Mục lục
Lời mở đầu
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO(VINAFCO-IFTC)
I. Thông tin chung về Công ty TNHH Thương mại và vận chuyển quốc tế VINAFCO(VINAFCO-IFTC)
II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
III. Cơ cấu tổ chức của Công ty
IV. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty VINAFCO-IFTC
1. Về sản phẩm dịch vụ vận tải
2. Đặc điểm khách hàng và thị trường
3. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải
3.1. Xác định nhu cầu thị trường
3.2 Tạo lập các mối quan hệ với khách hàng
3.3. Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa của công ty
3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch
4. Nguồn vốn
5. Trình độ trang thiết bị công nghệ
6. Lao động
Chương II: Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của công ty trong những năm qua
I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC trong những năm qua
1. Sản lượng vận tải
2. Doanh thu và lợi nhuận
II. Phân tích tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của công ty
III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC
2. Nhân tố chủ quan
1.1. Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên chức trong công ty
1.2. Trang thiết bị của công ty
3. Nhân tố khách quan
2.1. Chính trị và luật pháp
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và khoa học công nghệ
2.3 . Môi trường cung ứng vận tải quốc tế
2.4 . Vị trí địa lý
2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải
IV. Đánh giá chung về tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC
1. Điểm mạnh
2. Khó khăn .
3. Nguyên nhân
Phần III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của công ty VINAFCO-IFTC
I. Định hướng phát triển vận tải biển đến năm 2010 của Công ty VINAFCO-IFTC.
1. Xu thế phát triển của vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.
1.1. Xu thế phát triển chủ yếu của vận tải biển trong khu vực, trên thế giới và những ảnh hưởng.
1.2. Dự báo về thị trường hàng hải đến năm 2010.
2. Định hướng phát triển vận tải biển đến năm 2010 của Công ty VINAFCO-IFTC.
2.1. Mục tiêu hoạt động chung của công ty VINAFCO-IFTC
2.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty đến năm 2010.
II. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của công ty VINAFCO-IFTC
1. Huy động vốn đầu tư để mua các phương tiện vận tải
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty
3. Phát triển các dịch vụ trước và sau khi cung ứng dịch vụ vận tải
4. Mở rộng thị trường của công ty VINAFCO-IFTC
5. Đầu tư và nâng cấp các phương tiện vận tải
6. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu công ty
7. Xây dựng thương hiệu, chữ tín trong kinh doanh
III. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước
1.Kiến nghị với nhà nước
2. Kiến nghị với Bộ giao thông vận tải
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
86 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO (VINAFCO-IFTC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
Đông Âu
554,125
27,5
612,65
25,4
672,82
26,2
877,28
31,5
TT Khác
548,08
27,2
518,58
21,5
611,18
23,8
445,6
16
Tổng
2.015
100
2.412
100
2.568
100
2.785
100
Vận chuyển hàng nhập khẩu
ASEAN
254,265
25,3
274,3
26,4
346,14
27
496,78
28,6
Đông Bắc Á
322,605
32,1
356,38
34,3
441,01
34,4
564,53
32,5
Đông Áu
270,345
26,9
243,13
23,4
269,22
21
441,2
25,4
TT Khác
157,785
15,7
165,2
15,9
225,63
17,6
234,5
13,5
Tổng
1.005
100
1.039
100
1.282
100
1.737
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty VINAFCO-IFTC
Bảng 8: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển theo khách hàng ở ba miền
Năm
Khu vực
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu
Miền Bắc
826,15
1013,04
1001,5
1364,7
Miền Trung
302,25
385,9
359,52
501,3
Miền Nam
886,6
1013,.06
1207
919,05
Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
Miền Bắc
445,2
467,55
615,36
889,34
Miền Trung
140,7
187,02
233,32
265,76
Miền Nam
419,1
384,43
433,32
581,9
Đơn vị tính: ngàn tấn
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty VINAFCO-IFTC
