Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU

MỤC LUC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIÊN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƯƠNG 8

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại 8

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại 10

1.2.1. Chức năng 10

1.2.2. Nhiệm vụ 10

1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại 11

1.3.1. Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại 13

1.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban 13

1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ban 13

1.3.2. Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại 13

1.3.2.1. Chức năng 13

1.3.2.2. Nhiệm vụ 13

1.3.2.3. Cơ cấu tổ chức 14

1.3.3. Ban Nghiên cứu Thị trường 14

1.3.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của Ban 14

1.3.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ban 14

1.3.4. Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường 15

1.3.4.1. Chức năng và nhiệm vụ 15

1.3.4.2. Cơ cấu tổ chức 15

1.3.5. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo 15

1.3.5.1. Chức năng, nhiệm vụ 15

1.3.5.2. Tổ chức bộ máy của phòng 16

1.3.6. Phòng Hợp tác quốc tế 16

1.3.6.1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng 16

1.3.6.2. Cơ cấu tổ chức 16

1.3.7. Phòng Thông tin tư liệu 17

1.3.7.1. Chức năng 17

1.3.7.2. Phòng có các nhiệm vụ sau 17

1.3.7.3. Cơ cấu tổ chức 18

1.3.8. Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án 18

1.3.8.1. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng 18

1.3.9. Văn phòng 19

1.3.10. Phòng Tài chính kế toán 20

1.3.10.1. Chức năng 20

1.3.10.2. Nhiệm vụ 20

1.3.10.3. Quyền hạn 20

1.3.11. Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh 21

1.3.12. Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 22

2.1. Khái quát chung về thị trường giày dép EU 22

2.1.1. Một số đặc điểm chung về thị trường giày dép EU 22

2.1.1.1. Thị trường có quy mô lớn 22

2.1.1.2. Đặc điểm về người tiêu dùng 23

2.1.1.3. Đặc điểm thị trường phân theo giá cả và chất lượng giầy dép 24

2.1.1.4. Đặc điểm hoạt động phân phối giầy dép trên thị trường EU 27

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thị trường EU 29

2.1.2.1. Tình hình sản xuất giày dép tại EU 29

2.1.2.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU 31

2.1.3. Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép 33

2.1.3.1. Quy định về thuế quan 33

2.1.3.2. Các quy định phi thuế 34

2.1.2.3. Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành 39

2.2. Thực trạng xuất khẩu giày dép vào thị trường EU 40

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 40

2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo từng nước trong khối 43

2.2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 45

2.2.4. Thị phần xuất khẩu giầy dép tại EU 46

2.2.5. Giá xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 48

2.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 50

2.3.1. Những kết quả đạt được 50

2.3.2. Những tồn tại hạn chế. 50

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 54

3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 54

3.1.1. Cơ hội 54

3.1.2. Thách thức 56

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU. 58

3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước. 58

3.2.1.1. Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu. 58

3.2.1.2. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép 59

3.2.1.3. Tăng cường cung ứng nguyên liệu. 60

3.2.1.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu. 62

3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 63

3.2.2.1. Đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu. 63

3.2.2.2. Tăng cường xây dựng thương hiệu cho giày dép Việt Nam 63

3.2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. 65

3.2.2.4. Xây dựng quy trình sản xuất và chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết. 67

3.2.2.5. Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào EU 68

