MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA 11
1.1.CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU . .11
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 11
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu 12
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu 12
1.1.3.1.Vai trò đối với nền kinh tế quốc gia 13
1.1.3.2. Vai trò đối với doanh nghiệp. 15
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu 16
1.1.4.1. Xuất khẩu trực tiếp 16
1.1.4.3. Gia công xuất khẩu. 18
1.1.4.4. Xuất khẩu uỷ thác. 19
1.1.5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 20
1.1.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 20
1.1.5.2. Lựa chọn đối tác xuất khẩu 22
1.1.5.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu 22
1.1.5.4. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu 24
1.1.5.5. Tồ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 25
1.2. LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 29
1.2.1. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu 29
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp. .23
1.2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 30
1.2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 31
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp 34
1.2.3.1 . Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu 34
1.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần trên thị trường xuất khẩu 34
1.2.3.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 35
1.2.3.4. Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm 35
1.2.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp 36
1.2.4.1. Nhóm biện pháp tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 36
1.2.4.2. Nhóm biện pháp về tiếp cận và mở rộng thị trường 37
1.2.4.3. Các biện pháp khác 38
1.3. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẢU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I 40
1.3.1. Nông sản đóng hộp là sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam có ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu 40
1.3.2. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 42
1.3.3. Nga là thị trường lớn, truyền thống và còn nhiều tiềm năng đối với các mặt hàng nông sản đóng hộp. 43
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I 45
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I 45
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 45
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 47
2.1.2.1. Chức năng. 47
2.1.2.2. Nhiệm vụ 48
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 48
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 48
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 49
2.1.4. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty. 52
2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường. 52
2.1.4.2. Đặc điểm về lao động 53
2.1.4.3. Đặc điểm về công nghệ thiết bị 53
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 54
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty. 54
2.2.2. Các mặt hàng chủ yếu và thị trường tiêu thụ 56
2.2.2.1. Các mặt hàng chủ yếu 56
2.2.2.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu. 61
2.2.3. Kết quả hoạt động của công ty . .64
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty. 68
2.3. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY 69
2.3.1. Đặc điểm tiêu thụ các mặt hàng nông sản đóng hộp cuả thị trường Nga. 2.3.2. Thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga của công ty 70
2.3.2.1. Kết quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản đóng hộp của công ty sang thị trường Nga trong thời gian vừa qua 70
2.3.2.2. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga mà công ty đã thực hiện 74
2.3.3. Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga của công ty 78
2.3.3.1. Những kết quả đạt được 78
2.2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 81
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐỐNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I 86
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY 86
3.1.1. Cơ hội 86
3.1.1.1. Quan hệ hữu nghị Việt – Nga phát triển thuận lợi cho thương mại song phương . 86
3.1.1.2. Nhu cầu nhập khẩu nông sản thị trường Nga ngày càng tăng 87
3.1.2. Thách thức 88
3.1.2.1. Thiếu thông tin về thị trường Nga 88
3.1.2.2. Khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản vào thị trường Nga 89
3.1.2.3. Tình hình kinh tế biến động không có lợi cho xuất khẩu hàng nông sản 90
3.1.2.4. Cạnh tranh gay gắt đối với mặt hàng nông sản đóng hộp trên thị trường Nga 91
3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I 91
3.2.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam giai đoạn đến 2010 92
3.2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I 95
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY 98
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 98
3.3.1.1. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu đầu vào 98
3.3.1.2. Đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững các thị trường truyền thống 100
3.3.1.3. Tăng cường hoạt động thâm nhập sâu hơn thị trường Nga thông qua việc tham gia các chương trình khảo sát thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại 102
3.3.1.4. Phát triển hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm 104
3.3.1.5. Tăng cường các liên kết trong sản xuất và xuất khẩu 107
3.3.1.6 Một số đề xuất khác 108
3.3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và với Hiệp hội 110
3.3.2.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước 110
3.3.2.1. Một số kiến nghị đối với hiệp hội 116
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt hàng chính của công ty. Thời gian vừa qua những mặt hàng trên đã được xuất khẩu sang các thị trường chính của công ty với số lượng không ổn định.