Nhìn vào hai bảng số liệu trên ta thấy khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mà công ty đảm nhận khâu vận chuyển có sự thay đổi theo từng năm và theo từng khu vực thị trường, khách hàng. Cụ thể: đối với hàng hóa xuất khẩu sang các nước ở ASEAN năm 2004 là 483,6 ngàn tấn thì ở năm 2005 là 600,59 ngàn tấn, năm 2006 là 549,55 ngàn tấn, năm 2007 là 654,48 ngàn tấn. Tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Âu, hàng hóa công ty vận chuyển tói các nước này có xu hướng ngày càng tăng như khu vực Đông Bắc Á năm 2004 là 429,195 ngàn tấn, năm 2005 là 680 ngàn tân, năm 2006 734,45 ngàn tấn, năm 2007 là 807,65 ngàn tấn. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài về Việt nam cũng có chung sự biến động về khối lượng hàng hóa vận chuyển, có năm tại một khu vực như Đông Âu khối lượng hàng hóa mà công ty vận chuyển vê Việt nam có chiều hướng tăng giảm không rõ rằng, có năm tăng như năm 2006 so với năm 2005 nhưng năm 2005 lại giảm mạnh so với năm 2004, hay tại khu vực ASEAN, Đông Bắc Á các năm từ 2004 đến năm 2007 khối lượng hàng hóa công ty vận chuyển đều có xu hướng tăng dần.
Cũng tương tự, hàng hóa được vận chuyển ở trên cả ba miền có sự thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung đều thấy rằng khối lượng hàng hóa xuất khẩu đi hay nhập khẩu về ở cả ba miền có sự khác biệt rõ rằng về khối lượng vận chuyển, khối lượng vận chuyển của công ty đều tập trung vào hai miền: miền Nam và miền Bắc, còn miền Trung khối lượng vận chuyển thấp hơn, có sự chênh lệch như vậy nguyên nhân chủ yếu do điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kinh tế của khu vực miền Trung chưa phát triển bằng hai miền trên.
Cung ứng theo sản phẩm: các sản phẩm công ty vận chuyển chủ yếu như là hàng điện tử- điện lạnh, thực phẩm dinh dưỡng, may mặc vải, sợi, hàng công nghiệp( máy móc, trang thiết bị, thép, dầu thô, than, quặng sắt...). Các loại sản phẩm này đều có những kích cỡ và trọng lượng khác nhau, do đó quá trình đóng gói và vận chuyển cũng khác nhau, đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong nghể. Dưới đây là bảng số liệu về khối lượng các mặt hàng mà các công ty vận chuyển trong những năm qua.
Bảng 9: Khối lượng vận chuyển mặt hàng xuất nhập khẩu
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Mặt hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vận chuyển các mặt hàng nhập khẩu
Hàng điện tử- điện lạnh
100,5
124,68
169,22
272,71
Thực phẩm dinh dưỡng
185,93
212,995
246,14
321,35
May mặc (vải, sợi)
152,76
151,694
199,99
303,98
Hàng công nghiệp( máy móc, trang thiết bị, thép)
466,32
494,564
623,05
802,49
Mặt hàng khác
99,495
55,067
43,588
36,477
Năm
Mặt hàng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu
Dầu thô, than, quặng sắt
306,28
289,44
338,98
409,4
Thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ
249,86
323,208
493,06
515,23
Hàng may mặc (vải, sợi)
398,97
545,112
400,61
428,89
Hàng lương thực - thực phẩm ( gạo, đông lạnh)
981,31
1148,112
1248
1314,5
Mặt hàng khác
78,585
106,128
87,312
116,97
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty VINAFCO-IFTC
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển xuất khẩu có xu hướng tăng theo tùng năm ở từng mặt hàng: hàng điện tử- điện lạnh, thực phẩm dinh dưỡng, hàng công nghiệp, bên cạnh đó các mặt hàng còn lại có năm tăng có năm giảm như may mặc năm 2004 khối lượng hàng hóa vận chuyển là 152,76 ngàn tấn nhưng đến năm 2005 có giăm đi một ít, đến hai năm 2006, 2007 đều tăng và tăng rất mạnh từ 152,76 ngàn tấn(2004) lên 303,98 ngàn tấn(2007). Chính sự tăng giảm không đồng đều theo từng năm dẫn đến khối lượng các mặt hàng khác trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển có sự giảm dần theo các năm: năm 2004 là 99,495 ngàn tấn, năm 2005 là 55,067 ngàn tấn, năm 2006 là 43,588 ngàn tấn, năm 2007 là 36,477 ngàn tấn, nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút như vậy là do khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty còn có hạn nên khi, khối lượng các mặt hàng tăng lên thì các mặt hàng còn lại sẽ só xu hướng không đáp ứng được hết hoặc nhỏ hơn.