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cỡ: Ngoài kích cỡ thống nhất theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, được biết đến với tên gọi hệ thống kích cỡ giày Mondopoint, tại EU vẫn còn 2 hệ thống tiêu chuẩn về kích cỡ khác: - Hệ thống kích cỡ Châu Âu lục địa (thường được sử dụng) - Hệ thống kích cỡ của nước Anh. Các khách hàng EU thường nhập khẩu tối thiểu từ 12 -18 đôi/mẫu giày. Sự phân loại kích cỡ giày cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của các nước EU thường theo như bảng đưới đây: Bảng 2 : Bảng phân loại kích cỡ giầy cho một đơn hàng nhập khẩu 12 đôi của EU Số lượng đôi Cỡ giày cho nam Số lượng đôi Cỡ giày cho nũ Cỡ thường Cỡ nửa Bình thường Cỡ thường Cỡ nửa bình thường 1 40 1 36 40.5 1 36.5 2 1 41 2 1 37 1 41.5 1 38 3 2 42 3 2 38.5 2 43 2 39 3 2 43.5 3 2 39.5 1 44 1 40 2 1 44.5 2 1 40.5 1 45 1 41 Nguồn: Kích cỡ giày dép đối với nữ giới thường từ 36 – 41 còn nam giới từ 40 – 45. Tuy nhiên, có một số nước phía Bắc Âu như Hà Lan hay các nước thuộc vùng Scandinavia có những kích cỡ lớn hơn. Về độ rộng của giày dép thì được quy định theo các chữ cái từ A đến K, trong đó A là cỡ rộng nhỏ nhất. Cỡ rộng tiêu chuẩn là cỡ G. Các quy định khác về độ rộng, như đối với nhãn hiệu đắt tiền hoặc với sản phẩm trẻ em được sử dụng ít phổ biến hơn. Yêu cầu về đóng gói: Hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào EU thường có khoảng cách rất xa, do vậy công tác đóng gói sản phẩm cần được lưu tâm. Các loại giày da thường được đóng vào thùng với số lượng từ 12 – 18 đôi/thùng. Các loại giày dép rẻ hơn làm bằng vải hoặc chất liệu plastic thường được đóng trong túi bóng hoặc để rời. Các nhà nhập khẩu thường quan tâm đến phương pháp đóng gói của bên xuất khẩu, và trong nhiều trường hợp họ luôn có những yêu cầu chi tiết và coi đó là một phần của hợp đồng mua hàng. Chẳng hạn những thông tin về đơn đặt hàng được in trên vỏ thùng hàng như: số đơn hàng, số kiện, tên và địa chỉ người liên hệ… Ngoài khía cạnh đảm bảo an toàn cho hàng hóa không được bị hư hỏng, nhà xuất khẩu cần quan tâm đến phương diện sản xuất thân thiện với môi trường, làm sao để các loại sản phẩm có thể tái chế sau khi sử dụng. Toàn bộ bao bì nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (có thể tái sử dụng, tái chế, có thể tái tạo năng lượng…); có thể tích và trọng lượng nhỏ nhất để đảm bảo an toàn, vệ sinh, và được người tiêu dùng chấp nhân; có chứa các chất kim loại nặng và chất độc hại ở mức tối thiểu. Đối với bao bì bằng gỗ, có các quy định riêng và số lượng tối đa. Chống bán phá giá: Các quy định chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường”. Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn. Cách tính giá “thông thường” của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đề là mức lợi nhuận như thế náo mới được coi là thích hợp. Xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới 30%. Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chống bán phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp được thỏa thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT. Quy chế chống bán phá giá năm 1996 quy định việc áp thuế chống bán giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các điều kiện sau: - Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu. - Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU do hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU. - Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ lệ nghịch với lợi ích thu được. Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì chúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá. Luật pháp của EU cho phép thực hiện điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng của các sản phẩm, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp khác, các chi phí bán hàng như vận chuyển và tiền trả hoa hồng. Tuy nhiên, EU bị phê phán là không tính đến những mức khác biệt lớn hơn về sản lượng bán ra trên thị trường nội địa hoặc về hoạt động Marketing khi bán hàng. Phương pháp so sánh các mức giá của EU cũng bị phê phán vì các chi phí bán không được tính đến trên thị trường EU nhưng lại được tính trên thị trường nội địa, dẫn đến làm tăng thêm mức chênh lệch giá. Khi mức bán phá giá được tính đến trên thị trường đó làm tổn hại đến ngành sản xuất nội địa hay không. Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các chỉ số như lợi nhuận công suất hoạt động và thị phần. Quá trình này cần đến việc thu nhập và xử lý một lượng thông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại. Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngành sản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu lên. Thông thường, các bên không nên áp dụng đặt mức thuế chông phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho việc ngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây ra, EU thường tính toán ở mức độ tổn thất và áp đặt mức thuế đúng bằng mức đó. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu. Chống gian lận thương mại: EU đã tăng cường tiến hành điều tra và xử lý các vụ gian lận thương mại thông qua một số các biểu hiện dưới đây: - Hưởng lợi bất hợp pháp từ những đối xử ưu đãi như Hệ thống Thuế quan Ưu đãi Chung mới sửa đổi (RGSP). - Lừa dối người tiêu dùng (cho rằng những sản phẩm của mình sản xuất tại EU nhưng thực chất lại xuất xứ ở những vùng khác). - Làm giả hoặc sao chép bản quyền bất hợp pháp không có sự cho phép của tác giả (các mẫu thiết kế…). Các vấn đề môi trường: - Chỉ thị của EU – 2002/61/EC – hạn chế sử dụng các chất gây nguy hiểm trong các sản phẩm da và vải dệt, bao gồm cả đồ đi chân. - Công ước về việc buôn bán các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng CITES bao gồm quy đinh EC 338/97 đối với sản phẩm da bao gồm: nguyên liệu từ những loài vật cơ nguy cơ tuyệt chủng. 2.1.2.3. Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành Chất lượng - Nhà xuất khẩu phải đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng sản phẩm nhất định. Thị trường mỗi nước sẽ có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, kích cỡ, màu sắc và vật liệu của giày dép (vải, da,...). Các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm phải tuân thủ chuẩn của EU, nước nhập khẩu hoặc chuẩn ISO. - Một yêu cầu nữa về chất lượng là sự truy nguyên nguồn gốc sản phầm. Toàn bộ sản phẩm phải có thể được truy nguyên theo chuỗi cung ứng, theo những trình tự và qui trình thực hiện được kiểm soát chặt chẽ. Độ tin cậy - Một trong những đặc trưng của thị trường EU là yêu cầu cao về phân phối và hậu cần. Thời gian giao hàng ngày càng trở nên ngắn hơn và độ ổn định trong giao hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà cung ứng cần phải hết sức linh hoạt và có thời gian phản hồi (từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng cho đến khi nhận đơn đặt hàng) phải là ít nhất và phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc có khả năng cung ứng đơn hàng theo đúng hạn là rất quan trọng. - Nhà cung cấp cần luôn luôn tuân thủ các yêu cầu chất lượng, nghĩa là họ phải luôn đầu tư vào thiết bị, công nghệ mới và đào tạo cập nhật nguồn nhân lực. - Độ tin cậy là điều quan trọng nhất đối với các nhà cung ứng từ các nước phát triển vì để vào được thị trường EU là rất gian nan và nếu nhà cung ứng không giữ được lời hứa thì trước sau gì cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Giá cả cạnh tranh Khi nhập hàng từ các nhà sản xuất ở nước phát triển, các nhà phân phối hoặc bán lẻ ở EU thường yêu cầu mức giá rất cạnh tranh.  