Trong thời gian qua, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã đạt được một số ưu điểm sau:
Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua như:
- Thanh toán ngay
- Thanh toán sau
- Thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng chuyển khoản
- Thanh toán bằng điện chuyển khoản.
Việc linh hoạt trong thanh toán đã giúp cho các đại lý có số lượng vốn không nhiều hoặc đang khó khăn về vốn có thể lấy được hàng, để từ đó đáp ứng nhanh nhất được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra các đại lý của Công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau nên việc thanh toán cũng khác nhau. Do vậy mà việc tiêu thụ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Thiết kế và Thương mại Phát Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm phải phù hợp với mong muốn và khả năng thu nhập (khả năng thanh toán) của người mua. Vì thế doanh nghiệp phải chú ý hoàn thiện sản phẩm.
Với cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm hoàn thiện, sự bền vững và an toàn của sản phẩm nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm bất cứ sản phẩm nào cũng tuân theo tiêu chuẩn cái đẹp. Thường xuyên thay đổi vật liệu có ưu thế hơn so với vật liệu cũ để chế tạo ra sản phẩm mới đảm bảo tính thuận lợi, hiệu quả trong việc sử dụng sản phẩm, đảm bảo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sản xuất sản phẩm mới, sự cải tiến đổi mới sản phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu mặt hàng mới khi mặt hàng cũ có chiều hướng suy thoái là điều kiện cần thiết. Chu kỳ sống của sản phẩm có nhiều giai đoạn tương ứng với mỗi giai đoạn này cần có những Marketting phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp cho nhà kinh doanh thiết lập kế hoạch Marketting một cách phù hợp và thích ứng với các diễn biến của thị trường.
Sơ đồ 5: Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Mức
tiêu
thụ
hay lợi
nhuận
Giai đoạn
giới thiệu
Giai đoạn
phát triển
Giai đoạn
chín muồi
Mức tiêu thụ
Lợi nhuận
Giai đoạn
suy thoái
Thời gian
- Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là giai đoạn đặt trọng tâm vào chất lượng sản phẩm, chính sách thông tin lợi nhuận trong kỳ này thường là thấp vì lượng hàng hoá bán ra ít.
- Giai đoạn phát triển sản phẩm thì lợi nhuận trong giai đoạn này tăng lên vì hàng hoá bánra nhanh, chi phí khuyến mại được chia đều cho một lượng lớn sản phẩm, cho nên mục tiêu Marketting trong giai đoạn này là phải cố gắng chiếm được thị phần tối đa tập trung vào thâm nhập và mở rộng thị trường mới.
- Giai đoạn chín muồi, khối lượng hàng hoá tiêu thụ đạt đến cao nhất sau đó ngừng lại và giảm dần, lợi nhuận giảm xuống, hàng hoá bắt đầu có hiện tượng ứ đọng ở các kênh lưu thông, ở giai đoạn này doanh nghiệp phải có ý tưởng về sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm.
- Cuối cùng là giai đoạn suy thoái, lúc này doanh nghiệp phải giảm chi phí tối đa, tiêu thụ nhanh hoặc rút khỏi thị trường khi sản phẩm không còn thích ứng nữa, hạ giá theo đối thủ cạnh tranh.
4.2.3. Nghiên cứu chiến lược giá
4.2.3.1. Tính toán giá xuất phát từ chi phí đảm bảo lợi nhuận mục tiêu
Trước tiên giá bán phải được hình thành trên cơ sở cơ cấu chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, giá bán phải bù đắp các chi phí đã bỏ ra và có lãi. Các chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh trong sản xuất sản phẩm, bao bì, đóng gói, chi phí bán hàng, phân phối, các chi phí hỗ trợ Marketting.
Mặt khác, chi phí sản xuất phụ thuộc vào một phần giá bán, bởi vì giá bán còn ảnh hưởng đến khối lượng bán, khối lượng bán lại có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm. Do đó quan hệ “Chi phí – giá bán” không chỉ là quan hệ một chiều mà là quan hệ biện chứng.
Định giá bán xuất phát từ chi phí được tính bằng công thức sau đây.
G = Z + m.
Trong đó:
G: Là giá bán đơn vị sản phẩm (đồng)
Z: Là giá thành toàn đơn vị sản phẩm (đồng)
M:Là lợi nhuận mục tiêu.