Để có thể giải thích tại sao khối lượng xuất khẩu những mặt hàng trên không ổn định, chúng ta có thể xem xét từng mặt hàng.
- Rau quả tươi.
Là một trong những mặt hàng kinh doanh của công ty. Thời gian vừa qua mặt hàng này có dấu hiệu suy giảm đáng kể. Nếu như năm 2006 doanh thu đạt 79178 USD thì năm 2007 chỉ còn 5023 USD (giảm 94%). Doanh thu xuất khẩu mặt hàng này giảm vì: Đây là mặt hàng rất khó bảo quản và vận chuyển, chất lượng bị suy giảm theo thời gian. Hơn nữa, trong công tác thu mua, phân loại không thực hiện tốt vì vậy đã tăng chi phí, ảnh hưởng đến cho quá trình thu hoạc không được sự hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng. Mặt khác, do giống cây trồng bị suy thoái, trong quá trình thu hoạch không được sự hướng dẫn của các cán bộ thu mua. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua mặt hàng rau quả tươi được xuất khẩu sang các nước lân cận: Đài Loan, Trung Quốc nhưng trong quá trình vận chuyển công ty đã thiếu phương tiện vận chuỷen chuyên dụng…
Nếu như năm 2007 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu rau quả tươi bị suy giảm nghiêm trọng thì năm 2008 đã có dấu hiệu phục hồi (tăng 58% so với năm 2000). Để thu được những thành công trên công ty đã tiến hành thu thập và xử lý thông tin kĩ càng trong quá trình nghiên cứu thị trường và nguồn hàng do đó các quyết định trong quá trình thu mua rất hợp lý. Đặc biệt công ty cử các cán bộ đến các vùng nguyên liệu của công ty hướng dẫn nông dân sử dụng giống và thu hoạch đúng cách do đó khối lượng hàng không đủ tiêu chuẩn trong khâu thu mua chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong hoạt động xuất khẩu, công ty đã đầu tư mua thêm nhiều xe lạnh chuyên dụng và liên doanh, liên kết với các đội xe của tổng công ty vì vậy trong quá trình vận chuyển công ty rất chủ động.
- Đồ hộp rau quả.
Kể từ khi công ty đi vào hoạt động thì sản phẩm đồ hộp là sản phẩm chính và chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trước những năm 90, công ty đã thực hiện hoạt động xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô, hầu hết các sản phẩm đồ hộp được xuất khẩu sang thị trường Nga và được người dân ưa thích. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, công ty đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Trong thời gian vừa qua, khối lượng hàng đồ hộp rau quả xuất khẩu sang Nga không ổn định. Nếu như năm 1999 công ty đã xuất khẩu một khối lượng lớn, đạt doanh thu kỷ lục là 935171 USD thì năm 2000 doanh thu bị giảm 69% (chỉ đạt 292194 USD). Doanh thu xuất khẩu mặt hàng đồ hộp bị giảm sút do dây truyền công nghệ đã bị lạc hậu, hơn nữa bao bì, nhãn mác không “bắt mắt” người tiêu dùng. Mặt khác, xuất phát từ hoạt động trồng trọt theo quy mô nhỏ, lẻ, hơn nữa cơ sở hạ tầng của Việt Nam không tốt do đó đã làm tăng chi phí trong quá trình thu mua và làm giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vì vậy, trên các thị trường mục tiêu của công ty đã bị suy giảm do giá cả và mẫu mã không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Cũng như mặt hàng rau quả tươi, đồ hộp xuất khẩu từ năm 2001 của công ty đã có dấu hiệu phục hồi, đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 1.467.451 USD tăng gấp nhiều lần so với năm 2000. Các thị trường nhập khẩu sản phẩm này là: Pháp, Mông Cổ, Anh và Nga. Trong thời gian này, môi trường kinh doanh thuận lợi, mặt khác công ty đã đầu tư các dây truyền sản xuất tiên tiến: Lắp đặt dây truyền sản xuất mới của Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất.
