Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3

1.1. Giới thiệu về Công ty 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 3

1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 4

1.1.3. Chức năng của cỏc phũng ban 5

1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty 6

1.1.5. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty 7

1.2. Phân tích các yếu tố bên trong Công ty tác động đến hoạt động xuất khẩu 7

1.2.1. Nguồn lực vốn của Công ty 7

1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 9

1.2.3. Nguồn nhân lực- trình độ 10

1.2.4. Kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu 13

1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 14

1.2.6. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 15

1.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản 17

1.3.1. Đặc điểm của thị trường Nhật Bản 17

1.3.1.1. Các quy định của Nhật Bản về hàng dệt may 17

1.3.1.2. Đặc điểm thị trường tiêu dùng của Nhật Bản 21

1.3.2. Cơ chế, chính sách của Việt Nam 23

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 25

2.1. Tình hình xuất khẩu chung của Công ty 25

2.1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty 25

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 27

2.2. Thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản 28

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 28

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 30

2.2.3. Hình thức xuất khẩu 32

2.2.4. Tình hình thực hiện quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 34

2.2.4.1. Hợp đồng xuất khẩu 35

2.2.4.2. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C 35

2.2.4.3. Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa Xuất khẩu 35

2.2.4.4. Làm thủ tục hải quan 36

2.2.4.5. Mua Bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 37

2.2.4.6. Giao hàng cho người vận tải 37

2.2.4.7. Làm thủ tục thanh toán 38

2.2.4.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 38

2.2.5. Các biện pháp mà Công ty áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 39

2.2.5.1. Giải pháp liên quan đến cung 39

2.2.5.2. Giải pháp liên quan đến cầu 39

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản 42

2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản 42

2.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản 43

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại 44

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 48

3.1. Định hướng hoạt động xuất khẩu của Công ty đến năm 2020 48

3.1.1. Định hướng xuất khẩu của Công ty 48

3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản 49

3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2011 – 2020 50

3.2.1. Nâng cao hoạt động nghiên cứu, tìm hiều, mở rộng thị trường 50

3.2.2. Tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh Công ty 51

3.2.3. Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu 52

3.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 52

3.2.5. Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm 53

3.2.6. Tạo nguồn vốn 54

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước 54

3.3.1. Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may 55

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực 55

3.3.3. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác nghhiờn cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm. 56

3.3.4. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc làm thủ tục để thông quan 57

