MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 3
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 6
1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền 6
1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu 8
1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11
1.3. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại 16
1.3.1. Định nghĩa phát triển 16
1.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại 17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK 23
2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VPBank 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank 25
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng VPBank 25
2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng VPBank 29
2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 29
2.2.2 Tình hình huy động vốn 30
2.2.3 Hoạt động tín dụng 31
2.2.4 Hoạt động ngân quỹ 32
2.2.5 Hoạt động thanh toán 33
2.2.6 Hoạt động kiều hối 34
2.2.7 Hoạt động của trung tâm thẻ 34
2.2.8 Hoạt động của Công ty Chứng khoán 35
2.2.9 Hoạt động của Công ty Quản lý Tài Sản VPBank-AMC 36
2.2.10 Hoạt động của Trung tâm Tin học 37
2.3 Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank 37
2.3.1 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền 37
2.3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu 39
2.3.3 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức L/C 40
2.4 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của hội sở Ngân hàng VPBank 42
2.4.1 Những kết quả đã đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank 42
2.4.2 Những mặt còn hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank 44
2.5 Nguyên nhân 44
2.5.1 Nguyên nhân chủ quan 44
2.5.2 Nguyên nhân khách quan 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK 47
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. 47
3.1.1. Định hướng chung của nghành Ngân hàng Việt Nam. 47
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank. 48
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank. 50
3.2.1.Tăng cường tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. 50
3.2.2. Tăng cường quan hệ đại lý với các Ngân hàng. 51
3.2.3. Đảm bảo nguồn ngoại tệ cung ứng cho khách hàng 51
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 52
3.2.5. Thực hiện chiến lược thu hút khách hàng. 52
3.2.6. Đây mạnh hoạt động Marketing 53
3.2.7 Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng 54
3.2.8 Nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế 54
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác quốc gia có đồng tiền yếu phải thông qua một ngoại tệ mạnh khác để tham gia vào thị trường quốc tế như nước Việt Nam ta. Vì vậy, rủi ro tỉ giá là vấn đề mà Ngân hàng thương mại nào cũng phải quan tâm để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra có hiêu quả.
+ Khu vực kinh tế: nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế hội nhập nên sự phát triển hay khủng hoảng kinh tế của một nước có ảnh hưởng tương đối thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động kinh tế của các nước láng giềng. Không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có quan hệ thương mại với các quốc gia khác. Vì vậy, nền kinh tế khu vực phát triển chính là động lực to lớn thúc đẩy hoạt động ngoại thương và do đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng phat triển mạnh mẽ.
+ Các quy định quốc tế về thanh toán quốc tế: hiện nay, trên thế giới nhiều tổ chức hợp tác kinh tế và các khối liên minh kinh tế ra đời nhằm mục đích phát triển kinh tế của các thành viên, các tổ chức này thường đặt ra những quy định chung về quyền lợi và nghĩa vụ cảu mỗi quốc gia trong một lĩnh vực kinh tế nhất định. Một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như WTO, EURO, ASEAN, G7, G8… đều có các qui định cụ thể cho các nước thành viên của mình trong quan hệ kinh tế với các nước trong và ngoại tổ chức của mình. Ngoài ra trên thế giới cũng có những qui định quốc tế chung cho hoạt động thanh toán quốc tế. Trải qua quá trình phát triển các qui định này đã được sửa đổi nhiều lần cho thích hợp với hoàn cảnh mới nhưng luôn giữ vao trò quan trọng trong điều chỉnh các hoạt động ngoại thương, đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi.
- Môi trường kinh doanh trong nước bao gồm các nhân tố về triển vọng phát triển của nền kinh tế đất nước, sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – khách hàng trực tiếp và thường xuyên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Môi trường kinh doanh sôi động với sự thành lập nhiều doanh nghiệp mới và hoạt động mở rộng của các doanh nghiệp hiện tại sẽ góp phần tạo ra sức nóng cho nền kinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
2) Các quy định pháp luật hiện hành.
