MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC 3
1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 3
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vĩnh Phúc 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đến đầu tư phát triển tại tỉnh Vĩnh Phúc 7
1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc 8
1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải 8
1.2.2. Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải 11
1.2.3. Hệ thống điện 13
1.2.4. Hệ thống bưu chính - viễn thông 16
1.2.5. Hệ thống thuỷ lợi 18
1.3. Thực trạng vốn đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 19
1.3.1. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2001-2006 19
1.3.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các lĩnh vực 21
1.3.2.1. Vốn đầu tư phát triển Giao thông vận tải 24
1.3.2.2. Vốn đầu tư phát triển hệ thống điện 28
1.3.2.3. Vốn đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước,xử lý nước thải 30
1.3.2.4. Vốn đầu tư phát triển hệ thống Bưu chính viễn thông. 31
1.3.2.5. Vốn đầu tư phát triển hệ thống Thuỷ lợi 32
1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2006 34
1.5. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc 37
1.5.1. Thành tựu về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh phúc 37
1.5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội 42
1.5.3. Hạn chế trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân 46
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTKT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 50
2.1. Những thuận lợi và hạn chế đối với quá trình phát triển KT- XH tỉnh Vĩnh Phúc 50
2.1.1. Thuận lợi 50
2.1.2. Hạn chế và thách thức 51
2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2010 52
2.2.1. Mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội 52
2.2.2. Một số mục tiêu cụ thể 53
2.3. Phương hướng đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 54
2.3.1. Quan điểm đầu tư phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 54
2.3.2. Mục tiêu phát triển CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 55
2.3.2.1. Giao thông vận tải 55
2.3.2.2. Bưu chính - viễn thông 59
2.3.2.3. Hệ thống điện 61
2.3.2.4. Cấp thoát nước 62
2.3.2.5. Phát triển hạ tầng thuỷ lợi 63
2.4. Kế hoạch vốn đầu tư huy động phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010 63
2.5. Một số giải pháp nhằm đầy mạnh đầu tư xây dựng CSHTKT tỉnh Vĩnh Phúc 66
2.5.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trong đó có hoạt động đầu tư xây dựng CSHTKT 66
2.5.2. Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện của tỉnh 67
2.5.3. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch 68
2.5.4. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có hiệu quả 69
2.5.5. Thực hiện xã hội hoá đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật 70
2.5.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và năng lực cán bộ quản lý 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
80 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển liên hoàn là142,8%. Nguyên nhân đó là do từ năm 2005 dự án điện nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc (REII) được triển khai, khối lượng vốn đầu tư năm 2005 lên đến gần 7 tỷ đồng trong khi tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành điện chỉ có 11,8 tỷ đồng; vốn đầu tư trong năm 2006 khoảng 15 tỷ đồng chiếm gần 90% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành điện.
Mặc dù xuất phát điểm là thấp và còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua nhờ được chú trọng đầu tư nên ngành điện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Tuy nhiên với triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc trong tương lai, lưới điện của tỉnh cần phải được nâng cấp và hiện đại hoá hơn nữa.
1.3.2.3. Vốn đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước,xử lý nước thải
Ở các giai đoạn trước tỉnh Vĩnh Phúc chỉ tập trung vốn đầu tư vào khu vực đô thị với 3 hệ thống cung cấp nước chính tại Thị xã Vĩnh Yên, Thị trần Phúc Yên và thị trấn Tam Đảo bởi khối lượng vốn đầu tư là có hạn. Đến giai đoạn này bên cạnh tập trung vào đầu tư hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải ở Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên, tỉnh đã tiến hành đầu tư nhiều dự án ở các khu vực khác trong đó có khu vực nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương, huyện Mê Linh, huyện Lập Thạch, Huyện Vĩnh Tường và Hệ thống cấp nước tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên…đảm bảo cung cấp đủ lượng nước sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân các khu vực trong toàn tỉnh.
