MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ đề tài 2
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
4. Một số giải pháp và kiến nghị của khoá luận 3
5. Kết cấu khoá luận 3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về du lịch 4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của du lịch 4
1.1.2. Định nghĩa về du lịch 5
1.1.3. Chức năng của du lịch 7
1.1.4. Các loại hình du lịch 8
1.2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững 12
1.2.1. Khái niệm 12
1.2.2. Các nguyên tắc của du lịch bền vững 12
1.2.3. Quan điểm về phát triển bền vững 13
1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và cộng đồng dân cư địa phương 16
1.2.5. Một số mô hình du lịch bền vững 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG
2.1. Tiềm năng tuyến du lịch sông Hồng 25
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 26
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 28
2.2. Khái quát về tuyến du lịch sông Hồng 29
2.2.1. một số tour cụ thể của tuyến du lịch sông Hồng 30
2.2.2. Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour 30
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của tuyến trong những năm qua 37
2.3.1. Nguồn khách 37
2.3.2. Lượng khách 37
2.3.3. Doanh thu 39
2.3.4. Cơ sở dịch vụ và phương tiện vận chuyển 41
2.3.5. Cán bộ nhân viên trong xí nghiệp 42
2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương của tuyến du lịch sông Hồng 43
2.4.1. Cộng đồng địa phương đối với du lịch 43
2.4.2. Du khách với cộng đồng địa phương 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
CHƯƠNG 3
KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR MỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. Kiến nghị xây dựng chương trình tour mới 52
3.1.1. Giới thiệu lịch trình tour mới 52
3.1.2. Thị trường du lịch lựa chọn 54
3.1.3. Tính giá 55
3.1.4. Quảng cáo, giới thiệu về tour 57
3.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch 60
3.2.1. Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch 61
3.2.2. Sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ du lịch 62
3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho hoạt động du lịch 64
3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lộ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng 67
3.3. Kiến nghị 1 số giải pháp cho phát triển du lịch của tuyến du lịch sông Hồng 68
3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp 68
3.3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực 73
3.3.3. Giải pháp về đào tạo cơ chế chính sách 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 76
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KHOÁ LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường kính khoảng 0,50 m cao chừng 8m, đứng trên trụ xi măng 1m liên kết với nhau, trên Thượng Lương của đền ghi rõ năm trùng tu (Khải Định 1924). Toà Phương Đền cấu trúc theo lối lầu son gác tía, cung đình giống như kinh thành Huế.
Mặt đền quay về phía Đông Nam để đón gió Sông Hồng. Từ sông Hồng vào 200m là miếu Câu Quân. Đền và Miếu Cậu Quận luôn đi cùng nhau. Tương truyền Cậu được Thượng Đế giao cho cai quản cửa sông, cửa đền Mẫu. Từ cổng lớn gọi là “ Mã Môn” rộng cách nhau khoảng 10m, hai cột Hoa Biểu cao chừng 9m, ngang 1m, đỉnh là 1 khối hoa dành dành cách điệu, cụm hoa khéo ghép 4 đuôi chim phượng nhưng lại lộ rõ hình long phượng ngoảnh mặt về 4 bên, đón gió 4 phương. Bên hữu đắp 4 mảnh phù điêu theo tích “Tam tạng lấy kinh”. Bên tả theo tích “Nhị sư lão đệ, tướng quân chuột” . Giữa 2 cột lớn nhỏ là 2 cổng ra vào, làm thành 2 tam quan cân đối. Trên đỉnh cột là đôi kỳ lân cách điệu. Qua cửa mã bên phải có 1 quả chuông lớn do thập phương gần xa công đức cùng với nhân dân địa phương tôn tạo 1995 với trọng lượng là 1,410 kg. Tháp chuông xây theo kiểu chồng diêm 8 mái hài hoà trang nhã.
* Đền Đồng Tử [14,11-12]
Đền nằm ở làng Đa Hoà, xưa thuộc xã Tổng Mễ Sở , huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên. Đền Chử Đồng Tử được Nhà nước xếp hạng vào năm 1962, là một trong những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Việt Nam. Đền được xây dựng do sự đóng góp của nhân dân vơi sự giúp đỡ của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh. Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân của ngài được thờ ở ngôi đền này. Tới đây du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng “bồng lai tiên cảnh” và dâng hương bái vọng đức thánh thần. Đây chính là di tích lưu trữ một thiên tình sử mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung in đậm trong tâm trí của hầu hết nhân dân Việt Nam.