4.2.3.2. Tính giá trên cơ sở phân tích hoà vốn.
Việc phân tích hoà vốn chp phép xác định mức doanh số cần thiết tương ứng với hoàn cảnh chi phí nhất định để có bù đắp được những chi phí đã bỏ ra và đạt hoà vốn, nghĩa là cân bằng giữa thu và chi.
Xác định hoà vốn chính xác là xác định khối lượng hàng hoá cần thiết bán ra thị trường để doanh số bán ra đủ bù đắp toàn bộ chi phí kinh doanh với giá cả thị trường đã xác định hay dự kiến. Phương pháp chung để xác định điểm hoà vốn là dựa trên cơ sở của việc phân tích doanh thu và chi phí chung của doanh nghiệp.
Ta có công thức:
FC
Q =
P – AVC
Trong đó:
Q: Là số sản phẩm sản xuất tiêu thụ để hoà vốn
FC: Là tổng chi phí cố định
P: Là giá bán đơn vị sản phẩm
AVC: Là chi phí biến đổi/một đơn vị sản phẩm.
4.2.3.3. Xác định giá cả trên cơ sở cảm nhận được giá trị của hàng hoá.
Hiện nay các Công ty và các doanh nghiệp nổi tiếng đã áp dụng phương pháp tính giá thuế xuất phát từ giá trị cảm nhận được của giá trị hàng hoá của mình. Họ xem yếu tố cơ bản để hình thành giá không phải là chi phí của sản xuất mà là sự chấp nhận được của người mua. Đã hình thành trong ý thức người tiêu dùng những ý niệm về giá trị của hàng hoá.
Ở các khung cảnh khác nhau, giá của một sản phẩm sẽ khác nhau tuỳ theo khả năng cảm nhận được của người mua.
4.2.3.4. Xác định giá trên cơ sở giá hiện hành
Khi định giá dựa vào mức giá hiện hành, doanh nghiệp thường dựa vào giá của các đối thủ cạnh tranh, ít quan tâm hơn đến các chỉ tiêu chi phí hay nhu cầu. Giá hàng hoá của doanh nghiệp có thể cao hay thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp so với chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
4.3. Nghiên cứu chiến lược phân phối sản phẩm.
Mục đích và nhiệm vụ của việc phân phối sản phẩm.
- Cung cấp sản phẩm (đảm bảo chất lượng) đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu đúng lúc, đúng địa điểm và mang tính kinh tế cao.
- Cung cấp các dịch vụ thuận tiện kèm theo sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, để làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình kênh phân phối hợp lý dựa vào các tính chất và vị trí của hàng hoá đó trên thị trường. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải dựa vào các phần tử trung gian với các chiến lược trung gian của doanh nghiệp. Phân phối qua trung gian sẽ hiệu quả và kế hoạch hơn nhờ giảm được các mối quan hệ giữa nhà sản xuất với từng cá nhân khách hàng. Vì vậy việc tồn tại các trung gian phân phối là một điều cần thiết.
Các yếu tố cấu thành kênh phân phối trong Marketting bao gồm các phần tử trung gian nguồn cung ứng, người tiêu dùng các hoạt động quảng cáo yểm trợ. Mỗi luồng lá 1 luồng mắt xích tạo nên luồng phân phối hàng hoá của doanh nghiệp.
+ Xác định chiều dài kênh (trực tiếp hay gián tiếp).
+ Xác định kiểu kênh khác nhau sẽ được sử dụng.
+ Xác định các thành viên của kênh.
+ Xác định chiều rộng của kênh (số lượng trung gian ở mỗi cấp của kênh).
Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định cho mình kênh phân phối tổng quát theo sơ đồ sau:
Kênh phân phối sản phẩm tổng quát trong hoạt động marketting
Người tiêu dùng
cuối cùng
Các phần tử
trung gian
Người sản xuất
4.3.1 Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến yểm trợ thúc đẩy tiêu thụ.