Bảng 7: Vốn đầu tư hạ tầng nước giai đoạn 2001 - 2006
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2001-2006
I
Tổng VĐT hạ tầng nước(tỷ đồng)
4.12
4.3
4.6
8.55
17.9
13.45
52.92
1
Hệ thống cấp thoát nước
4
3.85
4.03
6.2
15.4
11.6
45.08
2
Hệ thống xử lý rác thải và nước thải
0.12
0.45
0.57
2.35
2.5
1.85
7.84
II
Tốc độ phát triển(%)
Tổng VĐT
hạ tầng nước
100
104.37
111.65
207.52
434.47
326.46
1
Hệ thống cấp thoát nước
100
96.25
100.75
155
385
290
2
Hệ thống xử lý rác thải và nước thải
100
375
475
1958.3
2083.3
1541.7
Nguồn: Sở KH & ĐT Vĩnh Phúc
Cũng như cơ sở hạ tầng điện nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cả giai đoạn 2001 – 2006 vốn đầu tư cho hạ tầng nước là 52,92 tỷ đồng bao gồm đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Khối lượng vốn đầu tư cả hai lĩnh vực liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2005 khối lượng vốn đầu tư tăng vọt: tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (so với năm 2001) của cả hệ thống cấp thoát nước (385%) và hệ thống xử lý rác thải, nước thải (2083.3%) đều đạt cao nhất trong cả giai đoạn. Trong giai đoạn này nhiều công trình lớn đã được đầu tư, hoàn thành và đi vào vận hành như: dự án cấp nước Vĩnh Yên, Tam Đảo quy mô 16.000m3 ; cấp nước Phúc Yên quy mô 16.000m3 ; dự án xây dựng 4,5Km hệ thống đường ống cấp nước tại Tam Dương; dự án cấp nước Lập Thạch, dự án bãi rác Vĩnh Yên; dự án xử lý nước thải Xuân Hoà.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng ngành nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước đô thị còn chưa tốt và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu, hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn xong nhìn chung đều chưa đáp ứng được, còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, nhiều nơi thường xày ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do đó cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa.
1.3.2.4. Vốn đầu tư phát triển hệ thống Bưu chính viễn thông.
Vĩnh Phúc có vị trí địa lý quan trọng, là một trong những đầu mối của hệ thống thông tin liên lạc cả nước. Địa hình thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, dân số sống tập trung, mật độ lớn, có thuận lợi cho việc xây dựng mạng bưu chính, viễn thông và các bưu cục, điểm phục vụ tập trung, tiềm năng thị trường lớn và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chuyển đổi sang công nghiệp hoá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 78% nên ngành bưu chính, viễn thông có điều kiện phát triển nhanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ. Hơn nữa là tỉnh mới được tái lập, đang trong giai đoạn phát triển hạ tầng nên Vĩnh Phúc có điều kiện xây dựng hạ tầng bưu chính, viễn thông đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy mà trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã liên tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành bưu chính viễn thông. vốn đầu tư cả giai đoạn 2001 – 2006 là 90.59 tỷ đồng chiếm hơn 5% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Nhờ được tăng cường đầu tư nên mạng lưới bưu chính, viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. Hiện nay tất cả các xã đều có điểm phục vụ và máy điện thoại, khả năng tiếp cận dịch vụ trên địa bàn tỉnh tương đối dễ dàng…Các loại hình dịch vụ đầy đủ, phong phú, tuy mức độ sử dụng chưa cao nhưng các doanh nghiệp đã triển khai cung cấp tất cả các dịch vụ. Tuy nhiên so với các tỉnh khác, các chỉ tiêu của Vĩnh Phúc ở mức thấp, gần như thấp nhất so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ, mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước; dịch vụ Internet băng rộng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; số người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nông thôn và thành thị còn chênh lệch khá lớn. Đầu tư phát triển hạ tầng mạng còn ít, thực hiện theo kế hoạch dài hạn, thường bị động, chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt và thiên về mục đích kinh doanh, lợi nhuận dẫn đến sự bất cập về mạng chuyển mạch và phát triển hạ tầng mạng nội hạt, đã có một số trường hợp không đáp ứng được nhu cầu phát triển điện thoại và yêu cầu của các tổ chức và công dân.
