép nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất lưu thông khác trong nền kinh tế, phục vụ công tác kế hoạch hóa, nghiên cứu tình hình trang thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa qua đó chúng ta thấy được vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng như thế nào và cần phải tiến hành điều chỉnh cơ cấu vốn như thế nào cho hợp lý. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 6: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB xét theo cơ cấu kỹ thuật của vốn giai đoạn 2003-2005
TT
chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
I
chỉ tiêu tuyệt đối
tỷ đồng
1
tổng VĐTXDCB
tỷ đồng
45.8
68.6
94.65
122.76
2
VĐT xây lắp
tỷ đồng
10.9
16.9
36.45
64.25
3
VĐT mua sắm thiết bị và vốn ĐTXDCB khác
tỷ đồng
34.9
51.7
58.2
144.8
II
chỉ tiêu tương đối
%
1
tổng VĐTXDCB
%
100
100
100
100
2
VĐT xây lắp
%
23.7
24.6
39.5
31
3
VĐT mua sắm thiết bị và vốn ĐTXDCB khác
%
76.3
75.4
61.5
69
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện đầu tư 2003-2006
3.1 – VỐN ĐẦU TƯ XÂY LẮP.
Như chúng ta đã biết quy mô vốn đầu tư xây lắp thực hiện cho thấy giá trị xây lắp thực hiện trong kỳ khi cân đối với kế hoạch thi công các dự án đầu tư giúp chủ đầu tư nắm được tình hình thực hiện vốn đầu tư và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng ứ đọng gây lãng phí vốn đầu tư.
Với đặc thù của mình là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nhiều năm qua công ty đã thực hiện đầu tư nhiều công trình có quy mô lớn. Trong lĩnh vực này công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng, nâng cấp các khu đô thị nhà ở, xây dựng các công trình sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, các nhà máy chế biến gạch, chế biến chè….
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy khối lượng vốn đầu tư xây lắp tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu như 2003 khối lượng vốn đầu tư cho xây lắp chỉ có 10,9 tỷ đồng thì đến 2004 đã tăng lên 17,2 tỷ đồng, 2005 là 36,45 tỷ đồng tăng lên 3,34 lần so với năm 2003 và tăng lên 2,17 lần so với năm 2004. Đây là một kết quả tính song nếu tính tổng khối lượng vốn đầu tư xây lắp trong 3 năm thì chỉ chiếm cơ 31% trong khi đó vốn đầu tư cho thiết bị phương tiện chiếm 69%. Như vậy tính tổng 3 năm thì vốn đầu tư cho xây lắp chỉ chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư cho XDCB. Trong những năm qua công ty đã thực hiện đầu tư vào các công trình như xây dựng nhà máy gạch TuyNen Kim Xa với tổng mức vốn đầu tư là hơn 9 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư cho xây lắp là 3,11666 tỷ đồng, dự án xây dựng cơ sở chế biến hàng xuất khẩu với tổng mức vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư xây lắp là gần 1tỷ ruỡi …..
Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình đầu tư xây lắp qua biểu đồ sau đây
Biểu đồ 2: Biến thiên về tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện xây lắp trên tổng vốn đầu tư thực hiện (%)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện đầu tư hàng năm
3.2 – VỐN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN.
Vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, phương tiện cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo tới hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với đặc thù của mình là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt thiết bị nên càng ngày công ty càng cần nhiều máy móc thiết bị hiện đại để thi công nhiều công trình lớn tầm cỡ quốc gia. Do đó thời gian qua công ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục cho quá trình sản xuất kinh doanh, lắp đặt nhiều dây chuyền thiết bị công nghệ phục vụ cho những cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu…. Chính vì thế mà thời gian qua khối lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng vốn đầu tư cho XDCB. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy sự gia tăng nhanh chóng của vốn đầu tư cho phương tiện thiết bị của công ty. So với năm 2003 vốn đầu tư cho phương tiện, thiết bị năm 2005 gấp 1,7 lần từ mức 34,9 năm 2003 lên 58,2 tỷ đồng năm 2005. Làm cho tổng vốn đầu tư phương tiện, thiết bị trong 3 năm là 144,8 tỷ đồng chiếm 69% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Có thể nói sự gia tăng vốn đầu tư phương tiện, thiệt bị sở dĩ là do:
Thứ nhất, khoa học, công nghệ, kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng nói riêng phải thường xuyên đổi mới, cải tiến phương tiện thiết bị, máy móc để không lạc hậu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, công ty chủ trương mở rộng thị trường đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên cần phải đầu tư khối lượng lớn máy móc thiết bị cho các nhu cầu này.