Chiến lược thúc tiến yểm trợ bao gồm:
- Quảng cáo: Bao gồm các hoạt động giới thiệu và truyển đi các thông tin về sản phẩm, về hình ảnh của doanh nghiệp, nhằm kích thích khách hàng, dịch vụ, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Kích thích tiêu thụ là những biện pháp tức thời nhằm khuyến khích mua hoặc bán trong dịch vụ như phổ biến và doi moi da dang hoa san pham hang hoa, triết khấu và ưu đãi...
- Tuyên truyền: Nhằm đưa thông tin về khả năng vị thế của doanh nghiệp đến khách hàng tuyên truyền về các tính năng ưu việt của sản phẩm đối với mọi người.
- Xúc tiến bán hàng: Bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong phạm vi không gian và thời gian nhất định, để nhằm thu hút người mua, người bán ví dụ như: các hoạt động trình bày triển lãm tham gia hội trợ, tài trợ các hoạt động văn hoá thể thao...
- Dịch vụ sau bán hàng: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, qua đó giúp doanh nghiệp phản ứng và có nhưng giải pháp thích hợp với thị trường, khách hàng
Các hoạt động như: Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, bảo hành sản phẩm ...
II. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Tình hình tiêu thụ
Do doanh nghiệp là công ty tiêu thụ nên không sản xuất ra sản phẩm mà chỉ nhập của các đối tác rồi phân phối cho các đại lý tiêu thụ.
Bảng 3: Tình hình xuất nhập hàng hóa (Mặt hàng nội thất, ngoại thất)
Tên hàng
2005
2006
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Tồn
1. Bàn ghế (bộ)
300
210
90
360
400
50
2. Tủ (chiếc)
250
130
120
300
380
40
3. Giường (chiếc)
200
140
60
260
290
30
4. Cửa (chiếc)
180
100
80
200
200
80
Tổng số
930
580
350
1120
1270
200
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng hàng hóa nhập của năm 2006 tăng 20,04% so với năm 2005 nguyên nhân là do năm 2006 tiêu thụ lớn hơn năm 2005 2,2 lần cũng chính là lí do làm cho chi phí bảo quản và lưu kho của công ty giảm so với năm trước. Tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2006 tương đối khả quan, công ty cần có kế hoạch Marketting tốt hơn trong năm tới để duy trì và đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng hóa và thu lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thiết Kế và Thương Mại Phát Gia được thể hiện qua các năm như sau:
Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 2006)
(Đơn vị: 1000 vnđ)
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh (lần)
05/04
06/05
1
Tổng doanh thu
833.725
2.254.015
3.924.000
2,55
1.74
2
Các khoản giảm trừ
1.456
2.500
3.520
1,70
1.40
3
Doanh thu thuần
882.269
2.251.515
3.920.480
4
Giá vốn hàng bán
748.500
2.052.425
3.593.878
2,74
1.75
5
Lãi gộp
133.769
199.090
326.602
1,49
1.64
6
Chi phí bán hàng
46.870
76.185
146.500
1,60
1.92
7
Chi phí khác
10.125
25.610
44.576
8
Lợi nhuận KD thuần
76.774
97.295
135.526
1,27
1.39
9
Thu nhập HĐTC
10.810
15.800
20.419
10
Lợi nhuận HĐTC
0
0
0
11
Thu nhập bất thường
200
3.825
4.725
12
Chi phí bất thường
100
180
300
13
LN bất thường
100
180
100
14
LN trước thuế
87.787
116.920
160.470
15
Thuế TNDN
28.091
37.414
51.350
16
LN sau thuế
59.693
79.506
109.120
1.33
1.37
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2004 doanh thu đạt 833.725 (nghìn vnđ) và chỉ sau 01 năm doanh thu đạt gấp 2,55 lần tương ứng 2.254.015 (nghìn vnđ) so với năm 2004 mức tăng trưởng qua các năm tiếp theo năm 2006 so với năm 2005 là 1,74 lần. Như vậy qua một số chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận cho thấy chiều hướng kinh doanh của công ty đang rất tốt. Để đạt được điều đó công ty đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty như: Tìm kiếm thị trường mở rộng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng làm cho doanh thu tăng cao qua các năm cụ thể về số tương đối năm 2005 tăng 155% lần so với năm 2004 và năm 2006 tăng 74% so với năm 2005. Có thể nói đây là tỉ lệ tăng trưởng khá cao đối với một doanh nghiệp mới thành lập. Tất cả những kết quả hoạt động kinh doanh đạt được là do công ty đã vận dụng tốt các yếu tố về thị trường, các chiến dịch Marketting và hơn hết chính là sự làm việc nghiêm túc của tập thể cán bộ công nhân nói chung và của toàn công ty nói riêng. Công ty cần duy trì khả năng phát triển hiện có và cần có các kế hoạch phát triển chiến lược dài hạn hiệu quả hơn trong các năm tới.
