Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty VIHAFOODCO

 

MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 2

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3

5. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT: 3

CHƯƠNG I 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 4

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm xuất khẩu 4

1.1.1.1. Khái niệm: 4

1.1.1.2. Đặc điểm: 5

1.2. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 6

1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 6

1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 7

1.2.3. Gia công quốc tế 8

1.2.4. Tái xuất khẩu 9

1.2.5. Buôn bán đối lưu 9

1.2.6. Xuất khẩu tại chỗ 10

1.3. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 10

1.3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế 10

1.3.2. Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp 13

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO 14

1.4.1. Các yếu tố thúc đẩy 14

1.4.2. Các yếu tố kìm hãm 15

1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 17

1.5.1. Nhu cầu về gạo cảu các nước Đông Á là rất lớn 17

1.5.2. Xu hướng gạo tăng giá 17

1.5.3. Những lợi thế về xuất khẩu gạo của công ty VIHAFOODCO 18

CHƯƠNG II 19

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 19

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VIHAFOODCO 19

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 19

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20

Chức năng chủ yếu của công ty là: 20

Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: 20

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 20

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian: 20

2.1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản trị: 21

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 22

Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các bộ phận : 22

Ban giám đốc gồm : 23

Các phòng ban chức năng : 24

2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 25

2.2.1. Đặc điểm của thị trường gạo Đông Á 25

2.2.2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này 26

Biểu đồ 2.1: Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng 27

Nguồn: Tổng cục Hải quan 27

Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2006 29

Bảng 2.2: Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006 30

Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá gạo xuất khẩu Việt Nam 31

Nguồn: www.agro.gov.vn 31

2.3.TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 32

Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng ( 2005-2007) 32

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh ( 2005-2007 ) 33

2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 34

2.4.1. Phân tích xuất khẩu gạo của công ty vào thị trường Đông Á 34

Bảng 2.5: Khối lượng và trị giá gạo xuất khẩu theo thị trường 34

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2005 37

Biều đồ 2.4 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2006 37

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2007 38

2.4.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty 40

2.4.2.1. Những ưu điểm của công ty trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á 40

2.4.2.2. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty: 41

2.4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty 41

CHƯƠNG III 43

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 43

3.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG GẠO ĐÔNG Á 43

3.1.1. Dự báo xu hướng về gạo của thị trường Đông Á đến năm 2010 43

3.1.2. Phương hướng xuất khẩu gạo của công ty đến năm 2010 45

3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY VIHAFOODCO KHI XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 46