Đền được xây dựng dựa trên lối kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn Tống thế kiến trúc của đền nằm trên
Một khu đất cao, rộng bằng phẳng hình chữ nhật có tổng diện tích là 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà. Con số này ám chỉ tới Hùng Vương thứ 18 và nàng Tiên Dung lúc đó mới 18 tuổi. Đền Chử Đồng Tử được chia làm 2 khu: khu ngoài rồng 7.200m2, không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ
Khu ngoài rộng 7.200m2 , không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ ra bốn hướng, 2 tầng, 8 mái cong, chịu ảnh hưởng của triết lý dịch học dưới bóng đa cổ thụ. Đây là kiến trúc mới được xây dựng sát cạnh nền cũ của ngôi nhà bia đá thực dân phá dỡ. Từ nhà bia đá giữa hai hàng cây gạo- một loại cây bất tử sánh ngang với tuổi đời của đền. Cổng chính có 2 cột vút cao, ngự trên đỉnh là 2 con lân quay mặt vào lối đi, ngày đêm canh giữ ngôi đền.
Con đường lát gạch rộng 8 m, hai bên là nhà chuông và nhà khánh đá. Cả 2 nhà đều có kiến trúc giống nhà bia. Trong đó chuông cao cao 1,5m, đường kính 0,8 m, khánh dài 1,2m, cao 0,8. Chuông và khánh đều được làm vào thời Nguyễn.
Tiếp đến là Ngọ mông gồm có 3 cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đứp lưỡng long chầu Nguyệt, trước cửa có 4 chữ nho “Bồng lai cung quyết”, cánh cửa được làm bằng gỗ lim
Qua sân lớn lát gạch là các nhà Đại Tế, Toà Thiên Hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng là Hậu Cung. Nối liền các cung đối diện nhau qua sân Đậu và sân Chầu. Kiến trúc độc đáo của Đền là ở kiểu dáng nóc của 18 ngôi nhà lớn, nhỏ. Đỉnh của tất cả các nóc đều có hình con thuyền, dược đỡ bởi 2 con vật mặt rồng và mặt sư tử. Nếu đứng từ trên cao xuống sẽ thấy 18 nóc nhà, cái ngang cái dọc, cái cao, cái thấp như 18 con thuyền đang quần tụ. Nét đặc sắc của kiến trúc khu Đền được dồn cho Toà Thiên Hương. Toà có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Toàn bộ phần mái 2 tầng, 8 mái cong gửi gắm triết lý dịch học, ngói vẩy cá, dầu có hình con lân, con rồng, con sư tử. Các bụng xà ngang có hình búp sen bằng gỗ chúc xuống như thể trời ban phước xuống cho chúng sinh. ở trong toà này còn có 2 câu đối viết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung “kỳ duyên khoáng thiên cổ, nhân gian phu phụ, thiên thương thần tiên”
Nghệ thuật điêu khắc ở đây nổi bật là cửa võng ở cung Đệ Nhị và các bức Nghi Môn viền xung quanh cửa vào Ngọ môn, toà Thiên Hương và các cung. Các điêu khắc gỗ này đều được chạm lộng hình chim phượng, hoa cúc và hoa quả để biểu thị ước vọng cầu phúc 12 cánh cửa, từ toà Thiên Hương vào cung Đệ Nhị trên chạm lộng hoa lá như Mai, Cúc, Trúc, Thông và Tứ linh, những cỗ ngai vàng, bài vị và những cỗ kiệu được chạm khắc tỉa tót tinh vi.