Về lợi nhuận: Hàng năm công ty làm ăn đều phát sinh lãi và lợi nhuận tăng đều qua các năm.
- Lợi nhuận đạt 79.506 (nghìn vnđ) năm 2005 tăng 33% so với năm 2004.
- Lợi nhuận đạt 109.120 (nghìn vnđ) năm 2006 tăng 37% so với năm 2005.
Về giá vốn hàng bán: So với tổng doanh thu thì tỷ trọng giá vốn hàng bán tương đối cao nhưng đó cũng là điều hợp lý so với lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Trong những năm qua hòa vào xu thế phát triển chung của đất nước công ty đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Công ty đã nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường, năng động linh hoạt trong kinh doanh làm ăn một cách có hiệu quả mang lại thu nhập cho công ty cũng như các thành viên trong công ty, ngoài ra công ty còn đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước cụ thể là:
- Năm 2004 thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho ngân sách là 28.091 (nghìn vnđ).
- Năm 2005 là: 37.414 (nghìn vnđ).
- Năm 2006 là: 51.350 (nghìn vnđ).
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Doanh thu chi phí
Năm
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, phương hướng năm 2007
Trong năm 2006, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thị trường trong sự cạnh tranh rất quyết liệt đối với ngành nội thất ngoại thất sản xuất trong nước và mặt hàng chốn lậu thuế, còn tiếp tục chịu ảnh hưởng do những biến động tình hình kinh tế của khu vực, các điều kiện về thời tiết mưa bão kéo dài gây lũ lụt ở Miền Trung.... Đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh - tài chính năm 2006
1. Thực hiện các chỉ tiêu:
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
2006
Thực hiện
2006
% so sánh
So với KH 2006
So với
TH 2005
1
Giá trị tổng sản lượng
Ng.đồng
100.523
104.873
104,33
113,07
2
- Doanh thu (có thuế)
- DT (Chưa có thuế)
Ng.đồng
123.926
129.583
117.803
104,5
109,91
3
Lợi nhuận phát sinh
Ng.đồng
1.230
1.752
142,43
249,6
4
- Các khoản nộp ngân sách (phải TH)
- Các khoản nộp ngân sách (đã TH)
Ng.đồng
6.110
7.245
8.645
118,58
141,49
85,96
102,57
5
Sản lượng sản phẩm chủ yếu: Đồ nội thất ngoại thất các loại
Ng.đồng
4.570
4.715
103,17
105,57
6
Tổng mức đầu tư XDCB
Ng.đồng
6.300
1.264
7
Thu nhập bình quân CBCNV
1000đ/tháng
850
900
106
112,5
3. Hoạt động tài chính năm 2006
a. Tổng số vốn kinh doanh thực hiện năm 2006: 22.573 triệu
- So với kế hoạch đạt: 100,22%
- So với thực hiện năm 2005 đạt: 101,26%.
Trong đó:
+ Vốn vay cấp đến cuối năm 2006: 8.023 ng.d
+ Vốn tự có bổ sung: 14.950 ngh.d
b. Tổng số giá trị tài sản hiện có (Theo sổ sách và kiểm kê): 49.208 ngh.d.
c. Sử dụng các nguồn lực do nhà nước giao, đảm bảo và phát triển vốn 100%.
d. Lợi nhuận phát sinh: Thực hiện năm 2006 trên 1 tỷ 752 ngh.d.
e. Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước:
- Thực hiện năm 2006 là: 7245 ngh.d
- So với kế hoạch năm 2006 đạt: 118,58%
- So với thực hiện năm 2005 đạt: 85,86%
Nguyên nhân chủ yếu là do giảm thuế nhập khẩu vật tư hang hoa thay bằng nguồn vốn khai thác trong nước.
f. Thực hiện thu - chi các loại vốn quỹ khác: chấp hành đúng chế độ quy định, chi trả tiền lương, tiền thưởng kịp thời và đầy đủ.