Mặc dù giá cả là một yếu tố rất quan trọng, một điều quan trọng không kém là nhà cung ứng không nên chỉ để bị nhìn nhận là nhà cung ứng sản phẩm giá thấp. Điều này làm giảm vị thế và lợi thế thương lượng của nhà cung ứng. Phong cách chuyên nghiệp Nhà cung ứng vào thị trường EU cần cởi mở và rõ ràng trong cách trình bày và giao tiếp của mình, cũng như là việc giữ đúng hẹn, phản hồi kịp thời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng, giải quyết các vấn đề khách hàng đưa ra một cách chính xác, thỏa đáng. Đó là những yếu tố cơ bản gây dựng phong thái chuyên nghiệp và tăng độ tin cậy trong kinh doanh với thị trường cao cấp EU. Đại diện thương mại của nhà cung ứng phải nói thông thạo một trong các ngôn ngữ kinh doanh phổ biến là tiếng Anh và tiếng Pháp. 2.2. Thực trạng xuất khẩu giày dép vào thị trường EU Sau 18 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, EU đã trở thành đối tác quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều mặt hàng Việt Nam, trong đó có giầy dép. Hiện EU vẫn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của nước ta, chiếm tỷ trọng trên 50% về kim ngạch. Theo thống kê của EU, Việt Nam hiện là nước cung cấp giầy dép lớn thứ 2 cho các nước EU, chỉ sau Trung Quốc. 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu Sau khi Việt Nam ký với EU biên bản chống gian lận trong buôn bán giầy dép, hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang EU đều tăng trên 10%, và trong chiến lược phát triển ngành da giầy đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục xác định EU là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm. Ngành da giầy cũng đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất nhằm đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD vào năm 2010. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU giai đoạn 2000 – 2009 Đơn vị: Triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng KN XK 1471.7 1587.4 1875.2 2260.5 2691.1 3038.8 3595.9 3999.5 4767.8 4066.8 KN XK sang EU 1031.8 1159.6 1333.0 1587.2 1755.4 1865.0 1951.0 2187.1 2508.2 1948.3 Tỷ trọng KN XK sang EU (%) 70.11 73.05 71.09 70.21 65.23 61.37 54.26 54.68 52.61 47.91 Tốc độ tăng KNXK sang EU (%) 10.01 12.39 14.95 19.07 10.60 6.24 4.61 12.10 14.68 -22.32 Nguồn: www.gso.gov.vn Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU cả về khối lượng lẫn giá trị đều đạt mức cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 1.031,7 triệu USD thì đến năm 2008 đã đạt mức 4.767,8 triệu USD gấp hơn 4 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt 11,635%. Từ năm 2003 trở về trước tỷ trọng xuất khẩu sang EU đều đạt trên 70% so với toàn ngành, từ năm 2004 trở lại đây tỷ trọng xuất khẩu so với toàn ngành có phần sụt giảm nhưng vẫn luôn duy trì vị trí dẫn đầu của thị trường EU với tỷ trọng từ 52-65% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2009 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: www.gso.gov.vn Sang năm 2009, xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế EU còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái kinh tế trong thời gian này nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu chi tiêu của người dân EU cho việc mua sắm giầy dép hàng năm, cộng thêm việc EU chính thực gia hạn áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giầy mũ gia xuất xứ Việt Nam thêm thời hạn là 15 tháng, thay vì 2 năm như quy định ban đầu và việc giầy dép Việt Nam khi xuất khẩu sang EU không còn được hưởng thuế ưu đãi phổ cập GSP trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào đều có xu hướng tăng lên đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu giầy dép vào EU. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU năm 2009 chỉ đạt 1.948,3 triệu USD giảm mạnh so với năm 2008 là 2.508,2 triệu USD, tốc độ tăng trưởng giảm 22.23%. Kim ngạch xuất khẩu chỉ còn chiếm 47,91% so với toàn ngành. Bước sang năm 2010, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU được hứa hẹn là sẽ có nhiều khởi sắc trở lại. Sau một thời gian kinh tế thế giới cũng như khu vực EU bị suy thoái làm cho thị trường giầy dép nơi đây trì trệ thì sang năm 2010 được đánh giá là năm thị trường giầy dép EU sẽ tăng trở lại, nhu cầu mua sắm hầu hết các nước đều có xu hướng tăng lên. Trong mấy tháng đầu năm 2010 xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của hiệp hội da giầy Việt Nam thì đến hết tháng 3/2010, xuất khẩu giầy dép Việt Nam đạt 350 triệu EUR nâng kim ngạch xuất khẩu quí I lên 1,03 