Thứ ba, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu trong việc cung cấp háng hóa và vận chuyển hàng hóa cần thiết phải đổi mới nâng cao năng lực máy móc thiết bị, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng được xem xét đến khi xét thầu.
Qua biểu đồ biến thiên dưới đây chúng ta có thể thẫy rõ được tình hình đầu tư mua sắm thiết bị và vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác.
Biểu đồ 3: Biến thiên về tỷ trọng vốn đầu tư mua sắm thiết bị và XDCB khác trên tổng vốn đầu tư thực hiện (%)
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo đầu tư thực hiện hàng năm
3.3 – NHẬN XÉT VỀ CƠ CẤU KỸ THUẬT CỦA VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
Qua những phân tích trên đây cho thấy hoạt động đầu tư xây lắp luôn được quan tâm đặc biệt thể hiện ở chỗ tỷ trọng vốn đầu tư xây lắp tăng dần qua các năm.Nếu như năm 2003 tỷ trọng vốn đầu tư xây lắp mới chỉ là 10.9 tỷ đồng chiếm 23.7% thì đến năm 2004 đã là 16.9 tỷ đồng chiếm 24.6% và 2005 con số đó là 36.45 tỷ đồng chiếm 39.5% gấp hơn 2 lần so với vốn đầu tư xây lắp năm 2004. Đến 2006 thì vốn đầu tư dành cho xây lắp đã lên tới 64.25 tỷ đồng chiếm 31%.
Tỷ trọng vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tăng dần trong 3 năm đầu và giảm xuống trong 2 năm cuối nhưng quy mô vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vẫn tăng dần thể hiện nỗ lực trong việc đổi mới trang thiết bị nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỷ trọng vốn đầu tư mua sắm thiết bị giảm dần do những năm gần đây việc đầu tư chỉ nhằm đáp ứng hoạt động cải tiến máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng máy móc, không còn đầu tư do thiếu hụt máy móc như những năm đầu của kế hoạch.
4 – VỐN ĐẦU TƯ XDCB THEO LĨNH VỰC KINH TẾ.
Với đặc thù về chức năng nhiệm vụ của mình công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp do đó sẽ có hai lĩnh vực đầu tư chính là đầu tư vào xây dựng các công trình dân dụng và đầu tư vào xây dựng các công trình công nghiệp.Trong những năm qua công ty đã tận dụng mọi điểm mạnh của mình khi lựa chọn đầu tư vào hai lĩnh vực chính đó là đầu tư vào xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tình hình vốn đầu tư XDCB theo lĩnh vực kinh tế được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 7: cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo các lĩnh vực kinh tế
TT
chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
I
chỉ tiêu tuyệt đối
tỷ đồng
1
tổng VĐT thực hiện
tỷ đồng
45.8
68.6
94.65
122.76
2
VĐT vào lĩnh vực dân dụng
tỷ đồng
23.86
33.33
51.11
65.05
3
VĐT vào lĩnh vực công nghiệp
tỷ đồng
21.94
35.27
43.54
57.71
II
chỉ tiêu tương đối
%
1
tổng VĐT thực hiện
%
100
100
100
100
2
VĐT vào lĩnh vực dân dụng
%
52.1
48.59
54
52.99
3
VĐT vào lĩnh vực công nghiệp
%
47.9
51.41
46
47.01
nguồn: phòng kế toán
Tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực xây dựng dân dụng khá cao so với tỷ trọng vốn đầu tư cho đầu tư công nghiệp cụ thể : năm 2003 là 52.1%, năm 2005 là 54% và 2006 là 52.99% chỉ có duy nhất nam 2004 là tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực dân dụng là dưới 50%. Từ đây có thể thấy xây dựng dân dụng đang là thế mạnh của công ty. Có thể thấy rõ hơn tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng dân dụng qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 4: Biến thiên tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.(%)
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tình hình thực hiện đầu tư các năm
Tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng công nghiệp thấp hơn so với xây dựng dân dụng điều này cũng xuất phát từ đặc điểm thế mạnh của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế trong lĩnh vực này công ty luôn tập trung vào một số mảng vốn là thế mạnh truyền thống của mình từ nhiều năm như : các lĩnh vực về điện, sản xuất xi măng, sản xuất chè, gạch, đá….. mà chưa khai thác thêm nhiều lĩnh vực mới.
