MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Nội dung chi tiết của đề tài 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 4
1.1. Tăng trưởng kinh tế 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế 4
1.1.3. Các thước đo tăng trưởng kinh tế 5
1.1.3.1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 5
1.1.3.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6
1.1.3.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) 6
1.1.3.4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI) 6
1.1.3.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) 6
1.1.3.6. Thu nhập bình quân đầu người 6
1.1.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 6
1.1.4.1. Nhân tố kinh tế 6
1.1.4.2. Nhân tố phi kinh tế 9
1.2. Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 10
1.2.1. Những quan niệm về nghèo đói 10
1.2.2. Các thước đo nghèo đói 11
1.2.2.1. Phương pháp xác định nghèo đói của WB 11
1.2.2.2. Phương pháp của Việt Nam 12
1.2.3. Các chỉ số đánh giá nghèo đói 13
1.2.3.1. Nghèo khổ về thu nhập 13
1.2.3.2. Nghèo khổ con người (nghèo khổ tổng hợp) 13
1.2.4. Các nhân tố tác động đến nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 14
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 14
1.2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.2.4.3. Các nhân tố về điều kiện nội tại của các hộ đói nghèo 15
1.2.5. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay 16
1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 17
1.3.1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo 17
1.3.1.1. Nội dung 17
1.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá 18
1.3.2. Vai trò của xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế 22
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 22
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên 22
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái 24
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MỘC CHÂU 27
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.1. Vị trí địa lý 27
2.1.1.2. Địa hình 27
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 28
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động 30
2.1.2.2. Đặc điểm văn hoá 31
2.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật 31
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội 33
2.1.3.1. Những thuận lợi 33
2.1.3.2. Những khó khăn, tồn tại 34
2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở huyện Mộc Châu 34
2.2.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu 34
2.2.2. Cơ cấu kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 35
2.2.3. Tăng trưởng kinh tế trong các ngành 37
2.2.3.1. Ngành nông , lâm, ngư nghiệp 37
2.2.3.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 41
2.2.3.3. Về dịch vụ, du lịch 42
2.3. Thực trạng đời sống và vấn đề nghèo đói ở huyện Mộc Châu 44
2.3.1. Thực trạng về đời sống 44
2.3.1.1. Mức sống nói chung 44
2.3.1.2. Vấn đề việc làm 44
2.3.1.3. Sức khoẻ 45
2.3.1.4. Giáo dục 45
2.3.1.5. Nhà ở và vệ sinh 46
2.3.2. Thực trạng nghèo đói 46
2.4. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 51
2.4.1. Thực hiện các chính sách xã hội đối với người nghèo 51
2.4.1.1. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế 51
2.4.1.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục 52
2.4.1.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở 53
2.4.1.5. Chính sách trợ cấp cho người nghèo 54
2.4.2. Thực hiện các chương trình, dự án 55
2.4.2.1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 55
2.4.2.2. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng 56
2.4.2.3. Kết quả thực hiện dự án đào tạo cán bộ xã, bản và cộng đồng 56
2.4.2.4. Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý 57
2.4.2.5. Kết quả thực hiện ưu tiên đầu tư dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở 32 bản ĐBKK 58
2.5. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 58
2.5.1. Độ co giãn của nghèo đói đối với tăng trưởng 59
2.5.2. So sánh tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm tỷ lệ nghèo. 61
2.5.3. Tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân của 40% dân số nghèo nhất với tốc độ tăng thu nhập bình quân chung 62
2.6. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 63
2.6.1. Thành tựu 63
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân 65
2.6.2.1. Hạn chế 65
2.6.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN MỘC CHÂU 69
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 69
3.1.1. Cơ hội 69
3.1.2. Thách thức 70
3.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu đến năm 2015 71
3.2.1. Mục tiêu chung 71
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 71
3.2.2.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 71
3.2.2.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo 74
3.3. Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu 75
3.3.1. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng 75
3.3.1.1. Giải pháp về vốn 75
3.3.1.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ 76
3.2.1.3. Giải pháp về chính sách và thị trường 77
3.3.1.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 77
3.3.2. Đảm bảo tăng trưởng trên diện rộng, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn 78
3.3.3. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá 78
3.3.4. Thực hiện thương mại hoá trong nông nghiệp để giảm nghèo 80
3.3.5. Tăng cường vai trò của rừng trong công cuộc giảm nghèo 80
3.3.6. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo. 82
3.3.6.1. Giải pháp về phía Nhà nước 82
3.3.6.2. Giải pháp về phía địa phương 82
3.3.6.3. Giải pháp về phía người dân 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng chăn nuôi như đàn bò sữa, bò lai Sind, bò thịt địa phương, đàn lợn hướng nạc, các giống gia cầm như gà tam hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan pháp… đang được nhân rộng.