Lễ hội của Đền diễn ra vào 9- 13/2 âm lịch. Trong những ngày này có cả lễ và hội. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thả đèn, chọi gà, kéo co, rước nước…
Phần hội là phần thu hút rất nhiều người tham gia cũng như sự chú ý của du khách. Trong đó có rất nhiều trò chơi dân gian nhưng đáng chú ý hơn cả là lễ rước nước, nó được làm sau phần khai mạc lễ rước nước tức là lấy và mang nước về từ Sông Hồng vào Đền. Theo tục lệ thì nước được dùng trong vệ Thánh ở Đền trong cả năm để lau tượng, nước cũng được lấy giữa dòng sông Hồng. Lễ rước nước hàng năm thu hút hàng trăm người tham gia và được chia thành các Đội như Đội tế năm, đội tế nữ, đội múa sênh, ban nhạc lễ, đội múa rồng. Tất cả các đội này đều mặc trang phục của ngày hội. Đi đầu đám rước là 2 cong rồng lộng lẫy uy nghi được rước đến hơn 10 người múa uốn lượn theo nhịp trống. Múa rồng là nghệ thuật làm sao cho “Rồng bay”. Dẫn đoàn rước kiệu là hai hàng các bà, các cô trong đội tế nữ quan trong những bộ xiêm áo dài đủ màu xanh, đỏ, vàng, trắng. Sau đám rước rồng là ban nhạc lễ, tiếp đến là kiệu thánh có lọng cho 2 bên cùng bát cửu, chấp kích do trai thanh gái lịch trong làng rước. Kiệu choé đựng nước do 8 trinh nữ khiêng. Hàng đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau theo đám rước tới bờ sông. Bên kia sông trên bãi Tự nhiên, nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau buôi đầu là đám hội của làng Ngư Dội chờ tham gia vào đoàn rước về trình thánh. Đoàn rước đến Bến Tuần thì dừng lại. Tại đây, hai con rồng được đưa xuống hai chiếc thuyền khác để bơi sang bãi Tự nhiên trong tiếng đàn, tiếng trống… Cuộc múc nước được tiến hành, người được giao nhiệm vụ múc nước là người già đức độ, khoẻ mạnh, mặc lễ phục, tay cầm giáo dừa sơn đỏ cúi xuống múc từng gáo đổ vào choé cho đầy. Xong việc thì đoàn rước quay trở về.
Đám rước trở về Đền trong tiếng trống, tiếng chiêng cùng những điệu múa, điệu hát và những trang phục sặc sỡ của ngày lễ hội.
* Làng nghề Bát Tràng [5,8- 9]
Làng gốm Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội 7 km đường thủy, hoặc 12km đường bộ. Đây là một địa danh nổi tiếng về làm gốm. Dân gian ta có câu “Thợ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”. Hàng năm, có khoảng hơn 10.000 khách quốc tế đến với Bát Tràng tham quan, mua đồ gốm lưu niệm.
Gốm sứ Bát Tràng nhiều mặt hàng đa dạng và độc đáo: những bộ ấm chén, bát , đĩa… hình chiếc lá, hình tròn, hình bầu dục làm bằng men ngọc rạn, men thuỷ tinh rạn với 3 màu chủ đạo: màu xanh, màu nâu hồng và màu vàng.
Hiện nay cả làng Bát Tràng hầu hết các hộ dân đều sản xuất gốm sứ. Có 2 loại gốm sứ được sản xuất tại Bát Tràng: gốm bình dân cung cấp cho thị trường tiêu dùng và gốm sứ trang trí cung cấp cho xuất khẩu và thị trường cao cấp trong nước.
Người dân Bát Tràng ai cũng biết nghệ nhân Lê Văn Cam- được Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội đồng TW liên minh các Hợp tác xã Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đôi bàn tay vàng” năm 1999- người đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ phục cổ, theo ông có những sản phẩm ông chỉ làm được 1 lần, không làm được cái thứ hai giống như thế. Nghệ nhân Lên Văn Cam chỉ làm sản phẩm theo từng chiếc chứ không sản xuất đại trà.
Để phát triển làng nghề Bát Tràng và khuyến khích khách du lịch đến với Bát Tràng, nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông. Xã có chủ trương xây dựng cụm sản xuất gốm sứ tập trung và bảo tồn khu làng cổ Bát Tràng.
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của tuyến trong những năm qua
2.3.1. Nguồn khách
Khách du lịch tham gia vào chương trình Tour du lịch sông Hồng bao gồm cả khách nộ địa và khách quốc tế. Lượng khách đến chủ yếu là khách nội địa (97%), còn khách quốc tế là (3%)
Khách du lịch nội địa tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng chủ yếu đến từ các cơ quan, tập thể, xí nghiệp và khách du lịch đo một số công ty du lịch khác gửi đến như Công ty du lịch Văn Miếu, công ty du lịch Hà Nội… Bên cạnh đó thỉnh thoảng cuãng có khách du lịch mua vé lẻ tham gia vào tour.