Ở bất kì quốc gia nào thì hoạt động ngân hàng cũng là một lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế, nó tiềm ẩn những cơ hội lớn cũng như những rủi ro lớn. Vì vậy, Ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lí đều có những biện pháp nhằm kiểm soát hoạt động của nghành ngân hàng đảm bảo cho đất nước có nền tài chính mạnh và lành mạnh. Sự quản lý này có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp cả trực tiếp và gián tiếp. Ngân hàng trung ương và cơ quan quản lí điều chỉnh gián tiếp qua nghiệp vụ thi trường mở, lãi xuất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc và ban hành các văn bản pháp luật.
3) Đối thủ cạnh tranh.
Nền kinh tế phát triển thì nghành Ngân hàng sẽ trở nên hấp dẫn viư lợi nhuận thu được là rất cao, do đó sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong việc cung ứng các dịch vụ là không thể tránh khỏi. Thanh toán quốc tế là một dịch vụ Ngân hàng truyền thống nên thanh toán quốc tế là một mảng có sự cạnh tranh khá mạnh và ngang sức giữa các Ngân hàng vì khó có thể tạo ra sự khác biệt lớn về sản phẩm. Những động thái hay chiến lược của các Ngân hàng đối thủ đều cần và phải được theo dõi sát sao để Ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược hợp lí nhằm giữ được khách hàng và thị phần hoạt động của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK
2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VPBank
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint-Stock Commercial Bank for Private Enterprises
Tên viết tắt: VPBANK
Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ,P.Hàng Trống,Q.Hoàn Kiếm,Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 9288869
Fax: (84-4) 9288867
Website: ww.vpbank.com.vn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hang Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055689do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HÀ Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 09/09/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 01/11/2006. Mã số thuế 0100233583.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND.Sau đó do nhu cầu phát triển,theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006,vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng.Tháng 09/2006,VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC-một Ngân hàng lớn nhất Singapo,theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỷ đồng.Tiếp theo, đến cuối năm 2006,vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng.Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 07/2007.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn.Trong 2 năm đầu hoạt động,mạng lưới của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. Cho đến nay, quy mô mạng lưới của VPBank đã tăng lên đến 55 điểm giao dịch với 28 chi nhánh và 27 phòng giao dịch.Riêng trong năm 2006, VPBank đã khai trương và đưa vào hoạt động 20 điểm giao dịch mới.Tính đến thời điểm lập báo cáo, tháng 3/2007, VPBank đã hiện diện tại nhiều tỉnh,thành phố lớn trên cả nước bao gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh,Vĩnh Phúc, Bắc Giang,Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Khánh Hoà.Dự kiến trong năm 2007,VPBank sẽ thành lập và đưa vào hoạt động khoảng 50 điểm giao dịch mới tại các tỉnh,thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước,trong đó sẽ có các chi nhánh lớn đặt tại Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Bình,Long An,Kiên Giang…
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người,trong đó phần lớn là các cán bộ,nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hang, giúp VPBank sẵn sang đương đầu với cạnh tranh,nhất là trong giai đoạn đầy thử thách khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm chú ý nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank
- Huy động vốn ngắn hạn,trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị; Hùn vốn và liên doanh theo luật định.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép.
- Hoạt động bao thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng VPBank
2.1.3.1 Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định loại cổ phần và số lượng từng loại cổ phần được chào bán.
- Bầu miễn nhiệm,bãi nhiệm thành Viên hội đồng quản trị,thành Viên ban kiểm soát.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Ngân hàng và Cổ đông của Ngân hàng.
- Quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng.
- Quyết định sửa đổi,bổ sung Điều lệ Ngân hàng,trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ Ngân hàng.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và định hướng phát triển của ngân hàng.