1.3.2.5. Vốn đầu tư phát triển hệ thống Thuỷ lợi
Lĩnh vực hạ tầng thuỷ lợi có khối lượng vốn đầu tư cả giai đoạn là 200,77 tỷ đồng chiếm 10,78% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật chỉ xếp sau vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông. Nội dung đầu tư cụ thể như sau:
Bảng 8 : Nội dung đầu tư hạ tầng thuỷ lợi
Đơn vị : tỷ đồng
STT
Nội dung đầu tư
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
24.98
28.05
28.90
20.80
23.11
74.92
1
Hồ đập
0.45
1.80
0.50
0.00
0.00
17.85
2
Trạm bơm
4.63
3.75
4.10
4.00
8.60
21.10
3
KCH kênh mương
19.90
22.50
24.30
16.80
14.51
35.97
Nguồn: Sở KH & ĐT
Từ năm 2001 đến 2003 vốn đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng thuỷ lợi liên tục tăng. Năm 2001 khối lượng vốn đầu tư là 24,98 tỷ đồng: các công trình được đầu tư năm này chủ yếu là kiên cố hoá kênh mương trên địa bàn của nhiều huyện với tổng chiều dài lên đến 125,8Km với tổng vốn đầu tư là 19,9 tỷ đồng chiếm gần 80% vốn đầu tư cho hạ tầng thuỷ lợi. Nhiều trạm bơm với năng lực tưới tiêu tổng cộng 1981ha cũng được đầu tư (trạm bơm Lũng Hạ, Đổng Cao, Cao Đại, Tiền Phong, Quang Sơn…) với tổng vốn đầu tư 4,63 tỷ đồng; đầu tư cho các công trình hồ đập chỉ chiếm gần 2% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi với công trình tại hồ Chùa Mỗ Vĩnh yên, Hồ làng Hà Tam Dương và Hồ Bò Lạc Lập Thạch. Năm 2002 và 2003 không có sự thay đổi nhiều. Năm 2004 vốn đầu tư các lĩnh vực hạ tầng thuỷ lợi đều giảm, trong đó không có đầu tư cho Hồ đập bởi các công trình trước đã hoàn thành và không có công trình mới, chỉ có một số công trình kiên cố hoá kênh mương, trạm bơm nhỏ khối lượng vốn ít. Đến năm 2006 tổng khối lượng vốn đầu tư đạt 74,92 tỷ đồng tăng đột biến so với cả giai đoạn gấp gần 3 lần năm 2001 và tăng cả 3 mảng: Hồ đập năm 2006 đầu tư cho 16 dự án với vốn đầu tư 17,85 tỷ đồng; Kiên cố hoá kênh mương vốn đầu tư lên đến 35,97 tỷ đồng cho các dự án trên toàn địa bàn tỉnh; vốn đầu tư cho trạm bơm là 21,10 tỷ đồng.
