Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY APATIT VIỆT NAM 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Apatit Việt Nam 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Apatit Việt Nam 3

1.2 Nhiệm vụ của công ty Apatit Việt Nam 6

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Apatit 6

2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty Apatit Việt Nam 10

2.1 Sản phẩm của công ty Apatit 10

2.2 Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị của công ty Apatit 11

2.2.1 Đặc điểm về công nghệ 11

2.2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty Apatit 12

2.3 Đặc điểm về lao động, tiền lương 14

2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Apatit Việt Nam 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY APATIT VIỆT NAM 20

1. Tổng quan thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit Việt Nam 20

2. Tình hình tiêu thụ của công ty Apatit 24

2.1 Doanh thu tiêu thụ và khả năng thanh toán của khách hàng 24

2.2 Phân tích biến động về sản lượng tiêu thụ qua các năm 30

2.3 Phân tích chỉ tiêu chi phí tiêu thụ qua các năm 2005-2008 32

2.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2008 34

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty Apatit 35

3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 35

3.1.1 Môi trường quốc tế 35

3.1.2 Tình hình kinh tế trong nước 36

3.1.3 Khách hàng 37

3.1.4 Đối thủ cạnh tranh 37

3.2 Các nhân tố bên trong 37

3.2.1 Ngành nghề kinh doanh 37

3.2.2 Hoạt động marketing 38

3.2.3 Lực lượng lao động 38

3.2.4 Tình hình tài chính 39

4. Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ của công ty Apatit 40

4.1 Những kết quả đạt được 40

4.2 Những tồn tại, hạn chế 41

4.3 Nguyên nhân 44

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY APATIT TRONG THỜI GIAN TỚI 45

1. Định hướng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của công ty Apatit trong thời gian tới 45