3.2.1. Cơ hội 46

Bảng 3.1: Giá một số loại gạo đầu năm 2008 48

3.2.2. Thách thức 49

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 53

3.3.1. Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty 53

3.3.2. Một vài kiến nghị đối với Nhà nước và đối với công ty 60

3.3.2.1. Đối với Nhà nước 60

3.3.2.2. Đối với công ty 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty VIHAFOODCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán và thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh - thị trường: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thị trường, đề xuất định hướng mục tiêu phát triển thị trường của bộ phận kinh doanh theo chiến lược chung của công ty; tìm hiểu các chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan nhằm tư vấn cho các bộ phận có liên quan để định giá sản phẩm và dịch vụ (Kinh doanh Bất động sản, dịch vụ khai thác và cho thuê điểm kinh doanh…) tại các dự án dự kiến triển khai. Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức đội ngũ và tổ chức điều hành trong công ty. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội quy, quy chế về định biên và quản lý biên chế. Lập và quản lý hồ sơ về lương, thủ tục đề nghị nâng bậc và điều chỉnh lương hàng năm. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của nhân viên, bổ sung và nhận xét hàng năm. Phòng quản lý đầu tư và xây dựng: Lên các kế hoạch đầu tư xây dựng, tổ chức sửa chữa duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Thiết lập các hoạt động quản lý về phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng của công ty. Bộ phận đầu tư tài chính: Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của công ty, đảm bảo thời gian quay vòng vốn và đem lại lợi nhuận thông qua các kế hoạch đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn như mua bán cổ phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh, liên kết. Mối quan hệ giữa các phòng ban: là mối quan hệ ngang cấp, cùng giúp việc cho giám đốc công ty về chuyên môn và nghiệp vụ của mỗi phòng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 2.2.1. Đặc điểm của thị trường gạo Đông Á - Thị trường gạo Đông Á có nhu cầu về nhập khẩu gạo cao. Trong các nước Đông Á, Indonesia và Philippin là 2 quốc gia nhập khẩu gạo rất lớn. Philippin là quốc gia phải dựa nhiều vào nhập khẩu gạo, hiện là nguồn lương thực chính của 90 triệu dân nước này. Nền nông nghiệp của Philippin vốn lâu nay hoạt động kém hiệu quả và lao đao bởi nạn tham nhũng nên vấn đề đảm bảo lương thực là vấn đề thường trực của quốc gia này. Còn Indonesia là một trong nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới, và mỗi năm thường là một trong những khách hàng chính của xuất khẩu gạo Việt Nam. Các nước Đông Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhập khẩu một số lượng gạo lớn và đây là những thị trường nằm trong danh mục các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam. - Thị trường Đông Á có sự đa dạng về mặt hàng và chủng loại gạo. Các nước Đông Á, cụ thể là Nhật Bản và Trung Quốc, khi tiến hành hoạt động nhập khẩu gạo, thường nhập khá nhiều mặt hàng và chủng loại gạo khác nhau. Nhật Bản thường nhập các loại gạo được sử dụng vào những mục đích xác định, hay còn gọi là gạo đặc trưng, còn Trung Quốc thay đổi về mặt hàng và chủng loại gạo theo từng thời điểm, ví dụ như đến dịp Tết âm lịch thì Trung Quốc thường tăng nhập khẩu các loại gạo thơm để tiêu thụ. Khác với các thị trường nhập khẩu gạo khác như thị trường CuBa, thị trường Trung Đông hay châu Phi, những thị trường này thường nhập khẩu một vài loại gạo nhất định và không có sự biến động lớn trong nhu cầu sử dụng các loại gạo khác nhau. Một vài quốc gia trong khu vực Trung Đông thường chỉ nhập một loại gạo nhất định, ví dụ như Ả Rập Xê út thường chỉ nhập gạo đồ, còn Thổ Nhĩ Kỳ lại chủ yếu nhập loại gạo Japonica. - Các quốc gia trong khu vực Đông Á thường đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng và các yếu tố khác đối với gạo nhập khẩu. Nhật Bản và Hàn Quốc đặt ra các tiêu chuẩn khá chặt chẽ về gạo cao cấp nhập khẩu, họ xem xét khá kỹ lưỡng chất lượng gạo nhập khẩu