Tại các vùng nguyên liệu công ty đã nhập và ứng dụng trồng thử một số loại giống mới trong năm từ năm 2000 đến nay đã thu được kết quả khả quan. Đặc biệt trong công tác thu mua chế biến bảo quản đã được quan tâm đúng mức.
- Rau quả sấy khô
Đây là hai trong bốn mặt hàng chính của công ty. Rau quả sấy bao gồm nhãn, vải… được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, rau quả muối được xuất khẩu sang Đài Loan.
Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng này không ổn định. Chúng ta có thể thấy rằng, do ảnh hưởng của thời tiết năm 2006 tác động đến sản lượng các mặt hàng này do đó doanh thu xuất khẩu bị giảm nhưng năm 2007 doanh thu đã tăng 171.453 USD so với năm 2006. Năm 2007, hầu hết các vùng trồng vải, nhãn được mùa do đó đã làm tăng sản lượng. Trong quá trình thu mua, công ty đã áp dụng phương thức thu mua và bảo quản hợp lý: thu mua theo khu vực địa lý, mua theo hợp đồng và không theo hợp đồng. Mặt khác trong thời gian này ngoài thị trường Trung Quốc và Đài Loan là những thị trường chính thì công ty đã xuất khẩu được sang một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ latinh.
Nếu như năm 2007 doanh thu xuất khẩu tăng nhanh thì năm 2008 đã bị giảm sút đáng kể. Thực tế cho thây, theo sự sinh trưởng của cây thì sau mỗi một năm được mùa thì năm sau sản lượng sẽ bị giảm (theo kinh nghiệm trồng trọt ta thấy: Một năm ăn quả - Một năm trả cành). Mặt khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên thị trường tiêu thụ đã bị thu hẹp do nhu cầu nhập khẩu của hai thị trường Trung Quốc và Đài Loan bị chững lại, hầu hết các mặt hàng rau quả khô của công ty không thể tìm đầu ra một cách thuận lợi. Trong khi đó, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đã tìm được các đầu mối mới và họ đã bán với giá thành thấp vì vậy đã làm giảm doanh thu xuất khẩu của công ty về mặt hàng này (năm 2008 doanh thu xuất khẩu giảm 62% là 124.901 USD so với 2007).
Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, tất cả các mặt hàng chủ đạo của công ty đều không ổn định do đó làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp nhưng với sự lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc, Công ty đã tìm mọi cách mở rộng thị trường và kinh doanh thêm một số mặt hàng mới (gia vị và các hàng nông sản khác) vì thế doanh thu xuất khẩu vẫn tăng bất chấp những khó khăn về kinh tế mà cả nước đang phải đối mặt.
Qua bảng trên, nếu như các mặt hàng truyền thống của công ty đã bị giảm dần về doanh số thì các mặt hàng mới được xuất khẩu với số lượng khá cao vì vậy đã làm cho doanh thu không ngừng gia tăng. Đặc biệt, trong hoạt động xuất khẩu hàng gia vị (chủ yếu là hạt tiêu) đã được xuất khẩu sang nhiều nước và doanh thu chiếm tỷ trọng rất lớn. Bên cạnh đó, Công ty đã quan tân khai thác nguồn hàng nông sản mới từ nhiều khu vực khác nhau. Ngoài các vùng nguyên liệu truyền thống, công ty đã bắt đầu khai thác ở các khu vực miền Trung, miền Nam… vì thế nhiều nguồn hàng mới của Công ty đã được thị trường chấp nhận, kể cả những thị trường khó tính như Mỹ và một số nước EU.
2.2.2.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu.