2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ trong thời gian tới 47

2.1 §Èy m¹nh ho¹t ®éng ®iÒu tra vµ nghiªn cøu thÞ tr­êng 47

2.2 X©y dùng chiÕn l­îc tiªu thô s¶n phÈm 48

2.3 N©ng cao chÊt l­îng s¶n phÈm vµ phÊn ®Êu h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm 49

2.4 T¨ng c­êng th«ng tin qu¶ng c¸o vµ c¸c ho¹t ®éng hç trî xóc tiÕn b¸n hµng 51

2.4.1 T¨ng c­êng th«ng tin qu¶ng c¸o. 51

2.4.2 T¨ng c­êng c¸c ho¹t ®éng hç trî xóc tiÕn b¸n hµng. 52

2.5 Cñng cè vµ ph¸t triÓn uy tÝn trªn thÞ tr­êng 53

2.6 Mét sè biÖn ph¸p kh¸c 54

2.6.1 X©y dùng chÕ ®é khuyÕn khÝch vËt chÊt vµ chÞu tr¸ch nhiÖm vËt chÊt 54

2.6.2 §Èy m¹nh ho¹t ®éng gi¸m s¸t chÊt l­îng s¶n phÈm 54

2.6.3 TiÕp tôc n©ng cao tÝnh hîp lý trong sö dông nguån nh©n lùc 55

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện nhiệm vụ quản lý và khai thác khu mỏ apatit Lào Cai nhằm cung cấp đầy đủ các loại quặng apatit cho các nhà máy sản xuất phân bón, góp phần vào an ninh lương thực và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhìn chung thị trường tiêu thụ của công ty Apatit chủ yếu là ở trong nước. Sản phẩm quặng Apatit của công ty là duy nhất trên toàn quốc, do vậy thị phần tiêu thụ trong nước là 100%. Trong đó cho sản xuất phân bón là 85%, cho sản xuất phốt pho vàng là 11%, cho các lĩnh vực khác là 4%. Tính theo khu vực địa lý thì miền Nam và miền Bắc là 2 vùng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty. Trong đó, miền Bắc là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất. BĂNG 7 : THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC Đơn vị tính: tấn Khu vực Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Miền Bắc 854.180 886.985,97 1.004.450,21 1.139.291,86 Miền Nam 176.916,64 195.260,86 193.503,84 196.368,77 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit Việt Nam) Qua bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ trong nước của công ty Apatit không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, đối với thị trường miền Bắc, sản lượng tiêu thụ năm 2006 tăng 3.8% so với năm 2005, năm 2007 tăng 13,24% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 13,42% so với năm 2007. Với thị trường miền Nam, nhìn chung sản lượng có tăng qua các năm nhưng không đồng đều. Cụ thể, năm 2006 sản lượng tiêu thụ đạt 195.260,86 tấn tăng 10,36% so với năm 2005. Đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ có giảm đi đôi chút còn 193.503,84 tấn bằng 99,1% so với năm 2006. Năm 2008, sản lượng tiêu thụ ở thị trường này đạt 196.368,77 tấn tăng 1,48% so với năm 2007. Sản lượng tiêu thụ trong nước không ngừng tăng lên qua các năm. Từ số liệu trên ta có biểu đồ khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các miền trong nước như sau: Tình hình thị trường nước ngoài: Năm 2006, xuất phát từ sự kiện "tình cờ bất đắc dĩ " : (Tổng công ty Hoá chất Việt Nam xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP Hải Phòng. Khi đi vào hoạt động, mỗi năm cần khoảng hơn 600.000 tấn quặng tuyển. Đáp ứng nhu cầu này, công ty Apatit Lào Cai đã triển khai xây dựng mới nhà máy tuyển Cam Đường công suất 120.000 tấn/năm và nâng cấp nhà máy tuyển Tàng Loỏng công suất từ 350.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm. Nhưng do nhà máy DAP Hải Phòng chưa thể đi vào hoạt động đúng tiến độ nên quặng apatit bị ứ đọng, dẫn đến không có vốn trả ngân hàng), công ty Apatit mạnh dạn đề nghị được xuất khẩu và được Chính Phủ và Bộ công nghiệp (cũ) đồng ý. Năm 2006, công ty Apatit Lào Cai bắt đầu xuất khẩu và đạt sản lượng 60.000 tấn, năm 2007 đạt 148.000 tấn và hiệu quả thực sự đạt được trong năm 2008 với sản lượng xuất khẩu 607.122 tấn. Thị trường đầu tiên, cũng là thị trường dễ tiếp xúc nhất của công ty là Trung Quốc. Đây cũng là một nước có quặng apatit, chính vì thế nên họ tìm hiểu rất kỹ về giá