Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Hà Nội - Unimex

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY UNIMEX 3

1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1. Thông tin chung về Công ty 3

1.2. Quá trình hình thành 3

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 4

3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 5

3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 6

3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: 6

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Unimex 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI 13

1. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty 13

1.1. Các nhân tố chủ quan 13

1.1.1. Khả năng về vốn cho hoạt động xuất khẩu 13

1.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu 14

1.1.3. Uy tín của Công ty 15

1.1.4. Trình độ tổ chức quản lý 16

1.2. Các nhân tố khách quan 17

1.2.1. Nhân tố thị trường 17

1.2.2. Nhân tố giá thành 18

1.2.3. Chính sách quản lý Nhà nước 18

1.2.4. Nhân tố hợp tác quốc tế 19

1.2.5. Ảnh hưởng của các nền kinh tế trong và ngoài nước 20

1.2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý 20

1.2.7. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và hệ thống tài chính ngân hàng 20

2. Thực trạng xuất khẩu nông sản tại Công ty Unimex Hà Nội 21

2.1. Quy mô và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nông sản 22

2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 22

2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản 23

2.2. Thị trường xuất khẩu 29

2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 29

2.2.2. Giá nông sản xuất khẩu 33

2.2.3. Tổ chức hoạt động xuất khẩu 34

3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản tại Công ty Unimex 38

3.1. Những thành tựu 38

3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty 38

3.1.2. Mặt hàng xuất khẩu 39

3.1.3. Thị trường xuất khẩu 39

3.1.4. Giải quyết việc làm, thu nhập 40

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 40

3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex 40

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 42

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY UNIMEX 45

1. Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex trong thời gian tới 45

1.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới 45

1.1.1 Thuận lợi 45

1.1.2 Khó khăn 46

1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu nông sản của nước ta 46

1.3. Mục tiêu trong thời gian tới của Công ty 49

1.4. Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty 50

2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty 51

2.1. Mở rộng thị trường 51

2.2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin 52

2.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 54

2.4. Thực hiện tốt công tác thu mua hàng nông sản 54

2.5. Tăng cường đầu tư máy móc cho công tác chế biến bảo quản nông sản 56

2.6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ 57

2.7. Chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế 57

2.8. Tăng cường huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu 58

3. Một số kiến nghị với nhà nước 59

3.1. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản 60

3.1.1. Hỗ trợ về giống, phổ biến kiến thức cho nông dân 60

3.1.2. Tổ chức công tác thu mua nông sản cho nông dân 60

3.1.3. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản 61

3.2. Trợ giúp các Công ty xuất khẩu 61

3.2.1. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường nông sản 61

3.2.2. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu 61

3.2.3. Thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo 62

3.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu 62

3.3.1. Đồng bộ các hệ thống văn bản pháp lý 62