Tuỳ theo từng mặt hàng mà có từng thị trường tiêu thụ truyền thống. Nhìn chung thị trường tiêu thụ chủ yếu của các sản phẩm đồ hộp chủ yếu là Nga, Pháp, Rumani, Ucraina, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc; các mặt hàng gia vị xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Nga, Đức, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Đông, Châu Phi… Cụ thể qua số liệu sau đây sẽ chỉ rõ:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của VEGETEXCO NO.1 qua các năm 2006 - 2008
STT
Năm
2006
2007
2008
Thị trường
Trị giá (USD)
%
Trị giá (USD)
%
Trị giá (USD)
%
1
Malaysia
157426
3,9%
563015
11,3%
314224
6,2%
2
Singapore
382333
9,5%
1509415
30,4%
1233876
24,3%
3
Indonexia
60101
1,5%
80338
1,6%
138530
2,7%
4
Hồng Kông
601306
15,0%
188125
3,8%
198066
3,9%
5
Đài Loan
394632
9,8%
407459
8,2%
234293
4,6%
6
Mông Cổ
251584
6,3%
72276
1,5%
130598
2,6%
7
Ả Rập Xyri
48200
1,2%
54630
1,1%
76054
1,5%
8
Trung Quốc
59432
1,5%
2701
0,1%
7240
0,1%
9
Hàn Quốc
398624
9,9%
497721
10,0%
364765
7,2%
10
Ấn Độ
197805
4,9%
185385
3,7%
340237
6,7%
11
Séc
84806
2,1%
0,0%
12
L.B Nga
413626
10,3%
493946
9,9%
1508602
29,7%
13
Pháp
491127
12,2%
94637
1,9%
59189
1,2%
14
Cốtdivôa
54691
1,4%
0,0%
0,0%
15
Sudan
110460
2,7%
201275
4,1%
86845
1,7%
16
Mỹ
9920
0,2%
0,0%
0,0%
17
Australia
203974
5,1%
0,0%
0,0%
18
Tây Ban Nha
59005
1,5%
81505
1,6%
48500
1,0%
19
Ivory Coast
0,0%
0,0%
23250
0,5%
20
Senegal
0,0%
133873
2,7%
219529
4,3%
21
Italia
41706
1,0%
10647
0,2%
0,0%
22
Đông ti mo
370920
7,5%
0,0%
23
Anh
17842
0,4%
0,0%
24
Nhật Bản
0,0%
98838
1,9%
Tổng giá trị
4020758
100,0%
4965710
100,0%
5082636
100,0%
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I
Chúng ta thấy rằng, trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu việc mở rộng thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thương mại điện tử đã giúp cho công ty có thể tìm kiếm thị trường một cách dễ dàng hơn. Tại thời điểm hiện nay, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I đã có quan hệ buôn bán với 24 quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian vừa qua, thị trường của công ty tiếp tục được mở rộng sang cả 3 khu vực: Âu - Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi, Tây Nam Á... Bước sang năm 2008, các thị trường mới khai thông từ những năm 2000 bắt đầu phát huy tác dụng và có những đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty. Một điểm nổi bật là trong 8 tháng đầu năm 2008, cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty có những thay đổi quan trọng so với năm 2006 và 2007. Ngoài những thị trường truyền thống ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonexia… thì công ty vẫn xuất khẩu sang các thị trường như Liên Bang Nga, Senegan… với số lượng lớn.
Hiện nay, trong các thị trường nhập khẩu của công ty thì có một số thị trường đã tạo ra nhiều triển vọng cho công tác xuất khẩu.
- Thị trường EU: Là một trong những thị trường mới, nhưng những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu rau quả tương đối nhanh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch của công ty.
- Thị trường Liên Bang Nga và Đông Âu: Là thị trường có tiềm năng và là thị trường truyền thống của Công ty . Tuy nhiên, hiện nay Công ty đang gặp khó khăn trog khâu vận chuyển và thanh toán.