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó thì EU vẫn là thị trường có kim ngạch nhập khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam đạt 618 triệu USD chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng lớn hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái đạt 441 triệu USD. Đây có thể được xem như là một dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu giầy dép sang EU trong năm nay. 2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo từng nước trong khối Trong những năm qua, xuất khẩu giầy dép của nước ta sang hầu hết các nước thuộc khối EU đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá xuất khẩu. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu giầy dép của nước ta là Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Bỉ. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang các nước thuộc khối EU Nước 1000 USD 2007 2008 2009 EU " 2,187,791 2,508,276.18 1,948,303.58 Anh " 527,207 558,960.42 444,542.02 Đức " 358,400 392,149.47 308,739.66 Hà Lan " 212,050 387,777.31 283,339.02 Bỉ " 278,777 295,297.41 202,644.14 I-ta-li-a " 222,967 241,805.88 192,963.69 Tây Ban Nha " 128,003 203,478.19 214,014.18 Pháp " 200,669 195,180.30 159,753.87 Thụy Điển " 55,579 63,305.98 45,262.19 Áo " 42,372 58,757.90 43,471.59 Đan Mạch " 17,455 18,437.39 15,171.61 Séc " 4,732 8,595.33 9,961.19 Bồ Đào Nha " 7,157.46 1,537.74 Phần Lan " 3,751 4,867.11 3,655.59 Nguồn: www.gso.gov.vn Năm 2007, xuất khẩu giầy dép sang Anh đạt kim ngạch lớn nhất, đạt 527,207 triệu USD, chiếm 24,1% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU trong cả năm. Tiếp đó là kim ngạch xuất khẩu sang Đức, Hà Lan, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha… Sang năm 2008, xuất khẩu giầy dép sang các nước Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu giầy dép của nước ta. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang nhiều nước thuộc EU đều tăng mạnh so với năm 2007. Đứng đầu tốc độ tăng xuất khẩu sang Hà Lan tăng 83%, tiếp đến là sang Cộng hòa Séc tăng 82%, Tây Ban Nha tăng 59%, Áo tăng 39%... đây đều là những mức tăng trưởng rất ấn tượng. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc EU đều bị suy giảm. Các nước nhập khẩu giầy dép chính của Việt Nam là Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ đều giảm kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Việt Nam từ 20-30% so với năm 2008. Tuy nhiên thì vẫn có một số thị trường có mức nhập khẩu tăng như Cộng Hòa Sec tăng 16%,Tây Ban Nha tăng 5%.... 2.2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU khá đa dạng về chủng loại. Trong thời gian qua, xuất khẩu nhiều loại giầy dép sang EU tăng rất mạnh. Các mặt hàng giầy dép chủ yếu được xuất khẩu sang EU và chiếm tỷ trọng kim ngạch lớn nhất bao gồm giầy mũ da tổng hợp, giầy tennis, giầy bóng rổ, giầy mũ nguyên liệu dệt, giầy thể thao mũ da tổng hợp, giầy có đế/mũ bằng cao su/plastic… Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu chủng loại giầy dép xuất khẩu sang EU Đơn vị: USD Chủng loại Kim ngạch 2008 Kim ngạch 2009 Giầy mũ da tổng hợp 525,095,143 401,544,824 Giầy tennis, giầy bóng rổ 177,368,384 240,842,835 Giầy mũ nguyên liệu dệt 141,914,491 239,547,670 Giầy thể thao mũ da tổng hợp 374,330,215 258,853,669 Giầy có đế/mũ bằng cao su/plastic 202,104,055 141,256,270 Giầy có mũ da thuộc 133,335,765 126,839,450 Dép 115,442,344 116,417,122 Giầy thể thao có mũ bằng da thuộc 139,037,229 112,875,847 Giầy thể thao/mũ đế bằng cao su/plastic 213,332,818 95,744,891 Giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt 42,539,551 82,431,069 Giầy không thấm nước 2,778,610 40,554,899 Giầy loại khác 46,475,993 38,542,574 Giầy cao cổ 32,696,229 32,041,818 Giầy thể thao loại khác 5,113,629 27,493,459 Xăng đan 33,693,811 26,081,169 Giầy có mũi kim loại đẻ bảo vệ 179,410 2,892,889 Hài 11,903,087 2,856,730 Guốc 1,159,079 1,287,667 Ghệt 122,493 282,611 Ủng 251,510 75,665 Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Trong các chủng loại giầy dép xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU mấy năm qua, mặt hàng giầy mũ da tổng hợp liên tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giầy mũ da tổng hợp đạt hơn 525,09 triệu USD, chiếm 23,88%. Sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tuy có bị giảm đi so vơi năm 2008 nhưng vẫn đạt hơn 401,55 triệu USD chiếm 20,19% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU. Đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sang EU là mặt hàng giầy thể thao mũ da tổng hợp, chiếm 13,02% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU. Tiếp đến là giầy tennis, giầy bóng rổ, chiếm 12,11%, giầy mũ nguyên liệu dệt chiếm 12,05%, giầy có đế/mũ bằng cao su/plastic chiếm 7,1%.... Nhìn chung thì Việt Nam có ưu thế về xuất khẩu mặt hàng giầy thể thao sang EU, với tổng kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao lên tới 41,15% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Đối với giầy mũ da thuộc, mặt hàng giầy bị EU áp thuế chống bán phá giá với mức 10% với giầy xuất xứ từ Việt Nam, và mức 16,5% đối với giầy có xuất xứ từ Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Người dân các nước EU có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại giầy dép khác thay thế cho loại giầy mũ da thuộc do giá loại này tăng cao. Tuy vậy kim ngạch xuất khẩu giầy mũ da thuộc của Việt Nam sang EU vẫn đạt được mức khá cao, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt trên 133 triệu USD. Sang năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 126 triệu USD, chiếm 6,38% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU. 2.2.4. Thị phần xuất khẩu giầy dép tại EU Việc nhập khẩu giầy dép vào thị trường EU có thể phân chia thành ba nhóm nước sau: nhập khẩu từ các nước thuộc khối EU, nhập khẩu từ các nước đang phát triển và nhập khẩu giầy dép từ các nước khác. Biểu đồ 3: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo giá trị nhập khẩu năm 2009. Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates Biều đồ 4: Thị phần giầy dép tại thị trường EU theo số lượng nhập khẩu giầy dép năm 2009 Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates Qua biểu đồ trên có thể thấy thị trường giầy dép EU chủ yếu được cung cấp bởi các nước trong khối EU và khối nước đang phát triển. Các nước trong khối EU cung cấp 55,88% về giá trị giầy dép năm 2009 nhưng về số lượng giầy dép chỉ chiếm có 26,57% trong tổng lương giầy dép tiêu thụ. Còn đứng thứ hai là các nước đang phát triển cung cấp 72,18% tổng khối lượng giầy dép chiếm 42,12% tổng giá trị, điều này cho thấy các nhà cung cấp trong các nước EU chủ yếu cung cấp loại hàng giầy dép có giá trị cao còn các nước đang phát triển chỉ chủ yếu cung cấp các loại giầy dép giá thấp. Nhưng với giá trị tiêu thụ của EU nhập khẩu từ các nước đang phát triển lên tới 42,12% trong tổng lượng nhập khẩu thì đây là một thị trường có sức tiêu thụ lớn. Biểu đồ 5: Thị phần giầy dép của các nước ngoài khối EU xuất khẩu vào EU năm 2009 Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates Đối với các nước ngoài khối xuất khẩu giầy dép vào EU thì có thể thấy Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu giầy dép lớn nhất, xếp thứ hai là Việt Nam, tiếp đến là Ấn Độ, Indonexia, Brazil…. Tuy Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai nhưng thị phần chỉ chiếm 17,94% thấp hơn nhiều so với Trung Quốc chiếm đến 46% thị phần. Điều này có thể thấy Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh rất lớn trong ngành giầy dép xuất khẩu sang EU. 2.2.5. Giá xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU Nhìn chung, giá xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU có xu hướng tăng trong mấy năm qua. Theo hiệp hội da giầy Việt Nam, giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang EU năm 2006 là 7,21 USD/đôi, năm 2007 đạt 7,95 USD/đôi, năm 2008 giá tăng lên mức 8,3 USD/đôi, đến năm 2009 mức giá này đạt 8,93 USD/đôi. Có thể thấy mức giá giầy dép xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng khá đều