cả. Các nhà kinh doanh Trung Quốc tính toán rất chi tiết giá thành của quặng sau khi tính cả chi phí vận chuyển về nước. Chính vì thế, Trung Quốc là một thị trường vừa dễ lại vừa khó. Sau này, thị trường Trung Quốc thu hẹp dần, công ty Apatit tiếp tục đi tìm thị trường mới. Công ty dần làm quen với thị trường Nhật Bản. Đây là thị trường khó tính, rất thận trọng trong việc xem xét chất lượng quặng và cung cách làm ăn, chữ tín Trong quá trình đi tận mắt kiểm tra, công ty đã tạo được niềm tin với người Nhật. Apatit Lào Cai cũng tiến hành các hoạt động quảng bá trên các website và sang tận nơi để tìm hiểu thị trường Ấn Độ. Thông qua mô giới và hoạt động phân tích chất lượng quặng Apatit, công ty đã từng bước thuyết phục được các nhà sản xuất phân bón của Ấn Độ tin tưởng về chất lượng quặng của Việt Nam. Đến với đối tác Ấn Độ, công ty cũng tiếp thu thêm một chút vốn về kinh nghiệm thương thảo giá cả. (Đầu tiên, công ty đưa ra một mức giá trần trên cơ sở tính toán. Bên cạnh đó, có cơ chế cho công ty môi giới là nếu tìm được thị trường với giá cao hơn, thì sẽ đuợc khuyến khích thêm theo tỷ lệ. Qua mỗi hợp đồng năm, công ty tìm hiểu và điều chỉnh mức giá trần dần dần cho phù hợp). Những bước đi ban đầu ra thị trường nước ngoài bao giờ cũng bỡ ngỡ, công ty Apatit đã chọn cho mình cách đi từng bước một, thận trọng. Thông qua từng bước, công ty dần nắm được mức giá thực của thị trường Ấn Độ để nâng dần mức giá lên. Sau khi tìm hiểu kỹ thị trường, tập đoàn IFFCO - một trong những tập đoàn sản xuất phân bón hàng đầu Ấn Độ đã sang thăm và làm việc với Apatit Lào Cai. Sau khi tìm hiểu thực chất cung cách làm việc và tiềm năng của phía Apatit Việt Nam, tập đoàn IFFCO đã ứng ngay 1 triệu USD cho công ty đầu tư trạm đập sàng, đồng thời ủng hộ 25.000 USD cho quỹ nhân đạo của công ty. Bên cạnh những bạn hàng lớn như Ấn Độ, Trung Quốc thì Singapore, Nhật Bản, Thái Lan hiện là những đối tác đầy tiềm năng trong hoạt động xuất khẩu của công ty. 2. Tình hình tiêu thụ của công ty Apatit Để thấy được tình hình tiêu thụ một cách cụ thể của công ty Apatit trong thời gian qua, em xin đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: 2.1 Doanh thu tiêu thụ và khả năng thanh toán của khách hàng Về doanh thu từ hoạt động tiêu thụ BẢNG 8: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TIÊU THỤ SP TỪ 2005-2008 Năm Doanh thu ( tr.đ) Lượng tăng tuyệt đối (tr.đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng lên L/H Đ/G L/H Đ/G L/H Đ/G 2005 372.121,900 - - - - - - - 2006 430.861,765 58.739,865 58.739,865 115,79 115,79 15,79 15,79 3.720,1 2007 576.505,825 145.644,06 204.383,925 133,8 154,92 33,8 54,92 4.308,9 2008 1.691.202,723 1.114.696,898 1.319.080,823 293,35 454,48 193,35 354,48 5.765,2 Bquân 767.673,05 329.770,21 135.735 80.98 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit) Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động tiêu thụ của công ty Apatit qua các năm đều tăng. Bình quân qua 4 năm doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 767.673,05 triệu đồng, lượng tăng tuyệt đối bình quân đạt 329.770,21 triệu đồng đạt tốc độ phát triển bình quân 135.735% tương ứng tăng 80,98% hay tăng 0,8098 lần. Xét trong từng khoảng thời gian thì ta thấy: năm 2006 đạt tốc độ phát triển 115,79% so với năm 2005, năm 2007 đạt 133,8% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 193,35% so với năm 2007. Tốc độ phát triển không ngừng được tăng lên qua các năm. Đặc biệt là năm 2008, đánh giá tốc độ phát triển doanh thu tiêu thụ sản phẩm cao nhất trong lịch sử phát triển của công ty. Điều này có thể giải thích nguyên nhân là do: Công ty đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, thành công trong hoạt động đẩy giá bán quặng lên trong thời kỳ lạm phát, dành được thế chủ động trong bán hàng đặc biệt là trong hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Từ những số liệu ở bảng trên ta có biểu đồ doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm như sau: Có thể thấy doanh thu từ hoạt động tiêu thụ không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2005 đạt 12%, năm 2006 đạt 14%, năm 2007 đạt 19% và đến năm 2008 doanh thu tiêu thụ đạt 55% tổng doanh thu tiêu thụ qua các năm 2005-2009. Đây là một thành tích lớn, đầy tự hào mà công ty Apatit đã đạt được. Khách hàng và tình hình thanh toán Như đã trình bày ở phần trên, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit bao gồm cả thị trường trong nước và nước ngoài. Đối với thị trường trong nước, bạn hàng của công ty chủ yếu là các nhà máy sản xuất phân bón, hoá chất do Nhà nước thành lập. Dưới đây là tên của mười khách hàng lớn nhất trong nước và tình hình thanh toán của họ trong năm 2008 đối với công ty Apatit. BẢNG 9: CHI TIẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ THANH TOÁN TIÊN HÀNG NĂM 2008 TÊN KH Dư nợ ĐK (1000đ) Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ CK 31/12/2008 (1000đ) Lượng (tấn) Tiền (1000đ) Tiền (1000đ) 1. Supe Lâm Thao 24.652.531 551.625,77 327.215.041 284.312.991 67.554.581 2. XN DVVT&TMĐS Hà nội 0 38.184,35 22.360.446 16.953.008 5.407.438 3. Cty CPVT Ngoại thương HP 0 4.206,44 5.112.337 3.978.337 1.134.000 4. Phân lân Văn Điển 5.880.594 194.793 86.563.260 78.580.191 13.863.663 5. Cty CP Phân lân NBình 3.233.340 180.988,8 78.664.799 76.100.000 5.798.139 6. Cty P.B Miền Nam 11.828.022 111.254 63.519.192 64.000.000 11.347.214 7. DAP Hải Phòng 15.198.138 135.365,28 93.256.331 66.924.766 41.529.703 8. Cty CPHCĐ. Giang 3.539.981 22.034,4 32.613.643 26.207.455 9.946.169 9. Cty TNHH ĐNA - Lào cai 374.905 34.128,22 39.672.618 31.964.213 8.083.309 10. Cty HCCB Miền Nam 1.925.431 63.080,37 63.259.959 65.185.390 0 11. Xuất khẩu 586.872,38 863.178.127 875.946.504 -12.768.377 Cộng 66.632.942 1.922.533 1.675.415.754 1.590.152.856 151.895.840 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit) Trong năm 2008 công ty Apatit đã tiến hành tiêu thụ 1.335.660,62 tấn sản phẩm ở thị trường trong nước, đem lại doanh thu 812,237 tỉ đồng. Bạn hàng tiêu thụ lớn nhất là công ty supe Lâm Thao với sản lượng là 551.625,77 tấn, công ty phân lân Văn Điển với sản lượng 194.793 tấn, phân lân Ninh Bình 180.988,8 tấn và công ty hoá chất cơ bản Miền Nam với 63.080,37 tấn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nợ của các công ty này còn thấp. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, các khoản phải thu từ khách hàng trên của công ty apatit lên tới 164,66 tỉ đồng. Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, trong thời gian tới công ty nên chủ động hơn trong việc thu hồi các khoản nợ để tiếp tục đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản. Đối với hoạt động xuất khẩu, năm 2008 công ty Apatit đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ lên 586.872,38 tấn. Thu về 863,178 tỉ đồng, số tiền cao hơn cả hoạt động tiêu thụ trong nước. Có thể nói, hoạt động xuất khẩu đang mở ra một cánh cửa phát triển đầy tiềm năng trong hoạt động tiêu thụ của công ty. Hiện nay, khách hàng chính là một số công ty: Cty Kysanpze - Ấn Độ, Uniphos - Hồng Kông, Jphos CO.LTD - Nhật Bản... Trong năm 2008, các công ty này đã tiêu thụ 426.253 tấn quặng 2, 160.619 tấn quặng tuyển. Các công ty này cũng ứng trước số tiền phải trả cho công ty, tuy nhiên họ cũng đòi hỏi những yêu cầu rất nghiêm khắc vê chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, công ty Apatit còn nợ của khách hàng 12,76 tỉ đồng tiền hàng. Đây là điều mà công ty cần hết sức lưu ý trong việc thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài. BẢNG 10: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU QUẶNG 2008 STT Tên KH Số lượng Giá trị I Quặng 2 xuất khẩu 