Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại trung tâm năng suất Việt Nam – thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ 3

1.1. Khái niệm dịch vụ 3

1.2. Phân loại dịch vụ 6

1.3. Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ 8

1.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ 12

2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 13

2.1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh 14

2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh 14

2.3. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh 15

2.4. Tổ chức các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại 15

2.5. Quản trị vốn, chi phí và nhân sự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ 16

3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 17

3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 17

3.2. Các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp 18

3.3. Môi trường nội bộ 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 21

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 21

1.1. Sự hình thành và phát triển 21

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của trung tâm 24

1.3. Lao động của trung tâm năng suất Việt Nam. 30

1.4. Các hoạt động chủ yếu của trung tâm năng suất Việt Nam 33

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM. 38

2.1. Sự cần thiết của dịch vụ tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng. 38

2.2. Dịch vụ đào tạo tư vấn của Trung tâm năng suất Việt Nam. 40

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng suất Việt Nam. 41

2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng suất Việt Nam 54

1. DỰ BÁO NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN, ĐÀO TẠO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG TRONG THỜI GIAN TỚI 57

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM. 63

2.1. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực 63

2.2. Cải tiến công nghệ tư vấn, đào tạo 66

2.3. Đơn giản hóa các thủ tục 67

2.4. Ứng dụng Marketing vào hoạt động dịch vụ của trung tâm 67

2.5. Giải pháp phát triển các dịch vụ mới 70

KẾT LUẬN 74

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại trung tâm năng suất Việt Nam – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn, thách thức trong việc thu hút, duy trì lực lượng cán bộ này. Theo số liệu thu thập từ các báo cáo của Trung tâm, thì từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2007, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng lên. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động của VPC bởi lý do thiếu cán bộ có năng lực đảm nhận các công việc chuyên môn. Dưới đây là thống kê về tổng số nhân viên và tỉ lệ nhân viên nghỉ việc giai đoạn 2003 - 2007. Biểu 4: Số lượng nhân viên VPC từ năm 2003-2007 và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc Năm Số lượng nhân viên Số lượng nghỉ việc Tỉ lệ nghỉ việc (xấp xỉ) Ghi chú 2003 85 8 8% 2004 89 8 9% 2005 75 8 9% 2006 62 13 18% 2007 56 8 13% Cuối tháng 7 (Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm Năng suất Việt Nam) Năm 2004, số lượng nhân viên của VPC đã tăng lên và số nhân viên nghỉ việc là khoảng 9%. Tuy nhiên, năm 2005 - 2006, VPC có biến động về mặt tổ chức đó là giám đốc Trung tâm Năng suất Việt Nam quyết định chuyển công tác lên Bộ, thay đổi lớn này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, gây ra gián đoạn trong nhiều hoạt động, các quá trình tác nghiệp mất ổn định, hiệu quả công việc cũng bị suy giảm, doanh thu thấp và kèm theo đó là nguồn lương thưởng cho các CBNV cũng bị hạn chế. Đây là một trong những lý do quan trọng và tương đối nhạy cảm để dẫn tới việc một số cán bộ chuyển đi nơi khác tìm nguồn thu nhập tốt hơn. Giai đoạn 2005-2007 nhiều tổ chức/doanh nghiệp đang cần mở rộng, củng cố và phát triển với sự mở cửa thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO dẫn tới hệ quả là sẽ có nhiều sự lựa chọn công việc phù hợp, thị trường nhân lực chất lượng cao trở nên rất sôi động. Trong bối cảnh giám đốc cũ đã chuyển đi một số anh em cán bộ trong VPC cũng ra đi tìm kiếm những cơ hội và thử thách mới. Việc lãnh đạo mới về VPC không thể ngay lập tức ổn định trong bối cảnh VPC đang gặp nhiều khó khăn về công việc, con người, cơ chế lương bổng. Một số người mặc dù đã được đào tạo tương đối bài bản ở VPC bỗng nhiên hoài nghi về khả năng và tương lai phát triển của VPC nên đã ra đi theo bạn bè, theo lời đề nghị của các Tổ chức/Doanh nghiệp khác. VPC là đơn vị quản lý nhà nước nhưng lại hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm kinh phí hoạt