3.3.2. Đơn giản cơ chế quản lý xuất khẩu 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Hà Nội - Unimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Công ty Unimex Hà Nội (năm 2003 – 2006) Đơn vị tính: Nghìn USD Năm 2003 2004 2005 2006 KIM NGẠCH % KIM NGẠCH % KIM NGẠCH % KIM NGẠCH % Gạo tẻ 5% tấm 1836.5 33.0 5142.4 43.0 2788.8 45.0 3679.1 48.2 Gạo tẻ 10% tấm 1,280.0 23.0 2989.8 25.0 1302.4 21.0 1266.7 16.6 Gạo tẻ tấm 25% tấm 779.1 14.0 1195.9 10.0 681.7 11.0 766.1 10.0 Gạo jasmine 667.8 12.0 837.1 7.0 619.7 10.0 843.2 11.1 Nếp 10% tấm 1,001.7 18.0 1793.9 15.0 805.6 13.0 1073.7 14.1 Tổng 5,565.1 100 11959.1 100.0 6198.2 100.0 7628.8 100.0 (Nguồn: phòng kế hoạch Tổng hợp) Gạo là một loại thực phẩm chính và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Châu á nói chung. Dù đời sống kinh tế ngày càng cao và được cải thiện, nhu cầu về thành phần gạo trong mỗi bữa ăn đang dần được thay thế bằng các loại thực phẩm khác nhưng gạo vẫn là một loại thực phẩm thiết yếu và chủ lực. Để tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, hiện nay Công ty Unimex đang nỗ lực tìm kiếm thăm dò thị trường mới, chủ động chào bán với nhiều nước. Tiếp tục khai thác thị trường truyền thống cụ thể như các nước Singapore, Philippine, Yêmen, Trung Quốc, Indonexia, Đài Loan, xây dựng các chân hàng mới, tăng cường khả năng chế biến nông sản, khắc phục khó khăn sao cho xứng đáng với bề dày truyền thống hơn 40 năm làm xuất khẩu. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty Unimex theo thị trường tiềm năng từ năm 2003 - 2006 Đơn vị tính:Nghìn USD Thị trường 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Singapore 1336 24 3109 26 1549 25 2386 26 Philippine 1057 19 1913 16 929.6 15 1560 17 Yemen 640 12 1076 9 743.7 12 917.8 10 Trung Quốc 640 12 1196 10 681.7 11 1056 11.5 Indonexia 1002 18 2392 20 1301 21 1744 19 Các thị trường khác 890 16 2272 19 991.6 16 1514 16.5 Tổng kim ngạch XUấT KHẩU 5565 100 11959 100 6197 100 9178 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp hợp Công ty Unimex) 2.2. Thị trường xuất khẩu 2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Thị trường chính là nơi quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó khai thông và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề then chốt đối với Công ty. Kể từ khi đất nước đi vào đổi mới, mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới, nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước, thâm nhập được những thị trường mới. Trước kia, Công ty Unimex HN chỉ xuất khẩu nông sản theo kế hoạch phân bổ của Bộ Thương Mại và UBND thành phố Hà Nội sang các nước XHCN như Liên Bang Nga, Bungari, Ba Lan, Cuba…Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với các tham tán nước ngoài… Chính vì vậy, thị trường xuắt khẩu nông sản của Công ty ngày càng được mở rộng, sản phẩm của Công ty từng bước thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như thị trường EU, Hoa Kỳ…Có thể nói bước đầu đã tạo được hình ảnh và uy tín trên các thị trường này. Có được những thành tựu này không phải là dễ, đó là một sự chuyển mình đi lên đầy chông gai. - Thị trường Châu Á: Đây là thị trường chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty trong những năm gần đây. Vì đây là thị trường gần gũi về địa lý, phong tục tập quán và có mối quan hệ làm ăn lâu dài và tương đối ổn định. Ví dụ như thị trường Trung Quốc chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, lạc nhân với chi phí vận chuyển thấp do hai nước có đường biên giới chung. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh có mặt hàng xuất khẩu giống Việt nam. + Malaysia: Việt Nam đặt quan hệ thương mại và đầu tư với Malaysia bắt đầu từ năm 1990 nhưng thực sự đang khởi sắc. Nhu cầu nhập khẩu lương thực thực phẩm với khối lượng lớn đặc biệt là gạo, cà phê…đây là nhóm hàng mà Công ty Unimex có thể đáp ứng cả về khối lượng và chất lượng. + Singapore: Là một nước có chính sách thương mại tự do, có thể không áp dụng thuế và hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng nội địa. Unimex xuất khẩu lạc, hoa hồi, hạt sen , long nhãn sang thị trường này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có giảm do Công ty không chủ động được chân hàng, chất lượng không đảm bảo nên số lượng khách mua cũng giảm sút. + Ấn Độ: Đây là một thị trường đầy tiềm năng với dân số trên 1tỷ người