+ Chăn nuôi bò sữa:
Với lợi thế về khí hậu, đất đồng cỏ huyện Mộc Châu xác định đây là lợi thế để phát triển đàn bò sữa, năm 1980 đàn bò sữa của huyện đã có 1.855 con, tuy nhiên do gặp khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như trong quản lý nên đàn bò sữa bị suy giảm, đến năm 1991 còn 1.326 con. Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới quản lý chuyển đàn bò cho hộ gia đình chăn nuôi và việc đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại của Pháp và New Zeland chuyền sản xuất sữa tươi thanh trùng công suất 6,5 tấn/ngày và các sản phẩm khác như sữa khô đặc, bơ tươi, kem đạt 500 tấn sản phẩm/năm nên đàn bò sữa đã được phát triển. Năm 2009 đàn bò sữa đã phát triển lên 5.237 con, sản lượng sữa đạt trên 11.000 tấn/năm. Cùng với việc gia tăng tổng đàn, chất lượng đàn bò cũng được nâng lên nhờ cải tạo giống với việc lai tạo bò mẹ giống Hà Lan (Hostein Frisian) với bò đực Zêcxây và AFF của Australia cho phép tạo ra giống mới có năng suất cao: 4.000 - 4.200kg/chu kỳ 305 ngày.
Quy mô phát triển bò sữa hiện đang được nghiên cứu mở rộng đến các xã, thị trấn có điều kiện chăn nuôi bò sữa trong toàn huyện, chăn nuôi bò sữa thực sự đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho hàng trăm hộ gia đình, với giá thu mua sữa tươi như hiện nay mỗi con bò sữa sẽ mang lại thu nhập từ 10 -20 triệu đồng/con/năm. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò và sản xuất sữa hiện còn gặp một số hạn chế như đòi hỏi kỹ thuật và vốn đầu tư cao, thị trường tiêu thụ sữa của địa phương không lớn do đại đa số dân cư chưa có tập quán dùng sữa thường xuyên, thị trường chính là Hà Nội và các trung tâm đô thị lớn lại ở xa, chi phí vận chuyển sữa tươi đòi hỏi phương tiện chuyên dùng làm tăng giá thành. Đây là yếu tố hạn chế khả năng phát triển mạnh và rộng khắp đàn bò sữa trong huyện.
b. Thuỷ sản:
Toàn huyện đến năm 2009 có 95,5 ha diện tích mặt nước ao hồ, đã khai thác để nuôi thả cá, sản lượng đạt 164,7 tấn, tăng 12,65% so với năm 2000. Ngoài diện tích nuôi thả, huyện còn có diện tích mặt nước hồ thủy điện Sông Đà dọc theo 7 xã vùng lòng hồ Sông Đà có thể khai thác thuỷ sản theo phương thức đánh bắt và nuôi cá lồng. Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên sông suối năm 2008 đạt 96,3 tấn, tăng bình quân 2,85 %/năm.
Mộc Châu là một huyện miền núi nhưng có quy mô mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản (cả nuôi trồng và đánh bắt), có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu như có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả cá đánh bắt… thì có thể phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà trong thời kỳ 2011- 2015 và những năm tiếp theo.
c. Lâm nghiệp
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu 1990. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng với các dự án 219, 747 và 327, 661... Lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm nghiệp xã hội, đã giao đất khoán rừng đến hộ gia đình, các Lâm trường đã chuyển hoạt động từ khai thác lợi dụng rừng là chính sang khoanh nuôi, bảo vệ, xây dựng vốn rừng và dịch vụ 2 đầu cho các hộ gia đình. Hệ thống rừng trồng, vườn ươm bước đầu được xây dựng, củng cố.