3.3.5. Chính sách ưu đãi về thuế 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển, người tiêu dùng dễ dàng cập nhật thông tin về thời trang. Vì vậy, xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi. Người dân Nhật rất ưu thích sử dụng sản phẩm may mặc làm từ chất liệu bông. Lý do : khí hậu của Nhật Bản rất phức tạp: khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới, á hàn đới. Ở đây có 4 mùa rõ rệt, mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng và ẩm. Do vậy, trang phục phải đảm bảo giữ ấm vào mùa đông và thoáng khí vào mùa hè. Đặc tính của bông là hút ẩm tốt, cách nhiệt, co dãn, mềm mại, thoỏng khớ…Vỡ vậy, chất liệu này được người Nhật ưu dùng vừa đảm bảo cho sức khỏe vừa phù hợp với điều kiện khí hậu. 1.3.2. Cơ chế, chính sách của Việt Nam Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển toàn diện, nhất là trờn cỏc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân. Nhật Bản tăng nguồn vốn ODA, góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện xóa đói giảm nghèo. Mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được củng cố, số dự án đầu tư vào Việt nam ngày càng tăng. Theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 5,6 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản đầu tư 1,047 tỷ USD, chiếm 18,69 % tổng vốn đầu tư. Việt Nam tham gia Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa khối ASEAN và Nhật Bản (AJCEP). Hiệp định đối tác kinh tế song phương giữa Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) được ký kết và có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009. Chính sách quan hệ đối ngoại này có tác động tích cực đến hàng dệt may của Việt Nam, được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thay vì 10%. Trước đây, Nhật Bản đưa ra các quy định về thuế đối với các mặt hàng dệt may như sau: mức thuế suất nhập khẩu hàng dệt may thông thường là 14-16,8%, mức thuế đối với áo sơ mi thì thấp hơn: từ 9-11,2%. Nước được áp dụng chế độ ưu đãi theo Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) thì mức thuế thấp theo điều kiện phân bổ trước hoặc miễn thuế. Thuế nhập khẩu được chi tiết từng hạng mục sản phẩm nhập khẩu trong Biểu thuế nhập khẩu của Nhật Bản. Như vậy, nhờ có sự hợp tác Việt – Nhật, sản phẩm dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ hội cho hàng dệt may của Công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1. Tình hình xuất khẩu chung của Công ty 2.1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Hàng dệt may của Công ty đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia trên thế giới. Nhưng, thị trường chính Công ty xuất khẩu sang là Nhật Bản, EU, Mỹ. Trong đó, Nhật Bản luôn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Giỏ trị kim ngạch của các thị trường xuất khẩu được thể hiện trong Bảng 2.1. Bảng 2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Vinateximex (2007-2009) Thị trường 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) Nhật Bản 3,141 38.02 2,747 38.34 1,781 40.07 EU 2,109 25.53 2,192 30.59 893 20.09 Mỹ 90 1.09 100 1.4 309 6.96 Thi trường khác 2,921 35.36 2,126 29.67 1,462 32.88 Tổng KNXK 8,261 100 7,165 100 4,445 100 Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường ( Vinateximex). Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,141 nghìn USD (chiếm 38.02% tỷ trọng xuất khẩu). Nhưng đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật giảm xuống còn 2,747 nghìn USD (chiếm 38.34% tỷ trọng xuất khẩu). Điều này được lý giải do Nhật Bản chịu ảnh hưởng của cuộc khùng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Đến năm 2009, thị trường Nhật Bản vẫn chưa ổn định, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tiếp tục giảm, chỉ còn 1,781 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường chính trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Vì vậy, mọi định hướng của Công ty đều tập trung phát triển thị trường này. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường EU. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,109 nghìn USD (tương ứng chiếm 25.53 tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2008, thị trường EU vẫn giữ được ở mức tăng trưởng ồn định, kim ngạch đạt mức 2,192 nghìn USD (tương ứng với 30.59 % tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2009 là năm giảm sút nhập khẩu hàng dệt may của Công ty trên thị trường EU, kim ngạch là 893 nghìn USD (giảm 1,298 nghìn USD so với năm 2008), chiếm 20.09% tỷ trọng. Mỹ là thị trường có mức độ tăng trưởng không ổn định. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ở mức 90 nghìn USD (chiếm 1.09 tỷ trọng xuất khẩu ). Năm 2008, kim ngạch ở mức 100 nghìn USD (chiếm 1.4% tỷ trọng xuất khẩu). Đến cuối năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng gấp 3 lần so với năm 2008 đạt mức 309 nghìn USD. Để đạt được mức tăng trường như vậy, Công ty đã đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty không chỉ tập trung xuất khẩu hàng sang 3 thị trường trên mà còn xuất sang các thị trường khác như Ai Cập… và mở rộng thị trường ở châu Á, châu Mỹ…Tổng kim ngạch trờn cỏc thị trường này cũng chiếm tỷ trọng lớn. Công ty tích cực tìm đối tác trên những thị trường đó cú mà cũn trờn những thị trường mới với các hình thức xuất khẩu khác nhau. Sự đa dạng hóa thị trường giúp Công ty tránh được các rủi ro về phụ thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, Công ty vẫn tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động xuất nhập khẩu lâu dài. Giá trị xuất khẩu trên các thị trường giảm sút, do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm theo. Công ty có tốc độ tăng trưởng õm. Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Công ty chỉ bằng ẵ tổng giá trị xuất khẩu năm 2007. Đề ra biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty đang là vấn đề cấp thiết. 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Công ty xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc như: quần, áo sơ mi, áo jacket và hàng dệt kim và khăn bông, ngoài ra cũn cú một số mặt hàng khác như: thủ công mỹ nghệ, cà phê, vải mộc, mắc treo…Kim ngạch xuất khẩu theo các mặt hàng trong giai đoạn 2007-2009 được thể hiện trong Bảng 2.2. Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (2007-2009) Mặt hàng 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (NghìnUSD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) Khăn bông 2,652 32.1 2,938 41 2,097 47.19 Dệt kim 130 1.57 100 1.4 120 2.70 May mặc 2,761 33.43 1.353 18.89 610 13.72 Hàng hóa khác 2,718 32.9 2,774 38.71 1,618 36.39 Tổng KNXK 8,261 100 7,165 100 4,445 100 Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường( Vinateximex) Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của Công ty là khăn bông. Mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 2,652 nghìn USD(chiếm 32.1 % tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2008 và năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đều đạt ở trên mức 2 triệu USD, tương ứng là 2,938 nghìn USD và 2,097 nghìn USD. Đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng may mặc. Năm 2007, mặt hàng này có sự tăng trưởng, song năm 2008 và năm 2009 có sự giảm sút. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2,761 nghìn USD, năm 2008 và năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 1,353 nghìn USD và 610 nghìn USD. Hàng may mặc chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ vì đây là thị trường dễ tính, phong cách ăn mặc thoải mái. Dệt kim là mặt hàng có mức độ tăng trưởng không ổn định. Trong giai đoạn 2007-2009, năm 2007 là năm đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở mức 130 nghìn USD ( chiếm 1.57% tỷ trọng xuất khẩu ). Dệt kim cũng là mặt hàng chủ yếu được xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, mặt hàng này yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ khắt khe hơn so với mặt hàng may mặc. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chính cũn có một bộ phận sản phẩm khác như thủ công mỹ nghệ, vải mộc… tuy không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo nhưng cũng góp phần làm đa dạng hoỏ cỏc sản phẩm của Công ty và đóng góp một khoản ngoại tệ không nhỏ hàng năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín thương hiệu của Công ty trên thị trường thế giới. Tuy nhiên mức độ thâm nhập của các mặt hàng này vào các thị trường chưa cao, chưa trở thành mặt hàng chủ lực. 2.2. Thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Do vậy, mức độ tăng trưởng của thị trường này có ảnh hưởng lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinateximex. Bảng 2.3 thể