Tình hình cung ứng dịch vụ vận tải theo mùa: trong 12 tháng của năm thì những tháng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3, nhu cầu vận chuyển của các khách hàng có xu hướng giảm nên khả năng sử dụng hết công suất các nguồn lực còn thấp, lãng phí nguồn lực. Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, đặc biệt các tháng cuối năm, nhu cầu vận chuyển của khách hàng ngày càng tăng, nguyên nhân chung của tình trạng trên là do tính thới vụ của từng loại sản phẩm, tính thới vụ của tự nhiênví dụ như các loại hoa quả xuất khẩu, hầu hết từ tháng 5 trở đi các loại hoa quả này mới kết quả và khi đó nhu cầu vận chuyển mới dần tăng lên, hoạt động buôn bán mới nhộn nhịp trở lại.
Để vận chuyển các loại hàng hóa trên, công ty thiết lập lên một đội xe vận tải bao gồm nhiều loại xe có trọng tải khác nhau và đội xe bồn chuyên dụng để chở khí hoá lỏng và các phương tiện xếp dỡ khác. Ngoài ra, công ty sở hữu 2 loại tài biển là: tàu VINAFCO 18 và tàu VINAFCO 25, với trọng tải mỗi tàu là 10.000 tấn, tương đương 250 TEU; và còn nhiều loại container kích cỡ và chủng loại khác nhau, phục vụ cho việc vận tải hàng hoá cũng như cho các đơn vị khác thuê. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của VINAFCO-IFTC khi làm giao nhận với tư cách là người chuyên chở trực tiếp không phổ biến, mà hoạt động chuyên chở với các cơ sở vật chất của chính công ty thường hoạt động riêng, do các đơn vị phụ trách về vận tải cung cấp.
Như vậy, tình hình cung cấp các dịch vụ vận tải của công ty có sự biến động qua từng năm, khối lượng hàng hóa mà công ty vận chuyển đều tăng qua các năm nhưng các mặt hàng xuất nhập khẩu đều thay đổi không theo một xu hướng nhất định, chính sự thay đổi khối lượng các mặt hàng đó đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sinh lợi nhuận của công ty. Sự thay đổi khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố dưới đây.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC
1. Nhân tố chủ quan
1.1. Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên chức trong công ty
Các kinh nghiệm về kiến thức luật pháp và các thủ tục thương mại quốc tê, nghiệp vụ nhận và gửi giao hàng cho khách hàng. Sự yếu kém trong công tác thực hiện nghiệp vụ, ký kết các hợp đồng sẽ làm cho công ty lâm vào tình trạng khó khăn, có thể bị bồi thường không đáng có. Do đó công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao nghiệp vụ là hết sức cần thiết, bên cạnh đó cũng đòi hỏi công tác quản lý từ cấp trên đối với các nhân viên, có sự giám sát chặt chẽ đối với nhân viên. Công tác quản lý nhân viên và hoạt động kinh doanh yếu kém làm mất lòng tin từ nhân viên, kiềm chế sự năng động phát triển của nhân viên thì làm ảnh hưởng tới năng suất công việc của nhân viên và từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty và ngược lại sẽ là cơ hội phát triển bản thân nhân viên và công ty luôn làm ăn tốt, có hiệu quả cao. Trong công ty phải có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao, phải có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, không chồng chéo, mọi người phải hiểu nghề nghiệp, tuân thủ nội quy đặt ra, tạo ra nhịp điệu công việc thông suốt, nhịp nhàng, tạo không khí thuận lợi trong sự phát triển sẽ tạo cho công ty luôn đứng vững trước những khó khán, vươn lên phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ.