Nhìn chung tỷ trọng vốn đầu tư phân theo riêng tững lĩnh vực có sự biến động không đều theo các năm tuy nhiên sự chênh lệch về tỷ trọng giữa hai lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp không quá lớn. Điều này chứng tỏ công ty luôn quan tâm tới thế mạnh của mình trên mọi lĩnh vực. Gần đây, công ty đã mạnh dạn thực hiện nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn, thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp và đã thu được những kết quả rất khả quan. Về đầu tư XDCB công ty thực hiện khai thác được rất nhiều công trình có quy mô lớn gây tiếng vang mạnh tạo uy tín tốt cho mình. Quan sát biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn tình hình đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của công ty thời gian qua.
Biểu đồ 5: Biến thiên tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp (%)
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thực hiện đầu tư hàng năm
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chỉ có năm 2004 là vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp là chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư thực hiện. Chứng tỏ lĩnh vực công nghiệp chưa được công ty quan tâm chú trọng và chưa khai thác hết thế mạnh của lĩnh vực này. Hy vọng trong thời gian tới công ty sẽ có kế hoạch hợp lý để phát triển toàn diện cả hai lĩnh vực để hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày một hiệu quả hơn.
5 – HÌNH THỨC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB
Hình thức đầu tư phản ánh tính linh động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án đầu tư, công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đã áp dụng nhiều hình thức đầu tư như : 100% vốn chủ sở hữu, góp vốn liên doanh, BTO, hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn đầu tư cổ phần …
Đối với hình thức 100% vốn chủ sở hữu: tổng vốn đầu tư thực hiện dự án sẽ là vốn thuộc trách nhiệm quản lý của chủ sở hữu dự án duy nhất. Có thể được huy động từ nguồn vốn tự có được trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, hoặc có thể là nguồn vốn vay được huy động từ các trung gian tài chính của công ty đứng ra thực hiện và chịu trách nhiệm về khoản tín dụng đó
Hình thức liên doanh góp vốn : đó là hình thức mà dự án đầu tư được tiến hành trên cơ sở vốn góp từ 2 bên tham gia đầu tư để tăng cường khả năng huy động vốn để thực hiện đầu tư đang được áp dụng rộng rãi trong hoạt động đầu tư.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh : là hình thức mà có một văn bản kí kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh, trong đó quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không thành lập pháp nhân mới
Hình thức góp vốn cổ phần đầu tư : thực chất đây là hình thức mà các bên tham gia đầu tư cùng nhau góp vốn và tạo thành một đơn vị có tư cách pháp nhân để trực tiếp thực hiện kinh doanh sau khi dự án hoàn thành. Hình thức này giúp khai thác được thế mạnh của mỗi đơn vị góp vốn, đồng thời cũng tăng thêm được tiềm lực vốn cho dự án đầu tư. Tuy nhiên hình thức này lại chia sẻ quyền lực kiểm soát cũng như chia sẻ lợi nhuận khi khai thác vận hành dự án giữa các chủ đầu tư.