Đã bảo vệ và phát triển được vốn rừng qua các chương trình dự án 327,7 47, chương trình trồng 5 triệu ha rừng và thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục. . .vì vậy, đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng làm nương rẫy, trong 10 năm qua (2000- 2009) đã trồng mới được 7.412,55 ha rừng, tốc độ tăng bình quân 12,26 %/năm. Khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng hiện được trên 200 ngàn ha, nâng độ che phủ của rừng từ 36,5% năm 2000 lên 38,3% năm 2003 và 47,5% năm 2009.
Về công tác quản lý khai thác lâm sản: Trong những năm gần đây do tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và thực hiện đóng cửa rừng nên khối lượng khai thác lâm sản đã giảm dần: So với bình quân thời kỳ (1991 - 2000) sản lượng gỗ khai thác giảm 2,71%/năm, tình trạng khai thác trái phép, phát nương làm rẫy và cháy rừng ngày càng được hạn chế.
Đặc điểm tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Mộc Châu vẫn là rừng nghèo và rừng phục hồi, trữ lượng gỗ và tre nứa còn thấp so với khả năng phát triển. Diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng lâm nghiệp còn rất lớn điều đó cho thấy Mộc Châu vẫn còn có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp. Vì vậy, cần phải phát huy được thế mạnh đó và đầu tư có hiệu quả về phát triển nghề rừng trong những năm tới.
2.2.3.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đầu những năm 1990, khi chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Mộc Châu gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, giá trị tài sản cố định qúa ít ỏi, vốn sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để giao lưu tiếp cận với thị trường bên ngoài. Sau khi sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp, tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại tiên tiến, đến nay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đang đi dần vào thế ổn định và từng bước phát triển.
Thời kỳ (1991 - 2000) sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã góp phần quan trọng tạo bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường. Nhịp độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân 10 năm (1991 - 2000) là 32,21%.
Đến năm 2009 giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.018,7 tỷ đồng, tăng 14,61% so với năm 2008 (Giá so sánh). Trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước 289,3 tỷ đồng tăng 28,4%, kinh tế ngoài nhà nước 76,4 tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2008; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.870 triệu đồng, tăng 1,4%. Một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến vẫn được giữ thế ổn định và tăng so với cùng kỳ năm trước như sản phẩm sữa thanh trùng tăng 51,5%, sữa UHT tăng 82,8%, sữa cô đặc tăng 12,6%; thức ăn gia súc 51,9%; điện thương phẩm tăng 37,9%, gạch tuy nel tăng 9%, gạch đất nung tăng 6,3%...Bên cạnh đó một số sản phẩm chủ yếu sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước như quần áo các loại, chè khô các loại giảm 2,6%....
Trong thời gian qua tuy có những tiến bộ đáng kể, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp như: Nhà máy gạch tuy nen 10 triệu viên/năm, chế biến gỗ, xây dựng được 2 nhà máy thuỷ điện nhỏ tại xã Chiềng Khoa, Hua Păng, lắp ráp và đưa vào hoạt động 2 dây chuyền chế biến chè Đài Loan và Nhật bản, nâng cấp dây chuyền chế biến sữa. Một số chỉ tiêu đã thực hiện tăng so với quy hoạch khẳng định sự phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy bộ mặt xã hội không ngừng đổi mới, khoảng cách đô thị và nông thôn được từng bước cải thiện rút ngắn, tỷ lệ hộ được sử dụng điện năm 2009 đạt 85% tăng 20% so với năm 2003. Song tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của huyện đạt còn thấp, sản phẩm một số ngành chế biến chưa nhiều, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện.
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quy hoạch cần có định hướng để tập trung đầu tư cho công nghiệp chế biến nông lâm sản như: Chè, sữa, tơ tằm, bột giấy và gỗ xuất khẩu nhập thiết bị hiện đại, công nghệ cao, đào tạo cán bộ quản lý giỏi, công nhân có tay nghề cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì... và công tác tiếp thị, để sản phẩm công nghiệp của huyện có thể cạnh tranh được, có chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như tham gia vào xuất khẩu.
2.2.3.3. Về dịch vụ, du lịch
Hoạt động thương mại phát triển mạnh, hàng hoá phong phú đa dạng, đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, lưu thông vật tư hàng hoá có nhiều tiến bộ và ngày càng thông thoáng hơn. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2000 đạt 103.113,9 triệu đồng tăng lên 147.557 triệu đồng vào năm 2003 và 293.126 triệu đồng năm 2009 ; tốc độ tăng bình quân (1996 - 2000) là 7,85 %/năm, (2000 - 2009) là 15,24%/năm.