động, không phải là công ty liên doanh, không phải là công ty nước ngoài, đương nhiên lương không thể cao như 1 tổ chức/Doanh nghiệp khác. Lực lượng cán bộ trẻ ở VPC muốn tìm kiếm các cơ hội khác hoặc một số cán bộ quản lý muốn thay đổi công việc hoặc muốn ra hoạt động độc lập dưới các hình thức như lập công ty TNHH…. Cuối năm 2007, số lượng nhân viên tăng lên 66 cán bộ và số người nghỉ việc có phần giảm đi và bắt đầu đi vào ổn định. Vấn đề chiến lược của nguồn nhân lực đặt ra hiện nay là làm thế nào để duy trì và tăng cường đội ngũ cán bộ đào tạo và tư vấn thực sự có năng lực luôn cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, không ngừng tích lũy và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời phải phát huy hiệu quả chính sách phát triển con người để tiếp tục hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn mới. 1.4. Các hoạt động chủ yếu của trung tâm năng suất Việt Nam 1.4.1. Các hoạt động quảng bá năng suất chất lượng Quảng bá năng suất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung tâm năng suất và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quảng bá năng suất. Do đó, VPC đã lập trang web vpc.org.vn để cung cấp cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế các thông tin mới nhất về bộ tiêu chuẩn và tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra trung tâm năng suất Việt Nam thường xuyên phát hành những ấn phẩm làm tài liệu tham khảo về năng suất chất lượng. Các cuộc hội nghị, hội thảo vớicác chủ đề chuyên sâu về năng suất chất lượng cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức và doanh nghiệp.Với vai trò là hạt nhân của phong trào năng suất quốc gia, VPC đã đưa ra kế hoạch và triển khai hoạt động quảng bá năng suất dưới nhiều hình thức trong đó có các hoạt động sau thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức và cá nhân: Diễn đàn năng suất chất lượng được tổ chức từ năm 1996, là nơi gặp gỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam với mong muốn chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thông tin mới nhất về năng suất và chất lượng. Tham dự diễn đàn có các đại biểu từ cac doanh nghiệp trong nước, từ các cơ quan quản lý và bộ nghành liên quan, các đại diện từ các tổ chức năng suất Châu Á và các tổ chức quốc gia trong khu vực. Các hội thảo theo chuyên đề: ISO 9000 trong các ngành cụ thể như: ISO 9000 trong ngành dịch vụ, QCC, Chất lượng của hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000… Các hội nghị diễn đàn năng suất chất lượng. Thành lập mạng lưới thành viên, cung cấp thông tin, báo chí, cập nhật các kiến thức mới về phong trào năng suất tại Việt Nam, các thông tin cập nhật khác về phong trào năng suất tại việt nam, các thông tin cập nhật có liên quan tới các hoạt động về năng suất chất lượng tại các nước trong khu vực. Và các hoạt động quảng bá theo sự kiện, cung cấp các thông tin qua báo chí và các phương tiện truyền thông. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao VPC đang tiếp tục hoàn thiện và cố gắng đưa ra ngày càng nhiều hơn nữa các hoạt động quảng bá năng suất để thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các tổ chức và doanh nghiệp về các vấn đề năng suất chất lượng. 1.4.2. Hoạt động đào tạo năng suất chất lượng Nội dung đào tạo chủ yếu tập trung vào các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, các công cụ cải tiến năng suất, các phương pháp quản lý, năng suất và đo lường năng suất. Các module đào tạo của Trung tâm Module 1: Năng suất và đánh giá năng suất ở cấp doanh nghiệp Module 2: Các phương pháp cải tiến năng suất – chất lượng Áp dụng Kazen và 5S tại doanh nghiệp Nhóm chất lượng Phong trào năng suất Phương pháp giải quyết vấn đề Module 3: áp dụng kỷ thuật công nghệ trong việc nâng cao năng suất chất lượng ISO 9000 Năng suất xanh ISO 14000 Công cụ quản lý chất lượng TQM Kỷ thuật công nghiệp Hình thức tổ chức các khóa đào tào đó là thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo tập trung tại trung tâm hoặc các khóa đào tạo riêng tại trung tâm cụ thể: trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo tại trung tâm với sự tham gia của nhiều cán bộ từ nhiều doanh nghiệp hoặc tổ chức các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo tại các doanh nghiệp theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức cung cấp tài liệu đào tạo bằng sách, băng hình, phần mềm máy tính và các phương tiện nghe nhìn đa chức năng. Như vậy trung tâm có nhiều chương trình đào tạo khác nhau dưới các hình thức chung và tại các doanh nghiệp khác nhau nhằm cung cấp các kiến thức bổ ích cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến năng suất, chất lượng, từ đó nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh trên thị trường. Trung tâm cung cấp các thông tin liên quan đến ISO, năng suất chất lượng và môi trường cũng như các quy định pháp lý trong các lĩnh vực này. Trung tâm tiến cung cấp các khóa đào tạo khác nhau theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Các khóa đào tạo liên quan đến nội dung năng suất hiện chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng số khóa đào tạo được tiến hành. Các khóa đào tạo về áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỉ lệ lớn. Biểu hình 5: Tỷ lệ các khóa đào tạo Nguồn tài liệu VPC Có thể thấy mức độ tham gia các khóa đào tạo vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, thuộc khối ngành sản xuất. Lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất vẫn là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. Trong khi đó vấn đề về năng suất cần nhân rộng ra các thành phần khác như: các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, thậm chí các sinh viên trong các trường học – lực lượng lao động kế tiếp và có nhiều công cụ khác được sử dụng để nâng cao năng cao năng suất chất lượng mà doanh nghiệp và các tổ chức cần quan tâm đến như hệ thống quản lý tri thức, hệ thống quản lý khách hàng… 1.4.3. Hoạt động tư vấn năng suất chất lượng Lĩnh vực tư vấn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như ISO 9000, ISO 14000, TQM, HACCP, các công cụ cải tiến chất lượng; 5S, Kaizen, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về các hệ thống quản lý, các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và môi trường với phương châm “tri thức là sức mạnh. Chúng tôi tin tưởng rằng có thể giúp các tổ chức và doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn” VPC tư vấn hoặc cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực sau: Biểu 6: danh mục các lĩnh vực tư vấn và đào tạo của trung tâm HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁC GIẢI PHÁP MÔ HÌNH QUẢN LÝ TIÊN TIẾN KHÁC ISO 9000 ISO/TS 16949 ISO 22000 ISO 27001 ISO/IEC 17025 HACCP, GMP OHSAS 18000 ISO 13485 5S – Kaizen Kiểm soát quá trình bằng kỷ thuật thống kê Kiểm soát lưu kho và quản lý vật tư Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng Quản lý tri thức doanh nghiệp Quản lý quan hệ khách hàng Quản lý chất lượng toàn diện Tiết kiệm năng lượng Thông qua hoạt động cung cấpdịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trung tâm đã giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và tiết kiệm được nhân lực trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, cũng như sử dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng khác. 1.4.4. Điều phối và triển khai dự án về năng suất chất lượng, môi trường và phát triển cộng đồng. Các dự án đã triển khai là: dự án năng suất xanh và phát triển cộng đồng; dự án nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; dự án nâng cao ý thức môi trường cho hoạc sinh tiểu học; dự án nâng cao chất lượng quốc tế; dự án áp dụng hệ thống quản lý khách hàng; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu năng suất xanh. 1.4.5. Phát triển phong trào năng suất quốc gia: Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình quản lý tiên tiến về năng suất chất lượng và triển khai áp dụng vào các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam; tuyên truyền quảng bá về năng suất chất lượng; tổ chức hội nghị hội thảo, cung cấp các ấn phẩm, tài liệu, phần mềm, xây dựng và phát triển mạng lưới thành viên; hỗ trợ các tỉnh, thành trong cả nước xây dựng và triển khai các dự án, chương trình thúc đẩy các hoạt động nâng cao Năng suất chất lượng… Ngoài ra, VPC còn cung cấp các giải pháp quản lý ứng dụng khoa học công nghệ thông tin như: giải pháp công nghệ thong tin trong quản lý tri thức doanh nghiệp; giải pháp công nghệ thong tin trong quản lý quan hệ khách hàng; giải pháp công nghệ thong tin trong quản lý thiết bị; phầm mềm năng suất (quản lý bằng kỷ thuật thống kê, đánh giá năng suất của doanh nghiệp). Bên cạnh những dịch vụ VPC còn cung cấp các loại ấn phẩm như sách, báo, băng hình, bản tin năng suất chất lượng. Như vậy, VPC vừa cung cấp các sản phẩm vô hình vừa cung cấp các sản phẩm hữu hình. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM. 2.1. Sự cần thiết của dịch vụ tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng. Hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/ 2006. Điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức và trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Như chúng ta đã biết chất lượng hàng hóa Việt Nam chưa cao và chi phí sản xuất cùng loại sản phẩm đó so với các nước là còn cao hơn nhiều điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ tận dụng những cơ hội kinh doanh trên thị trường đồng thời phải tranh thủ thời gian học hỏi áp dụng những kinh nghiệm cũng như các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng của hàng hóa đó là doanh nghiệp ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình áp dụng được những hệ thống và công cụ đó mà để áp dụng một cách có hiệu quả thông thường các doanh nghiệp phải nhờ sự tư vấn của các chuyên gia về lĩnh vực năng suất chất lượng. Nhà tư vấn sẽ giúp cho doanh nghiệp nhiều trong các vấn đề: Hiểu rõ hơn các yêu cầu của tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp phải áp dụng Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp Đào tạo nhân lực cho việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Tác động vào quản trị cấp cao nếu có vấn đề vướng mắc khi xây dựng hệ thống chất lượng. Đề ra kế hoạch xây dựng hệ thống chất lượng phù hợp với doanh nghiệp, và tác nhân đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Tư vấn các biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng Ngoài ra, các nhà tư vấn còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các công cụ cải tiến năng suất trong doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Còn đối với trung tâm năng suất thì dịch vụ tư vấn, đào tạo là sản phẩm của trung tâm nó đóng vai trò hết sức quan trọng đó chính là đưa lại nguồn doanh thu khá lớn hàng năm cho trung tâm và góp phần đảm bảo cho trung tâm phát triển cũng như tạo dựn vị thế của mình trên thương trường. Trong quá trình phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn, đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng và trở thành một hoạt động không thể thiếu của Trung tâm, nó góp phần hoàn thiện các chức năng của Trung tâm. Còn đối với xã hội, tư vấn chất lượng tác động tới các thành phần kinh tế, tạo nền tảng để phát triển một nền kinh tế có nhiều mặt hàng có chất lượng cao, thân thiện với môi trường… góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển ổn định và nâng cao đời sống cho mọi người. Như vậy, dịch vụ tư vấn năng suất chất lượng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng hàng hóa từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. 2.2. Dịch vụ đào tạo tư vấn của Trung tâm năng suất Việt Nam. Trải qua hơn mười năm gắn bó với sự nghiệp năng suất chất lượng, Trung tâm năng suất luôn nổ lực không ngừng mở rộng và phát triển nhiều lĩnh vực tư vấn, đào tạo để đáp ứng các nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Hiện nay trung tâm đang tiến hành cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về các lĩnh vực sau: Hệ thống Quản lý theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 - Hệ thống quản lý môi trường ISO/TS 16949 - Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn ISO 27001 - Hệ thống quản lý an ninh thông tin ISO/IEC17025 - Hệ thống quản lý chất lượng cho Phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn ISO 13485 - Hệ thống quản lý chất lượng cho ngành thiết bị y tế SA8000 - Hệ thống trách nhiệm xã hội OHSAS 18000 - Hệ thống tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp… Các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả Hệ thống Quản lý 5S, Kaizen. Kiểm soát Quá trình bằng Kỹ thuật Thống kê. Đánh giá sự Thoả mãn của khách hàng. Đo lường và Cải tiến Năng suất Doanh nghiệp… Các Giải pháp, Mô hình Quản lý tiên tiến khác Quản lý Tri thức Doanh nghiệp. Quản lý Quan hệ Khách hàng. Quản lý Chất lượng Toàn diện. Tiết kiệm năng lượng... 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng suất Việt Nam. 2.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của trung tâm Bất kỳ doanh nghiệp cũng như tổ chức kinh tế nào khi tiến hành kinh doanh hay trong suốt quá trình kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ thì cũng cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Trung tâm năng suất cũng vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn, đào tạo về năng suất, chất lượng được thuận lợi thì trung tâm cũng phải nghiên cứu thị trường để biết được nhu cầu của thị trường về dịch vụ của trung tâm, đối thủ cạnh tranh và khả năng trong việc cung ứng các dịch vụ về năng suất, chất lượng cho khách hàng của trung tâm. Tuy có tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng hiện nay trung tâm chưa có bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường mà hoạt động nghiên cứu thị trường của trung tâm chủ yếu được thực hiện