Công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ được cải tiến và có những tiến bộ đáng kể. Đưa công tác kế toán thực hiện 100% trên máy vin tính đạt hiệu quả cao, hệ thống báo cáo được thiết lập đầy đủ.
III. Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua.
1. Một số kết quả đạt được.
Phát Gia là một doanh nghiệp kinh doanh nội thật ngoại thất có tiếng trên thị trường Việt Nam đã từng bước ổn định và phát triển.
Máy móc thiết bị được cải tiến, sản phẩm chất lượng ngày một cao, chủng loại phong phú. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã đi vào tâm trí của người tiêu dùng trong cả nước. Thậm trí có những sản phẩm là món không thể thiếu trong trang trí nội thất của gia đình.
Trình độ tay nghề của lãnh đạo và công nhân trong công ty ngày càng được củng cố và nâng cao. Công nghệ và năng lực công nghệ ngày càng được đầu tư về chiều sâu. sản phẩm mới ngày càng phát triển đem lại công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty - góp phần giả quyết thất nghiệp, đồng thời làm phong phú thêm cho thị trường Đồ gỗ Việt Nam.
* Ưu điểm:
Trong thời gian qua, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã đạt được một số ưu điểm sau:
Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua như:
- Thanh toán ngay
- Thanh toán sau
- Thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng chuyển khoản
- Thanh toán bằng điện chuyển khoản.
Việc linh hoạt trong thanh toán đã giúp cho các đại lý có số lượng vốn không nhiều hoặc đang khó khăn về vốn có thể lấy được hàng, để từ đó đáp ứng nhanh nhất được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra các đại lý của Công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau nên việc thanh toán cũng khác nhau. Do vậy mà việc tiêu thụ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải theo dõi sát các đại lý để tránh tình trạng chiếm dụng vốn quá lâu, đọng vốn quá nhiều, nhất là tránh tình trạng không trả nợ được của khách hàng sẽ gây khó khăn về vốn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Để khuyến khích sức mua - Công ty đã sử dụng biện pháp chiết khấu lũy tiến đối với các đại lý của mình (tỷ lệ chiết khấu tỷ lệ thuận với số lượng mnua. Ngoài ra Công ty còn thường xuyên tổ chức các cuộc khuyến mại nhằm hướng người tiêu dùng vào một số loại sản phẩm nào đó. Tuy nhiên Công ty mới chỉ khuyến mại đến các đại lý cấp 1 và khuyến mại đối với một số sản phẩm khó tiêu thụ mà thôi, chứ chưa có các hình thức khuyến mại rộng rãi đến tận tay người tiêu dùng.
Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, công ty thường xuyên thu thập những thông tin phản hồi từ phía thị trường người tiêu dùng để chất lượng và mẫu mã sản phẩm của mình. Từ đó Công ty đưa ra những biện pháp hỗ trợ thích đáng đối với các đại lý của mình, do vậy mà Công ty đã tạo được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công ty và các đại lý. Điều này rất có lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ngoài ra Công ty còn tham gia các kỳ hội chợ giới thiệu các sản phẩm của mình, tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng, Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, tạp chí...
Chính nhờ những ưu điểm này mà Công ty luôn luôn vượt mức kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tốt đã đạt được, Công ty cũng không thể tránh khỏi một số những nhược điểm sau: đó là những tồn tại cần giải quyết.
2. Các tồn tại
2.1. Về sản phẩm
Mặc dù sản phẩm của Công ty trong những năm qua đã được cải tiến và nâng cấp đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá nhưng mẫu mã hàng hoá vẫn còn rất ít, chưa có thương hiệu độc quyền, khách hàng biết tới công ty là nhà cung ứng sản phẩm hàng hoá nội ngoại thất chưa nhiều.Vì thế nên thị phần của công ty trên thị trường vẫn ở mức rất nhỏ. Trong khi trên thị trường các sản phẩm Đồ gỗ có rất nhiều loại gây được sự ưu thích của người tiêu dùng, nhất là loại Đồ gỗ bên trong có nhiều ngăn đựng, vậy mà Công ty Phát Gia ít loại như vậy, còn bàn ghế thì hầu như chỉ có một loại thông thường cổ điển cùng một loại khối lượng như nhau, như vậy sẽ làm giảm sức cạnh tranh của loại sản phẩm này, kéo theo giảm sức cạnh tranh của toàn Công ty đối với thị trường người tiêu dùng.