và có nhu cầu tiêu thụ gia vị vào loại cao nhất thế giới. Hàng năm, Công ty Unimex xuất khẩu một khối lượng lớn quế, hoa hồi, hạt sen, chè vào thị trường này. + Nhật Bản: Trong vài năm trở lại đây tuy nhu cầu nội địa của Nhật Bản có giảm nhưng sức tiêu thụ các mặt hàng cho sinh hoạt hàng ngày vẫn ổn định. Trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này hầu hết là những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày do đó Việt Nam vẫn có thể thâm nhập vào thị trường này. Unimex Hà Nội xuất khẩu sang thị trường này các mặt hàng như vừng, lạc, kê… + Philipine: là thị trường xuất khẩu gạo chính của Công ty với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tương đối lớn với kim ngạch 929.593,5 đạt 20% năm 2005. - Thị trường Nga: Đối với Việt Nam nói chung, trở ngại lớn nhất khi xuất hàng sang thị trường này là khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn kém trong khi thị trường này đã mở cửa, hàng hoá của nhiều nước khác đã tràn vào, có nhiều mặt hàng cung vượt quá cầu. Hàng xuất sang Nga thường phải qua một Công ty trung gian thêm vào đó đối với hàng xuất khách hàng thường yêu cầu thanh toán chậm từ 3 - 4 tháng. Công ty Unimex xuất sang thị trường này chủ yếu là gạo, chè… - Thị trường Châu Âu (EU): Là thị trường thống nhất hải quan, có mức thuế quan chung cho các nước thành viên. Có thể nói đây là thị trường khổng lồ với 15 quốc gia thành viên với dân số 367 triệu người có thu nhập vào loại cao nhất thế giới hiện nay. Thị trường này bao gồm các quốc gia phát triển có yêu cầu rất chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng. Unimex xuất khẩu chè sang Hà Lan, Đức, Anh. ..Tuy nhiên, vì đây là thị trường khó tính và có nhiều rào cản phi thuế quan nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này còn rất khiêm tốn nguyên nhân là do chất lượng hàng hoá còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, thông tin về thị trường còn hạn chế. - Thị trường Mỹ: Đây là một quốc gia có sức mua lớn với giá trị nhập khẩu khoảng 1200 tỷ USD/năm. Như chúng ta đều biết, Mỹ có cơ cấu dân cư đa sắc tộc, chủng loại màu da với số dân gần 280 triệu người với thị hiếu và thu nhập khác nhau. Chính vì đặc điểm này đã khiến Mỹ trở thành một nước có sức mua lớn nhất thế giới, với nhiều phân đoạn thị trường khác nhau, nhu cầu cũng khác nhau. Có thể nói đây là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu đối với nhiều nước. Tuy nhiên, thị trường này rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt là hệ thống luật thị trường của Mỹ rất phức tạp với sự tồn tại song song của luật pháp Liên Bang và luật pháp tiểu bang. Nhưng không phải vì thế mà Công ty Unimex không tham gia vào thị trường này. Trong mấy năm gần đây, nhờ sự khởi sắc trong quan hệ giữa hai nước, kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này tăng lên rõ rệt. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm. Điều này cho thấy Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Như đã nói ở trên Mỹ là thị trường rất khắt khe về chất lượng nên có những hợp đồng mà Công ty không đáp ứng được các yêu cầu. Ta có thể thấy qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua bảng dưới đây: Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Unimex (năm 2003 – 2006) ĐVT:1000 USD Năm 2003 2004 2005 2006 Giá trị 882 910 950 995 Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) - 22,8% 3.2% 4,4% 4,7% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Công ty Unimex) Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Unimex (năm 2003 – 2006) Đơn vị: 1000 USD Thị trường 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Châu Á 18779 78 11553 80 15908 82 15306 78 Nga 482 2 303 2,1 427 2,2 445 2,3 Mỹ 89 13,7 910 6,3 951 4,9 1052 5,4 Thị trường khác 3924 16,3 1675 11,6 2115 10,9 2698 14,3 Tổng 24075 100 14441 100 19400 100 19501 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Công ty Unimex) Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Unimex (năm 2003-2006) ĐVT: 1000USD 2.2.2. Giá nông sản xuất khẩu Bảng 8: Giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Công ty (năm 2003 – 2006) Đơn vị: USD/tấn Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Gạo 194 165 170 250 Chè 803,4 1448,5 1400 1350 Quế 1018 1030 1005 1150 Hoa hồi 2446,8 2781 2037 1950 Hạt tiêu 5953,9 2493,8 5403 4020 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và các phòng kinh doanh) Giá cả là một trong những nhân tố quyết định đến tổng kim ngạch xuất khẩu và kết quả của hoạt động kinh doanh của Công ty. Mỗi mặt hàng có một giá khác nhau tuỳ từng thời điểm từng thị trường. Trong vài năm qua, do chịu ảnh hưởng của thị trường và cơ cấu sản phẩm đã làm cho giá nông sản cũng biến động ít nhiều. Giá một số mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, chè, quế… tăng trong khi một số mặt hàng khác lại giảm tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu chung. 2.2.3. Tổ chức hoạt động xuất khẩu 2.2.3.1. Công tác nghiên cứu tìm kiếm khách hàng Hiện nay Công ty Unimex cũng như phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều áp dụng hình thức phản ứng lại thị trường tức là rất bị động trong việc thu thập thông tin về thị trường và khác hàng. Nguyên nhân chính là do lề lối làm ăn vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và dự báo thị trường. Trước đây, Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nước XHCN là Đông Âu và Liên Xô với mục đích trả nợ theo nghị định thư của Nhà nước nên công tác nghiên cứu và dự báo thị trường gần như không động đến. Nhưng từ đầu thập niên 90 trở lại đây do có nhiều biến động như khối XHCN tan rã đồng nghĩa với việc thị trường truyền thống bị thu hẹp trong khi đó các thị trường Tây Âu, Mỹ ngày càng lớn mạnh. Vì vậy công tác nghiên cứu dự báo thị trường đối với Công ty Unimex là rất quan trọng. Hiện nay công tác này được cán bộ nhân viên phòng Kế Hoạch Tổng Hợp đảm nhận. Việc tìm kiếm, thu thập thông tin chủ yếu thông qua các phương tiện: sách, báo, đài hay trên mạng Internet. Ngoài ra, Công ty còn thu thập thông tin qua Bộ có liên quan như Bộ Thương Mại, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư…nhờ đó Công ty đã thu được rất nhiều thông tin có giá trị. Hơn nữa, trong Công ty mỗi phòng đều được trang bị máy in, máy photo, máy tính nỗi mạng, máy fax để phục vụ cho công tác thu thập, nắm bắt thông tinh một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, các trang thiết bị này hầu hết đã cũ nên hiệu quả không cao do quá trình xử lâu nên không thể tránh khỏi tình trạng bỏ xót thông tin hay độ tin cậy của thông tin không cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị mất những cơ hội làm ăn lớn do thông tin không được cập nhật đúng lúc hoặc độ chính xác của thông tin không cao. 2.2.3.2. Công tác thu mua, tạo nguồn hàng Công tác thu mua tạo nguồn hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra suôn sẻ. Công tác này ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu từ số lượng, chất lượng, chi phí, giá cả hàng xuất khẩu. Trước đây, Công ty Unimex gần như độc quyền trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nên công tác thu mua hầu như không gặp khó khăn gì do không có đối thủ. Tuy nhiên, kể từ những năm 90 trở lại đây do Việt Nam mở cửa thị trường, kèm theo đó là nhiều chính sách mới thông thoáng hơn nên đã có nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào hoạt động này. Do đó, Công ty Unimex phải cạnh tranh về nhiều mặt như giá cả, khác hàng, thị trường. Hiện nay Công ty đã có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng nơi có hải cảng lớn thuận tiện cho việc thu mua và xuất khẩu. Bên cạnh đó Công ty còn khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực tìm nguồn hàng cho xuất khẩu và các hợp đồng có giá trị lớn đồng thời cũng có những chế độ khen thưởng thích hợp như trích một phần lợi nhuận từ hợp đồng mà cán bộ đó mang về. 2.2.3.3. Công tác đàm phán ký kết hợp đồng Hiện nay Công ty đã áp dụng nhiều hình thức đàm phán để ký kết hợp đồng rất có hiệu quả. Trước đây, Công ty thường thực hiện đàm phán chủ yếu là gặp mặt trực tiếp để thoả thuận và ký kết, vì vậy để ký được một hợp đồng