và có thể coi đây là những khách hàng khá khó tính. Các nước nhập khẩu gạo ở Đông Á ngoài việc nhập khẩu gạo để sử dụng làm lương thực tiêu dùng chính còn dùng để chế biến sang các nguyên liệu khác, ví dụ như chế biến tinh bột. 2.2.2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này - Từ đầu năm 2007 đến nay, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 90 thị trường và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vốn rất khắt khe. Rất nhiều thị trường trong số đó có lượng nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch lại tăng khá so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt về giá xuất khẩu cũng như chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có thể khằng định xuất khẩu gạo Việt Nam có thể có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới nói chung và thị trường Đông Á nói riêng. - Đánh giá về gạo xuất khẩu vào thị trường Đông Á + Về lượng gạo xuất khẩu Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12 năm 2007, cả nước đã xuất khẩu được 101 nghìn tấn, trị giá 42,2 triệu USD, tăng 45% về lượng và 82% về trị giá so với tháng 11/07, tăng 512% về lượng và 655% về trị giá so với tháng 12/06. Như vậy, kết thúc năm 2007, các doanh nghiệp đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, giảm nhẹ 3% về lượng nhưng vẫn tăng tới 16% về trị giá so với năm 2006 Biểu đồ 2.1: Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng (ĐVT: Nghìn tấn) Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp trong nước tập trung xuất khẩu những loại gạo cao cấp như gạo nếp, gạo thơm và gạo giống Nhật các loại nên giá xuất khẩu trung bình tăng vọt so với những tháng trước đó, ở mức 416 USD/tấn, cao hơn 86 USD/tấn so với tháng 11/07 và cao hơn 106 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, qua theo dõi diễn biến giá gạo từ đầu năm đến nay, nhận thấy khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã bị thu hẹp, thậm chí có thời điểm đạt mức ngang giá. Tính chung cả năm 2007, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt mức 329 USD/tấn, tăng 54 USD/tấn so với mức giá bình quân của năm 2006. Dự báo trong năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng ở mức rất cao do tình trạng thiếu hụt các loại nông sản trên thế giới vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là trước thực trạng lúa mì đang bị mất mùa nên nhiều nước đã chuyển sang tiêu thụ gạo. Trong đó, gạo 25% tấm giá sẽ trong khoảng từ 320 USD trở lên, gạo 5% tấm cũng sẽ giữ ở mức 340 USD trở lên. Số liệu Hải quan về thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2007 cho thấy, dẫn đầu tiếp tục là thị trường Phillippin với tổng lượng xuất khẩu trong năm vừa qua đạt 1,46 triệu tấn, trị giá 466 triệu USD, giảm nhẹ 0,5% về lượng nhưng vẫn tăng 12% về kim ngạch so với năm trước. Trong nhóm các thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2007, có khá nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng dương. Đáng chú ý nhất trong số đó là thị trường Inđônêxia với mức tăng trưởng lên tới 237% về lượng và 255% về trị giá so với năm 2006, đạt 1,17 triệu tấn, trị giá 379 triệu USD, vươn lên đứng vị trí thứ nhì trong tốp 10 thị trường dẫn đầu. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số thị trường lớn có mức tăng trưởng âm, nổi bật nhất là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,7 triệu USD, tổng lượng xuất đạt 64,6 nghìn tấn, giảm 56% về kim ngạch và 61% về lượng so với năm 2006. + Về thị trường xuất khẩu Lượng gạo xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Á được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2006 Thị trường Năm 2006 So 2005 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Philippine 1.509.854 429.249.075 14,97 -7,15 Malaixia 504.622 139.550.798 11,59 19,92 Inđônêxia 339.830 104.616.910 245,81 283,10 Nhật Bản 165.222 43.095.581 -16,06 -19,33 Singapore 103.151 26.753.028 147,97 154,87 Trung Quốc 43.218 12.442.030 -10,49 3,98 Thái Lan 946 248.043 116,48 135,37 Hàn Quốc 9.132 2.383.100 966,82 614,17 Nguồn: Philippine, Malaysia, Indonexia lần lượt là ba thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm 2006 của nước ta. Riêng xuất khẩu tới Philippin đã đạt hơn 1,5 triệu tấn, gần bằng 1/3 trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, và cao hơn hẳn (gấp 3 lần) so với khối lượng xuất khẩu tới thị trường lớn tiếp theo là Malaixia. Tuy nhiên, giá xuất khẩu tới Philippin trong năm qua không được cao, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005 thì kim ngạch thu được lại giảm hơn 7%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Indonexia đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới 245,8% về lượng và tăng tới 283,1% về trị giá so năm 2005. + Về chủng loại xuất khẩu: Chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006 Chủng loại Năm 2006 So với năm 2005 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Gạo 5% tấm 1.567.535 410.989.013 13,10 17,12 Gạo 25% tấm 1.322.833 369.360.849 -9,50 -5,89 Gạo 15% tấm 1.314.061 363.537.289 5,91 4,85 Gạo 100% tấm 75.696 15.826.093 -58,52 -58,46 Gạo 10% tấm 68.688 19.005.308 -65,65 -67,13 Gạo 20% tấm 66.401 17.796.727 36,71 50,03 Gạo nếp 10% tấm 65.250 25.696.103 8,94 63,62 Gạo thơm 5% tấm 38.481 12.474.986 -9,92 -4,65 Gạo tám 17.897 3.740.888 2.104,04 1.695,96 Gạo 35% tấm 8.789 2.083.548 796,84 781,89 Gạo nếp 5% tấm 4.633 1.792.657 -40,64 -19,96 Gạo nếp 15% tấm 3.902 1.368.983 -24,30 5,83 Gạo 2% tấm 3.779 1.214.619 48,14 60,28 Gạo thơm 2% tấm 1.892 645.525 89,20 122,59 Gạo giống Nhật 5% tấm 1.431 901.728 -92,39 54,77 Gạo nếp 100% tấm 1.290 490.700 -19,47 32,95 Gạo thơm 100% tấm 1.124 302.130 732,59 768,94 Gạo lứt 631 233.833 -88,58 -84,58 Gạo 3% tấm 221 60.680 215,71 149,71 Nguồn: Gạo 5% tấm, 25% tấm, 15% tấm… tiếp tục là những chủng loại xuất khẩu nhiều nhất của nước ta trong năm 2006. So với năm 2005, xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm tăng lần lượt về lượng là 13,10% và 5,91%; về trị giá là 17,12% và 4,85%; chủ yếu xuất sang các thị trường Malaysia, Angola, Bờ Biển Ngà, Cuba, Indonexia, Philipine. Ngược lại, xuất khẩu gạo 25% đã giảm 9,50% về lượng và giảm 5,89% về trị giá so với năm 2005. Trong năm 2006, bên cạnh việc xuất khẩu một số chủng loại như gạo tám, gạo 35% tấm, gạo thơm 100% tấm… có mức tăng trưởng khá cao, thì xuất khẩu các loại như gạo giống Nhật 5% tấm, gạo lứt, gạo 10% tấm lại giảm so năm 2005. + Về giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá gạo xuất khẩu Việt Nam Nguồn: www.agro.gov.vn Tuần qua, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng mạnh mặc dù nông dân đang thu hoạch vụ mới. Các nhà xuất khẩu còn phải hoàn thành những hợp đồng rất lớn, chủ yếu ký với Philippine. Gạo 5% tấm của Việt Nam có giá tăng 90 USD/tấn so với tuần trước, đạt 700 USD/tấn, FOB Thành phố Hồ Chí Minh. Gạo 25% tấm cũng tăng 70 USD/tấn, đạt 630 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua do nhu cầu tăng trong khi nguồn cung lại khan hiếm. Có thể thấy từ cuối quý I của năm 2007 đến cuối tháng 1 của năm 2008 giá gạo dường như không có sự thay đổi đáng kể nhưng từ đầu tháng 2 trở đi giá gạo bắt đầu tăng mạnh và vẫn có xu hướng tăng. Qua các phân tích trên có thể thấy Việt Nam có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường Đông Á và hiện tại gạo xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Đông Á đã đạt được những thành công nhất định. 2.3.TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO - Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty: Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng ( 2005-2007) Đơn vị: USD Mặt hàng 2005 2006 2007 1. Gạo 2. Cà phê 3. Đỗ xanh 4. Đỗ tương 5. Ngô hạt 27.027.200 4.034.304 652.608 474.624 771.264 30.297.491 4.522.454 731.573 532.053 864.589 33.115.157 4.943.042 799.609 581.533 944.977 Tổng cộng Tỷ lệ tăng trưởng (%) 32.960.000 36.948.160 12,1 40.384.338 9,3 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Năm 2006 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 36.948.160 USD, tăng 12,1% so với năm 2005. Năm 2007 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tương gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so với năm 2006 là 9,3%. Tuy nhiên, nhìn chung trong 3 năm thì kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm không ngừng tăng lên. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty ( chiếm 80% lợi nhuận ), tiếp đó là cà phê ( 13,6% ), ngô hạt (2,6% ), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương ( 1,6% ). - Đánh giá kết quả xuất khẩu: Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh ( 2005-2007 ) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng doanh thu: - Doanh thu xuất khẩu - Doanh thu nội địa - Doanh thu dịch vụ 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 5. Vốn chủ sở hữu 588.570 494.400 82.399 11.771 586.845 1.725 1.725 30.000 594.774 502.256 84.147 8.371 592.535 2.239 1.749 30.000 601.721 511.864 80.425 9.432 599.413 2.308 1.803 30.000 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 5,79% 5,83% 6,01% Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty. Kết quả kinh doanh trên cho thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Năm 2005, do Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nên được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty vào năm 2005 là như nhau. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng khá hiệu quả. 2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á 2.4.1. Phân tích xuất khẩu gạo của công ty vào thị trường Đông Á Bảng 2.5: Khối lượng và trị giá gạo xuất khẩu theo thị trường Thị trường Tháng 12/07 So sánh T11/07 So sánh T12/06 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Cuba 36.345 14.538.362 8,450 13,585 14,7 22,76 Inđônêxia 13.124 5.249.964 13,09 17,76 24,9 31,76 Malaysia 1716 686.533 6,78 11,7 13,5 21,43 Singapore 1514 605.765 116.76 79.84 88.32 117.06 Philipine 9086 3.634.590 25.31 24.43 142.00 148.72 Trung Quốc 5451 2.180.754 39.71 41.71 54,8 114,67 Brunei 1918 767.302 8,65 14,97 10.54 19.6 Nga 4947 1.978.833 88.5 90.1 -10.7 -16.5 Hồng Kông 2019 807.686 18.6 43.33 -63.23 -31.70 Pháp 1009 403.843 -80.70 -76.92 -21.43 -36.85 Tiệp 1211 484.612 -54.55 -55.17 -72.22 -68.85 Iran 8076 3.230.747 17.6 22.18 22.7 66.51 Lào 2322 928.839 19.63 34.13 -21.12 -42.21 Israel 2221 888.455 8.15 17.16 10.14 18.45 Hàn Quốc 2423 969.224 18.36 45.65 38.87 70.56 Ấn Độ 4543 1.817.295 8.65 22.64 -7.62 -15.86 Nhật Bản 3028 1.211.530 22.75 67.83 31.11 53.38 Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty * Khái quát về thị trường của công ty: Thị trường xuất khẩu của VIHAFOODCO tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Inđônêxia, Philipin, còn thị trường chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2005 đến năm 2007, thị phần xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong những năm gần đây, Công ty đã xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường của 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phân bố chủ yếu ở các nước châu Á và đây được coi là thị trường truyền thống. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong khoảng 2 năm tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên. * Về thị trường Đông Á: Qua bảng trên có thể thấy, các nước trong khu vực Đông Á bao gồm Philippin, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia có lượng gạo xuất khẩu và giá trị tăng đáng kể so với các thị trường khác. Ngoài thị trường hàng đầu của công ty là CuBa (nhập đến 36.345 tấn), thì khối lượng gạo và giá trị xuất khẩu ở các nước trong khu vực Đông Á đều có mức tăng rất ấn tượng. Indonesia đứng đầu các nước Đông Á trong nhập khẩu gạo của công ty, đến tháng 12/2007, ước tính Indonesia đã nhập đến 13.124 tấn gạo. Kế đến là Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong xuất khẩu gạo của công ty sang các nước Đông Á. Nhật Bản tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng đây được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu của Nhật Bản về gạo là khá cao song yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Lượng gạo và giá trị xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc tuy chưa được cao nhưng đang có một tốc độ tăng trưởng khá cao. Chỉ sau 1 tháng (từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2007), lượng gạo xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng 22,75%, giá trị xuất khẩu tăng 67,83%. Điều này cho thấy xuất khẩu gạo sang Nhật Bản hứa hẹn sẽ có rất nhiều thành công trong tương lai cho công ty. * Về phương thức xuất khẩu gạo vào thị trường Đông Á của công ty: Công ty VIHAFOODCO sử dụng 3 hình thức xuất khẩu gạo chính sang thị trường Đông Á. Đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác và cung ứng. * Về khách hàng nhập khẩu gạo chủ yếu của công ty vào thị trường Đông Á: Qua bảng trên có thể thấy Indonesia và Philippin là 2 nước Đông Á nhập khẩu gạo hàng đầu của công ty. Đây là những thị trường truyền thống nhập khẩu gạo của công ty và tiêu thụ đều đặn đặc biệt là Philippin từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng lượng gạo tiêu thụ của công ty lên 142%. Từ phân tích trên có thể thấy, thị trường Indonesia và thị trường Philippin là 2 thị trường khá trung thành của công ty. Do đó, công ty cần phải có những chính sách cũng như những biện pháp nhằm nâng cao uy tín cũng như giữ vững mối quan hệ mua bán lâu dài. Cụ thể là cần phải đảm bảo cung cấp hàng kịp thời, đúng thời hạn, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì… * Về cơ cấu loại gạo xuất khẩu sang thị trường Đông Á: Phân tích cơ cấu của từng loại gạo để thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu của từng loại gạo, thấy được những loại nào là thế mạnh, loại nào được ưa chuộng, có nhu cầu để từ đó có được những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng loại, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu… Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2005 Biều đồ 2.4 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2006 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2007 Xét về cơ cấu từng loại gạo xuất khẩu ta thấy cũng có nhiều sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, tức loại gạo có phẩm chất cao ngày càng tăng lên chứng tỏ chất lượng gạo của công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên nếu xét về giá trị gạo xuất khẩu có phẩm cấp cao còn thấp hơn nhiều so với loại gạo có phẩm cấp thấp, cụ thể như sau: Năm 2005 loại gạo có phẩm chất cao (5-10% tấm) chiếm 26,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Gạo có phẩm chất thấp (15%-25% tấm) chiếm tỷ trọng 62,98%, trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 35,65%; gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng 27,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Còn lại các loại tấm, nếp, Jasmine và loại gạo khác chiếm tỷ trọng khoảng 10% cơ cấu. Năm 2006 loại gạo (5-10% tấm) chiếm tỷ trọng 27,56%. Trong đó chủ yếu là gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng 25,19 % và gạo 10% chiếm 2,37%. Loại gạo (15-25% tấm) chiếm tỷ trọng 63,77 %, trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 31,56 %; gạo 25% chiếm tỷ trọng 32,21%. Còn lại các loại khác chiếm khoảng 10% trong đó mặt hàng tấm được ưa chuộng cao với tỷ trọng tăng đáng kể ( từ 0,51% năm 2005 tăng lên 5,93% năm 2006). Nhìn chung, trong cơ cấu gạo có phẩm cấp cao thì năm 2006 gạo 5% tấm tăng 106% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2006 công ty đã ký được một số hợp đồng ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và giá bán cao nên có sự tăng mạnh của loại gạo 5%. Bên cạnh đó loại gạo 10% không được ưa chuộng nhiều ở thị trường này nên kim ngạch giảm đáng kể trong năm 2006. Trong cơ cấu gạo có phẩm cấp thấp thì trong năm 2006 gạo 15% tấm giảm nhẹ và loại 25% tăng nhẹ. Thị trường tiêu thụ loại gạo này chủ yếu vẫn là thị trường truyền thống của công ty là Philipin và Indonesia. Năm 2007 loại gạo 5% tấm tăng mạnh chiếm tỷ trọng 28,22% và loại gạo 10% không còn tiêu thụ trong năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty không tìm được thị trường tiêu thụ cho loại gạo này. Loại gạo từ 15-25% tấm chiếm tỷ trọng 62,77% trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 36,78% và loại 25% tấm chiếm 25,99% tỷ trọng. Còn lại các loại khác chiếm khoảng 9% tỷ trọng. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy loại gạo 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty. Sự gia tăng kim ngạch của loại gạo 5% tấm chứng tỏ gạo phẩm cấp cao của công ty được khách hàng ưa chuộng cao. công ty cần phải tiếp tục cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, loại gạo Jasmine, nếp và tấm là những mặt hàng đang được ưa chuộng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày một tăng cao chứng tỏ đây là những mặt hàng được ưa chuộng cao trên thị trường. công ty cần phải tiếp tục phát huy thế mạnh này của công ty. Loại gạo có phẩm chất thấp vẫn được tiêu thụ mạnh tại thị trường của Philippin do đặc điểm là dân số đông và nhu cầu ngày càng tăng mạnh, công ty cần tiếp tục duy trì loại gạo thế mạnh này của công ty. Nguyên nhân của việc gạo phẩm cấp thấp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty là do phần lớn thị trường xuất khẩu gạo của công ty( ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc ) thường quan tâm đến số lượng gạo hơn và cũng do chất lượng hạt giống của chúng ta không tốt nên chất lượng gạo thu được không cao. 2.4.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty 2.4.2.1. Những ưu điểm của công ty trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á - Công ty VIHAFOODCO luôn duy trì và phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu. Kể từ khi bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Đông Á, công ty đã chú trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xuất khẩu gạo sang thị trường đầy tiềm năng này. Hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng được đổi mới và hoàn thiện qua các năm. - Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng nghiệp vụ và chi nhánh của công ty trong hoạt động xuất khẩu. Điều này thể hiện ở sự thống nhất trong quan điểm và nhất quán trong hành động giữa các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh của công ty. - Công ty duy trì được mối quan hệ tốt với các bạn hàng. Công ty đã có những biện pháp để giữ vững mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng từ đó đã có những khách hàng khá trung thành với công ty như ở thị trường Indonesia và Philippin. - Doanh thu trong xuất khẩu gạo vào thị trường Đông Á có xu hướng tăng. Số lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao và giá trị xuất khẩu cũng tăng đồng thời. 2.4.2.2. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty: - Công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng là gạo trắng 5%, 25% và tấm, những loại gạo có chất lượng cao như Jasmine, nếp chiếm với tỷ trọng rất ít. Các loại bao bì chủ yếu do công ty tự sản xuất, đa số là những loại bao lớn chỉ có tác dụng bảo quản trong quá trình vận chuyển. Công ty hiện chưa có nhãn hiệu riêng cho mình, chủ yếu nhãn hiệu dựa theo yêu cầu khách hàng, đây không chỉ là điểm yếu của công ty mà cũng chính là điểm yếu tại các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam. - Công ty chưa kiểm soát được sản phẩm của mình trên thị trường vì không phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. - Dự trữ, thu mua tạo nguồn hàng còn nhiều bất cập. - Hiệu quả xuất khẩu chưa thực sự cao 2.4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Á của công ty - Đối với các loại gạo xuất khẩu như Jasmine do cần phải kiểm soát chặt chất lượng đầu vào nên công ty tổ chức nhân viên đi thu mua tại ruộng của nông dân, tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm một số lượng thấp. - Công ty phân phối sản phẩm chủ yếu qua trung gian, không sử dụng đại lý phân phối ở nước ngoài mà bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu thông qua ba hình thức: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, cung ứng (nhưng thời gian gần đây, chủ yếu là cung ứng những phụ phẩm cho nội địa). - Công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty chưa được bảo đảm, chi phí thu mua nhiều khi còn quá lớn, thêm vào đó là chất lượng gạo chưa đồng đều sau khi thu hoạch. - Chưa thực sự tận dụng được các thị trường có nhu cầu về gạo chất lượng cao như Nhật Bản và Hàn Quốc. Như vậy, trong thời gian qua, việc thúc đẩy xuất khẩu gạo của công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12021.doc
Tài liệu liên quan