2.2. Về máy móc thiết bị
Mắc dù trang thiết bị máy móc của Công ty đã được đầu tư đổi mới, nhưng thực sự chưa đồng đều, vẫn còn một số cũ nát, lạc hậu và sử dụng chưa hết công suất. Chẳng hạn như nhiều khi nhịp độ sản xuất đang cần kíp thì máy hỏng, thêm vào đó là trình độ hiểu biết về máy móc hiện đại của kỹ sư cơ khílại chưa đáp ứng nổi, thiết bị, phụ tùng thay thế của máy móc hầu như không có mà toàn là phụ thuộc vào bên bán, bên nước ngoài. Đây cũng là một trở ngại lớn đối với Công ty trong việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường người tiêu dùng.
2.3. Về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu để sản xuất chính của Công ty là Đồ gỗ mà là thứ nhập ngoại, nhiều khi vào thời điểm khan hiếm Đồ gỗ đã ít mà giá cả lại cao, có những khi mua phải những lô hàng kém phẩm chất, việc sử lý vất vả vô cùng.
Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Và còn hơn thế nữa ngay cả mẫu mã và phong cách là những nhân tố quan trọng gây hấp dẫn nhất đối với thị hiếu khách hàng thì cũng phải nhập ngoại gây nhiều cản trở cho tiến độ sản xuất do vận chuyển quá xa. Vì thế mà ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
2.4. Về nghiên cứu nhu cầu thị trường
Việc tổ chức, củng cố điều tra nghiên cứu thị trường còn hạn chế, sử lý các thông tin và đưa ra các giải pháp còn chậm chạp.
Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm còn quá ít. Hiện tại ở Hà Nội Công ty chỉ có hai cửa hàng giới thiệu sản phẩm: một đặt tại cổng Công ty, một đặt tại đường Minh Khai gần trụ sở của Công ty. Như vậy chỉ có những khách hàng ở gần trụ sở của Công ty có thể mua trực tiếp sản phẩm của Công ty, còn những người khác phải thông qua đại lý hoặc những người bán lẻ. Mà phần đông người tiêu dùng Việt Nam muốn mua trực tiếp từ Công ty, như vậy sẽ yên tâm hơn về chất lượng và giá của của sản phẩm của Công ty.
Bên cạnh đó hệ thống đại lý cũng chưa mạnh, việc mở đại lý không được dựa trên những điều tra về nhu cầu thị trường, nơi sẽ đặt đại lý mà chỉ do ở vùng đó chưa có đại lý của Công ty mà thôi. Đơn cử một ví dụ: Đại lý ở khu vực phía Nam tiêu thụ được số sản phẩm rất ít
3. Thành tích chính về tiêu thụ sản phẩm của Công ty về.
3.1. Về doanh thu:
Trong ba năm vừa qua thành tựu đáng kể nhất Công ty đã đạt được là sản lượng bán ra và doanh thu bán hàng đã tăng lên qua các năm mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt. Để có được thành công này, nguyên nhân thứ nhất cần kể đến là công lao của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Họ đã nỗ lực hết mình trong công việc, cán bộ công nhân viên đã giữ gìn uy tín của cửa hàng bằng sự trung thực trong quan hệ với khách hàng. Chúng ta đều biết hiện tượng một số nơi khi bán nội thất thường cấy ghép các loại gỗ tạp xen lẫn gỗ tốt mà giá bán vẫn giữ nguyên, lừa dối khách hàng nhằm kiếm lợi bất chính, những hiện tượng này không tồn tại ở Công ty. Khách hàng khi mua sản phẩm của Công ty có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Việc giữ gìn uy tín còn biểu hiện ở trình độ dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng luôn ở mức độ chất lượng tốt. Việc sửa chữa bảo hành được các nhân viên tiến hành nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao, ngoài ra họ còn tư vấn cho khách hàng về kiểu dáng hình thức phù hợp với nhu cầu của người sử dụng hiệu quả nhất.