Khách du lịch quốc tế tham gia vào chuyến tour rất ít. Chủ yếu khách đến từ các đoàn công tác, các tổ chức đầu tư hợp tác có thời gian đến công tác ở Hà Nội và tranh thủ thời gian một ngày tham gia vào tuyến du lịch này.
2.3.2. Lượng khách
Kể từ khi đi vào hoạt động đến này, lượng khách tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng là không ổn định qua các năm. Tuy nhiên lượng khách này có thể tăng đều qua các năm nhưng thực tế hoặt động lại không như mong muốn. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tuyến du lịch sông Hồng- một tuyến có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Tính đến năm 1998, tuyến du lịch sông Hồng đã đón được 26.339 lượt khách nhưng kể từ năm 2000 trở đi lượng khách đến với du lịch sông Hồng giảm nhiều.
Lượng khách năm 2002 của tuyến du lịch sông Hồng là 10.131 khách, năm 2003 là 10.039 khách và tính đến 4 tháng đầu năm 2004 lượng khách đạt được là 2357 khách (dự kiến khách của năm 2004 là khoảng 12.000 khách)
Biểu đồ lượng khách tuyến du lịch sông hồng
Lượng khách
(đv: 1000 người) 12.000 (dự kiến)
10 10.131 10.039
5
2002 2003 2004 Năm
2.3.3. Doanh thu
Doanh thu của tuyến du lịch sông Hồng qua các năm gần đây giữ được ở mức trên 1 tỷ. Tuy rằng lượng khách giảm so với thời gian đầu hoạt động nhưng doanh thu vẫn hơn một lượng đáng kể. Điều này được lý giải bởi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ trợ cho tour giúp các nhà điều hành tour có thể tăng giá thành tour hơn so với thời kỳ đầu mà vẫn được sự chấp nhận của khách. Thêm vào đó trong những năm gần đây, xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh khác như cho thuê tàu tổ chức thăm quan, sinh nhật và gần đây nhất là mở nhà hàng nổi trên sông Hồng chắc chắn sẽ góp phần tăng doanh thu từ du lịch.
Doanh thu của năm 1998 là 544.031.489 đồng với số lượng khách là 26.339 người nhưng với lượng khách giảm hơn một nửa thì lượng doanh thu của năm 2002 là 1,3 tỷ, năm 2003 là 1,2 tỷ dự kiến này sẽ tăng hơn nhiều nhờ việc mở nhà hàng trên sông Hồng và việc dần hiệu quả hoạt động của tuyến du lịch “Đêm sông Hồng”
BIểu đồ doanh thu của tuyến du lịch sông Hồng.
Doanh thu (triệu đ)
1.600 1.500
1.400 1.300
1.200 1.200
1.000
800
600
400
200
2002 2003 2004 Năm
Những tháng đầu năm 2004 lượng khách đến với tuyến du lịch sông Hồng là ít do việc phải chuyển tàu ở cầu phao Khuyến Lương (Thanh Trì- Hà Nội) ít nhiều gây khó khăn cho khách trong vệc tham gia vào tour. Tuy nhiên chắc chắn xí nghiệp sẽ vẫn đảm bảo được doanh thu của năm với việc mở nhà hàng trên sông và đặc biệt nên khai thác mạnh hơn tuyến du lịch “Đêm sông Hồng”
Bảng lượng khách và doanh thu của 4 tháng đầu năm 2004
Tháng
Số khách (nghìn người)
Doanh thu (triệu đồng)
Tháng 1
2002,5
21
Tháng 2
755
81
Tháng 3
1050
184
Tháng 4
350
44
[Nguồn: “xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng”]
2.3.4. Cơ sở dịch vụ và phương tiện vận chuyển
2.3.4.1. Dịch vụ ăn uống
Trên tàu của tuyến du lịch sông Hồng đều có căng tin phục vụ đồ uống và đồ ăn nhẹ. Theo Quyết định số 5/VTHK do giám đốc xí nghiệp ban hành ngày 28/9/1999 thì số tiền thu được từ dịch vụ này không hạch toán vào giá thành. Mức lãi suất căng tin phục vụ trên tàu là 20%, trong đó bộ phận căng tin hưởng 50%, chi cho người trực tiếp phục vụ và xí nghiệp hưởng 50%. Số tiền này do Công đoàn xí nghiệp quản lý.