Điểm lai các nhận tố đã nêu trên, đem đối chiếu với với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC thì có thể thấy thuận lợi không nhiều nhưng các yếu tố khó khăn lại không ít, những yếu tố thuận lợi và khó khăn sẽ được nêu ở phần dưới đây.
Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển nói chung, công ty VINAFCO-IFTC nói riêng đã đóng góp vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển giống như cầu nối thế giới thế giới với nền kinh tế Việt nam. Sản phẩm là các hoạt động dịch vụ vận tải nên đòi hỏi hết sức chuẩn xác về mặt thời gian, tiến độ, địa điểm, thủ tục giao nhận, ký kết hợp đồng Nó đòi hỏi phải có được hệ thống kết cấu hạ tầng của xã hội và cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty.
Trước đây nền kinh tế của nước ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn vị kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay xu thế khu vực hòa và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính chất khách quan. Việt nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế nước ta trở thành một phân hệ của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. hoạt động kinh doanh vận tải của công ty VINAFCO-IFTC bị chi phối rất nhiều bởi nền chính trị thế giới.
Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là các quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực như vấn đề toàn cầu hóa, hình thành, mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước liên minh đa phương và song phương, giải quyết các mâu thuẫn cơ bản thế giới và từng khu vực.
Các nhân tố này tác động tích cực và tiêu cực đến công ty kinh doanh trong ngành vận tải biển nói chung và công ty VINAFCO-IFTC nói riêng. Tuy nhiên xu hướng và mức độ tác động của chúng tới các hoạt động kinh doanh của từng công ty lại không giống nhau.
1.2. Trang thiết bị của công ty
Các bến cảng, phương tiện bốc xếp, đội tàu biển, các phương tiện chuyên chở khác như container, ô tô, mặt bằng kho bãi là các nhân tố tác động lớn tới hiệu quả hoạt động của công ty. Việc sử dụng hiệu quả các yếu tố trên sẽ góp phần vào việc tăng doanh thu, giảm các chi phí khấu hao, sửa chữa, tận dụng tối đa khả năng hoạt động các loại máy móc, thiết bị.
Đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải biển như công ty VINAFCO-IFTC thì phương tiện vận tải chiếm tới phần lớn tổng tài sản. Phương tiện chính là công cụ lao động, nó trực tiếp tạo ra doanh thu vận tải, và chính các hệ thống phương tiện vận tải của công ty là phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất đối với khách hàng khi tiếp xúc. Bởi khi tới với công ty thì cái mà khách hàng chú ý tới chính là hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chất lượng phương tiện tải của công ty không chỉ góp phần thu hút khách hàng, tạo ra cảm tình trong lòng khách hàng mà còn là yếu tố làm giảm khấu hao máy móc, nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, hạn chế tai nạn. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Cơ sở vật chất của công ty không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các cơ sở vật chất này góp phần làm tăng giá trị dịch vụ cung ứng ra thị trường của công ty. Trong kinh doanh dịch vụ vận tải hiện nay một hệ thống máy vi tính và thông tin phục vụ hoạt động vận tải sao cho thuận tiện và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên việc đổi mới và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải phải mất một khoản hết sức lớn do đó cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải phụ thuộc vào việc xác định chiến lược của công ty.
Nhân tố khách quan
2.1. Chính trị và luật pháp
Chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải. Với một đất nước như Việt nam là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp đang được bở sung và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam và cùng với sự phát triển của thế giới. Thành tựu mà Việt nam đạt được trong những năm gần đây là hết sức khả quan: GDP tăng 8.5%, tỷ lệ GDP đóng góp trong ngành dịch vụ tăng lên và ngành công nghiệp và nông nghiệp giảm xuống dần dần. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 tăng so với năm 2006, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA tăng mạnh. Các hệ thống đường xá, cầu cống ngày càng được củng cố và hoàn thiện
Ngày 7/11/2006 Việt nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập nền kinh tế việt nam vào nên kinh tế thế giới. khi đó hàng hóa Việt nam vào các nước sẽ được đối xử bình đẳng có nhiều ưu đãi lớn so với trước đây. Do vậy khi nền kinh tế Việt nam đã bước vào vòng hội nhập thì yếu tố chính trị luật pháp hết sức quan trọng. Nếu hệ thống chính trị của một quốc gia ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh tham gia hoạt động sản và đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hệ thống chính trị ổn định sẽ tạo điều kiên mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia khác, nhu cầu vận tải hàng hóa tăng lên, tạo điều kiện cho các công ty vận tải phát triển.