- Để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng bán hàng, các nghiệp vụ chuyên môn. Họ có thể học các lớp do Công ty thường xuyên tổ chức hay đi học ở ngoài đều được khuyến khích.
Nguyên nhân thứ hai góp phần vào thành công đáng kể trên là nhờ Công ty đã biết khai thác và sử dụng thế mạnh vốn có của mình là có trình độ kỹ thuật cao trong lắp đặt thi công các dự án nội thất trong các toà nhà lớn. Đây là một thế mạnh mà các đại lý nhỏ khác thường không len chân vào được, nhờ vậy mà Công ty đã có một sản lượng khá lớn được bán cho khách hàng đòi hỏi việc lắp đặt các dự án nội thất phức tạp. Những Khách hàng này về sau thường trở thành khách hàng truyền thống của Công ty.
3.2. Về lợi nhuận:
Trong những năm vừa qua lợi nhuận của Công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt vào năm 2006. Có được điểm này là nhờ thay đổi chính sách quản lý của Công ty và các bộ công nhân viên đã có ý thức tự giác trong nâng cao năng suất lao động, tiến hành quản lý chi phí tốt hơn, chú ý tiết kiệm chi phí khi không cần thiết. Những nỗ lực đồng thời như vậy mà Công ty đã có thay đổi khả quan trong việc tạo ra lợi nhuận.
3.3. Thành tựu về việc giữ vững thị phần:
Thành tựu của Công ty còn được đánh dấu bằng việc duy trì thị phần ở những khu vực có mức cạnh tranh cao. Dịch vụ chăm sóc, phục vụ Khách hàng ở Công ty thể hiện sự nỗ lực tuyệt vời trong duy trì Khách hàng truyền thống thể hiện ở mức độ mất Khách hàng truyền thống là cực kỳ thấp so với các Công ty, đại lý khác thể hiện ở việc những Khách hàng mới có triển vọng bán hàng lâu dài. Chính điều này đã tạo nên nền tảng vững chắc cho một tương lai lâu dài hơn, khi mà chắc chắn trong thời gian sắp tới mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn.
+ Chúng ta cũng cần thừa nhận một điều là những thành tựu khả quan của Công ty trong thời gian vừa qua không thể không kể đến vai trò to lớn của lãnh đạo Công ty cũng như những cố gắng nỗ lực của phòng bán hàng và phòng ban liên quan. Lãnh đạo Công ty đã đặc biệt quan tâm bằng việc theo dõi sát sao các kết quả hoạt động của Công ty để từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong quản lý tạo bước chuyển biến trong Công ty trong thời gian qua. Trong đó, việc thay đổi các hình thức quản lý từ tính tương bằng sản lượng sang khoán thu nhập được coi là bước đột phá trong tư duy quản lý của lãnh đạo Công ty. Việc làm kịp thời này đã khôi phục lòng tin của cán bộ công nhân viên với lãnh đạo Công ty, tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ cũng như hành động của nhân viên.
+ Vai trò lãnh đạo của Công ty đã đựơc khẳng định song vai trò của người lãnh trách nhiệm mà ở đây phòng bán hàng quản lý trực tiếp của Công ty cũng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong thời gian qua Công ty đã khẳng định mình có những bộ phận chức năng có vai trò không thể thay thế trong quản lý khối cửa hàng cũng như các kênh khác trên địa bàn Hà nội.
+ Việc quản lý cũng đang ngày càng cải tiến cho thông thoáng, đơn giản, giúp cho Công ty nhanh nhạy trong hoạt động bán hàng. Trưởng phòng luôn có những cuộc kiểm tra báo trước cũng như đột xuất để xem xét tình hình hoạt động của cửa hàng có đi đúng hướng hay không để kịp thời chấn chỉnh phối hợp các phòng ban trong việc đào tạo lại nhân viên để góp phần nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Trên đây chún ta đã tóm lược lại một số thành tựu chủ yếu mà Công ty đã đạt được trong ba năm vừa qua, cũng như những nguyên nhân dẫn đến thành công trên. Trong đó nổi bật lên vai trò của cán bộ công nhân viên trong nỗ lực bán hàng đảm bảo dịch vụ, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để có lợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 428.doc