2.1.3.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2005,ngày 31/3/2006,với nhiệm kỳ 4 năm (2006-2009), gồm 6 thành viên:
Ông Phạm Hà Trung (Cử nhân Kinh tế)
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Lâm Hoàng Lộc (Cử nhân tâm lý,Cử nhân Kinh tế)
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Nguyễn Quang A (Tiến sĩ khoa học)
Uỷ viên
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học,Kỹ sư Kinh tế)
Uỷ viên
Ông Bùi Hải Quân (Cử nhân Kinh tế)
Uỷ viên
Ông Linus Goh (Cử nhân Nhân văn)
Uỷ viên
Nguồn: Website http:// www.vpbank.com.vn
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích, nghĩa vụ của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
2.1.3.3 Ban kiểm soát
Do đại hội cổ đông bầu, gồm 3 thành viên:
Ông Vũ Hải Bằng (Cử nhân Luật)
Trưởng ban
Bà Phan Thị Thu Hà (Cử nhân kinh tế)
Thành viên chuyên trách tai Hội sở
Ông Trần Đức Hạ (Cử nhân Kinh tế)
Thành viên chuyên trách tại TP.Hồ Chí Minh
Nguồn: Website http:// www.vpbank.com.vn
Ban kiểm soát có trách nhiệm nâng cao chất lượng hoạt động và tránh được những sai sót đáng tiếc.Ngoài ra còn có những quyền và nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng ,kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Ngân hàng khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội cổ đông.
- Thường xuyên báo cáo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động,tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo,kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.
2.1.3.4 Hội đồng tín dụng
Là tổ chức do HĐQT thành lập ra.
Tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Uỷ viên HĐQT-Tổng Giám đốc)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Tổng Giám đốc)
Phó Chủ tịch Hội đồng
Ông Nguyễn Quan A (Uỷ viên HĐQT)
Thành viên
Ông Trần Văn Hải (Phó Tổng Giám đốc)
Thành viên
Ông Đinh Như Tuynh (Phụ trách phòng Thu hồi nợ)
Thành viên
Nguồn: Website http:// www.vpbank.com.vn
Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau:
Ông Lâm Hoàng Lộc (Phó Chủ tịch HĐQT)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Đình Long (Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn)
Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Trí Dũng (Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh)
Thành viên
Nguồn: Website http:// www.vpbank.com.vn
Ngoài ra, HĐQT cũng thành lập các Ban Tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
2.1.3.5 Hội đồng Quản lý Tài sản nợ,Tài sản có
Gồm các thành viên sau:
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học,Kỹ sư Kinh tế)
Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Bình (Cử nhân Kinh tế ngân hàng)
Phó Chủ tịch
Ông Trần Văn Hải (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
Ông Vũ Minh Quỳnh (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
Bà Hoàng Mai Thảo (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Thành viên
Nguồn: Website http:// www.vpbank.com.vn
2.1.3.6 Ban điều hành
Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học,Kỹ sư Kinh tế)
Tổng Giám đốc
Ông Trần Văn Hải (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Bình (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Đình Long (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Vũ Minh Quỳnh (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Kế Toán trưởng
Nguồn: Website http:// www.vpbank.com.vn
Ban điều hành có nhiệm vụ chỉ đạo các công việc chung trong Ngân hàng.
2.1.3.7 Các văn phòng và trung tâm
- Phòng kế toán,Ngân quỹ: Tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ,vốn tập trung trong Ngân hàng.Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn,cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác.Thực hiên công tác thanh toán thu chi tiền mặt,ngân phiếu thanh toán.Xây dựng kế hoạch tài chính,bảo quản chứng từ kế toán chưa đến thời hạn đưa vào kho chứng từ.
- Phòng thanh toán quốc tế: Phát hành và theo dõi thư bảo lãnh,thư tín dụng.Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hang.Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu,tái chiết khấu bộ chứng từ hang xuất khẩu…
- Trung tâm tin học: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin.Lưu trữ dữ liệu,thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.Quản lý hệ thống máy tính,truyền tin giữa Ngân hàng với các chi nhánh,phòng giao dịch.Bảo hành,bảo trì máy tính trong Ngân hàng.