Luật pháp của một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và có tác động trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của các công ty vận tải. Tất cả các hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế được thông qua Hiến pháp và Luật Hàng hải, Bộ luật Thương mại, Bộ luật Giao thông vận tải và các văn bản dưới luật khác tạo cơ sở cho các hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực vận tải.
Nếu hệ thống pháp luật trên thống nhất với nhau sẽ tạo cho các công ty có cở sở pháp lý vững chắc trong hoạtđộng kinh doanh của mình trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và khoa học công nghệ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái .. là các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế.
Khi nền kinh tế phát triển thì sẽ đầy mạnh hoạt động giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài và nhờ đó hoạt động vận tải biển sẽ được phát triển. Còn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát tăng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tình hình chính trị rối ren sẽ kìm hãm sự phát triển ngoại thương, ảnh hưởng tới vận tải biển quốc tế.
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các nhân tó đó là: trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái. Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến nền kinh tế quốc tế theo hai hướng: một là, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ. Thứ hai, khả năng tăng sản lượng hiệu quả kinh doanh của các công ty. Điều này sẽ tạo cho khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư mở rộng kinh doanh. Khi nền kinh tế quốc dân rơi vào tình trạng suy thoái nó có tác dụng ngược lại đối với trường hợp nền kinh tế phát triển
Sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động vận tải. Trong nền kinh hội nhập như hiện nay thì việc các công ty sử dụng các phương tiện vận tải biển có trọng tải lớn diễn ra là một điều tất yếu. trình độ công nghệ đã đóng góp lớn vào sự phát triển của nhân loại cúng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển quốc tế, góp phần tạo ra các trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của công ty nếu bị đình trệ ở các trang thiệt bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu.
2.3. Môi trường cung ứng vận tải quốc tế
Hiện nay Việt nam đang ngày càng mở rộng sự giao lưu về văn hóa-kinh tế với các nước bạn trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, có được sự bình đẳng như các nước khác, chính vì thế công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải sẽ có được môi trường kinh tế phát triển ổn định, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại tiên tiến của các nước khác trên thế giới.
Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các hoạt động của thế giới đòi hỏi các công ty phải học các điều luật, các hiệp định, công ước quốc tế liên quan tới các hoạt động cung ứng vận tải. Đồng thời công ty phải đổi mới quản lý, có chiến lược kinh doanh thích hợp để có thể tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập.
2.4. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của công ty . Vị trí địa lý tạo ra các lợi thế riêng biệt trong thương mại quốc tế mà không hẳn có quốc gia nào có được. Một quốc gia có bờ biển thì sẽ dễ dàng hơn trong việc kinh doanh vận tải biển vì chi phí đi thuê cảng cho tàu đỗ là rất lớn, và nguồn thu từ các căng biển đem lại. Ngoài ra khoảng cách vận chuyển cũng thuận lợi hơn, chủ tàu có thể chủ động trong hoạt động king doanh.
Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải biển vì có đường bờ biển dài từ Bắc đến Nam, nằm trên đường hàng hải quốc tế chạy từ Ấn độ dương tới Thái bình dương. Mối quan hệ hợp tác kinh tế và buôn bán giữa nước ta và nước ngoài ngày càng được mở rộng. Từ những năm gần đây các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là gạo, dầu thô, may mặc. cao su, cà phê, thủy sản và các mặt hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, sản phẩm hóa học, xăng dầu
Giữa các cảng nước ta và thế giới đã tạo ra các luồng tàu thường xuyên và tàu chuyến: Việt nam- Đông âu, Việt nam – Hồng kông, Việt nam - Ấn độ dương, Việt nam – Singapore Từ đó tạo ra một lợi thế kinh doanh vận tải biển rất lớn cho các công ty vận tải biển và cho nước ta.