1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2006
Bảng 9: Nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHTKT giai đoạn 2001 – 2006
STT
Nguồn vốn
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2001-2006
I
Tổng VĐT CSHTKT
214.9
196.61
233.24
246.06
337.78
573.46
1802.04
1
Vốn ngân sách NN
137.87
126.97
125.72
115.29
157.5
259.06
922.4
2
vốn tín dụng đầu tư
20.82
21.49
30.3
34.49
53.5
72.77
233.38
3
Nhân dân đóng góp
37.05
39.12
49.93
79.42
97.12
157.5
460.15
4
Huy động ngoài NSNN
19.17
9.03
27.29
16.86
29.66
84.13
186.12
II
Tỷ trọng các nguồn VĐT
1
Tổng VĐT CSHTKT
100
100
100
100
100
100
100
2
Vốn ngân sách NN
64.15
64.58
53.9
46.85
46.63
45.17
51.19
3
vốn tín dụng đầu tư
9.69
10.93
12.99
14.02
15.84
12.69
12.95
4
Nhân dân đóng góp
17.24
19.9
21.41
32.28
28.75
27.47
25.53
Huy động ngoài NSNN
8.92
4.59
11.7
6.85
8.78
14.67
10.33
Nguồn: Sở KH & ĐT Vĩnh Phúc
Là tỉnh mới tái lập lại nằm ở vị trí giao lưu kinh tế văn hoá với nhiều khu trung tâm như thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh…nên ngay từ đầu tỉnh đã xác định phải thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội. Vĩnh Phúc đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, bình đẳng và hấp dẫn, cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa” đã có nhiều tiến bộ, các chính sách đầu tư ngày càng hấp dẫn và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Nguồn vốn được huy động ngày càng đa dạng, như: vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn, Ngân sách tỉnh, Vốn FDI, vốn ODA và các tổ chức quốc tế như ADB, OECF, JBIC…
Trong tổng số 1.802,4 tỷ đồng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2001 – 2006 thì vốn từ ngân sách nhà nước chiếm khối lượng cao nhất 992,4 tỷ đồng tương ứng 51,19%. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thường cần khối lượng vốn rất lớn trong khi khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lâu, hiệu quả tài chính lại không cao nên tư nhân rất ít khi đầu tư vào lĩnh vực này và Nhà nước vẫn phải đảm nhiệm vai trò chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính vì vậy mà tỷ trọng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ Ngân sách nhà nước thường cao. Bên cạnh đó Nhà nước cũng tiến hành chủ trương xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà nước và nhân dân cùng làm; hay tư nhân hoá và nhà nước đóng vai trò hỗ trợ. Hình thức đầu tư này sẽ tận dụng được nguồn lực tài chính để có thể đầu tư được những cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang cần thiết. Hơn nữa khu vực tư nhân cũng có những kinh nghiệm về kỹ thuật và quản lý mà nhiều khi khu vực nhà nước không có được lại năng động hơn dễ thích nghi và có khả năng đổi mới nhanh hơn khu vực nhà nước cũng như là tạo ra môi trường cạnh tranh để các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên hình thức này vẫn nằm dưới sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo được cả tính hiệu quả cả mặt tài chính và mặt kinh tế xã hội của dự án, bảo vệ cho quyền lợi của đất nước.
Qua bảng số liệu có thể thấy vốn do nhân dân đóng góp không những tăng về khối lượng mà cả tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều tăng nhanh qua các năm, tổng vốn đầu tư cả giai đoạn đạt 460,15 tỷ đồng. chiếm 25,53% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chỉ nhỏ hơn vốn từ Ngân sách Nhà nước. Vốn tín dụng đầu tư cũng là một nguồn quan trọng được huy động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nguồn vốn này cũng tăng qua các năm cả về khối lượng và tỷ trọng, mặc dù tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của nguồn vốn do nhân dân đóng góp. Nguồn vốn huy động ngoài Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua bao gồm: vay vốn ODA, vay vốn của các nhà tài trợ (ADB, OECF, JBIC…),vay vốn thương mại trong nước, phát hành trái phiếu công trình một số tuyến có sức hấp dẫn cao, và không thể không kể đến hình thức BOT, BT… đang được áp dụng rất nhiều hiện nay. Một số dự án lớn đã áp dụng hình thức này như: dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc; dự án hệ thống cấp nước Vĩnh Yên được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Đan Mạch đến nay đã hoàn thành và đi vào sử dụng, tổng vốn đầu tư là 100,8 tỷ đồng, dự án hệ thống cấp nước Mê Linh đầu tư bằng nguồn vốn ODA Italia hiện đang bắt đầu triển khai, hệ thống thoát nước Vĩnh Yên và Phúc Yên đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư để kêu gọi vốn ODA. Hay dự án nâng cấp Quốc lộ 2A – một trong những công trình trọng điểm của tỉnh, dự kiến năm nay sẽ hoàn thành. Trong năm 2004 và 2005 tỉnh đã cho phép đầu tư 7 tuyến đường theo hình thức BT, các tuyến đường này đều là các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp;dịch vụ do ngân sách tỉnh phải đầu tư. Tổng mức đầu tư 7 tuyến là 82,95 tỷ đồng, đến hết năm 2006 khối lượng đã hoàn thành đạt 25,3 tỷ đồng.