Trong những năm gần đây, do hoạt động thương mại tăng nhanh nên đã góp phần đưa thị trường của huyện hoà nhập với thị trường chung của cả tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, giá cả tương đối ổn định, song sức mua của dân còn thấp. Hàng nông lâm sản, hàng công nghiệp địa phương chất lượng chưa cao, chưa tạo được nguồn sản phẩm hàng hoá ổn định cho huyện.
- Dịch vụ thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2009 ước đạt 607,5 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ các mặt hàng thiết yếu như muối i ốt, dầu hoả... phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư nhất là trong dịp lễ, tết; tăng cường công tác kiểm tra thị trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức Hội chợ thương mại lần thứ 6, với tổng doanh thu khoảng 5 tỷ đồng, thu hút được khoảng 60.000 lượt người từ các nơi đến trao đổi mua bán hàng hoá, tăng sức quảng bá sản phẩm hội nhập thị trường.
UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo áp dụng các biện pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả, kiểm tra và xử lý các trường hợp buôn bán và gian lận thương mại, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Dịch vụ vận tải: Theo kết quả điều tra vận tải, tổng doanh thu ngành vận tải (cá thể) năm 2009 ước đạt 89.681 triệu đồng, trong đó doanh thu vận tải hàng hoá tăng 7,6%, vận tải hành khách tăng 9,6%. Tổng mức luân chuyển hàng hoá đạt 59.784,2 ngàn tấn.km, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 127,4 ngàn người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 3.544 ngàn người.km, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2008.
- Dịch vụ du lịch: được quan tâm khai thác và phát triển gắn với các hoạt động văn hoá đặc trưng của các dân tộc, nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn, nhà hàng. Tiếp tục tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2009, đón khoảng 15.000 lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2008.
- Bưu chính viễn thông: Tổng doanh thu bưu chính viễn thông năm 2009 ước đạt 20.969 triệu đồng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó: Doanh thu viễn thông tăng 10%, doanh thu bưu chính tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tổng số máy điện thoại thuê bao khoảng 20.100 chiếc, tăng 12% so với cùng kỳ, bình quân toàn huyện đạt 131 máy/1.000 dân.
- Dịch vụ tín dụng, ngân hàng: đã có nhiều tiến bộ trong việc huy động nguồn vốn sản xuất, đời sống, góp phần ổn định giá cả thị trường, thực hiện cho vay vốn sản xuất cho trên 20 ngàn hộ, tạo việc làm cho khoảng 40 ngàn lao động, xoá đói giảm nghèo cho trên 25 ngàn hộ.
- Dịch vụ khách sạn nhà hàng: trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở kinh doanh thương mại khách sạn nhà hàng của huyện tăng đột biến. Tính đến ngày 1/7/2009, toàn huyện có 3.021 cơ sở kinh doanh với tổng số 4.146 người kinh doanh. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng các dịch vụ này cũng tăng theo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong huyện và phục vụ du khách từ mọi miền. Doanh thu từ các loại hình kinh doanh này ngày càng cao, góp phần đáng kể vào tăng GDP của huyện.
2.3. Thực trạng đời sống và vấn đề nghèo đói ở huyện Mộc Châu
2.3.1. Thực trạng về đời sống
2.3.1.1. Mức sống nói chung
Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng của tổng sản lượng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cũng được nâng lên qua các năm. Thu nhập tăng đã làm cho mức sống của người dân được cải thịên, mức hưởng thụ văn hoá xã hội ngày càng cao.
Biểu 2.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp huyện Mộc Châu
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Thu nhập bình quân đầu người
Trđ
6,5
7,5
8,2
8,9
10,5
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
%
27,5
26,5
25
24,5
23
Dân số được dùng nước sạch
%
75
78
79
80
82
Tỷ lệ hộ được dùng điện
%
60
65
70
75
85
Tỷ lệ hộ được xem truyền hình
%
70
75
80
85
86
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Mộc Châu cung cấp
Tuy nhiên, mức tăng thu nhập không nhiều và thu nhập bình quân đầu người của huyện thấp so với mức chung của cả nước. Năm 2009, mức thu nhập bình quân đầu người ở huyện là 10,5 triệu đồng/người/năm trong khi đó của cả nước là hơn 20 triệu đồng/người/năm Theo nguồn:
. Thu nhập thấp khiến cho mức sống của phần lớn người dân nơi đây là thấp. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 23% năm 2009, cao hơn mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 82% trong khi của cả nước là gần 90% Theo nguồn:
.