2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải
Đây là yếu tố chi phối đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh càng lớn thì mức độ ngày càng gay gắt hơn thì rủi ro càng lớn và khả năng hiệu quả kinh doanh càng bị thu hẹp nhưng chính cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy cho quá trình phát triển, để có thể tồn tại và phát triền không còn cách nào khác phải hoàn thiện minh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, không ngừng đổi mới các phương pháp phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh làm cho công ty năng động hơn, tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ vận tải của mình. Đây là yếu tố nằm ngoài kiểm soát trực tiếp nhưng công ty có thể khống chế các yếu tố khác để tạo tính cạnh tranh tốt hơn.
IV. Đánh giá chung về tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC
Trong hơn 20 năm hoạt động, công ty VINAFCO-IFTC là một trong công ty đi đầu trong kinh doanh lĩnh vực vận tải quốc tế của Việt nam, bước đầu khẳng định thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường. Kết quả kinh doanh của công ty tăng mạnh qua các năm, quy mô công ty ngày lớn, tạo được nhiều mối quan hệ hợp tác với nhiều khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty nhưng bên cạnh đó công ty còn những mặt yếu kém làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đây là những điểm mạnh và những khó khăn mà công ty gặp phải cần có những giải pháp để khác phục.
1. Điểm mạnh
Trước hết là thuận lợi của ngành vận tải nói chung. Việt Nam có lợi thế về giao thông đường biển, đường bộ với nhiều nước trên thế giới nên nhu cầu về vận chuyển hàng hoá là rất lớn. Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều nước trên thế giới và cũng nhập khẩu hàng hoá từ nhiều khu vực khác nhau. Giao lưu thương mại hàng hoá tăng cao góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm cho các ngành dịch vụ liên quan, trong đó có giao nhận vận tải.
Thương hiệu VINAFCO-IFTC trên thị trường Việt nam được gần 20 năm với các cam kết đem lại cho khách hàng dịch vụ vận tải tốt nhất cho dù hàng hóa đến từ trong nước hay từ nước ngoài. Thường xuyên cung cấp các dịch vụ vận tải chất lượng cao, đáp ứng đúng những mong đợi về chất lượng dịch vụ. Công ty luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách chắc chắn, chính xác với thái độ sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, đảm bảo dịch vụ nhanh chóng, gây được tín nhiệm và lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, VINAFCO-IFTC luôn cố gắng giải quyết đền bù một cách nhanh chóng, thỏa đáng cho khách hàng nếu như có mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà lỗi thuộc về chủ tàu.
Xuất phát từ đa dạng hóa trong kinh doanh, công ty đã kết hợp các dịch vụ chính với các dịch vụ bổ sung để thỏa mãn nhu cầu của thị trường như các dịch vụ đóng gói, chia hàng, door to door
Việc quản lý chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, phân hợp quản lý theo dõi hàng hóa, thu nhận thông tin phản hồi từ đại lý, từ các hãng vận tải, từ các cảng được cập nhật nhanh và chính xác, hiếm có tình trạng thiếu hay thất lạc hàng hóa, quy trình cung ứng dịch vụ vận tải nhanh chóng không rườm rà, khó khăn, ngắn gọn.
Giá cước vận chuyển của công ty có thể bằng hoặc thấp hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ như NOSCO, HAMATCO với khả năng thanh toán linh hoạt, giá cước hợp lý, cạnh tranh được.