1.5. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc
1.5.1. Thành tựu về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh phúc
Bảng 10: Một số chỉ tiêu tổng hợp về thực trạng kinh tế xã hội Vĩnh Phúc
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
I
Giá trị
1
TổngGDP(giá 94)
Tỷ đ
3033.8
3395.8
3834.5
4581.7
5294
6242
10454
+Nông lâm.T.S
Tỷ đ
1007.8
1063.1
1145
1225.6
1310.5
1367.3
1808.5
+CN-XD
Tỷ đ
1174.8
1366.5
1614.8
2074.5
25171
3253.9
5958.9
+Dịch vụ
Tỷ đ
851.2
966.1
1074.8
1281.6
1412.5
1620.5
2686.6
2
GDP/ng(giá hh)
Triệu đ
3.45
3.84
4.62
5.66
6.8
8.2
9.8
3
Kim ngạch XK
106 USD
21.8
27.8
32.8
89.7
149.8
189.3
241.51
4
SL LT có hạt
103 tấn
381.9
346.6
397.8
421.2
437
412
385
5
LTBQ đầu người
kg
344
308
350
367
377
353
342
II
CC GDP(giá hh)
%
100
100
100
100
100
100
100
1
Nông lâm. TS
%
23.3
27.35
28.61
25.2
23.9
21.2
17.3
2
CN-XD
%
39.18
40.89
42.61
46.4
49.1
52.3
57
3
Dịch vụ
%
31.52
31.77
28.78
28.4
27
26.5
25.7
III
Nhịp tăng GDP
%
24.87
11.93
12.92
19.49
14.1
17.9
16.98
1
Nông lâm. TS
%
-
5.47
7.70
7.04
6.93
4.33
2.51
2
CN-XD
%
-
16.32
18.17
28.47
23.93
26.56
23.4
3
Dịch vụ
%
-
13.50
11.25
19.24
10.21
14.73
20.4
Nguồn: Sở KH & ĐT Vĩnh Phúc
* Thứ nhất đó là: Tăng trưởng kinh tế
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định, cao hơn nhiều so với mức chung của toàn quốc và các tỉnh thuộc Vùng KTTĐ Bắc bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định với mức tăng dân số thấp đã đưa GDP bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ 1,4 triệu đồng năm 1995 lên 5,1 triệu đồng năm 2005 (giá ss 94). Khoảng cách giữa mức thu nhập bình quân của tỉnh với cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã thu hẹp dần.
* Thứ hai đó là : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá trong suốt thời kỳ từ 1997 đến nay. Sau 10 năm phát triển kinh tế, từ một tỉnh nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong nội bộ cần khắc phục.
Bảng 11 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 – 2006
Cơ cấu
1995
2000
2005
2006
Nông lâm ngư nghiệp (%)
55,7
31,2
21,3
17,3
Công nghiệp và xâydựng (%)
12,7
39,0
50,4
57
Dịch vụ (%)
31,6
29,8
28,3
25,7
Nguồn: Niên giám thống kê
* Thứ ba đó là: Thu chi ngân sách tỉnh
Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh hoạt động tài chính tiền tê, tiếp tục đạt mức thu ngân sách cao trong các năm và trở thành tỉnh có mức thu ngân sách lớn thứ 4 trong vùng KTTĐ Bắc bộ chỉ sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Thu ngân sách tỉnh tăng từ 289,51 tỷ đồng năm 1997 lên 1001,2 tỷ đồng năm 2000. Tỷ lệ thu từ nguồn trợ cấp trung ương giảm mạnh. Đến năm 2004 ngân sách địa phương đã tự cân đối và đóng góp cho ngân sách trung ương 14%.
Trong tương lai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ, giảm nông nghiệp và ngày càng nâng cao mức thu nhập sẽ là những giải pháp tích cực tăng nguồn thu ngân sách. Đặc biệt gắn kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, gắn phát triển công nghiệp tại khu vực đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ của tỉnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ lao động…thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh.