2.3.1.2. Vấn đề việc làm
Trong những năm gần đây, nguồn lao động của huyện rất dồi dào và tăng nhanh. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và các nhà máy, doanh nghiệp tư nhân đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn lao động ở huyện có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp hoặc không qua đào tạo, chỉ có khoảng 10% lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Đặc biệt ở những vùng khó khăn, người dân không có cơ hội kiếm được việc làm khác ngoài nông - lâm nghiệp do những vùng kém phát triển, nhu cầu lao động không có hoặc rất ít nhưng lao động nông nghiệp rất căng thẳng do tính thời vụ nghiêm ngặt, mỗi vụ trong năm nông dân hường tập trung vào 2 tháng (1 tháng gieo cấy, 1 tháng thu hoạch) và những ngày đó thời gian lao động lên tới 12 – 14 giờ/ngày, khi hết thời vụ thì nông dân thường nghỉ hoặc đi lấy củi, làm thuê… Lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp nên khi qua mùa vụ thường có nhiều hộ gia đình thiếu hoặc không có việc làm – đây là một gánh nặng lớn (trong khi đó 1 lao động phải nuôi 2,1 người kể cả bản thân trong điều kiện năng suất lao đông còn rất thấp).
2.3.1.3. Sức khoẻ
Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt công tác thăm, khám, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác tiêm chủng mở rộng, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình được quan tâm thực hiện thường xuyên và ổn định. Sức khoẻ của nhân dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi năm 2009, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động, 55% trạm y tế có bác sỹ, tỷ lệ người mắc các bệnh xã hội ngày càng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao (23% năm 2009), đặc biệt ở những xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ này vào khoảng trên 40%. Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh cũng khá cao (24%) do là huyện miền núi, điều kiện sống của rất nhiều bà con dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa được đẩy mạnh.
2.3.1.4. Giáo dục
Trong những năm qua, số lượng học sinh phổ thông ở huyện tiếp tục tăng nhất là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; học sinh Tiểu học trong 5 năm tăng bình quân 4,5%/năm, trung học cơ sở tăng 18%, trung học phổ thông tăng 23,3%. Đến hết năm 2008: 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học; đến năm 2009 có 8/29 xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Thực hiện phong trào khuyến dạy, khuyến học, tăng cường công tác xoá mù chữ, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung trong dạy và học. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học ở hầu hết các cấp là chưa cao, trình độ văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của huyện còn nhiều hạn chế. Đa số họ mù chữ hoặc tái mù chữ, rất ít hộ có văn hoá lớp 8-9. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi không được đi học khá cao (khoảng 50%). Nguyên nhân của hiện tượng này là do gia đình các em rất nghèo, phần nữa là do trường lớp xa thôn bản các em sinh sống, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn.
2.3.1.5. Nhà ở và vệ sinh
Nhà ở là một trong ba nhu cầu thiết yếu nhất của con người (ăn, ở, mặc), mức sống của hộ gia đình cũng một phần được thể hiện qua sự kiên cố, hiện đại của ngôi nhà. Những năm gần đây, ở huyện mọc lên vô số những nhà cao tầng, khang trang, sạch đẹp, điều đó chứng tỏ một điều đời sống của nhân dân đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ gia đình trong huyện có nhà cao tầng là 26,2%, nhà ngói và nhà cấp IV là 73,5%, tỷ lệ hộ ở lều nán tạm bợ là 1,3%. Hầu hết các hộ gia đình nghèo tiện nghi trong gia đình thường không có gì ngoài bàn ghế, giường, tủ… còn các gia đình giàu có, khá giả thì tiện nghi đầy đủ, hiện đại.
Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch sinh hoạt ngày càng tăng (75% năm 2005 lên 82% năm 2009). Số còn lại sử dụng nước ao, ngòi, sông, suối. Trong mùa khô nhiều nơi không có nước sinh hoạt. Số hộ đủ công trình vệ sinh (nhà tắm, hố tiêu) ở vùng thị trấn là 96%, ở vùng sâu, vùng xa là 41%.