Xí nghiệp có phục vụ bữa ăn trưa theo yêu cầu của khách với mức giá 25.000đ/ suất, 30.000đ/ suất, 35.000đ/ suất và 40.000đ/ suất.
Tuy nhiên từ thực tế được tham gia vào một số chuyến tour của du lịch sông Hồng có thể nhận thấy rằng dịch vụ ăn uống ở đây chưa thật sự tốt. Bữa ăn phục vụ cho khách còn chưa đa dạng và chưa mang được những đặc tính của một bữa ăn phục vụ trên vùng sông nước.
2.3.4.2. Dịch vụ vận chuyển
Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng cung cấp phục vụ khách du lịch 3 tàu: Tàu Hà Nội3 (chở được 200 hành khách nhưng đã cũ, trang thiết bị nội thất không đạt yêucầu), tàu Thăng Long 333 (chở được 250 khách) và tàu sông Hồng 5 (mới đóng và chở được 40 khách)
Bảng: Đơn giá thuê tàu
Tàu
Trọng tải (khách)
Giá tiền một nửa ngày
(triệu đồng)
Giá tiền cả ngày
(triệu đồng)
Giá tiền một giờ
(nghìn đồng)
Hà Nội 3
200
3,5
7
600
Thăng Long 333
50
1,5
2,5
400
Sông Hồng 5
40
1,5
2,5
400
[Nguồn: “Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng”]
2.3.5. Cán bộ nhân viên trong xí nghiệp
Tính đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên phục vụ trong tuyến du lịch sông Hồng của xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch sông Hồng là 32 người, trong đó bao gồm cả Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán, Hướng dẫn viên, Thuyền trưởng…
Điểm mạnh của xí nghiệp là đội ngũ thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và các thuyền viên đều được đào tạo, có nhiều năm kinh nghiệm. Trên thực tế đội ngũ này làm việc hết sức hiệu quả. Bộ phận tài vụ cũng gọn nhẹ, luôn hoàn thành tốt mọi việc
Tuy nhiên đội ngũ nhân viên trực tiếp kinh doanh hoạt động du lịch còn thiếu và yếu. Xí nghiệp không có bộ phận marketing chuyên trách về du lịch mà nhiệm vụ do luôn hướng dẫn viên đảm nhiệm. Đội ngũ hưỡng dẫn viên xí nghiệp chỉ có 3 người tham gia vào tuor.
Do đặc thù tính chất công việc là đi du lịch trên sông nên yêu cầu về hướng dẫn viên ở đây rất cao. Tuy nhiên đội ngũ hướng dẫn viên ở đây chưa thật sự chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động du lịch. Kiến thức mà hướng dẫn viên cung cấp cho khách là chung chung, chưa độc đáo. Kỹ năng quản lý đoàn còn chưa chuyên nghiệp. Thêm vào đó trình độ ngoại ngữ của Hướng dẫn viên ở đay là vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết hướng dẫn viên còn yếu về ngoại ngữ. Những kiến thức mà hướng dẫn đưa cho khách là rất sơ lược mà khách có thể đọc được trong bất cứ tài liệu nào viết về Việt Nam.
2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương của tuyến du lịch sông Hồng.
2.4.1.Cộng đồng địa phương đối với du lịch
Trong chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng du khách sẽ có cơ hội đến thăm làng nghề gốm ở Bát Tràng, làng nghề Mây tre đan ở Ninh Sở- Hà Tây (Đền Dầm- Đền Đại Lộ) và nghề trồng thuốc nam ở Đa Hoà- Khoái Châu- Hưng Yên (Đền Chử Đồng Tử)
Đây hầu hết là những ngôi làng cổ, vẫn mang dáng dấp những ngôi làng Việt cổ xưa. Yếu tố làng cổ cộng với nghề thủ công truyền thống chắc chắn là yếu tố hấp dẫn để phát triển du lịch ở đây.