Tổng chi ngân sách tỉnh hàng năm giai đoạn 2001-2006 có quy mô khoảng 15-16%GDP (giá TT), trong đó, phần chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ khoảng 41,3% (tính trung bình cả thời kỳ). Đây là quy mô chi hợp lý, phù hợp với nguyên tắc thu chi của một tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi năng lực tích luỹ tăng lên nhờ nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho tỉnh có thể năng động tăng tỷ lệ chi cho đầu tư cho phát triển (chi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, vấn đề xã hội... là những lĩnh vực tăng cường khả năng nội lực của tỉnh trong việc thu hút nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế), mức đầu tư ngân sách của tỉnh có thể còn cao hơn nữa, nhất là trên quan điểm vốn ngân sách có vai trò tạo chất xúc tác, kích thích tăng các nguồn vốn khác.
Bảng 12: So sánh các chỉ tiêu năm 2003 tỉnh Vĩnh Phúc
với vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước
Các chỉ tiêu
Tỉnh Vĩnh Phúc
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
Cả nước
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)
19,49
8,4
7,24
2. Cơ cấu GDP - giá HH (%)
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm, thuỷ sản
25,2
14,3
21,83
Công nghiệp - xây dựng
46,4
37,6
39,95
Dịch vụ
28,4
48,1
38,22
3. GDP BQ đầu người
(triệu đồng/người )
- Giá so sánh
3,99
7,6
4,15
- Giá hiện hành
5,66
10,1
7,49
4. Tỷ lệ hộ nghèo (%)
8,7
7,5
10,4
5. Kim gạch XK/người (USD)
78,1
281,5
249,4
6. Sản lượng LTcó hạt/người (kg)
367
320
463
7. Tỷ lệ dân thành thị (%)
11,97
28,4
25,80
8. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%)
11,8 (25%)
27,1
21,0
9. Số máy ĐT/100 dân (máy)
4,38
20,0
13,0
10. Số bác sĩ/1vạn dân (người)
3,22
8,2
5,8
11. Số giừơng bệnh/1 vạn dân
9,75
25,1
23,8
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc
Đánh giá chung:
Sau 10 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế được ban hành đã tạo cơ hội cho tỉnh phát huy tốt tiềm năng của mình. Kết quả là nền kinh tế tỉnh đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với mức dự báo của quy hoạch tổng thể trước đây, đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Tốc độ tăng trưởng cao ổn định trong thời gian dài đã đưa kinh tế Vĩnh Phúc đạt được những bước phát triển đột biến cả về lượng và chất. Từ một tỉnh thuần nông năm 1995, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp.
GDP bình quân đầu người của tỉnh đã tăng nhanh, đạt xấp xỷ mức bình quân cả nước và tiệm cận dần với vùng KTTĐ Bắc Bộ; tỷ lệ hộ nghèo từ 12,26% năm 2000 giảm còn 7,0% năm 2004 và còn 6% năm 2005; các mặt đời sống văn hóa và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể;
Những thành công trong phát triển kinh tế-xã hội đã tạo cho tỉnh một vị thế mới đối cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng:
- Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, xe đạp) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Vùng;
- Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước;
- Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia và dành cho đầu tư phát triển;
- Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng;
- Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế to lớn, tỉnh đã được Chính Phủ đưa vào một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế động lực phía Bắc - Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ. Bảng 10 dưới đây là một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc với cả nước và với vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Tuy nhiên sự phát triển kinh tế xã hội vẫn còn một số khó khăn đó là:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, công nghiệp tăng nhanh, song thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào khu vực vốn đầu tư nước ngoài, có độ rủi ro cao; kim ngạch xuất khẩu chưa cao, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn yếu. Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân.
- Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại, chưa gắn kết tốt với vùng KTTĐ Bắc bộ (liên kết về hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại).
1.5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội
* Hệ thống giao thông vận tải :
Mạng lưới giao thông của Vĩnh Phúc đã khá phát triển và phân bố khá hợp lý, với 3 loại hình: Giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, mật độ đường giao thông cao. nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội như dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 305 và xây dựng cầu Bến Gạo đã nối liền Lập Thạch với tỉnh và các huyện, nâng cao đời sống kinh tế văn hoá cho nhân dân vùng miền núi. Giao thông đô thị và giao thông nông thôn, nhiều cảng sông đã được quan tâm đầu tư nâng cấp đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế cũng như văn hoá giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.