hiện tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản (2007-2009) Thị trường 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) GT (Nghìn USD) Tăng 01/00 (%) GT (Nghìn USD) Tăng 02/01(%) Nhật Bản 3,141 2,747 -12.54 1,781 -35.17 Tỉ trọng (%) 38.03 38.34 40.07 Tổng KNXK 8,261 7,165 -13.26 4,445 -37.96 Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường (Vinateximex) Bảng 2.3 cho thấy trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty là 3,141 nghìn USD (chiếm 38.03 % tỷ trọng xuất khẩu). Đây là năm đầu tiên Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may chính thức đi vào hoạt động, nhưng kinh nghiệm từ khi còn là Ban Xuất Nhập khẩu đã giúp Công ty đạt được kim ngạch xuất khẩu ở mức cao. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu là 2,747 nghìn USD(chiếm 38.34% tỷ trọng xuất khẩu) giảm 12.54% so với năm 2007. Năm 2009, kim ngạch tiếp tục theo chiều hướng giảm, chỉ đạt ở mức 1,781 nghìn USD, giảm 35.17% so với năm 2008. Sự sụt giảm tiêu dùng hàng dệt may trờn cỏc thị trường được giải thích là do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008. 3 thị trường chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, EU, Mỹ đều là những thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng. Do Nhật Bản là thị trường chủ yếu của Công ty nên sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này kéo theo sụt giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2008, kim ngạch thị trường Nhật giảm 12.54% so với năm trước thì tổng kim ngạch giảm 13.26% so với năm 2007. Năm 2009, kim ngạch xuất sang Nhật giảm 35.17% so với năm 2008 thì kéo theo tổng kim ngạch giảm 37.96% . Qua bảng 2.3 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu tại Nhật sụt giảm càng lớn thì tổng kim ngạch sụt giảm ở một tỷ lệ phần trăm tương đương. Năm 2010 nền kinh tế Nhật Bản đang dần phục hồi. Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,210 nghìn USD. 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Hàng dệt may Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu đáp ứng nhu cầu tầng lớp bình dân, còn đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu thì chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã. Mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bao gồm: khăn bông, dệt kim và các sản phẩm may mặc. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.4. Bảng 2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Vinateximex (2007-2009) Mặt hàng 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) Khăn bông 1,971 62.75 1,845 67.15 1,257 70.58 Dệt kim 700 22.3 600. 21.84 300 16.85 May mặc 470 14.95 302 11.01 224 12.57 Tổng KNXK sang Nhật 3,141 100 2,747 100 1,781 100 Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường (Vinateximex) Khăn bông là mặt hàng chủ lực Công ty xuất khẩu vào Nhật Bản. Sản phẩm có các tính năng sau: hút ẩm tốt, thấm nước cao, ít bị đổ lông, bền màu, có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm mốc cao. Công nghệ sản xuất khép kín, theo tiêu chuẩn của Đức, Hàn Quốc. Mặt hàng này yêu cầu cao về chất lượng còn về kiểu dỏng thỡ đơn giản, do vậy, Công ty đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở đây. Doanh thu hàng năm của mặt hàng này trên thị trường Nhật Bản lớn. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 1,971 nghìn USD (chiếm 62.75% tỷ trọng xuất khẩu). Kim ngạch của mặt hàng này theo xu hướng giảm; ở mức 1,845 nghìn USD đối với năm 2008; 1,257 nghìn USD đối với năm 2009. Nguyên nhân của việc sụt giảm là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng. Thêm nữa, chi phí sản xuất bị đẩy cao do giá nguyên liệu bông tăng cao đạt mức kỷ lục 1,305 USD/lb. Dệt kim là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ hai trong các mặt hàng được xuất sang Nhật. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 700 nghìn USD (chiếm 22.3% tỷ trọng xuất khẩu). Cũng như đối với mặt hàng khăn bông, kim ngạch của mặt hàng này cũng giảm vào năm 2008 và năm 2009. Năm 2008 đạt 600 nghìn USD (chiếm 21.84% tỷ trọng xuất khẩu). Năm 2009 chỉ ở mức 300 nghìn USD (chiếm 16.85% tỷ trọng xuất khẩu). Sản phẩm may mặc bao gồm: quần âu, áo sơ mi, áo jacket... Trong 3 năm (2007-2009) thì năm 2007, may mặc đạt kim ngạch lớn nhõt, ở mức 370 nghìn USD (chiếm 14.97% tỷ trọng). 