- Thị trường Châu Á: Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và các nước ASEAN… những năm gần đây có sự tăng trưởng nhanh và ổn định về kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, do sự gần gũi về địa lý và có phong tục tập quán tương đồng là một trong những nguyên nhân làm tăng nhu cầu nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
- Thị trường Mỹ: Những năm gần đây Công ty đã bắt đầu thâm nhập thị trường vốn rất khắt khe về chất lượng, giá bán và đặc biệt là hàng rào thuế quan này. Đặc biệt do đồng Bạt giảm giá rất mạnh nên các sản phẩm của Thái Lan đã chiếm lĩnh được thị trường này. Tuy nhiên, năm 2006 Công ty đã xuất khẩu sang thị trường này 9920 USD. Đối với thị trường Mỹ, sau khi chúng ta ký Hiệp định thương mại song phương tạo cơ hội cho Công ty thâm nhập thị trường này.
- Thị trường Trung Quốc: Có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây rất cao. Hiện nay Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Công ty, thị phần chiếm 1,5% trong cơ cấu xuất khẩu rau quả năm 2006. Thị trường này có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu rau quả tươi, kho do rất gần nước ta về địa lý. Năm 2006, 2007 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lần lượt là 59.432 USD và 2.701 USD. Năm 2007 kim ngạch giảm do sản xuất không được mùa như mọi năm. Mặt khác, tại thị trường này các mặt hàng rau quả của công ty đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là quả tươi và long nhãn.
Tóm lại, thông qua Bảng 2.2 ở trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các thị trường nhập khẩu hiện nay thì Liên Bang Nga, EU, Mỹ, Trung Quốc là những thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng chưa hoàn toàn khai thác do có những vướng mắc mang tính đặc thù riêng đối với từng thị trường. Vì thế trog thời gian tới Công ty sẽ tìm mọi cách vượt qua những vướng mắc đó để khai thác một cách hiệu quả các thị trường này.
Kết quả hoạt động của công ty.
Nhìn chung trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có dấu hiệu tăng trưởng. Hiện nay, do ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của một số năm trở lại đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh các năm
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu (triệu đồng)
112.706
127.061,3
101.430,1
2
Kim ngạch (nghìn USD)
6.001
5.942
5.001,2
3
Lãi sau thuế (triệu đồng)
5.443,8
4.390
4.048
4
Cổ tức thực hiện (%)
16
25
21
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên thị trường xuất khẩu của Công ty có nhiều biến động dẫn tới kim ngạch xuất khẩu đạt được cũng thiếu tính ổn định. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt mức 6.001 nghìn USD; tuy nhiên sang năm 2007 con số này là 5.942 nghìn USD giảm 29% so với 2006. Con số này giảm còn 5.001,2 nghìn USD vào năm 2008. Sở dĩ có sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là vì nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn đạt 120% - 135% chỉ tiêu đặt ra.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty gồm có:
Rau quả tươi, dứa, cam, vải, nhãn, thanh long.