Tuy vậy mạng lưới giao thông còn có những hạn chế đó là: chất lượng các loại đường bộ đều trong tình trạng xuống cấp, các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, tỉnh lộ nhìn chung đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ và hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của lưu lượng và tải trọng phương tiện. Các tuyến đường cửa ngõ ra vào giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh bạn (đường liên tỉnh) và nối giữa các huyện với nhau (tỉnh và huyện lộ) hầu như thường xuyên ở tình trạng quá tải. Giao thông nối liền tỉnh Vĩnh Phúc và Sơn Tây - Hà Tây vẫn phải đi qua phà, chưa nối thông được Vĩnh Phúc với Thái Nguyên. Hệ thống nhà ga, xe lửa đã được xây dựng từ khá lâu nên đang xuống cấp cần được cải tạo nâng cấp. Các phương tiện vận tải đường bộ hầu như đã cũ với tuổi xe khai thác tới 15-20 năm. So với các đồi thủ cạnh tranh đây không phải là điểm mạnh của Vĩnh Phúc. Trong khi các địa phương khác nằm gần Hải Phòng hoặc Cảng Cái Lân được hưởng lợi từ hệ thống đường cao tốc được nâng cấp đáng kể thì Vĩnh Phúc hiện đi sau rất nhiều, ngay cả khi hoàn thành cải tạo nâng cấp tuyến QL2A.
Giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy ưu tiên đầu tư cho mạng lưới giao thông đường bộ và quan tâm cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của giao thông đường thuỷ và đường sắt là nhiệm vụ to lớn và cấp bách đối với tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
* Hệ thống cấp điện
Trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh đã cùng Tổng công ty điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc. Về cung cấp điện, trong giai đoạn 1996 – 2006 sản lượng điện thương phẩm không ngừng tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,2%/năm. Chất lượng cung cấp điện đã tăng lên rõ rệt, sự cố và số lần cắt điện sữa chữa giảm nhiều.
Về phát triển lưới điện: lưới điện của Vĩnh Phúc bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 22, 10 và 6kV. Lưới 6kV tồn tại ở Thành phố Vĩnh Yên với tổng chiều dài 37Km chiếm 3,2% đường dây trung thế; Lưới 35 dài 365Km chiếm 31% khối lượng đường dây trung thế; Lưới 10kV dài 714Km tồn tại xen kẽ khắp các huyện thị trong tỉnh; Lưới 22kV hiện chưa có nhiều chủ yếu là ở khu công nghiệp Khai Quang, khu công nghiệp Quang Minh và phụ cận tổng chiều dài chỉ 85Km; đường dây 110kV dài 87,4Km và đường dây 220kV có tổng chiều dài 77Km. đường dây hạ thế có tổng chiều dài là lớn nhất với 2.336Km trong đó khách hàng quản lý là chủ yếu. Toàn tỉnh có 43.527 chiếc công tơ trong đó 3 pha là 988 chiếc, 1 pha là 42.539 chiếc. Về phát triển lưới điện nông thôn: đến nay 100% số xã phường có lưới điện Quốc gia, 100% hộ dân đã có điện sử dụng. Hệ thống các trạm biến áp cũng được đầu tư lắp đặt mới rất nhiều và được phân phối đều trên các huyện. Ngành điện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Với triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai thì lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc cần phải được nâng cấp và hiện đại hoá hơn nữa.
* Hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải
Về cung cấp nước sạch cho sinh hoạt thì hiện nay ngoài hệ thống cung cấp nước tập trung tại Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên thì tỉnh đã đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước tại Tam Dương, Yên Lạc, Lập Thạch và Vĩnh Tường, các công trình nước sạch nông thôn như ở các xã Nguyệt Đức, Vĩnh Thịnh, Tam Hợp, Như Thuỵ…Hiện nay tỷ lệ thất tho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Thực trạng và giải pháp.docx