- Văn phòng: Thực hiện công tác văn thư lưu trữ,hành chính quản trị…Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ: bố trí,sắp xếp cán bộ,quy hoạch bổ nhiệm…thực hiện chính sách người lao động…
2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng VPBank
2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.1: kết quả kinh doanh từ năm 2005 - 2007
Đơn vị tính:Triệu đồng
Kết quả kinh doanh
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
I- Tổng thu nhập
1.112.304
995.002
470.226
II- Tổng chi phí
989.573
838.194
394.017
III-Lợi nhuận trước thuế
122.731
156.808
76.209
iV-Lợi nhuận sau thuế
103.542
113.420
55.583
V-Tình hình trích lập và sử dụng quỹ theo quy định của pháp luật
1- Trích lập các quỹ
-Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
8.598
5.671
2.821
-Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ
70
-
35
-Quỹ dự phòng tài chính
15.287
11.343
5.558
- Các quỹ khác
3.129
2.166
2
2-Sử dụng các quỹ
3.091
2.168
2.386
VI-Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ bình quân-ROE(%)
25.2%
24,5%
24,3%
VII-Thu nhập bình quân của CBNV Ngân hàng
5,1
4,7
4,4
Nguồn:Báo cáo thường niên VPBank năm 2005, 2006, 2007
Dựa vào bảng trên ta thấy tổng thu nhập từ các năm 2005 đến 2007 đều tăng. Vì thế mức thu nhập bình quân của mỗi nhân viên của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể.
2.2.2 Tình hình huy động vốn
Huy dộng vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng,với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay,an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có,nâng cao vị thế của VPBank trong toàn hệ thống ngân hàng.Do đó,trong các năm qua,các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để.
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VPbank
đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số dư Tỷ trọng
Số dư Tỷ trọng
Số dư Tỷ trọng
Nguồn vốn huy động
3.858.967 100%
5.638.001 100%
9.065.194 100%
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
3.202.943 83%
7.397.641 78%
9.252.155 80%
Trung,dài hạn
656.024 17%
1.840.360 22%
1.913.039 20%
Phân theo cơ cấu
Huy đông thị trường I
3.847.711 48%
5.678.458 57%
8.492.364 63%
Huy động thị trường II
2.011.256 52%
2.398.230 43%
3.386.736 37%
Nguồn: Báo cáo thường niên_VPBank năm 2005, 2006, 2007
Đến 30/06/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank đạt 10.799 tỷ đồng, tăng 1.692 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (bằng 119% số dư huy động đến 31/12/2006) và tăng 4.381 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (bằng 168% đến 30/06/2006). Trong đó, nguồn vốn huy động thị trường I đạt 8.492 tỷ đồng tăng 3.065 tỷ đồng so với cuối năm 2006, và tăng gần gấp đôi số dư huy động thị trường I đến 30/06/2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 6.185 tỷ đồng tăng 1.676 tỷ đồng so với năm 2006); Số dư huy động thị trường II cuối tháng 6/2007 là 2.250 tỷ đồng, giảm 1.375 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng 135 tỷ đồng so với cuối tháng 5/2007. Đến 30/06/2007 số dư huy động vốn của một số chi nhánh đó vượt mức kế hoạch đặt ra cho cả năm 2007: CN Thăng Long, CN Quảng Ninh, CN Nghệ An và CN Thanh Hóa, chỉ có CN Đồng Nai đạt thấp về huy động vốn (đạt 23% kế hoạch năm 2007).Để tăng cường nguồn vốn huy động phục vụ cho nhu cầu giải ngân, VPBank đó triển khai một chương trình khuyến mại mới dành cho khách hàng gửi tiền mang tên “Gửi tiền trúng ngay Camry 2.4G”, với giải đặc biệt là một xe ô tô Toyota Camry 2.4. Chương trình được thực hiện trong 3 tháng (từ ngày 02/07/2007 đến ngày 30/09/2007).
Trong những năm tới,VPBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, đưa ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng và thực hiện các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
2.2.3 Hoạt động tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh,những năm gần đây,Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới.Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.
Doanh số cho vay toàn Hệ thống năm 2007 đạt 8.594 tỷ đồng,tăng 4.681 tỷ đồng (tương đương 68%) so với năm 2006. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2007 đạt 7.031 tỷ đồng,vượt 17% so với kế hoạch,tăng 4.017 tỷ đồng (tương đương 67%) so với năm 2006.
Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam,VPBank chú trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ,các cá nhân,hộ gia đình.
Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của ngân hàng Nhà nước và quy chế của VPBank.Tỷ lệ nợ xấu(gồm các nhóm 3,4,5) của VPBank cuối năm 2007 ở mức 0,58% tổng dư nợ,thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành Ngân hàng Việt Nam(khoảng 7%).