bởi phòng phát triển dịch vụ, phối hợp với các phòng tư vấn chất lượng, phòng đánh giá thực hành tốt, phòng đào tạo, phòng nghiên cứu năng suất. Hoạt động nghiên cứu thị trường của trung tâm được tiến hành thường xuyên thông qua việc trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng để thu thập thông tin về khách hàng mới,trực tiếp liên hệ với khách hàng đang sử dụng dịch vụ để kịp thời nắm bắt những thông tin phản hồi của khách hàng,tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng, duy trì quan hệ với khách hàng đã sử dụng dịch vụ tư vấn của trung tâm để kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng về dịch vụ khác. Từ nhu cầu của thị trường về dịch vụ của Trung tâm thì trung tâm tiến hành xây dựng các chiến lược sản phẩm mới và hình thức quảng bá cho sản phẩm mới từ đó nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cũng như hoàn thiện những sản phẩm hiện có. 2.3.2. Hoạt động lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ của trung tâm Tiếp nhận đề xuất từ các phòng của trung tâm là do giám đốc trung tâm xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của trung tâm trong quá trình hoạt động. Và hàng năm, Trung tâm đều có kế hoạch hoạt động để đạt được mục tiêu chiến lược đó. Đầu kỳ kinh doanh mới (thường là đầu năm dương lịch) thì giám đốc trung tâm sẽ thông qua mục tiêu kế hoạch của năm đó với các phòng, đề ra mục tiêu kế hoạch các phòng cần đạt được để đạt được mục tiêu chung của trung tâm. Còn kế hoạch kinh doanh dịch vụ từng quý và từng tháng sẽ do các phòng phối hợp xây dựng. Sau khi phòng SDD tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách hàng, ký kết hợp đồng thì phòng QCD, TRD, BPD và cả phòng SDD sẽ tiến hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Phòng QCD, BPD, SDD chủ yếu cung ứng dịch vụ tư vấn còn TRD tổ chức các khóa đào tạo. Những phản hồi từ phía khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ sẽ được các phòng tiếp nhận, tổng hợp và phản hồi tới phòng SDD. Ngoài ra, ở trung tâm còn có phòng R&D, EDO tiến hành nghiên cứu năng suất chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu các phòng này cũng sẽ được sử dụng để lên kế hoạch kinh doanh. Phòng SDD tiến hành lập kế hoạch cung ứng dịch vụ và kế hoạch sản phẩm mới. Còn phòng TRD vừa tổ chức các khóa đào tạo vừa lên kế hoạch đào tạo. Như vậy, trung tâm không có phòng kinh doanh và phòng kế hoạch vì thế hoạt động lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ tư vấn chủ yếu được thực hiện bởi phòng SDD còn kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo được xây dựng bởi phòng TRD. 2.3.3. Công tác tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chất lượng được 10 năm, trải qua bao khó khăn thử thách của cơ chế thị trường, cho đến nay dịch vụ tư vấn của trung tâm đã có được một vị trí vững chắc. Trong suốt 10 năm phấn đấu không ngừng nghỉ thị trường của trung tâm đã được mở rộng trên khắp cả nước, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến trung tâm đề nghị tư vấn, đào tạo và coi trung tâm là một điểm đến tin cậy. Là đơn vị thuộc Tổng cục đo lường Chất lượng, là hạt nhân của phong trào năng suất chất lượng được sự hỗ trợ từ Tổng cục Đo lường Chất lượng và các tổ chức trong nước và quốc tế đặc biệt là Tổ chức năng suất Châu Á, công tác tư vấn trong lĩnh vực năng suất chất lượng của trung tâm định hướng phát triển từ rất sớm nên có thể nói trung tâm năng suất là đơn vị đi đầu về tư vấn năng suất chất lượng ở Việt Nam. Điều đó, cũng đóng góp rất lớn cho việc tạo uy tín cho trung tâm. Qua 10 năm hoạt động, VPC đã hỗ trợ rất nhiều các Tổ chức, Doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế xã hội áp dụng thành công các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến nhằm nâng cao Năng suất - Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. “Với mạng lưới chuyên gia giầu kinh nghiệm hàng đầu trong và ngoài nước, hệ thống quản lý tri thức toàn diện và sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại, mỗi chuyên gia tư vấn và giảng viên của Trung tâm Năng suất Việt Nam đều mang trong mình sức mạnh của tri thức và kinh nghiệm tập thể cũng như phương pháp thực hành tốt nhất”. Đã có 500 tổ chức đã và đang triển khai áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, các giải pháp/công cụ và các mô hình hệ thống quản lý tiên tiến với sự tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm Năng suất Việt nam bao gồm các các cơ quan Đảng, Bộ ngành trong cả nước, Tổng Công ty; các Tập đoàn đa Quốc gia tại Việt Nam và các tổ chức thuộc mọi loại hình kinh tế, xã hội. Trong đó, Trung