các bên phải có nhiều lần gặp mặt đàm phán như vậy rất tốn kém chi phí đi lại, thời gian của các bên và quá trình này rất chậm và ít hiệu quả. Ngày nay khi khoa học công nghệ đã phát triển hình thức này cũng không còn được áp dụng nhiều. Đối với bạn hàng truyền thống, Công ty thường áp dụng hình thức đàm phán qua thư từ, điện tín, điện thoại, fax… như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều. Đối với bạn hàng mới, Công ty chỉ đàm phán lần đầu sau đó sẽ chuyển sang điện thoại, fax, liên hệ với thương vụ của Việt Nam ở các nước…Như vậy, Công ty sẽ có nhiều thời gian để phân tích, xem xét, đánh giá đối tác và lợi nhuận từ việc ký hợp đồng. Công ty thực hiện đàm phán, kí kết hợp đồng theo các bước sau: - Chào hàng: lời đề nghị kí kết hợp đồng. Trong bước này Công ty cung cấp cho khách hàng biết về mặt hàng nông sản, giá cả, chất lượng, số lượng có thể đáp ứng... - Chào hoàn giá: khi nhận lời chào hàng và không chấp nhận giá chào hàng và đưa ra đề nghị. Bước này xảy ra khi khách hàng muốn thoả thuận với mức giá khác. Công ty cân nhắc xem mức giá nào có thể bán được hoặc không. - Xác nhận: xác nhận lại điều kiện đã được thoả thuận - Chấp nhận: bước là sự đồng ý hoàn toàn tất cả điều kiện chào hàng mà Công ty đưa ra. - Kí kết hợp đồng 2.2.3.4. Các phương thức giao hàng và thanh toán Khi hợp đồng được kí kết thì Công ty tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo quy trình sau: Xin giấy phép XUấT KHẩU Thuê tàu Chuẩn bị hàng hoá Kiểm nghiệm hàng hoá Mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại Giao hàng lên tàu Công ty thường áp dụng ba phương thức giao hàng chủ yếu là CIF, CFR và FOB, trong đó phương thức CFR chiếm khoảng 60%. Đối với những hợp đồng Công ty thuê được phương tiện vận chuyển và mua được bảo hiểm với giá phù hợp thì Công ty áp dụng phương thức giao hàng với giá CIF. Còn với những hợp đồng hàng được giao tới nước mà Công ty không thuê phương tiện vận chuyển thì Công ty thực hiện phương thức giao hàng theo giá CFR hoặc FOB. Trong nghiệp vụ thanh toán, Công ty thường áp dụng phương thức thanh toán L/C và DP at sight. - Thủ tục thanh toán bằng L/C xuất khẩu: Ngân hàng phục vụ người mua theo yêu cầu của người mua sẽ phát hành một L/C và trình tự của L/C xuất khẩu được thực hiện qua các bước sau: + Nhận L/C Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng phát hành, ngân hàng Việt Nam sẽ thông báo L/C cho Công ty. + Kiểm tra L/C Công ty kiểm tra nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không có thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một quy định rất quan trọng). + Giao hàng và lập chứng từ giao hàng Sau khi Công ty chấp nhận L/C nhận được, Công ty phải chuẩn bị hàng hóa và phải giao hàng đúng thời gian quy định, đồng thời phải có được tất cả các chứng từ đã yêu cầu trong L/C. + Xuất trình chứng từ tại ngân hàng Việt Nam + Thanh toán L/C Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C và phù hợp với UCP 500 của ICC. Ngân hàng Việt Nam sẽ lập điện đòi tiền Ngân hàng nước ngoài. Sau khi nhận được tiền thanh toán từ Ngân hàng nước ngoài, căn cứ theo yêu cầu của Quý khách theo “Thư yêu cầu thanh toán”, ngân hàng Việt Nam sẽ thanh toán cho Quý khách. - Thủ tục thanh toán Nhờ thu xuất khẩu Sau khi thực hiện giao hàng và hoàn thành bộ chứng từ hàng hóa, Công ty sẽ nộp bộ chứng từ này cho ngân hàng Việt Nam và yêu cầu ngân hàng Việt Nam chuyển bộ chứng từ này cho ngân hàng người mua. Nếu người mua chấp nhận bộ chứng từ thì phải thanh toán trước khi nhận bộ chứng từ. Chỉ khi có đầy đủ bộ chứng từ này, người mua mới có thể nhận được hàng. 2.2.3.5. Công tác quản lý số lượng, chất lượng Trong thời gian gần đây công tác quản lý số lượng và chất lượng tại Công ty tương đối hiệu quả. Trước đây Công ty đã từng bị khách hàng khiếu nại về chất lượng gạo bị mốc và đã phải bồi thường cho khách. Tuy nhiên, trong năm 2006 công tác xuất khẩu không có một lô hàng nào bị khách hàng khiếu nại cả trong và ngoài nước. Đây quả là một cố gắng của Công ty vì công tác này đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín với bạn hàng nước ngoài. Cũng từ yêu cầu thực tế đặt ra cho công tác quản lý chất lượng Công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp như đầu tư công nghệ mới, phân định rõ trách nhiệm giữa người làm nghiệp vụ và người kiểm tra chất lượng, số lượng…đồng thời cũng có chế độ khen thưởng và kỷ luật với những vi phạm trong công tác này. Nhờ vậy, trong thời gian qua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty đã thâm nhập được vào thị trường khó tính như EU và Mỹ. 3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản tại Công ty Unimex Có thể nói khả năng cạnh tranh là một yếu tố rất quan trọng quyết định tới kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên người ta lại nói “ thương trường như chiến trường”. Dù ở lĩnh vực nào, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu khi hàng hoá thâm nhập vào một thị trường nước ngoài phải cạnh tranh với rất nhiều hàng hoá cùng chủng loại của các đối thủ dày dạn kinh nghiệm. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra trên cơ sở biết người biết mình, biết phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình trước đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội tạo ra sức ép cạnh tranh với Công ty như Intimex Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội… nhưng Công ty Unimex vẫn nỗ lực hoạt động để hoàn thành kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Công ty vẫn là hàng gia công, thu gom nên chi phí cao nhưng giá bán kém do bao bì xấu, vận chuyển không kịp thời do cơ sở hạ tầng đường xá kém, bảo quản không tốt. Ngoài ra, đa số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty đều không có thương hiệu trên thị trường thế giới nên không thể cạnh tranh về giá với các mặt hàng cùng chủng loại của các đối thủ cạnh tranh. 3.1. Những thành tựu 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty Trong những năm gần đây, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex tương đối cao. Và xu hướng hiện nay là xuất khẩu nông sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty (xem bảng 2). 3.1.2. Mặt hàng xuất khẩu Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty ngày càng có chuyển biến tích cực, tỷ trọng các mặt hàng chế biến tăng lên và các mặt hàng thô giảm đã tạo ra một số mặt hàng chủ lực có khối lượng xuất khẩu lớn và thị trường ổn định như quế, hoa hồi xuất sang thị trường Ấn Độ hay hạt điều xuất sang Mỹ. Nhìn chung, trong thời gian qua các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng hoá nhằm mở rộng quy mô và thị trường tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống Công ty cũng có chủ trương tìm tòi để phát triển thêm những mặt hàng mới. 3.1.3. Thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian qua có nhiều biến đổi do Việt Nam ngày càng tham gia chặt chẽ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC, và mới đây là WTO. Các thị trường truyền thống vẫn được đảm bảo và duy trì như: thị trường Châu Á.. Ngoài ra,Công ty tiếp tục thâm nhập vào các thị trường mới và khó tính như thị trường Mỹ, EU (tham khảo thống kê tại bảng 7). Sự biến đổi thị trường thể hiện cụ thể ở: nếu như trước kia Công ty chỉ xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu, Nga theo các nghị định thư thì nay kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này giảm 2,2% năm 2005 (xem bảng 7) trong khi đó kim ngạch này đối với thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe như thị trường Mỹ lại tăng cao (6,3% năm 2004 và 4,9% năm 2005) ta có thể tham khảo số liệu trong bảng tỷ trọng xuất khẩu của Công ty Unimex sang thị trường Mỹ làm ví dụ. Điều này thể hiện Công ty đã thoát ra khỏi tình trạng bao cấp và đã năng động hơn đặc biệt khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang ngày càng phát triển. Bảng 9: Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản của Công ty sang thị trường Mỹ từ 2003 - 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Mỹ 205.91 753.42 303.71 495.66 Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 5565.1 11959.1 6198.2 9178.8 Tỷ trọng (%) 3.7 