2.3.2. Thực trạng nghèo đói
Là một huyện miền núi nghèo, nội lực kinh tế còn yếu kém, lợi thế so sánh trong đầu tư và phát triển kém, song những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mộc Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể qua các năm. Năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 45,2%, giảm xuống 38,14% năm 2005 và 25,2% năm 2009.
Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH)
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009
Theo số liệu thống kê, số hộ nghèo đói của huyện năm 2009 là 8.795 hộ - chiếm 25,2% tổng số hộ dân cư. Theo đánh giá sơ bộ thì trong tổng số 8.795 hộ nghèo đói thì số hộ là dân tộc H’Mông và dân tộc Thái chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Thu nhập chính của các hộ này là sản phẩm của nông – lâm nghiệp (trong nông nghiệp thì sản phẩm trồng trọt là chính, trong lâm nghiệp thì sản phẩm nghề rừng là chính). Giá trị ngày công lao động của nông dân rất thấp (khoảng 10-15 nghìn đồng một người/ngày). Với mức này thì lao động của họ cũng chỉ đủ ăn từng bữa mà không có tích luỹ, tái sản xuất.
Biểu 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu so với cả nước và của vùng
Tây Bắc
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)
Năm
2002
2004
2006
2007
2008
2009
Cả nước
28,9
18,1
15,47
14,75
12,1
11
Vùng Tây Bắc
68
58,6
53,5
33,8
28,7
24
Huyện Mộc Châu
44,7
40,6
33,1
30,5
25,38
25,2
Nguồn:- Niên giám thống kê năm 2004 và 2008
- Niên giám thống kê huyện Mộc Châu các năm 2004,2007, 2009
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Châu đến năm 2020
Qua bảng số liệu ta thấy rằng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu luôn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của cả nước. Năm 2002, tỷ lệ nghèo của huyện là 44,7% trong khi của cả nước là 28,9%. Đến năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 25,2% nhưng vẫn cao gấp hơn 2 lần tỷ lệ hộ nghèo của cả nước (11%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu lại thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo của vùng Tây bắc. Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo của vùng Tây Bắc là 58,6% trong khi của Mộc Châu là 40,6% (thấp hơn 18%), năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Tây Bắc là 28,7%, của Mộc Châu là 25,8% (thấp hơn 2,9%). Đến năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của Mộc Châu là 25,2%, cao hơn 1,2% so với tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây bắc. Điều đó cho thấy, tuy tỷ lệ hộ nghèo của Mộc Châu nhìn chung là thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây bắc nhưng tốc độ giảm nghèo lại chậm hơn nhiều, sự phân bố nghèo đói ở huyện cũng không đồng đều:
Biểu 2.5: Phân bố nghèo đói ở huyện Mộc Châu
Số TT
Tên xã
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số hộ
Số hộ nghèo
% hộ nghèo
số hộ
Số hộ nghèo
% hộ nghèo
số hộ
Số hộ nghèo
% hộ nghèo
Số hộ
Số hộ nghèo
% hộ nghèo
Số hộ
Số hộ nghèo
% hộ nghèo
TOÀN HUYỆN
32,029
11,761
36.72
32,868
10,436
31.75
33,669
10,274
30.51
35,755
8,795
24.60
35,755
9,009
25.20
I
Vùng dọc quốc lộ 6
20,549
5,827
28.36
20,979
4,880
23.26
21,435
4,653
21.71
22,417
4,048
18.06
22,417
4,111
18.34
1
Tân Lập
1,864
581
31.17
1,904
530
27.84
1,983
463
23.35
2,009
194
9.66
151
7.52
2
Vân Hồ
1,401
553
39.47
1,495
520
34.78
1,549
344
22.21
1,641
346
21.08
346
21.08
3
Mường Sang
1,184
412
34.80
1,203
385
32.00
1,228
317
25.81
1,276
204
15.99
180
14.11
4
Đông Sang
944
367
38.88
978
335
34.25
995
342
34.37
1,017
324
31.86
324
31.86
5
Phiêng Luông
653
224
34.30
669
190
28.40
673
221
32.84
679