tâm Năng suất Việt nam đã tư vấn thành công cho nhiều cơ quan Bộ và các tổ chức quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 như: Văn phòng Trung ương Đảng Bộ Công nghiệp Công ty Bảo hiểm dầu khí Công ty Tài chính dầu khí Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Văn phòng Hội đồng Nhân dân và UBND Thành Phố Hà nội Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Viện Năng lượng Sở Thương mại Hà nội Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng Bảo hiểm Xã hội Hải Phòng Trường Đại học Hàng hải Việt nam Cục Hải quan Đồng Nai Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt nam (VINACONEX) Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty Xây dựng Miền Trung Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt nam Tổng Công ty Xi Măng Việt nam Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tổng Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Tổng Công ty Bảo hiểm Việt nam Tổng Công ty Hàng hải Việt nam Trong 500 doanh nghiệp tổ chức được trung tâm tư vấn thì cụ thể trung tâm đã tư vấn cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sau: Biểu7: Tỷ lệ các lĩnh vực trung tâm đã tư vấn cho doanh nghiệp Lĩnh vực tư vấn Số lượng tổ chức, doanh nghiệp được tư vấn Tỷ lệ phần trăm (%) ISO 9000 324 64,8 ISO/TS 16949 9 1,8 ISO 22000 21 4,2 ISO 27001 11 2,2 ISO/IEC 17025 5 1 HACCP, GMP 47 9,4 OHSAS 18000 16 3,2 ISO 13485 6 1,2 ISO 14000 49 9,8 5S - Kaizen 12 2,4 Nguồn: tài liệu thống kê kế hoạch của VPC Thông qua biểu trên ta thấy mặc dù trung tâm tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn về rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng số lượng khách hàng quan tâm đến tư vấn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm khoảng 64,8% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của trung tâm, sau đó đến ISO 14000 chiếm tỷ lệ 9,8%. Còn các lĩnh vực mà ít được các doanh nghiệp quan tâm như ISO/IEC 17025 chiếm tỷ lệ 1% hay ISO 13485 chiếm 1,2% trong số các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của trung tâm. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ, trung tâm cần thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa của khách hàng về các lĩnh vực khác ngoài ISO 9000. Trung tâm đã tổ chức được hơn 500 khóa đào tạo thu hút được hơn 20000 cán bộ tham gia đến từ các tổ chức doanh nghiệp trong cả nước Trung tâm năng suất Việt Nam là cơ quan thuộc sở hữu của nhà nước có 100% vốn kinh doanh của nhà nước. Chi phí hoạt động hàng năm của Trung tâm được tài trợ bởi nhà nước và phân bổ bởi nhà nước. Qua 10 năm hoạt động với tổng số 66 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm Trung tâm năng suất ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà nước và Tổng cục đo lường chất lượng giao phó thì Trung tâm đã và đang hỗ trợ một số lượng lớn các tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi hình kinh tế xã hội áp dụng thành công các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh góp phần giúp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ về năng suất chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp thì Trung tâm năng suất Việt Nam thu được những khoản tiền đáng kể hàng năm.Tình hình doanh thu hàng năm của VPC như sau: Biểu 8: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ hàng năm Năm Tổng doanh thu Đơn vị tính Tỉ lệ tăng doanh thu hàng năm (%) 1997 - - - 1998 - - - 1999 4314218988 Đồng - 2000 8310702194 Đồng 92.6 2001 8952122650 Đồng 7.7 2002 9252129617 Đồng 3.4 2003 8600067165 Đồng -7 2004 9573650946 Đồng 11.3 2005 5706263255 Đồng -40.3 2006 7683650226 Đồng 34.7 2007 8058021421 Đồng 4.9 Nguồn: báo cáo 10 năm hoạt động của VPC Biểu đồ 9: Doanh thu hàng năm của trung tâm năng suất Việt Nam Nguồn: báo cáo 10 năm hoạt động của VPC Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu hàng năm của VPC tương đối lớn, tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm là 13,41% cũng tương đối lớn tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu không ổn định, có những năm mức độ tăng doanh thu so với năm trước đó là rất cao như năm 2000 tăng 92,6% nhưng cũng có những năm mức doanh thu bị tụt giảm mạnh như năm 2005 giảm 40,3% so với năm 2004 và nhìn trên biểu ta cũng thấy rõ những năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 doanh thu từ hoạt động dịch vụ của trung tâm đều trên 8.5 tỷ đồng cao hơn rất nhiều so với những năm 2005, 2006, 2007 bình quân chỉ đạt được khoảng 7,3 tỷ đồng. Điều đó cho thấy trong những năm gần đây hoạt động c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20423.doc
Tài liệu liên quan