Tuy nhiên, có một điều thật dáng tiếc là tour du lịch sông Hồng chưa khai thác hết được tiềm năng du lịch này. Với chương trình tour này du khách chỉ có cơ hội 1 giờ đồng hồ để thăm Đền Dầm- Đền Đại Lộ, 40 phút thêm Đền Chử Đồng Tử và khoảng gần 1 giờ đồng hồ nữa để thăm khu Hội chợ của làng gốm Bát Tràng. Chính vì thế có một điều đáng tiếc rằng yếu tố cộng đồng địa phương gần như không được quan tâm hay nói cho chính xác hơn mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch của tuyến du l ịch sông Hồng là chưa được quan tâm đúng mức.
Trong những chuyến đi thực tế của tuyến, sự giao tiếp của khách du lịch với người dân địa phương chỉ dừng ở mức độ trao đổi mua bán hàng hoá.
Trong quá trình thâm nhập tìm hiểu thực tế được biết cộng đồng dân cư ở đây rất ít khái niệm về việc phát triển du lịch. Qua việc phỏng vấn 120 người dân địa phương tại các điểm du lịch mà chuyến tour đi qua, thì có 40 người dân địa phương nói rằng họ đã trao đổi trò chuyện trực tiếp với khách du lịch (chiếm 33,3%), 60 người khác nói rằng họ có quan hệ trao đổi hàng hoá với khách du lịch (chiếm 50%), còn 20 người khác nói rằng họ chưa bao giờ tiếp xúc với khách du lịch (chiếm 16,7%). Tuy nhiên trong số 40 người dân đã từng tiếp đón, gặp gỡ, chuyện trò với khách du lịch thì có đến 35 người dân là ở làng nghề Bát Tràng- địa điểm phát triển du lịch nhất trong hành trình
33,3%
50%
16,67%
Mối quan hệ người dân địa phương với du khách
Quan hệ mua bán
Trao đổi trò chuyện với khách
Chưa gặp bao giờ
Có một điều đặc biệt là chương trình du lịch sông Hồng xây dựng chương trình tour chung cho cả khách nội địa và hách quốc tế với mức giá chung nên trong 100 người dân được hỏi là có gặp gỡ với khách du lịch thì trong đó có 70 người dân nói rằng chỉ gặp gỡ với khách nội địa (chiếm 70%) và chỉ có 30 người dân đã nói chuyện với khách quốc tế (30%)
ở tất cả các điểm du lịch mà chuyến tour đến thì đều có làng nghề thủ công truyền thống. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Nó có thể cung cấp cho du khách hàng hoá lưu niệm của địa phương và ngược lại đồng thời cũng mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên trong hành trình của chuyến du lịch này chỉ có làng gốm Bát Tràng có xây dựng việc bán hàng lưu niệm cho du khách có qui hoạch rõ ràng trong một khu Hội chợ còn tại các điểm khác thì hầu như không có.
Khi tiếp xúc với người dân làng Ninh Sở (Hà Tây) với làng nghề mây tre đan nỏi tiếng tại đền Dầm, đền Đại Lộ thì người dân đều nói rằng sản phẩm của họ hiện nay chỉ dành cho xuất khẩu là chính chứ không phục vụ cho du lịch. Người dân địa phương cho rằng sự không ổn định lượng khách du lịch đến địa phương chính là yếu tố khiến họ không muốn sản xuất hàng phục vụ cho du khách. Trừ khi vào mùa chính hội của đền (dịp sau Tết) một số hộ gia đình sản xuất nhỏ mới sản xuất một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của khách. ở làng mây tre đan Ninh Sở- Hà Tây mọi người chỉ chú ý sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Người dân tự hào nói rằng hàng ngày có hàng chục công ten nơ đến chở hàng ở đây, nhưng thực tế đáng buồn là khi khách du lịch đến thăm khu vực 2 đền của làng lại không được mua, không được chứng kiến cảnh làm mây tre đan ở đây. Điều này một phần lỗi do các nhà điều hành tổ chức chương trình du lịch nhưng qua đó có thể thấy rằng hầu như có rất ít sự quan hệ qua lại giữa những nhà làm du lịch với người dân địa phương trong việc hoạch định phát triển du lịch
Cũng tương tự như vậy ở khu vực đền Chử Đồng Tử- nổi tiếng vơi nghề thuốc nam gia truyền. Tuy nhiên nghề thuốc nam này chỉ dừng ở mức độ địa phương. Người dân thường xuyên thu hoạch các cây thuốc nam, phơi khô rồi bán buôn cho người trên Hà Nội. Trước khu vực của Đền cũng có bán một số loại thuốc nam nhưng khách du lịch rất ít mua bởi đôi khi họ không tin tưởng lắm vào các loại thuốc này. Khách du lịch muốn tìm đến nhà làm thuốc nam gốc trong làng nhưng do thời gian của chuyến du lịch không cho phép nên họ không thể mua được.