Rau quả hộp – đông lạnh: dứa miếng, dứa khoanh, ngô, dưa chuột…
Rau quả sấy muối: chuối sấy, cà muối, măng muối, mứt dừa…
Kể từ khi đi vào hoạt động sản xuất thì sản phẩm rau quả chế biến là sản phẩm chính chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước những năm 90, Công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, hầu hết các sản phẩm rau quả chế biến của Công ty được xuất sang thị trường Liên Bang Nga và được người dân ưa thích. Sau khi Liên Xô tan rã và sự sụp đổ của các nước Đông Âu, Công ty đã gần như mất hoàn toàn khu vực thị trường này, nhiều năm liền Công ty đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Trải qua một thời gian khó khăn, với sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo Công ty, cùng với quá trình mở cửa và gia tăng quan hệ thương mại của Việt Nam, những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu của Công ty đã có dấu hiệu tăng trưởng đáng khích lệ. Nhiều mặt hàng nông phẩm chế biến của công ty đã được thị trường thế giới ưa chuộng như: dứa hộp và dưa chuột bao tử dầm dấm, ngô non đóng hộp…Đặc biệt sản phẩm dưa chuột dầm dấm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có sự gia tăng về cả số lượng thị trường cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thông qua kết quả hoạt động xuất khẩu của mặt hàng này của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 có thể cho chúng ta thấy (Bảng 2.4)
Bảng 2.4: Kết quả XK rau quả chế biến của Công ty XNK rau quả I qua các năm 2006 – 2008
STT
Mặt hàng và thị trường xuất khẩu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
S.lượng
(Tấn)
Trị giá
(1000$)
S.lượng
(Tấn)
Trị giá
(1000$)
S.lượng
(Tấn)
Trị giá
(1000$)
1
Dưa chuột dầm dấm
2
L B Nga
800
900
1229
1210
1315
1289
3
Bulgari
0
0
117
63
123
71
4
Romania
0
0
140
64
152
69
5
Cộng hoà Séc
0
0
26
18
36
21
6
Dứa đóng hộp
7
Pháp
62
51
31
19
29
15
8
LB Nga
1300
1410
500
600
412
553
9
Các sản phẩm khác
253
275
300
350
321
402
Tổng cộng
2415
2636
2343
2324
2388
2420
Nguồn: Phòng Kế hoạch - thị trường Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I
Qua bảng số liệu chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không ổn định. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tăng này, chúng ta có thể xem xét chi tiết hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty từng năm.
- Năm 2006 – 2007: Đây là thời gian Công ty xuất khẩu các mặt hàng rau quả chế biến tương đối cao nhưng kim ngạch bị giảm đáng kể. Cụ thể năm 2005 số lượng các mặt hàng xuất khẩu là 2.415 tấn với tổng giá trị đạt 2.636.000 USD, đến năm 2007 con số này giảm còn 2343 tấn với tổng giá trị đạt 2.388.000 USD giảm 9,4% so với năm 2006. Sở dĩ có sự giảm sút như vậy là do:
+ Điều kiện thời tiết không thuận lợi cho phát triển trồng Dứa do đó sản lượng nguyên liệu không đủ cung cấp cho các nhà máy. Mặt khác, trong thời điểm này giá Dứa nguyên vật liệu cũng rất cao, sản xuất không hiệu quả vì thế Ban lãnh đạo công ty đã quyết định sản xuất sản phẩm Dứa đóng hộp ở mức độ vừa phải để giữ khách hàng cũ.
+ Tất cả các mặt hàng của công ty hiện nay đang được sử dụng trên dây chuyền cũ và lạc hậu vì thế chất lượng không cao, hơn nữa bao bì nhãn mác của sản phẩm không thu hút sự chú ý của khách hàng do đó thị phần của Công ty cũng bị thu hẹp tại một số thị trường truyền thống. Một số sản phẩm trước kia cũng là thế mạnh của công ty thì hiện nay đã bị suy giảm đáng kể bởi sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đựơc sản xuất bởi Thái Lan với giá thấp hơn.
- Năm 2007 – 2008: Sau một thời gian tham gia chương trình khảo sát, xúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tham gia các Hội chợ chuyên ngành như ANUGA, SIAL.... Nhìn chung đây là giai đoạn đánh dấu một bước tiến mới đáng kể trong kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu như các năm trước công ty chủ yếu tập trung khai thác thị Liên Bang Nga thì hiện nay một số thị trường mới đã và đang được quan tâm khai thác. Mặt khác, trong khâu thu mua, chuẩn bị hàng xuất khẩu Công ty đã thiết lập được hệ thống thu mua hợp lý. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng cả về số lượng và giá trị so với năm 2007 là 7,2%. Mức tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau năm 2007.