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007
đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
1.865.363
3.014.029
7.031.190
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
1.004.350
1.405.093
2.511.550
Cho vay trung,dài hạn
855.300
1.607.058
2.485.097
Cho vay khác
5.713
2.058
34.543
Theo tiền tệ
Cho vay bằng đồng Việt Nam
1.786.348
2.906.417
4.760.502
Cho vay bằng ngoại tệ
79.016
107.792
270.688
Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2005, 2006, 2007
2.2.4 Hoạt động ngân quỹ
Trong tháng 6/2007 thị trường liên ngân hàng có những diễn biến theo hướng hoàn toàn trái ngược nhau, cụ thể: Thời điểm đầu tháng, nguồn cung vốn hoàn toàn khan hiếm do tất cả các ngân hàng đều rút vốn nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định mới của NHNN; từ thời điểm giữa tháng, nguồn cung vốn trở nên dồi dào và mặt bằng lãi suất có sự điều chỉnh giảm, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức bình quân chung của 5 tháng đầu năm.
Kết quả hoạt động ngân quĩ trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2007 cụ thể như sau: Doanh số mua bán ngoại tệ 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống là 86 triệu USD, trong đó doanh số của riêng tháng 6 là 10 triệu USD. Đến 31/05/2007 tiền gửi tại các TCTD khác của VPBank là 516 tỷ đồng, tiền vay liên ngân hàng là 2.110 tỷ đồng. Do nguồn cung vốn trên thị trường liên ngân hàng khá dồi dào, mặt bằng lãi suất thấp nên hầu như không xuất hiện các cơ hội đầu tư khả thi vì vậy trong tháng 6 VPBank không phát sinh khoản đầu tư mới nào. Chứng từ có giá còn lại đến cuối tháng 6/2007 là 1.803 tỷ đồng và 20 triệu USD (tương đương 2.125 tỷ đồng).
2.2.5 Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt.Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2007 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 70% so với năm 2006.Doanh số chuyển tiền TTR năm 2007 đạt hơn 90 triệu USD,tăng 79% so với cuối năm 2006.
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007
đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So với năm trước
Trị giá L/C nhập mở trong kỳ
38.225
61.049
159%
Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ
6.243
5.655
90%
Doanh số chuyển tiền TTR
44.685
80.078
179%
Doanh số nhờ thu (xuất ,nhập)
3.618
5.159
142%
Tổng số phí thu được
4.015
6.122
152%
Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2005, 2006, 2007
Hoạt động thanh toán trong nước
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hang,việc chuyển tiền trong nước thong qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2007 đạt 8.331 tỷ đồng,tăng 22% so với năm 2006. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2007 là 3 tỷ đồng,tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những tăng trưởng nhất định.
2.2.6 Hoạt động kiều hối
Tính đến cuối năm 2007, tổng số đại lý phụ chi trả kiều hối của VPBank là 315 điểm.Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 26,8 triệu USD và 23,4 tỷ đồng, trong đó, VPBank trực tiếp chi trả 7,4 triệu USD và 7,2 tỷ đồng, phần còn lại được chi trả qua các đại lý phụ. trong năm 2007,Trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ TP.Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc,vì thế công tác này đã được tăng cường tốt hơn.
2.2.7 Hoạt động của trung tâm thẻ
Từ khi ra đời,Trung tâm Thẻ đã tích cực hoạt động để giải quyết các phần việc liên quan đến dụ án phát triiển thẻ của VPBank.
Ngày 21/4/2006,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 805/QĐ-NHNN cho phép VPBAnk thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ nội địa và thẻ quốc tế Master Card.
Ngày 12/8/2006,VPBank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink.Ben cạnh việc cho ra đời thẻ ghi nợ nội địa,trong năm qua.VPBank cũng đã rất tích cực hoàn thiện các nghiên cứu và các thử nghiệm cần thiết đẻ xin chứng nhận offline phát hành và thanh toán thẻ từ của Thẻ tín dụng quốc tế Master Card.Trung tâm Thẻ đang tiến hành thử nghiệm các chức năng của các loại thẻ để có thể sớm phát hành ra công chúng.