426.253 622.008.912.504 1 Cty Kysan pze - Ấn Độ 202.205,55 306.169.849.454 2 Uniphos - Hồng Kông 139.579 177.669.187.687 3 Jphos CO.LTD - Nhật Bản 33.063,97 59.122.224.726 4 JUBILANT Ogannosys.ltd - Ấn Độ 24.536 38.320.820.541 5 TMQT Wilson - Singapore 20.813 31.460.174.000 6 KS Alvinbee - Singapore 4.945,65 7.679.762.265 7 Cpopcre Biotech - Malaysia 1.000 1.419.051.380 8 S2N Trading - Thái lan 110 167.842.431 II Quặng tuyển XK 160.619 241.169.215.852 1 Cty Kysan pze - Ấn Độ 85.588,61 110.591.841.599 2 JUBILANT Ogannosys.ltd - Ấn Độ 18.601,91 40.127.953.379 3 Uniphos - Hồng Kông 21.077,02 36.035.742.636 4 TMQT Wilson - Singapore 19.070,73 34.142.562.444 5 Henty Chen Copotion - Hàn Quốc 10.800 15.934.830.000 6 HH Biên Mậu Côn thiết HK -TQuốc 3.767,57 2.157.514.978 7 Wilayah pasifik snd BHD - Malaisia 1.003,31 1.761.967.944 8 HH Kinh Mậu Đăng Dược TQ 710,06 416.802.872 Cộng 586.872 863.178.128.356 ( Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch thị trường công ty Apatit ) Nhìn chung thì châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Apatit. Trong đó, Ấn Độ là quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của công ty, với tổng sản lượng quặng hằng năm lên tới 331.00 tấn (quặng 2 và quặng tuyển) đóng góp 57,25% doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Tiếp đó là Trung Quốc, Singapore, Thái LanTrong thời gian tới, công ty Apatit tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á, mở rộng hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang một số nước châu Úc. 2.2 Phân tích biến động về sản lượng tiêu thụ qua các năm BẢNG 11: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: tấn TÊN CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 1. Quặng Apatit 985.768,18 1.100.507,81 1.301.134,98 1.937.474,7 - Quặng 1 338.704,6 370.383,78 424.993,5 490.495,3 - Quặng tuyển 350.684,18 371.776,53 509.247,284 619.168,9 - Quặng 2 296.379,4 358.347,5 366.894,2 827.810,5 2. Phân trộn NPK 15.092,34 20.222,62 21.404,6 13.631,6 3. Penspat, caolin, phụ gia 25.889,41 26.259,00 25.421,5 45.643,6 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit) Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, sản lượng quặng apatit trong năm 2006 tăng 114.739,81 tấn so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng 11.6%. Năm 2007 tăng 200.627,17 tấn so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 18,23%. Trong năm 2008 sản lượng quặng tăng 636.339,72 tấn so với năm 2007 đạt tốc độ tăng 48,9 %. Quặng loại 2 và quặng tuyển được đánh giá tăng cao nhất trong giai đoạn từ 2005-2008, sản lượng quặng tuyển tiêu thụ năm 2008 tăng 1.76 lần so với năm 2005, đặc biệt quặng loại 2 tăng 2,8 lần. Sở dĩ có điều này là vì: từ năm 2006 công ty Apatit đã thực hiện hoạt động xuất khẩu quặng ra nước ngoài, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu lại là hai loại quặng này. Quặng loại 1 cũng tăng nhưng có phần tăng chậm hơn so với hai loại quặng trên, nguyên nhân là do quặng loại 1 chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất ở trong nước. Quặng loại 1 không được nhà nước cho phép xuất khẩu. Sản lượng tiêu thụ phân trộn NPK, Penspat, caolin và các phụ gia từ 2005-2008 có tăng năm nhưng không ổn định. Cụ thể, sản lượng phân trộn NPK tăng qua năm 2006, 2007 nhưng tới năm 2008 lại giảm đột ngột xuống còn 13.631,6 tấn. Đây là mặt hàng tiêu thụ ở trong nước là chủ yếu, sản lượng tiêu thụ năm 2008 giảm là do ảnh hưởng của lạm phát, giá phân trộn tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu thụ của người dân, Tuy vậy, mặt hàng Penspat, caolin và phụ gia lại không bị ảnh hưởng nhiều, trong năm 2008 sản lượng tiêu thụ tăng vọt lên 45.643,6 tấn, con số lớn nhất từ trước tới giờ mà công ty đạt được. Có thể nói đây là mặt hàng tiềm năng để công ty thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ trong những năm tới. Từ bảng số liệu đã cho ở trên, ta có biểu đồ khái quát sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2005-2008 như sau: Có thể thấy, quặng apatit là mặt hàng tiêu thụ chủ yếu chiếm tới 97% sản lượng tiêu thụ và không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động tiêu thụ của công ty Apatit. 