- Năm 2008 do ảnh hưởng chung của sự suy thoái nền kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm đáng kể so với năm 2007 khoảng 1,5%. Thị trường tiêu thụ truyền thống như các nước khu vực Đông Âu, đặc biệt là Liên Bang Nga đang đối mặt với những khó khăn về kinh tế nên dự tính năm 2009 sẽ giảm đáng kể. Vì vậy Ban Lãnh đạo công ty phải có những giải pháp đúng đắn và kịp thời để giúp công ty vượt qua được thời kỳ khó khăn này.
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hoạt động xuất khẩu của công ty là có hiệu quả. Mặc dù do sự biến động của thị trường, nguồn hàng nhưng hoạt động xuất khẩu trên thị trường vẫn gia tăng và một số thị trường truyền thống thì có dấu hiệu nhập khẩu ổn định. Tuy nhiên, có thể tồn tại và phát triển trên các thị trường truyền thống và xâm nhập vào một số thị trường mới thì công ty phải quan tâm nhiều hơn trong quá trình sản xuất, nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, đào tạo nguồn nhân lực và nhập khẩu những giống cây trồng có chất lượng cao thay thế các giống cây bị thoái hoá. Đặc biệt công ty phải có phương pháp hỗ trợ, giúp đỡ, thông báo cho người dân biết và sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… đúng cách. Thực tế cho thấy, hiện nay rau quả của Việt Nam được sản xuất rất nhiều nhưng do sử dụng hoá chất không đúng tiêu chuẩn, liều lượng vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I nói riêng.
2.3. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐÓNG HỘP SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY
2.3.1. Đặc điểm tiêu thụ các mặt hàng nông sản đóng hộp cuả thị trường Nga.
Nga là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, thị trường tài chính vững chắc. Thị trường đầy tiềm năng như vậy, thúc đẩy xuất khẩu nông sản là vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
Thị trường Nga vốn có nhu cầu nhập khẩu các loại rau, củ, quả đóng hộp rất lớn. Với dân số gần 150 triệu người, trung bình mỗi năm nước Nga tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn rau, hoa, quả nhiệt đới các loại, trong đó đồ hộp chiếm hơn 62% tổng sản lượng. Do điều kiện tự nhiên ở đây có mùa đông giá lạnh, nền nông nghiệp không phát triển nên hằng năm Nga nhập khẩu một lượng lớn rau qủa qua chế biến từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Nước này đã chi ra một năm khoảng 15 tỷ USD cho nhập khẩu lương thực thực phẩm. Thị trường rau và hoa quả đóng hộp trong nước chủ yếu do các công ty nước ngoài chiếm lĩnh - khoảng 90% thị phần; 10% còn lại thuộc về các nhà sản xuất của Nga. Thị trường đồ uống đóng hộp hoàn toàn do các nhà sản xuất của Nga chiếm lĩnh với 95% các loại đồ uống và nước ép được sản xuất trong nước. Hungary, Pháp và Trung Quốc là các nước xuất khẩu chủ yếu rau và hoa quả đóng hộp sang Nga. Đối với đồ uống đóng hộp, xuất khẩu chủ yếu là Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và Hoa Kỳ.
Thị trường Nga từ lâu vốn được xem là “dễ tính”, do đó đối với các mặt hàng nông sản có chất lượng cao rất được ưa thích tại đây. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào thị trường này cần lưu ý tất cả các nhóm thực phẩm đóng hộp nhập khẩu vào Nga đều phải được chứng nhận. Đặc điểm sản phẩm phải được ghi rõ bằng tiếng Nga đối với tất cả các loại thực phẩm đóng hộp
Trong những năm vừa qua, nhu cầu về nông sản đóng hộp Nga ngày càng tăng. Nhập khẩu hoa quả đóng hộp tăng bình quân khoảng 20-30%/ năm trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2008 đối với rau, hoa quả đóng hộp và từ 10-20% trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2006 đối với đồ uống đóng hộp. Nước quả cần nhập khoảng trên 200 triệu lít các loại/năm (trị giá trên 100 triệu USD). Dưa chuột dầm dấm cần nhập khoảng 100.000 tấn/năm, cà chua hộp: 100.000 tấn/năm, tương cà chua, tương ớt: 200.000 tấn/năm...Đây thực sự là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là đồ hộp sang thị trường Nga.