Sau khi VPBank ký hợp đồng với nhà cung cấp Diebold để mua 1.000 máy ATM đến nay VPBank đã nhận lô hàng 50 máy ATM đầu tiên và đang trong thời gian thử nghiệm, hiện tại đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 24 máy ATM. Trung tâm thẻ cũng đang tiếp tục tìm kiếm các vị trí thuận lợi để đặt máy ATM và chuẩn bị một chiến dịch marketing phát hành thẻ nội địa Autolink mạnh mẽ từ tháng 7 năm 2007.
Ngày 04/7/2007 VPBank đã tổ chức họp báo chính thức công bố ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế. Như vậy đến đầu tháng 7 năm 2007 VPBank đã phát hành 3 loại thẻ gồm: Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard, trong đó 2 loại thẻ VPBank Platinum MasterCard là các loại thẻ cao cấp nhất và là thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam.
2.2.8 Hoạt động của Công ty Chứng khoán
Công ty chứng khoán VPBank (VPBS) kể từ khi đi vào hoạt động đến nay gặp nhiều khó khăn về địa điểm giao dịch. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đang có sự điều chỉnh từ tháng 4 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Trước những khó khăn như vậy, toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên VPBS đã nỗ lực hết mình và đến nay công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 30/06/2007 VPBS đã mở được 1.398 tài khoản trong đó có 3 tài khoản của tổ chức, riêng trong tháng 6/2007 mở được thêm được 104 tài khoản trong đó có 2 tài khoản của tổ chức. Doanh số mua bán chứng khoán lũy kế đến cuối tháng 6/2007 là hơn 923 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân là gần 8 tỷ đồng/ ngày, chiếm khoảng 1% giá trị thị trường. Phí môi giới đến nay thu được 2,3 tỷ đồng, riêng trong tháng 6 thu được 480 triệu đồng phí môi giới.
Hoạt động đầu tư của VPBS còn ở mức độ thận trọng, vừa làm vừa theo dõi thị trường do đó doanh thu tự doanh của công ty chủ yếu xuất phát từ các khoản đầu tư ngắn hạn. Doanh thu từ tự doanh 6 tháng đầu năm đạt 1,5 tỷ đồng.
Tính đến 30/06/2007, VPBS đã ký được 12 hợp đồng tư vấn với tổng giá trị đạt 915 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết và đăng ký công ty đại chúng.
Chi nhánh TP HCM của VPBS đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/04/2007, công ty cũng đã nộp hồ sơ xin thành lập PGD Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ và đang trong quá trình xem xét của UBCKNN. Trong thời gian qua công ty chứng khoán VPBank đã rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống định chế điều hành, cho đến nay, hầu hết các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục liên quan đến mọi lĩnh vực quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động của VPBS đều đã được ban hành.
2.2.9 Hoạt động của Công ty Quản lý Tài Sản VPBank-AMC
Công ty Quản lý Tài sản VPBank-AMC được thành lập tháng 6/2006, đến nay, đã xây dựng được đội ngũ nhân sự gồm các cán bộ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp,gắn kết lâu dài vói VPbank.Bên cạnh nghiệp vụ chính là quản lý,khai thác sử dụng có hiệu quả các bất động sản và động sản thu hồi nợ,VPBank-AMC đã rất tích cực phát triển hoạt động theo hướng hợp tác,liên doanh khai thác các dự án nhà cao tầng tại các Trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Đồng thời,Công ty cũng phối hợp cùng các Chi nhánh triển khai thuê,mua cá tài sản,trụ sở cho các chi nhánh của VPbank trên toàn quốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2007 công ty AMC tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại, phối hợp với các chi nhánh của VPBank triển khai các văn phòng trụ sở cũng như hoàn thiện từng bước công tác chuẩn hoá mô hình tổ chức hoạt động của AMC. Các dự án đáng triển khai là Tòa nhà 362 phố Huế (đã lấp đầy khách hàng cho toà nhà và hướng dẫn các bên lắp đặt nội thất), Tòa nhà 141 Bà Triệu(đã hoàn tất quản lý tòa nhà và đưa vào vận hành sử dụng). Fideco Tower(Xây dựng xong tầng 20 phần thô, lễ cất nóc tầng cuối cùng đã được thực hiện tốt đẹp. Dự kiến tiến độ đưa vào sử dụng tầng 1 và tầng lửn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26424.doc