2.3 Phân tích chỉ tiêu chi phí tiêu thụ qua các năm 2005-2008 Để phân tích tình hình tiêu thụ thì việc xem xét đánh giá chỉ tiêu chi phí là điều không thể thiếu. Sau đây là bảng chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit qua các năm 2005-2008. BẢNG 12: CHI PHÍ TIÊU THỤ QUA CÁC NĂM 2005-2008 Đơn vị tính: triệu dồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí tiêu thụ 1.557,3 1.324,3 1.788,8 3.858,9 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Apatit) Qua bảng trên ta thấy, chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty Apatit có sự thay đổi tương đối lớn qua các năm. Năm 2006 chi phí tiêu thụ giảm 233 triệu so với năm 2005. Đến năm 2007 chi phí tiêu thụ là 1.788,8 triệu đồng, tăng 464,5 triệu so với năm 2006. Trong năm 2008 chi phí tiêu thụ là 3.858,9 triệu đồng tăng 2.070,1 triệu so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 15,73%. Có thể thấy chi phí tiêu thụ tỉ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ, đây cũng chính là lí do giải thích sự tăng lên của nó qua các năm vừa qua. Từ bảng số liệu trên ta có thể khái quát tỉ lệ tiêu thụ qua các năm từ 2005-2008 qua biểu đồ sau: 2.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2008 BẢNG 13: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ YẾU NĂM 2008 TÊN CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN 2007 NĂM 2008 TỶ LỆ % KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SO VỚI KH SO VỚI 2007 1. Quặng Apatit tấn 1.301.134,98 2.070.000 1.937.474,7 93,60 148,91 - Quặng 1 tấn 424.993,5 520.000 490.495,3 94,33 115,41 - Quặng tuyển tấn 509.247,284 720.000 619.168,9 86,00 121,59 - Quặng 2 tấn 366.894,2 830.000 827.810,5 99,74 225,63 2. Phân trộn NPK tấn 21.404,6 17.000 13.631,6 80,19 63,69 3. Penspat, caolin, phụ gia tấn 35.421,5 33.000 45.643,6 138,31 179,55 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán công ty Apatit) Trong năm 2008, so với kế hoạch về tổng thể công ty Apatit gần như đạt được mục tiêu đã đề ra. Hoạt động tiêu thụ quặng Apatit đạt 93,6 % so với kế hoạch và tăng 48,91% so với năm 2007, điều đáng chú ý là quặng 2-lượng quặng chủ yếu dành cho xuất khẩu đạt 99,74% so với kế hoạch đề ra và tăng 125,63% so với năm 2007. Điều đó cho thấy công ty đã giành được những thành công lớn trong hoạt động xuất khẩu quặng ra nước ngoài. Mặt hàng phân bón trong năm 2008 tiêu thụ với sản lượng 13.631,6 tấn đạt 80,19% so với kế hoạch và bằng 63,69% với năm 2007. Mặt hàng này công ty chủ yếu bán ở trong nước. Trong năm 2008 do tác động của suy giảm kinh tế nên sản lượng tiêu thụ giảm là điều dễ hiểu. Vấn đề đặt ra cho công ty là đẩy mạnh nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng, điều chỉnh khung giá phù hợp với tình hình thị trường. Năm 2008, đánh dấu mức tiêu thụ Penspat, caolin và phụ gia khá cao, lên tới 45.643,6 tấn, đạt 138,31% so với kế hoạch đề ra và tăng 79,55% so với năm 2007. Đây là sản lượng cao nhất từ trước tới giờ công ty tiêu thụ đuợc. Đây là mặt hàng đầy tiềm năng để công ty tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ trong những năm sắp tới. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty Apatit Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hình thành và phát triển đều chịu những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh của doanh nghiệp chia ra làm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Cũng có thể chia môi trường đó ra làm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Công ty Apatit Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động tiêu thụ của công ty. 3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 3.1.1 Môi trường quốc tế Là công ty khai thác, cung cấp quặng Apatit và một số sản phẩm phục vụ nông nghiệp với thị trường chủ yếu ở trong nước, nhưng không phải như vậy mà các hoạt động kinh doanh của công ty Apatit không chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Khi Việt Nam ra nhập WTO, công ty Apatit cũng tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra các nứôc bên ngoài. Nhu cầu và những yêu cầu khắt khe từ thị trường nước ngoài đặt cho công ty những nhiệm vụ lớn cần phải thực hiện là không ngừng nâng cao chất lượng, cung cách phục vụ, chữ tín trong thực hiện hợp đồng. Những biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế nói chung như các thay đổi về chính trị, luật pháp... đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty ra thị trưòng nước ngoài. Đặt ra cho công ty những yêu cầu mới trong việc đưa ra những chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trong thời gian sắp tới. 3.1.2 Tình hình kinh tế trong nước Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân trước hết phải kể đến các chính sách của nhà nước. Trong những năm trở lại đây, các ngành công nghiệp khai thác ở nước ta, đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác quặng apatit đã được nhà nước chú trọng phát triển. Là một công ty trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, nên sản phẩm tiêu thụ của công ty Apatit phụ thuộc nhiều vào chính sách của Nhà nước. (Nhà nước quy định loại quặng II, quặng tuyển được xuất khẩu loại quặng I dùng phục vụ trong nước). Ngoài ra, những biến động khác trong môi trường kinh tế quốc dân cũng có những tác động không nhỏ đến công tác tiêu thụ của công ty như: tốc độ tăng trưởng, tốc độ lạm phát, thất những nghiệp, chất lượng hoạt động của các ngân hàngChẳng hạn chính sách tín dụng (lãi suất, thời gian cho vay vốn) của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh của công ty, qua đó ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty, trong đó có hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 3.1.3 Khách hàng Như ta đã biết, khách hàng chủ yếu của công ty Apatit chủ yếu là các công ty, nhà máy ở trong nước như: supe Lâm Thao, phân lân Văn Điển, DAP Hải Phòng.... Trong vài năm gần đây, bằng nỗ lực của mình, công ty đã thiết lập được các mối quan hệ tiêu thụ dài hạn của mình với các công ty nước ngoài như: Công ty Kysan pze - Ấn Độ, Uniphos - Hồng Kông, Jphos CO.LTD - Nhật Bản... Có thể nói khách hàng là nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động tiêu thụ của công ty. Ảnh hưởng của khách hàng đến các hoạt động tiêu thụ của công ty, mà đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản phẩm là điều dễ thấy. Đòi hỏi công ty Apatit phải không ngừng đáp ứng tốt hơn vè nhu cầu, uy tín, chất lượng trong hoạt động cung ứng. 3.1.4 Đối thủ cạnh tranh Là công ty Nhà nước thuộc tổng công ty Hoá chất Việt Nam, nhìn chung đối với thị trường trong nước, công ty apatit Việt Nam giữ độc quyền về khai thác, và tiêu thụ apatit và một số loại hoá chất (như phốt pho vàng). Năm 2006, công ty tiến hành hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Mới vào thị trường này có nhiều điều còn bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên hoạt động tiêu thụ chỉ dừng lại ở một số nước chủ yếu như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc..Trong thời gian tới công ty tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước thuộc châu Úc và một số nước Đông Nam Á. Hiện nay, Trung Quốc vừa là bạn hàng lại vừa là đối thủ cạnh tranh trong một số mặt hàng tiêu thụ của công ty Apatit, với việc mở rộng thị trường công ty có thể sẽ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai. 