IV – CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG.
1 – HOẠT ĐỘNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
Mục đích lập dự án.
Hoạt động lập dự án được thực hiện với mục đích chính là kiểm tra lại tính khả thi của dự án để từ đó đi đến quyết định đầu tư vào những dự án do công ty làm chủ đầu tư.
Phương pháp lập dự án.
Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng cũng như các đơn vị xây dựng khác đều áp dụng phương pháp lập dự án theo điều 5 chương II của nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình áp dụng đối với các dự án lập sau ngày 22/02/2005.
Đối với các dự án thực hiện công tác lập dự án trước ngày 22/02/2005 thì thực hiện theo điều 21,22,23,24,25 chương II nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ.
Đối với các dự án đang thực hiện công tác lập dự án giữa thời điểm chuyển từ nghị định 52/1999/NĐ-CP sang nghị định 16/2005/NĐ-CP thì công tác lập dự án được tuân thủ theo đúng điều I, điều II phần I của thông tư 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 về việc “Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ”.
Nội dụng của lập dự án.
Đó chính là các bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi.
Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm những công việc sau:
- Trình bày sơ lược về dự án: sản phẩm, thị trườn tiêu thụ, công nghệ…
- Chứng minh được cơ hội đầu tư đã tìm được ở trên là có nhiều triển vọng
- Tìm ra những khía cạnh sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án, những khía cạnh này đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ tiếp ở giai đoạn sau
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải làm những công việc sau:
- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát liên quan đến dự án đầu tư : điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện pháp lý, tình hình kinh tế xã hội….
- Nghiên cứu thị trường của dự án:phân tích và đánh giá thị trường tổng thể, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm của dự án…
- Nghiên cứu kỹ thuật của dự án : Lựa chọn hình thức đầu tư, xác định quy mô công suất của dự án, lựa chọn công nghệ cho dự án, lựac chọn nguyên vật liệu cho dự án…
- Phân tích tài chính của dự án : nghiên cứu khả năng về vốn, thiết lập các báo cáo tài chính, tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án…
Kế hoạch lập dự án đầu tư :
Kế hoạch lập dự án đầu tư được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 8: kế hoạch lập dự án đầu tư
công việc
người thực hiện
người kiểm tra
1) hệ thống toàn bộ kết quả kiểm tra nguồn vốn, giá cả
chuyên viên phòng quản lý dự án
trưởng phòng quản lý dự án
2) kí hợp đồng với công ty tư vấn
chuyên viên phòng quản lý dự án
trưởng phòng quản lý dự án
3) viết nghiên cứu dự án khả thi, thiết kế sơ bộ, thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai
chuyên viên phòng quản lý dự án
trưởng phòng quản lý dự án
4) tính phương án kinh tế gồm:giá trị xây lắp thực hiện thiết bị, kiến thiết cơ bản khác
chuyên viên phòng quản lý dự án
trưởng phòng quản lý dự án
5) kiểm tra lần cuối, đóng quyển
chuyên viên phòng quản lý dự án
trưởng phòng quản lý dự án
6) bảo vệ hội đồng thẩm định, chủ đầu tư
chuyên viên phòng quản lý dự án
trưởng phòng quản lý dự án
nguồn: phòng kế hoạch đầu tư
2 – HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Mục đích
Đảm bảo cho việc kiểm tra lại một lần nữa về tính khả thi của dự án trên mọi phương diện: tài chính, kỹ thuật và kinh tế xã hội
Phương pháp thẩm định dự án đầu tư:
Về phương pháp thẩm định dự án đầu tư công ty tuân thủ theo điều 9, điều 10-chưong II nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ đối với các dự án thực hiện sau ngày 22/02/2005.
Đối với các dự án thực hiện trước 22/02/2005 thì thực hiện theo điều 26,27,28 chương II nghị định 52/1999/NĐ-CP.