2.3.2. Thực trạng hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga của công ty
2.3.2.1. Kết quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản đóng hộp của công ty sang thị trường Nga trong thời gian vừa qua
Thị trường Nga vốn là thị trường truyền thống của công ty. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chế biến đặc biệt là nông sản đóng hộp sang thị trường này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Ngay từ những năm 90 do tình hình chính trị bất ổn định, hơn nữa hiệp định xuất khẩu theo nghị định thư giữa 2 chính phủ đã hết hiệu lực. Để đưa sản phẩm vào thị trường Nga công ty đã sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Năm 1991 thị trường Liên Bang Nga được mở cửa do đó hàng loạt các công ty thuộc khu vực Châu á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ … ồ ạt đưa sản phẩm rau quả vào thị trường này. Vì vậy trong thời gian này để kí được những hợp đồng xuất khẩu sản phẩm đồ hộp cũng như các loại sản phẩm rau quả khác sang thị trường Nga thật khó khăn. Nhận thức được điều này, thời gian gần đây công ty đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt các trang thiết bị, dây truyền sản xuất mới, hiện đại: Dây truyền sản xuất dứa hộp, dây truyền sản xuất các loại rau quả đông lạnh theo công nghệ hiện đại từ các nước nổi tiếng như Đức, Ý, Nga, Trung Quốc…Các sản phẩm sản xuất trên dây truyền này đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm do đó đã được thị trường Nga chấp nhận. Hơn nữa, do quãng đường vận chuyển rất dài và thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dụng vì vậy các mặt hàng của công ty xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là đồ hộp và đồ khô, đặc biệt là dứa hộp.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga từ năm 2000 đến nay (năm 2008) bình quân tăng trên 20%/năm. Nếu như trước đây các mặt hàng đồ hộp chủ yếu xuất sang Nga là dưa chuột bao tử đóng hộp, dưa chuột nhỡ đóng hộp, dưa chuột dầm dấm, dứa khô đóng hộp thì hiện nay mặt hàng được ưa chuộng nhất là nước sốt cà chua bi trong nước đóng hộp, cà chua hồng dầm dấm, cà chua trong nước sốt. Giá dưa chuột dầm dấm trên thị trường Nga tăng từ 3,24 USD/hộp năm 2000 -> 4,83 USD/hộp năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nga được thể hiện cụ thể ở biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1. Hoạt động xuất khẩu đồ hộp sang thị trường Nga
giai đoạn 2005 - 2008
Nguồn: Phòng Kế hoạch - thị trường Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga không ổn định. Sản lượng đồ hộp xuất khẩu tăng mạnh trong hai năm 2005 – 2007, trung bình 13,7%/năm. Nhưng đến năm 2008 lại giảm mạnh còn 1920 tấn. Sở dĩ như vậy vì những tháng cuối năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thị trường Nga đã hạn chế nhập khẩu để đầu tư vực dậy nền kinh tế, điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, do giá nông sản cuối năm 2008 tăng đột biến nên kim ngạch xuất khẩu giảm không đáng kể đã bù đắp phần nào chi phí cho công ty khi mà thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn.
Các mặt hàng đồ hộp xuất khẩu sang Nga cũng rất da dạng và có sự gia tăng qua các năm. Bảng số liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ:
Bảng 2.5. Mặt hàng nông sản đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nga của công ty qua các năm
Sản phẩm
2006
2007
2008
Số lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Số lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Số lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Dưa chuột bao tử, dưa chuột nhỡ
1589
880
1689
935
1009
587
Hỗn hợp cà chua, dưa chuột bao tử dầm dấm
230
116
227
114
76
29
Cà chua bi trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22039.doc