175
25.77
100
14.73
6
Chiềng Khoa
933
380
40.73
958
330
34.45
953
411
43.13
1,057
338
31.98
440
41.63
7
Tô Múa
940
408
43.40
981
395
40.27
1,022
408
39.92
1,101
429
38.96
416
37.78
8
Hua Păng
832
346
41.59
907
305
33.63
936
300
32.05
968
312
32.23
306
31.61
9
TT Nông trường
6,354
1,052
16.56
6,358
850
13.37
6,362
643
10.11
6,488
527
8.12
538
8.29
10
Chiềng Yên
842
477
56.65
825
145
17.58
859
487
56.69
867
609
70.24
624
71.97
11
TT Mộc Châu
2,429
216
8.89
2,472
150
6.07
2,510
76
3.03
2,811
45
1.60
38
1.35
12
Lóng Luông
837
339
40.50
887
315
35.51
941
348
36.98
1,005
281
27.96
329
32.74
13
Chiềng Hắc
1,336
472
35.33
1,342
430
32.04
1,424
293
20.58
1,498
264
17.62
319
21.30
II
Vùng dọc Sông Đà
6,942
3,510
50.56
7,135
3,298
46.22
7,223
3,243
44.90
7,806
2,956
37.87
7,806
3,020
38.69
1
Tân Hợp
986
514
52.13
1,040
450
43.27
1,071
526
49.11
1,152
578
50.17
606
52.60
2
Nà Mường
871
369
42.37
890
335
37.64
908
203
22.36
946
186
19.66
171
18.08
3
Tà Lại
570
232
40.70
586
215
36.69
587
210
35.78
747
190
25.44
183
24.50
4
Suối Bàng
654
469
71.71
650
440
67.69
658
476
72.34
725
381
52.55
430
59.31
5
Quy Hướng
756
338
44.71
765
316
41.31
781
339
43.41
862
310
35.96
339
39.33
6
Song Khủa
1,011
481
47.58
1,040
435
41.83
1,065
466
43.76
1,103
351
31.82
348
31.55
7
Liên Hoà
555
331
59.64
574
312
54.36
584
293
50.17
624
354
56.73
381
61.06
8
Mường Tè
736
301
40.90
765
455
59.48
786
342
43.51
820
276
33.66
202
24.63
9
Quang Minh
402
178
44.28
415
160
38.55
426
167
39.20
442
121
27.38
109
24.66
10
Mường Men
401
297
74.06
410
180
43.90
357
221
61.90
385
209
54.29
251
65.19
III
Vùng cao biên giới
4,538
2,424
53.42
4,754
2,258
47.50
5,011
2,378
47.46
5,532
1,791
32.38
5,532
1,878
33.95
1
Chiềng Xuân
1,668
1,088
65.23
439
1,033
235.31
474
344
72.57
510
246
48.24
211
41.37
2
Xuân Nha
698
0.00
714
417
58.40
781
320
40.97
509
65.17
3
Tân Xuân
611
0.00
659
526
79.82
728
528
72.53
567
77.88
4
Lóng Sập
675
408
60.00
728
370
50.82
742
408
54.99
850
260
30.59
232
27.29
5
Chiềng Khừa
531
291
59.88
579
275
47.50
605
266
43.97
609
121
19.87
141
27.29
6
Chiềng Sơn
1,664
637
39.96
1,699
580
34.14
1,817
417
22.95
2,054
316
15.38
218
10.61
Nguồn: Báo cáo tình hình nghèo đói – UBND huyện Mộc Châu
Từ biểu trên ta thấy tiến bộ đạt được trong xoá đói, giảm nghèo là không đồng đều. Các xã vùng sâu vùng xa, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này cao gấp từ 2 – 3 lần so với các xã vùng II, và các thị trấn. Huyện có 16 xã thuộc chương trình 135 có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50%: Chiềng Khừa, Lóng Sập, Xuân Nha, Tân Hợp, Suối Bàng, Mường Men… Ở các xã này, trên 40% dân số chưa được sử dụng điện, nước sạch sinh hoạt; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển, năng suất chỉ đạt trên 30 tạ/ha, thu nhập bình quân đạt 120 USD/năm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này nhưng mức độ chuyển biến chậm, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu ở các xã là do diện tích đất tự nhiên rộng, đất nông nghiệp chỉ chiếm 6%, trình độ sản xuất lạc hậu, kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp; đội ngũ cán bộ cơ sở yếu, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó người dân ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, cán bộ thiếu sự năng động, không phát huy nội lực và nỗ lực vươn lên, nhiều người không muốn vươn lên để thoát nghèo.
2.4. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mộc Châu đã được triển khai thực hiện một cách tích cực. Huyện đã thực hiện lồng ghép các chương trình,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25724.doc