Đối với các dự án thực hiện dở dang giữa thời điểm chuyển đổi giữa hai nghị định trên thì sẽ thực hiện theo phần III, IV,V,VI, của thông tư 08/2005/TT-BXD.
Nội dụng
*Thẩm định yếu tố pháp lý :
- Thẩm định tư cách pháp nhân, và năng lực của chủ đầu tư: chuyên môn và năng lực tài chính
- Thẩm định xem dự án có phù hớp với chủ trương, quy hoạch, luật pháp và các quy chế, quy định hay không
Thẩm định yếu tố công nghệ kỹ thuật:
- Thẩm định sự hợp lý về địa điểm xây dựng dự án : quy hoạch xây dựng, an ninh quốc phòng, điều kiện môi trương, giải phóng mặt bằng
- Thẩm định việc sử dụng tài nguyên đất đai, ứng dụng công nghệ và thiết bị sử dụng cho dự án
- Thẩm định các tiêu chuẩn, quy phạm, giải pháp kỹ thuật xây dựng và tiêu chuẩn đảm bảo về môi trường.
*Thẩm định yếu tố kinh tế tài chính:
- Thẩm định thị trường của dự án và thời gian hoạt động của dự án cho phép chủ đầu tư tính toán được các chỉ tiêu về thời gian hoàn vốn của dự án
- Thẩm định khả năng đảm bảo nguồn vốn đầu tư đây là khía cạnh quan trọng nhất của nội dung thẩm định tài chính của dự án
- Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội : thẩm định giá trị gia tăng thuần túy, số lao động tăng thêm, các chỉ tiêu tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tiết kiệm và gia tăng ngoại tệ.
* Thẩm định yếu tố công nghệ kỹ thuật.
Bao gồm việc sử dụng tài nguyên đất đai, cũng như việc ứng dụng các công nghệ và thiết bị sử dụng cho dự án. Thẩm định khía cạnh công nghệ kỹ thuật là một yếu tố rất quan trọng vì sự hợp lý và tình hiện đại của công nghệ và các thiết bị sử dụng cho dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động khai thác và vận hành dự án.
3 – HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU.
Mục đích của hoạt động đấu thầu.
Mục đích của hoạt động đấu thầu là thiết lập các bước hồ sơ dự thầu có chất lượng, phù hợp mục tiêu chất lượng sản xuất kinh doanh của công ty, thỏa mãn các quy định của pháp luật hiện hành.
Phương pháp quản lý hoạt động đấu thầu :
Về phương pháp quản lý hoạt động đấu thầu được công ty thực hiện theo mục 3 chương II của nghị định 16/2005/NĐ-CP và luật đấu thầu mà quốc hội mới thông qua.
Quy trình lập hồ sơ dự thầu với các công trình trong nước:
Quy trình lập hồ sơ dự thầu với các công trình trong nước được thực hiện theo 6 bước như sau :
Bước 1: Thu thập thông tin và tiếp thị
Tìm kiếm và thu thập thông tin về các dự án công trình sau đó báo cáo cho cấp lãnh đạo để làm thủ tục đăng ký dự thầu hoặc nhận thầu và phương án lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết để tham gia dự thầu trong trường hợp cần thiêt.
Bước 2: Giao việc
Dựa vào những thông tin đã có lãnh đạo công ty chỉ đạo trực tiếp cho trưởng phòng kế hoạch triển khai. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, trưởng phòng kế hoạch giao cho các bộ phận đấu thầu thực hiện. Các bộ phận sẽ lập bảng phân công nhiệm vụ cụ thể.