3.2 Các nhân tố bên trong 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh Là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, ngành nghề kinh doanh chính của công ty Apatit là khai thác chế biến quặng apatit, sản xuất phân bón và hoá chất các loại. Đây là ngành độc quyền của mà Nhà nước dành cho công ty Apatit, do đó ngành này được hưởng những ưu tiên nhất định của một ngành kinh tế được nhà nước bảo hộ. 3.2.2 Hoạt động marketing Để nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng cũng như các thông tin về đối thủ cạnh tranh thì hoạt động marketing là hoạt động vô cùng cần thiết đối với công ty Apatit khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhất là thời kỳ công ty tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Công tác marketing càng tốt thì hoạt động tiêu thụ càng được thuận lợi. Tuy nhiên, công tác này ở công ty Apatit dường như vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Công ty chưa có phòng Marketing, hoạt động marketing được lồng ghép thực hiện bởi phòng kế hoạch và thị trường. Nhân viên thực hiện nhiệm vụ Marketing chưa được đào tạo, bồi dưỡng trình độ. Khi tham gia xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì hoạt động Marketing được công ty thực hiện thông qua các công ty môi giới sản phẩm ở nước ngoài. Chi phí cho hoạt động này được trích theo phần trăm so với hợp đồng mua bán. Marketing là hoạt động vô cùng cần thiết nhất là trong thời gian công ty Apatit mở rộng thị trường ra nước ngoài. Trong thời gian tới, công ty cần có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời để làm tốt hơn công tác này. 3.2.3 Lực lượng lao động Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của công ty. Riêng hoạt động tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ năng lực của các nhân viên marketing và nhân viên bán hàng. Hiện nay thì đội ngũ nhân viên này của công ty Apatit còn ít, trình độ còn nhiều hạn chế và chưa được đào tạo một cách bài bản. Một phần trong số họ là nhân viên phòng kế hoạch thị trường. Trong hoạt động mua bán, giới thiệu sản phẩm với bạn hàng nước ngoài, họ còn thiếu nhiều kinh nghiệm và công ty Apatit nhiều khi phải thực hiện thông qua sự giúp đỡ của các công ty môi giới trung gian. Theo số liệu phòng tổ chức lao động – công ty apatit cung cấp, đến nay số lao động có trình độ văn hoá cơ sở là 645 (lao động) chiếm 22.15%, lao động có trình độ văn hoá trung học là 2.238 (lao động) chiếm 76,85%, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 1%. Số lao động hoạt động trong các phòng ban là 175 người, trong đó số lao động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường là 11 người. Đây là một số lượng khiêm tốn khi công ty mở rộng thị trường sang nước ngoài. Để mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa, thì trong thời gian tới công ty Apatit cần chú trọng đào tạo bồi dưỡng năng lực cho các nhân viên này. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty. 3.2.4 Tình hình tài chính Mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đều cần phải có vốn. Nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của công ty. Thực tế cho thấy, công ty huy động vốn tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của công ty phát triển. Công tác tiêu thụ là công tác trực tiếp thu hồi vốn cho các doanh nghiệp, do vậy đặc điểm tài chính của công ty có liên hệ mật thiết với hoạt động tiêu thụ. Nếu công tác tiêu thụ tiến hành thuận lợi, lượng tiền bán hàng thu hồi nhanh sẽ làm cho lượng vốn của công ty không bị ứ đọng ở khách hàng, ngược lại nếu công tác tiêu thụ gặp khó khăn, lượng tiền bán hàng của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, công ty sẽ gặp khó khăn về vốn. Để giải quyết vấn đề này, công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2694.doc
Tài liệu liên quan