2 năm tiếp theo, kim ngạch giảm xuống còn mức 223 nghìn USD. Đối với mặt hàng này, người tiêu dùng Nhật Bản có thị hiếu hay đổi theo xu hướng thời trang thế giới. Do bộ phận thiết kế của Công ty hoạt động chưa hiệu quả, nên chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã của thị trường này. Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu, làm giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường Nhật Bản. Nhưng đến năm 2010, dự báo tình hình xuất khẩu sang thị trường này theo chiều hướng tăng trưởng. Do nền kinh tế Nhật bắt đầu phục hồi, hơn nữa, hiệp định Việt – Nhật được ký kết, hàng dệt may không phải chịu thuế suất nhập khẩu. 2.2.3. Hình thức xuất khẩu Công ty tiến hành xuất khẩu hàng dệt may thông qua hai hình thức là trực tiếp và ủy thác. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế của Công ty chủ yếu là giao dịch mua bán thông thường trực tiếp. Đây là phương thức giao dịch mà người bán và người mua trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán. Công ty có kinh nghiệm kinh doanh nên chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán thông thường trực tiếp. Mỗi thị trường, Công ty áp dụng các hình thức xuất khẩu khác nhau. Đối với thị trường truyền thống, làm ăn lâu dài, Công ty áp dụng xuất khẩu trực tiếp. Còn đối với các thị trường mới, không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, Công ty áp dụng xuất khẩu theo hình thức ủy thác. Tỷ trọng xuất khẩu qua 2 phương thức được thể hiện ở Bảng 2.5. Bảng 2.5. Hình thức xuất khẩu của Vinateximex (2007-2009) Đơn vị : % Hình thức xuất khẩu 2007 2008 2009 GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (Nghìn USD) Tỉ trọng (%) GT (NghìnUSD) Tỉ trọng (%) Trực tiếp 3,070 97.74 2,681 97.58 1,730 97.12 Ủy thác 71 2.26 66 2.42 51 2.88 Tổng KNXK sang Nhật 3,141 100 2,747 100 1,781 100 Nguồn : Phòng Kế hoạch – Thị trường (Vinateximex) Trước đây, tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp của Tổng Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt như sau: 72.64% ; 68.98% ; 67.03%. Phương thức này được áp dụng phổ biến là do doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, chưa đảm bảo mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Do vậy, hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty phụ thuộc vào các đơn đặt hàng gia công. Đứng trước tình hình đó, Tổng công ty đã đề ra phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là tập trung vào xuất khẩu trực tiếp. Đây cũng là phương thức xuất khẩu chiến lược mà ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang hướng tới. Ưu điểm của phương thức này là doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Căn cứ vào các điều kiện bên trong và bên ngoài, Công ty đi theo đúng hướng của Tổng công ty đề ra nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty sang Nhật Bản. Phương thức xuất khẩu trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng lớn. Trong 3 năm (2007, 2008, 2009) tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp lần lượt là 97.74% ; 97.58% ; 97.12%. Tuy mới được thành lập nhưng Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm kinh doanh khi còn là Ban xuất nhập khẩu của Tổng công ty . Do vậy, trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp Công ty có khả năng đối đầu với những thử thách. Hơn nữa, Công ty là công ty con của Tổng công ty dệt may Việt Nam, do vậy, Công ty được sự chỉ đạo hướng dẫn của công ty mẹ. Nên Công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, nắm bắt thông tin nhanh, được đầu tư vốn sản xuất kinh doanh lớn. Thêm nữa, chính sách mở cửa của Nhật Bản giúp cho hoạt động nhập khẩu vào thị trường này không gặp nhiều khó khăn. Trong 3 năm gần đây (2007-2009), Công ty đã mạnh dạn chào hàng các công ty lớn, đưa thông tin về sản phẩm và chất lượng, uy tín của Công ty. Do đó, số lượng các đơn đặt hàng ngày càng tăng lên. Ban đầu chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ, nhưng sau đó, giá trị đơn hàng ngày càng lớn dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng. 2.2.4. Tình hình thực hiện quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Công ty thực hiện nhiều hoạt động để giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới như: tham gia hội chợ thương mại, trên trang web của Công ty, trên kênh truyền hình quốc tế, hoặc thông qua các ấn phẩm bỏo chớ…Qua cỏc thông tin đó, khách hàng Nhật Bản muốn thực hiện giao dịch kinh doanh với Công ty sẽ trao đổi thông tin qua điện tử (Email), sau đó tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. Sau khi hợp đồng được ký kết, Vinateximex sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng. Công ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện FOB, CIF, thanh toán bằng phương thức L/C (Letter of credit). Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang Nhật gồm các bước sau : Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C Chuẩn bị và kiểm tra hàng XK Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm Giao hàng cho người vận tải Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Hình 2.6. Sơ đồ quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 2.2.4.1. Hợp đồng xuất khẩu Bởi mỗi thị trường, mỗi đối tác có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, không thể đồng nhất các loại hợp đồng. Công ty có một bộ phận chuyên tìm hiểu thị trường và soạn thảo hợp đồng. Hợp đồng xuất khẩu bao gồm những nội dung sau: tên hàng, số lượng, chất lượng, mô tả sản phẩm, thời gian giao hàng… Mọi thỏa thuận trong hợp đồng hai bên phải có nghĩa vụ thực hiện, nếu không thực hiện đúng, bên vi phạm phải bồi thường và bị xử phạt theo quy định trong hợp đồng. 2.2.4.2. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C Công ty đôn đốc người mua mở L/C đúng hạn được quy định trong hợp đồng trước khi xuất hàng. Đây là công tác bước đầu tránh rủi ro cho Công ty khi đã xuất hàng mà người mua không có khả năng chi trả, dẫn đến khiếu nại quốc tế. Sau khi nhận được fax của ngân hàng thông báo việc bên mua đã mở L/C. Công ty tiến hành kiểm tra nội dung, nếu thấy không phù hợp, không đúng với các nội dung được thỏa thuận trong hợp đồng thì yêu cầu người mua sửa chữa lại. L/C đạt yêu cầu, Công ty sẽ thực hiện chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. 2.2.4.3. Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa Xuất khẩu Khâu này có 2 bước phải thực hiện là chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và kiểm tra chất lượng của hàng hóa đó. Công ty chuẩn bị hàng hóa theo đúng trong nội dung được quy định trong hợp đồng về: tên hàng, số lượng, chất lượng, quy chuẩn mẫu mã hàng hóa, bao bì, kèm theo giấy chứng nhận về chất lượng theo yêu cầu của bên mua. Do yêu cầu về kiểm định chất lượng của Nhật Bản rất khắt khe, nên nếu thiếu giấy chứng nhận chất lượng cũng như chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm đều bị loại. Công tác này chuẩn bị không cẩn thận sẽ dẫn tới hủy hợp đồng giao dịch giữa hai bên. Hàng may mặc đều do bộ phận của khối sản xuất thiết kế. Các mẫu mã được đóng thành cataloge làm mẫu đưa đi chào hàng. Hàng xuất khẩu có thể là hàng mẫu hoặc là hàng hóa có sự chỉnh sửa của bên mua về kiểu dỏng, nguyờn liệu…Mặt hàng dệt may của Công ty được sản xuất tại các cơ sở. Chúng được tiến hành kiểm tra thành từng đợt sau khi hoàn thành. Sản phẩm lỗi về khâu cắt may hay lỗi kỹ thuật được loại bỏ luôn. Sau đó hàng hóa đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào kho. Vì vậy, công tác kiểm tra hàng xuất khẩu diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra vẫn còn do chủ quan của bên sản xuất, nên vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn còn hàng loại trong lô xuất khẩu. Trong công tác này, Công ty thực hiện đóng gói hàng hóa vào bao bì cho tiện việc chuyên chở ra cảng xuất. Bao bì và đóng gói đều được quy định rõ trong hợp đồng, nội dung ghi thông tin, thông số kỹ thuật trên bao bì do bên mua cung cấp. Công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sẽ hoàn thành khi hàng hóa được đóng vào Container. 2.2.4.4. Làm thủ tục hải quan Công ty làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng. Người làm thủ tục hải quan là người đại diện hợp pháp cho Công ty. Công ty chịu mọi chi phí cũng như thưc hiện đầy đủ mọi thủ tục hải quan. Khai báo với hải quan về hồ sơ hàng xuất khẩu: hàng hóa được khai theo mẫu HQ2002-XK của cục hải quan. Trong tờ khai bao gồm : chi tiết về sản phẩm (tên hàng hóa, số lượng, chất lượng), tổng giá trị xuất khẩu, nguồn gốc hàng hóa, thông số kỹ thuật và các chứng từ khác. Về phân luồng hàng hóa: hầu hết hàng hóa của Công ty đều ở mức Yellow line (kiểm tra xác suất) do trong các lần xuất khẩu Công ty chấp hành tốt pháp luật hải quan Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu do nhân viên hải quan đảm nhận. Hàng xuất khẩu có thể được kiểm tra, giám sát quá trình xếp hàng tại cơ sở khi Công ty xuất khẩu nguyên container hoặc kiểm tra tại địa điểm được lãnh đạo hải quan chấp nhận. Hàng xuất khẩu sẽ được thông quan khi cán bộ hải quan đóng dấu hoàn thành thủ tục hải quan. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho thủ tục hải quan không gặp nhiều khó khăn. 2.2.4.5. Mua Bảo hiểm cho hàng xuất khẩu Hiện nay, Công ty giao hàng theo điều kiện FOB ( giao lên tàu), tập quán được điều chỉnh trong Incoterms 2000 nên Công ty không có trách nhiệm trong việc thuê phương tiện chuyên chở. Bảo hiểm có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh tế. Sự cần thiết tất yếu phải có bảo hiểm trong hoạt động kinh tế là tất yếu khách quan khi rủi ro luôn luôn là thuộc tính của hoạt động kinh doanh. Bảo hiểm có tác dụng bù đắp phần nào cho những thiệt hại đối với đối tượng bảo hiểm. Công ty thường mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm loại A. Thời gian được bảo hiểm tính từ ngày hàng bắt đầu rời cảng. 2.2.4.6. Giao hàng cho người vận tải Theo thời hạn gian hàng như trong hợp đồng, Công ty đến địa điểm để thực hiện giao hàng xuất khẩu. Công ty tập kết hàng xuất khẩu tại chân cảng hoặc Công ty thuê và tiến hành giao hàng luôn tại cơ sở sản xuất. Trong quá trình giao nhận có nhân viên giám sát và kiểm hàng chuyên chở. Sau khi hàng được đóng đủ vào container, Công ty ký vào giấy giao nhận và hoàn thành phiếu đóng hàng xuất khẩu. Hãng vận tải niêm phong và kẹp chì container. Sau đó hàng hóa được vận chuyển đến bến bãi và giao hàng xuống tàu, và giao vận đơn hoàn hảo cho Công ty. Công ty có nghĩa vụ thông báo cho bên mua thông tin về tàu, số hiệu tàu, thời gian tàu đi và tàu đến… ngay sau khi thực hiện xong việc giao hàng. 2.2.4.7. Làm thủ tục thanh toán Công đoạn tiếp theo của nghiệp vụ ngoại thương là thủ tục thanh toán. Công ty phải lập bộ chứng từ để thanh toán hàng xuất khẩu. Sau khi nhận được vận đơn đường biển hoàn hảo, cán bộ nghiệp vụ ghi đúng số vận đơn vào các chứng từ. Ngoại tệ thanh toán là USD. Phương thức thanh toán được thực hiện theo quy định trong hợp đồng. Công ty áp dụng phương thức điện chuyển tiền (T/T) trong trường hợp các đơn hàng nhỏ, lẻ. Còn đối với các hợp đồng lớn, Công ty sử dụng phương thức thư tín dụng (L/C). Với phương thức này, Công ty vẫn còn gặp một số khó khăn trong công tác kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. 2.2.4.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Do nắm rõ đặc điểm thị trường Nhật Bản nên Công ty luôn đáp ứng được về thời gian giao hàng và chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn xảy ra những tình trạng mẫu mã bị lỗi do quá trình kiểm tra chưa kỹ. Trong những trường hợp như thế, Công ty đã chủ động đổi hàng và có những cách giải quyết thỏa đáng nên chưa xảy ra nhưng tranh chấp phải cần tới Trọng tài quốc tế. 2.2.5. Các biện pháp mà Công ty áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Công ty có nhiều nỗ lực đưa ra các biện pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhưng Công ty chủ yếu áp dụng các biện pháp liên quan đến cầu, còn giải pháp liên quan đến cung còn hạn chế. 2.2.5.1. Giải pháp liên quan đến cung Thị trường Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về nguyên liệu tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu đi vào sản xuất của Công ty chủ yếu là nhập khẩu do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ. Công ty tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu như Thái Lan, Maylaysia, Singapore. Đây là những nhà cung ứng nguyên liệu chủ yếu tạo ra các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản. Do sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu lớn nên Công ty thường xuyên có những chuyến thăm cơ sở sản xuất thu mua nguyên liệu tại nước bạn, hỗ trợ về vốn và giống cây trồng… Chất lượng sản phẩm tốt phải được đảm bảo từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu hoàn thiện. Do vậy, Công ty đưa ra một chu trình công nghệ khép kín loại bỏ các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 78.doc
Tài liệu liên quan