6.3 4.9 5.4 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh) 3.1.4. Giải quyết việc làm, thu nhập Hiện toàn bộ Công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên với thu nhập từ 1,7 triệu trở lên. Ngoài ra, tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được hưởng đầy đủ các khoản bảo hiểm y tế, các chế độ đãi ngộ khác. Công ty cũng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và cử một số cán bộ chủ chốt ra nước ngoài học tập kinh nghiệm. Ngoài việc nâng cao trình độ nghiệp vụ Công ty còn quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên như: thành lập quỹ khen thưởng, tổ chức thăm quan dã ngoại, đại hội công nhân viên…Như vậy, hàng năm Công ty đã đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Trong thời gian tới, đây cũng là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex Mặc dù đã gặt hái được một số thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Công ty Unimex cần phải khắc phục trong thời gian tới: Thứ nhất, trong thời gian qua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao (trên 80% qua các năm). Thứ hai, Công ty là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, do vậy Unimex không phải là đơn vị chuyên kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. Phần lớn hàng nông sản phải mua qua các cơ sở sản xuất, chưa có kho thu mua hàng và dự trữ hàng dẫn tới giá thành cao, không chủ động được nguồn hàng, nên để thu gom được một lượng hàng lớn là rất khó vì vậy dẫn đến kim ngạch xuất khẩu chưa thật ổn định. Dẫn tới hàng năm công tác hoàn thuế VAT ở Công ty bị kéo dài. Công ty chỉ có các chi nhánh ở cảng Hải phòng, thành phố HCM tiện cho việc giao dịch, thu mua và xuất khẩu. Khi có hàng tới hoặc là xuất đi ngay, hoặc là Công ty phải thuê kho để hàng. Vì vậy chi phí kho bãi lớn vì các mặt hàng nông sản chiếm diện tích lớn. Thứ ba, thông tin về thị trường bên ngoài còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác và không cập nhật do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giao khoán chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu cho các phòng nghiệp vụ và chi nhánh. Ngoài ra, Công ty chưa có phòng Marketing đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế các kế hoạch kinh doanh do đó dẫn tới sự cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ Công ty, đồng thời không kịp phản ứng trước những biến động khi thị trường giá nông sản biến động. Thứ tư, cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu nghèo nàn, tỷ trọng hàng xuất khẩu thô và sơ chế vẫn còn khá cao, chưa có nhiều mặt hàng đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là do giá thành sản xuất cao, chất lượng, mẫu mã bao bì chưa phù hợp với đòi hỏi của thị trường nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Công ty hiện chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài nên chưa có hệ thống phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Thứ năm, công tác thu mua tạo nguồn hàng còn gặp nhiều khó khăn, nguyên liệu tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cả về chủng loại, chất lượng và số lượng. Do vậy, Công ty phải nhập nguyên liệu từ các nước khác nên kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Công ty thường cao hơn kim ngạch xuất. Nhà máy chế biến của Công ty thường phải hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu. Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu của Công ty còn rất bị động, mặc dù vốn kinh doanh của Công ty không phải là ít nhưng do còn phải kinh doanh nhiều mặt hàng khác do vậy nguồn vốn dành cho hoạt động xuất khẩu nông sản còn ít. Vì vậy, Công ty thường thực hiện các hợp đồng có giá trị nhỏ, số lượng ít chưa thu hút được những hợp đồng có tính dài hạn, lâu dài. Thứ bẩy, thủ tục quản lý trong nội bộ Công ty còn phiền hà, chậm trong phối hợp công việc đôi lúc dẫn đến khó khăn và mất khách hàng trong khi những thủ tục xuất khẩu cần nhanh gọn chính xác. 3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan a.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11949.DOC
Tài liệu liên quan