Bảng 10: Giá cho thuê tàu định hạn
Đơn vị tính: USD
Năm
Giá cước cho thuê tàu bình quân (tính cho 1 ngày tàu)
Công ty VINAFCO-IFTC
Công ty NOSCO
Công ty VOSCO
2004
2874
2880
2877
2005
2884
2886
2884
2006
2900
2900
2900
2007
2942
2950
2948
Nguồn: Giá cho thuê tàu của công ty VINAFCO và bản tin hàng tuần của VINALINES
Với giá cho thuê tàu hiện nay của công ty có thể nói là giá cước vận chuyển cạnh tranh được bởi vì cùng một con tàu thì các công ty khác cho thuê tàu với giá cao hơn và không linh hoạt bằng công ty VINAFCO-IFTC. Nhu NOSCO cho thuê tàu với giá 2880 USD /ngày, công ty VISCO là 2877 USD/ ngày năm 2004 với điều kiện chuyên chơ như nhau. Chính vì vậy công ty VINAFCO-IFTC cũng thường được ưu đãi hơn, linh hoạt hơn trong việc bù trừ chi phí, thanh toán tiền.
Nhân viên của công ty theo dõi sát sao quá trình vận chuyển của hàng hóa để đăm bảo cho hàng hóa tới tận tay người nhận một cách nhanh chóng, an toàn và nguyên vẹn. Bên cạnh đó các khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên của công ty giúp đỡ, tư vấn và tháo gỡ những vướng mắc mà không phải bỏ một khoản chi phí nào.
Công ty đã thiết lập được các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với khách hàng trong nhiều năm, công ty thường ít gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, doanh thu tương đối ổn định ngay khi thị trường vận tải gặp khó khăn. Công ty đã xây dựng được một mạng lưới chi nhánh, đại lý khá tốt cả trong và ngoài nước. Trong nước, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có chi nhánh tại Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang. Trên thế giới, thông qua các hợp đồng đại lý, công ty đã có mặt tại nhiều nước, ở hầu khắp các châu lục. Đây không chỉ là kênh thông tin hữu ích, giúp công ty tiếp cận thị trường nước ngoài nhanh chóng và dễ dàng, mở rộng quy mô hoạt động hơn nữa, mà nó còn khẳng định vị thế của công ty đang ngày càng lớn mạnh, quan hệ bạn hàng ngày càng được củng cố.
Công ty có quy mô quản lý gọn nhẹ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phân cấp cho từng bộ phận nên hiệu quả hoạt động cao. Công ty luôn có sự thay đổi linh hoạt trong cơ chế quản lý sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và thay đổi của thị trường.
Công ty luôn được Tổng công ty VINAFCO, Bộ giao thông vận tải tạo điều kiện giúp đỡ, tạo điều kiện thông thoàng trong việc làm các thủ tục hải quan, giải quyết các giấy tờ nhanh chóng. Về các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực giao nhận, nhìn chung công ty luôn được tạo thuận lợi trong việc kinh doanh ngành nghề này, như về việc cấp phép đầu tư kinh doanh, thuế, thủ tục hành chính Nam. Ngoài ra nhà nước còn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan để phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ này, như cảng biển, đường giao thông thuỷ bộ Tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết các hãng giao nhận lớn trên thế giới có mặt tại Việt Nam, chứng tỏ chúng ta đã có sức hút to lớn với họ. Đồng thời đây cũng mang lại cơ hội học hỏi, tiếp cận với cách thức làm ăn chuyên nghiệp về cả chuyên môn và quản lý.
Công ty có được đội ngũ quản lý năng động, có trình độ, có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ, làm việc chuyên nghiệp trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Mọi cá nhân trong công ty đoàn kết, gán bó với công ty tạo nên một khối đoàn kết thống nhaart, cùng phấn đấu vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải cho khách hàng, vì mục tiêu lợi nhuận của công ty. Đa số các nhân viên làm việc ở các vị trí này đều có trình độ chuyên môn, tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành về kinh tế, ngoại thương, hải quan Gần 80% các nhân viên này có trình độ đại học và trên đại học, cả trong và ngoài nước. Ngoài ra vì giao nhận là loại hình dịch vụ mang tính quốc tế cao, nên hầu hết các nhân viên đều có trình độ ngoại ngữ nhất định, chủ yếu là tiếng Anh, ngoài ra có tiếng Trung, Nhật, PhápĐặc biệt, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7800.doc