Bước 3: triển khai chi tiết
Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ mời thầu thì lên kế hoạch tiến độ triển khai từng công việc cụ thể và trình trưởng phòng kế hoạch…
Bước 4: KCS hồ sơ, trình duyệt nghiệm thu
Sau khi hoàn tất các phần công việc trưởng phòng KTTT sẽ kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ và trình lãnh đạo công ty phê duyệt
Bước 5: đóng gói, giao nộp và lưu trữ hồ sơ: Sau khi phê duyệt xong, trưởng bộ phận cho nhân bản và tổ chức đóng gói, niêm phong dưới sự giám sát của trưởng phòng. Trưởng phong KTTT lên kế hoạch giao nộp hồ sơ và tham gia dự lễ mở thầu theo yêu cầu quy định trong HSMT trình lãnh đạo công ty chấp nhận sau đó hố sơ sẽ được lưu trữ tại các phòng được phân công.
Bước 6: đánh giá kết quả thực hiện:
Nếu trúng thầu thì hồ sơ dự thầu và các văn bản liên quan sẽ được chuyển cho công ty để triển khai xuống các đơn vị thi công. Nếu không trúng thầu thì kết quả mở thầu, các biên bản KCS hồ sơ lưu sẽ là cơ sở để tìm kiếm biện pháp khắc phục, phòng ngừa và tạo ra những ưu thế cạnh tranh.
Quy trình đấu thầu quốc tế:
Quy trình đấu thầu quốc tế được thực hiện qua 5 bước đó là :
Bước 1: Tiếp nhận thông tin
Bước 2: Xác định yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện
Bước 4: Triển khai thực hiện
Bước 5: Thực hiện việc kiểm tra và lưu hồ sơ
4 – HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
Mục đích : đảm bảo việc theo đúng trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo việc xây dựng theo đúng mục đích, được hiệu quả chống lãng phí, đảm bảo xây dựng theo đúng quy hoạch phát triển áp dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, tiến độ và chi phí hợp lý, phân định rõ chức năng của từng bộ phận trong công ty.
Phương pháp tổ chức quản lý hoạt động đầu tư :
Công ty thực hiện tổ chức quản lý dự án theo mục 5 chương III của nghị định 16/ 2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ.
Phân cấp trong việc ra quyết định đầu tư :
Hội đồng quản trị công ty quyết định đầu tư tất cả cá dự án nhóm A B C có công nghệ phức tạp hoặc sản xuất sản phẩm mới.
Tổ chức thực hiện dự án đầu tư:
Hội đồng quản trị chỉ phê duyệt: chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, kế hoạch đầu thầu thiết bị và quyết toán vốn đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của HĐQT. các công việc còn lại do giám đốc công ty tổ chức thực hiện.
Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của giám đốc thì giám đốc được quyền tổ chức thực hiện dự án, các văn bản phê duyệt, kết quả thực hiện dự án theo từng giai đoạn phải gửi báo cáo về cho hội đồng quản trị để theo dõi kiểm tra.
Công tác quản lý tiến độ hoạt động đầu tư : do phòng quản lý dự án và đầu tư xây dựng thực hiện :
Kiểm tra thường xuyên xem tiến độ thi công có đúng với tiến độ kế hoạch không
Gặp gỡ trao đổi với các bên liên quan để đẩy nhanh tiến độ
Yêu cầu các bên thi công lập tiến độ cụ thể hàng tuần, tháng để chi tiết hóa tiến độ thực hiện đầu tư.
Nội dung của quy trình quản lý hoạt động đầu tư :
Nội dung của quy trình quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện theo 3 giai đoạn đó là:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư, thăm dò thị trường, nhu cầu sản phẩm. Nguồn vật tư thiết bị xem xét nguồn vốn đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư….
Giai đoạn thực hiện đầu tư : xin giao đất hoặc cấp đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng thực hiện đầu tư, xin giấy phép xây dựng, mua sắm thiết bị và công nghệ, khảo sát thiết kế và lập dự toán….
Hoàn thành bàn giao: vận hành thử, hồ só hoàn công, nghiệm thu quyết toán, bàn giao, thực hiện bảo hành sản phẩm.
V – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG.
1 – CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1.1 – GIÁ TRỊ TSCĐ HUY ĐỘNG TRONG KỲ
Tài sản cố định là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập làm ra sản phẩm, hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng thực trạng và giải pháp.docx