Khi hỏi trực tiếp về mối quan hệ của xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng với cộng đồng địa phương của những điểm đến, hướng dẫn viên của chuyến tour cho biết vào mùa lễ hội của các Đền ở đây khi mà hàng ngày đều có đoàn khách đến thăm các điểm du lịch, xí nghiệp dưới sự chỉ đạo của Tổng cục du lịch cũng trích một phần kinh phí hỗ trợ người dân trong việc dọn dẹp, sửa chữa quang cảnh của làng, hệ thống đường xá và công việc tiếp đón nhưng khi qua mùa lễ hội thì người dân lại không quan tâm lắm đến hoạt động du lịch. Điều này cũng dễ hiểu bởi tính mùa vụ của hoạt động du lịch đường sông khi mùa nước lũ lên thì hầu như không còn đoàn khách nào đến điểm du lịch.
Duy chỉ có làng nghề gốm Bát Tràng là phát triển mạnh về du lịch. Người dân địa phương ở đây ý thức rất rõ về vai trò của du lịch đối với cộng đồng địa phương. Bên cạnh việc sản xuất hàng cho xuất khẩu và phục vụ ngườ tiêu dùng trong nước, chính quyền địa phương rất quan tâm để xây dựng một khu vực Hội chợ riêng phục vụ cho nhu cầu mua- bán trao đổi giữa dân địa phương và khách du lịch. Dự án khu Hội chợ này đang dần dần được hoàn thiện và sẽ chính thức khai trương vào năm 2005. Điều đặc biệt là chính quyền và người dân địa phương ở đây hiểu rất rõ rằng việc phát triển du lịch là cách tốt nhất để “quảng bá hình ảnh địa phương” tới thị trường khách trong và ngoài nước. Được sự quan tâm đầu tư thích đáng làng gốm Bát Tràng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của địa phương . Có thể nói rằng mô hình làng gốm Bát Tràng cũng là điều đáng học tập cho các làng nghề khác trong chuyến du lịch. Tuy nhiên tiềm năng khai thác phục vụ du lịch của làng nghề Bát Tràng vẫn còn rất nhiều mà trong thời gian thăm khoảng gần 1 giờ đồng hồ của chuyến tour là chưa thể đáp ứng được. Đây là điều mà chính quyền địa phương cùng các nhà du lịch nên tìm cách khai thác mạnh mẽ hơn nữa. Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp này tác giả cũng xin mạn phép đưa ra một số định hướng giải pháp cho vấn đề này ở phần chương sau.
Qua quá trình tiếp cận, trao đổi với người dân địa phương về cảm nhận của họ đối với du lịch thì điều đang ngạc nhiên là 100% người dân ở đây đều khẳng định họ muốn du lịch phát triển ở địa phương này. Xin phép được trích lời của một cụ già trông coi đền ở đền Chử Đồng Tử: “Người dân chúng tôi tuy chân lấm tay bùn quanh năm nhưng cũng hiểu thế nào là du lịch. Chúng tối không hiểu du l ịch với ý nghĩa cao xa mà chỉ đơn giản hiểu rằng có du lịch chúng tôi có khả năng mở rộng quan hệ giao tiếp với nhiều người từ khắp nơi trên đất nước, có đều kiện để giới thiêu sản phẩm của địa phương chúng tôi và có điều kiện để cải thiện thu nhập cho người dân”.