qua các năm, tuy nhiên thì với mức giá này thì có thể thấy mặt hàng giầy dép của Việt Nam có mức giá thấp hơn rất nhiều so với các loại hàng trung bình đến cao cấp tại thị trường EU, đây là loại hàng giá rẻ có thể đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân EU. Biểu đồ 6: Diễn biến giá cả xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU Đơn vị: USD/đôi Nguồn: Giầy dép xuất khẩu của Việt Nam sang EU có mức giá rẻ, thấp hơn nhiều so với các loại giầy dép được sản xuất tại EU, nhưng so với các loại giầy dép giá rẻ nhập khẩu từ các nước khác khác thì giá giầy dép của Việt Nam không phải là mức giá cạnh tranh nhất. Đối với giầy dép Việt Nam thì mức giá giao động trong khoảng trên dưới 10 USD, nhưng chỉ cần chưa đến 7 USD là đã có thể có một đôi giầy mang nhãn hiệu “made in China”, với giá rẻ, mầu sắc và kiểu dáng phong phú giầy dép Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với bất cứ nước nào xuất khẩu giầy dép giá rẻ vào EU. Trong các nước xuất khẩu giầy dép vào EU thì Trung Quốc là nước có mức giá thấp nhất chỉ khoảng 6,74 USD/đôi, đứng thứ hai là mức giá của Việt Nam: trung bình khoảng 8.93 USD/đôi, tiếp đến là Indonexia, Thái Lan, Braxin, Ấn Độ, Meexxico… Qua đây có thể thấy giầy dép của Việt Nam có mức giá vẫn còn cao hơn so với giầy dép của Trung Quốc nhưng so với các nước xuất khẩu khác với các loại giầy dép tương đương thì thì Việt Nam cũng là nước có mức giá cạnh tranh tốt. Với vị trí là nước có kim ngạch xuất khẩu vào EU đứng thứ hai với mức giá thấp này thì Việt Nam được đánh giá là một đối thủ lớn trên thị trường EU. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 2.3.1. Những kết quả đạt được Xuất khẩu giày dép sang EU mỗi năm đều có sự biến động nhất định tuy nhiên thì có thể thấy được xu hướng chung đó là cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu đều có chiều hướng tăng lên. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt khi sự cạnh tranh trong ngành sản xuất và xuất khẩu giầy dép trên thế giới ngày càng gia tăng. Chất lượng giầy dép của Việt Nam dần đã được nâng lên. Ngày càng nhiều các hãng giầy nổi tiếng như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila…hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để liên doanh sản xuất hay để gia công. Điều này chứng tỏ chất lượng giày dép sản xuất tại Việt Nam tương đối tốt, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng. Tuy hiện nay nước ta chưa thể tự đảm bảo nguồn nguyên liệu để sản xuất giày dép song lại có ưu thế về lượng nhân công dồi dào, với giá rẻ, kỹ năng làm giầy khá, được đánh giá là có khả năng làm các loại giầy cao cấp đòi hỏi người lao động có kỹ năng nên Việt Nam có khả năng trong việc sản xuất các loại giày dép trung và cao cấp đòi hỏi sự tỷ mỉ, cầu kỳ khéo léo của người thợ. Chính điều này đã tạo nên lợi thế rất lớn cho Việt Nam khi nhận các đơn đặt hàng gia công giày dép loại trung và cao cấp với nguồn nguyên liệu hoàn toàn do phía đối tác cung cấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc hay Indonexia… 2.3.2. Những tồn tại hạn chế. Bên cạnh những thành quả đat được trong thời gian qua thì hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Giày dép xuất khẩu của ta còn ngèo nan về chủng loại và chất lượng thì chưa đạt độ đồng đều: Tại hội chợ Duseldorf 2007 tại Đức, Việt Nam chỉ có 11 gian hàng giầy tham gia đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của Trung Quốc. Hơn thế thì các kiểu dáng đều na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc từ 20-30%. Các mặt hàng giày dép của Việt Nam thường không phong phú về màu sắc và kiểu dáng, chỉ có 3 màu chủ đạo là đen, nâu, nửa nâu, một mẫu giầy thường chỉ có từ 3-4 mầu, kiểu dáng thường chỉ có 5 kiểu trong khi đó giày dép của Trung Quốc lại vô cùng phong phú về mầu sắc, một mẫu giầy thường ít phải có 10 mầu. Điều này đã làm cho hàng của Việt Nam kho gây được sự thu hút của khách hang tham quan mua hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường eu.doc
Tài liệu liên quan