Tuy nhiên hoạt động du lịch thực tế tại địa phương lại chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân địa phương. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm thích đáng của chính quyền địa phương, những nhà hoạch định du lịch và cả những hoạt động thiết thực của người dân địa phương
2.4.2. Du khách với cộng đồng địa phương
Khách du lịch tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng khá đa dạng và phong phú, từ người giá đến thanh niên thuộc mọi tầng lớp xã hội như bác sĩ, kỹ sư, sinh viên, nông dân… Đặc biệt vào mùa lễ hội lượng khách là rất đông đảo
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tác giả đã tham gia trực tiếp vào các tuyến du lịch. Trong các tour du lịch tác giả tham gia với 75 khách có thể thấy sự đa dạng của nguồn khách tuyến du lịch sông Hồng. Trong tổng số 75 khách tham gia có tới 70 khách nội địa và chỉ có 5 khách quốc tế đều đến từ Pháp. Cả 5 khách quốc tế này đều chỉ nói được tiếng Pháp mà không nói được tiếng Anh nên hướng dẫn viên của tuyến không cung cấp được thông tin cho khách. Rất may mắn trong chương trình tour có một thành viên trong đoàn là bác sĩ của khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai có khả năng trao đổi bằng tiếng Pháp đã giúp những vị khách du lịch này hiểu về các địa điểm trong tuyến du lịch. Qua tìm hiểu được biết hầu hết số lượng khách nội địa đến với tuyến du lịch sông Hồng qua chương trình giới thiệu tờ rơi của xí nghiệp, một số là do bạn bè giới thiệu nhưng đặc biệt đối với 5 khách quốc tế thì họ nói rằng họ chỉ đọc trong một cuốn sách rằng ở Việt Nam có một con sông Hồng và vì tò mò họ tìm đến chương trình tour này bởi họ không hề biết tiếng VIệt hoặc tiếng Anh trong khi tờ quảng cáo của xí nghiệp lại chỉ được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Để hiểu rõ hơn về cảm nhận của khách quốc tế đối với chương trình tour này tác giả đã cố gắng tiếp cận với khách nước ngoài đang làm việc, sinh sống hoặc thăm quan Việt Nam. Trong quá trình tiếp xúc tác giả đã gặp được 25 người khác nói rằng họ đã từng tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng. Đa số các vị khách nước ngoài này đều lần đầu tiên tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng và chưa có cơ hội tham gia lần thứ hai. Nhìn chung khách du lịch quốc tế khá hài lòng với chương trình của tour. Nhưng câu hỏi đặt ra là khi tham gia vào các chương trình tour này họ có điều kiện tiếp xúc với người dân địa phương không?
Trong 70 khách du lịch nội địa tham gia vào chương trình tour thì 100% đều có cơ hội gặp gỡ với người dân địa phương. Tuy nhiên mức độ tiếp xúc lại khác nhau rất khác nhau. Có 20 khách du lịch nội địa rất quan tâm tìm hiểu về lối sống, phong tục tập quán, lịch sử làng của địa danh mà cuộc hành trình ghé chân. Số ượng du khách này lại chủ yếu là người già, người miền Bắc di cư vào Nam nay có điều kiện trở ra Bắc. Có 20 khách du lịch khác có mức độ tiếp xúc với khách du lịch thấp hơn, chỉ dừng ở mức độ xã giao thăm hỏi. Còn 30 khách du lịch thì hoàn toàn chỉ tiếp xúc với người dân địa phương ở quan hệ mua- bán trao đổi hàng hoá.
Còn trong tổng số tất cả 30 khách du lịch quốc tế mà tác giả có cơ hội tiếp xúc thì chỉ có 3 khách du lịch quốc tế người Pháp có khả năng nói tiếng Việt để tìm hiểu rất cặn kẽ về điểm đến qua việc trao đổi với người dân địa phương. Đặc biệt 3 vị khách này đã tự tìm đến nhà nghệ nhân Lê Văn Cam ở làng gốm Bát Tràng để hiểu thên về quy trình làm gốm cũng như đời sống sinh hoạt của làng cổ Việt Nam. Có 12 vị khách khác cũng có quan hệ xã giao với người dân địa phương. Họ cũng hiểu được chút ít về điểm du lịch qua vệc trao đổi với người dân địa phương dưới sự giúp đỡ của hướng dẫn viên. Còn lại 15 vị khách quốc tế khách chỉ là quan hệ mua- bán trao đổi. Có một điệu đáng quan tâm là tất cả các du khách quốc tế này đều rất mong muốn có sự tìm hiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17020.DOC